Ngocanhonline đã viết:
"TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn)."
Rường cột mà viết thành giường cột thì NK nên chịu khó học lại chính tả trước khi nói vê thơ hay. Thơ hay phải được viết từ một nhà thơ yêu tiếng Việt ở mức không thể viết nhầm như thế!
Vài lời chân thành
@ncvan: Chắc bạn tìm mãi mới ra một chữ sai chính tả để so kè với tác giả . Cá nhân tôi thì quan tâm đến nội dung hơn , tôi nghĩ bài viết rất bổ ích đối với những người làm thơ . Ừh biết vậy chứ làm sao nhỉ . hihihi .
Cảm ơn bạn đã có lời hay và cười vui vẻ. Tuy nhiên tôi không phải tìm sâu vạch lá vì 1 lỗi nhỏ đâu, mà tác giả Nguyễn Khôi nên thực sự xem lại hệ thống chính tả của mình. Xin bạn vào phần THƠ DỊCH sẽ thấy bài viết tôi viết cho NK trong chủ đề dịch thơ "SỐNG CHỤ SON SAO" nhé. Cảm ơn.
Để đỡ tìm tòi, tôi xin đưa luôn bài viết để các bạn tham khảo-
Là giáo viên dạy văn nhiều năm tôi vẫn dạy học sinh “Xống chụ xôn xao” nay bỗng gặp dịch giả Nguyễn Khôi dịch lại là “Sống chụ Son Sao” làm tôi hoang mang thật sự vì không hiểu tin vào chữ X hay S và tại sao chữ Son Sao lại viết hoa nhỉ?
Tôi tra trên google và thấy rằng chữ “Xống chụ xon xao” xuất hiện trong tất cả các văn bản trừ bản dịch của Nguyễn Khôi.
Tôi đành xem lại liệu có phải dịch giả sai chính tả không và đúng như vậy. Trong bản dịch còn khá nhiều lỗi chính tả âm S và X cũng như một số âm khác. Xin đơn cử chữ “sải tay” bạn viết là “xải tay”. Nhưng hơn hết cả là trong một bài viết bàn về thơ hay mà tác giả vẫn viết nhầm chính tả. Xin đơn cử chữ “rường cột” bạn viết thành “giường cột”, thật mỉa mai từ một từ đẹp và sang như thế lại biến thành một từ cột giường.
Thưa bạn, xin bạn hãy yêu tiếng Việt trước khi dịch tiếng dân tộc khác, cũng xin bạn hãy viết chuẩn tiếng Việt trước khi bạn dạy người khác viết thơ hay. Nhà thơ viết thơ hay là người trước nhất viết đúng chính tả. Nếu bạn gắng dịch và dạy dỗ kiểu ấy chỉ phản tác dụng mà thôi.
Nếu bạn không tự chỉnh lại chính tả mà tung vào nền văn học nước nhà một hỏa mù như vậy thì bạn có thấy an lòng không?
Nếu bạn không tự chỉnh lại chính tả mà dạy người khác làm thơ hay như bạn thì có khác nào bạn coi thường độc giả.
Về bản dịch, rất đáng khâm phục lao động của bạn. Nhưng thưa bạn thơ vẫn phải là thơ. Thể song thất lục bát đẹp và êm ái như ta vẫn thấy trong “ Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu và xa hơn là Chinh phụ ngâm.
Nhưng ở bản dịch của bạn còn quá nhiều đoạn gieo vần chưa chỉnh, đọc thấy lổn nhổn khó chịu vô cùng. Có lẽ nào chúng ta xem nhẹ trách nhiệm về một kiệt tác tầm Truyện Kiều như bạn vẫn nói vậy sao?
Xin đơn cử một vài đoạn trong còn quá nhiều đoạn lục cục:
175. Tinh mơ dậy sớm mài dao
Chiều về chài lưới, mệt nào dám kêu
Em đã lo mà lo không đủ
Tính chi ly lẫn lú tính sai
Lòng yêu, sống tựa chết rồi
180. Thà ăn lá ngón lìa đời cho xong
Như vần đá, đá lăn đổ sập
Xin được khuyên bạn hãy nên xem bản dịch là bản dịch nghĩa để tham khảo và dịch lại hoàn toàn hoặc ít nhất hãy tìm chỉnh lại vần các đoạn lổn nhổn như mài cho trong viên ngọc.
Ý kiến góp ý không gì hơn là mong sự tốt đẹp đến với bạn và mong chờ tác phẩm dịch thơ êm ái hơn đúng là song thất lục bát.