知(智)者樂水,仁者樂山 - Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơnMột câu trích dẫn đủ hơn là:
知(智)者樂水,仁者樂山。知(智)者動,仁者靜。知(智)者樂,仁者壽 - Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động, nhân giả tĩnh. Trí giả lạc, nhân giả thọ.
Câu này của Khổng Tử viết trong
Luận ngữ, nghĩa là: Người trí chơi với nước, người nhân chơi với núi. Người trí động, người nhân tĩnh. Người trí (thì) vui, người nhân (thì) thọ.
Chữ "nhạo" ở đây nghĩa là chơi với, hiểu là "thích". Thích có nghĩa là muốn mình được giống, tự ví mình với (giống như từ "fan", thích, hâm mộ ai đến nỗi tự cầm dao đẽo gọt cho mình giống thần tượng ấy
).
Người trí hiểu được mọi điều, không gì qua khỏi tầm mắt, biến hoá khôn lường như dòng nước vậy. Nước luôn chảy không bao giờ ngừng, nước cũng lấp đầy được hết thảy mọi chỗ trống, từ nhỏ như chén nước, lớn như đại dương. Người trí thông đạt, thấu tận mọi việc, luôn trù tính được mọi điều, không gì có thể làm họ kinh sợ. Vì vậy mới nói "người trí vui", vui hiểu là nhàn, chữ nhàn giống như trong lời của Hưng Đạo vương "năm nay thế giặc nhàn". Hưng Đạo vương cũng là một người trí vậy.
Người nhân luôn kiên định với ý nghĩ và hành động của mình, không gì có thể làm họ lung lay. Không gì vững như núi, bao la và dung hoà như núi, nuôi dưỡng hết thảy giống loài. Núi là cái gốc của sự sống, nuôi dưỡng chim muông cỏ cây ngàn năm bất diệt. Người nhân có thể dời cõi tạm, nhưng lòng nhân thì luôn được ghi tạc đến muôn đời. Vì vậy mới nói "người nhân thọ", thọ nghĩa là lòng nhân bao trùm muôn đời sau, giống như khi Nguyễn Du tự hỏi "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?". Nguyễn Du cũng là một người nhân vậy.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.