Theo thiển ý của Nguyễn Khôi thì : mỗi bài thơ là một đứa con đẻ(tinh thần) của người làm thơ.Ví như người mẹ mới sinh một đứa con,thì bà ta hết lòng chăm sóc để đứa con nên người, đẻ đến đứa thứ hai thì tình yêu và sức lực của bà phải chia đôi... nếu đẻ đến vài chục đứa con thì người mẹ không còn sức đâu mà chăm sóc chúng nữa. Thơ cũng vậy, nếu ta khi có "hứng", xuất thần ra một bài thơ có ý mới, tứ lạ thì bài thơ đó có thể làm rung động lòng người.Thơ Quý Hồ Tinh Bất Quý Hồ Đa; nếu ta sáng tác trong một thời gian ngắn vài chục bài, thậm chí vài trăm bài mà ta "ngộ" là ta có "tài"... Như vậy vô tình ta đã "lạm phát" thơ. Vậy ta làm thơ để làm gì? Thơ ta để cho ai đọc hay chính ta cũng không muốn đọc nó (hoặc là đọc không xuể).Nguyễn Khôi là người làm thơ, rất trân trọng khi được bạn tặng thơ, nhưng phải là thơ có chất lượng : dăm bài hoặc mươi mười lăm bài là cùng; chứ nếu "bị" tặng vài trăm bài thì ôi thôi Nguyễn Khôi tôi không khéo sẽ bị "tẩu hoả nhập ma" vì đọc thơ bạn tặng; xin có bài thơ THI SỸ để bạn đọc cùng chia sẻ:
THI SỸ
Đâu cứ làm thơ là THÀNH thi sỹ In chục tập thơ chẳng ĐƯỢC tập nào Hội viên HỘI NHÀ VĂN vài thập kỷ THƠ NGHÌN BÀI không để lại MỘT CÂU.
BẤT THI TÀI nhưng ngộ nhận mới đau Cậu thơ bẻ đôi những mong được nửa Lại định VỊN CÂU THƠ mà rẫy rụa Thơ mất tăm khi lũ cuốn qua cầu.
THƠ ĐÍCH THỰC đâu chỉ là in ấn Người ta chép tay, uống cạn từng lời Son phấn có thần - thơ vô mệnh Lập thân tối hạ - TỐ NHƯ ơi,
Ai những mong là LẦU là NÚI Mà trái tim giả dối vô hồn Đâu là nước mắt tắm cuộc đời chạy ngược Thơ sáng ngời nồng ấm máu, mồ hôi.
Làm Thế Nào Để Có Thơ Hay ? (thử nhắc lại về bếp núc nghề thơ)
Ai làm thơ chẳng mong co thơ hay: một bài, một câu, thậm chí một chữ độc đáo nổi tiếng để đời (ví dụ: chữ (từ) SÁNG trong câu :"một tiếng chim kêu sáng cả rừng" của Khương Hữu Dụng) đó là những hào quang của chữ nghĩa làm cho thơ bất hủ.Đó là trạng thái tâm hồn làm bừng phát tình yêu, khởi điểm của một ý thơ. Người làm thơ trước tiên phải có THI HỨNG (nói theo Max Jacob thì đó là trực giác, cái đó gọi là sự quyến rũ). Khi nội tâm gặp cảnh sinh tình bật ra cái HỨNG (sự khởi phát bột trào thành THƠ). Trước thời điểm đó là" chút linh cầu mãi không về, phân vân giấy trắng chưa nề mực đen" như Hồ Dzếnh đã tả, cái phút hứng chưa đến ấy được Tản Đà ghi lại bằng hình ảnh "đêm qua ra ra vào vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì THƠ". Và "TỨ THƠ chỉ có khi cưỡi lừa đi trên cầu BÁ dưới trời tuyết" như Trịnh Khải xưa đã nói. Đó là vụ nổ Big-Bang để hình thành ra vũ trụ - cái ý tưởng vụt trào ấy trong hồn tung ra TỨ THƠ. Cái TỨ là sự linh ứng - nghĩ ra, phát hiện ra một cái gì đó nó co thể khiến cho cái THẦN (tinh thần) của nhà thơ cảm nhận thấy được sự vật để viết ra những câu thơ (nội dung) mang tư tưởng và tình cảm của tác giả. Ý là do suy nghĩ mà ra. LỜI là do Ý mà đến. Nhà thi sĩ bậc thầy (ông Hoàng của thi ca nước Việt) đã từng dạy "TỨ là hình tượng thơ diễn đạt được một ý trọn vẹn, từ chỗ có Ý sẽ đẻ ra TỨ, có TỨ tất có Ý, nhưng có Ý chưa hẳn có TỨ. Ví dụ: Ý là muốn nói tới sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ ràng), chỉ đến khi thi sĩ thể hiện bằng một hình tượng thơ cụ thể: Mắt em là một dòng sông Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
(Lưu Trọng Lư)
thì đã là một TỨ thơ độc đáo. Có Ý (ý tưởng) nhà thơ phải tìm tòi sáng tạo để dựng TỨ( như khung nhà, kiểu dáng nhà trong cái ý muốn xây nhà) để thể hiện được sự trọn vẹn của Ý, gợi lên những cảm hứng gây xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng mở, có giá trị thẩm mỹ cao(biến cái mông lung chưa có hình thù gì trong trí não thành hình tượng thơ, cấp cho nó một khuôn khổ nhất định).Thi sỹ vắt nặn ra TỨ THƠ khác nào nghệ nhân vắt nặn ra đồ gốm sứ vậy.Những câu thơ HAY thường là đã mang trọn vẹn một TỨ THƠ: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
(Chế Lan Viên)
Không ở rể mà vẫn là rể quý Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly
(NK)
Dù tản mát khắp chân trời góc bể Còn tấc lòng vẫn gửi gắm nơi quê.
Khi em đến gương trăng vừa lặn mất Em dịu hiền tươi mát một vầng trăng.
(NK)
Thầy giáo dạy NK hồi cấp 3 đã nói: đọc thơ, về thực chất là ta đang thưởng thức một TỨ THƠ. TỨ trong toàn bài là một hình tượng THƠ xuyên suốt cả bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. TỨ THƠ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ.(mỗi người một cách).
Như vậy công việc quan trọng cốt lõi của người làm thơ là phải tìm được TỨ THƠ (lao tâm khổ tứ là vì thế) - nó tương tự như nhà tiểu thuyết phải có "cốt truyện" vậy.Đầu để bài thơ nhiều khi đã chứa đủ cái TỨ THƠ trong đó, nói cách khác là: đầu đề thơ ôm trùm TỨ THƠ, khiến người đời đọc xong nhơ mãi, biến thành ấn tượng ăn sâu vào tâm hồn người đọc (Bóng cây Kơnia, Núi đôi, Gương mặt quê hương, Cuộc chia ly mầu đỏ...)
Khi sáng tác cấu TỨ (vắt nặn ra TỨ THƠ) người làm thơ thường có hai cái lo: ai đó mà mạch suy nghĩ bế tắc thường thơ nghèo nàn . Kẻ lắm lời thường là thơ lộn xộn. Hiểu biết rộng thì cứu được sự nghèo nàn. Nắm lấy một điểm (ý chính) để xâu suốt tất cả, đó là thứ thuốc chữa bệnh lộn xộn.Tình cảm tư tưởng của bài thơ vô cùng phức tạp và khó nắm bắt. Hình thức của nó cũng khác nhau và thay đổi.Có khi lời thô kệch lại nảy sinh cái ý (Tứ) hay, có khi việc tầm thường làm tóat ra ý mới.
Một bài thơ đạt tiêu chí HAY phải là ý mới, tứ lạ, đồng thời còn lệ thuộc vào cái tài hoa trong việc diễn đạt tình cảm tư tưởng với ngôn từ điêu luyện(sáng tạo từ mới), không lặp lại các chữ (từ) đã sáo mòn cũng như thủ pháp triển khai cấu TỨ sao cho hình tượng thơ sống động...Trong một bài thơ phải có những câu đột xuất, chữ độc đáo (nhãn tự- chữ mắt) đầy hình tượng, gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người đọc để cho bài thơ bất tử,trẻ mãi không già.
Tóm lại TỨ THƠ là đặc sản của tâm hồn thi sỹ, mỗi người tạo ra cái riêng, cái cốt cách độc đáo của mình với một ngôn ngữ giọng điệu không giống ai. TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn). Cái "Siêu" của một số nhà thơ có tay nghề cao là đã biết cắt tỉa bớt lá cành rườm rà của một Ý thơ để làm bật TỨ là phần tinh túy nhất của bài thơ (ví như bông hoa) để thêm phần rực rỡ (Là ngụy trang, Ngọn đèn đứng gác, Dáng đứng Việt Nam).
Theo thiển ý của NK thì ngoài những lý sự trên, người làm thơ muốn có thơ HAY phải là người có tâm hồn, nung nấu, ấp ủ một cái gì đó để rồi bất chợt tức cảnh sinh tình bật ra thi hứng, tạo ra TỨ THƠ...(chứ không phải cố nghĩ, cố rặn ra thơ, ghép vần rồi tự vỗ đùi "tuyệt tác!"). THƠ HAY không lệ thuộc vào thể loại cũ mới, vấn đề là có hồn hay vô hồn, ý mới , tứ lạ và có ĐẸP hay không? và THƠ HAY còn phải là thơ để cho người đời ngâm, đọc một cách thích thú nữa kia. Nói thì dễ, làm thì khó, thôi thì: Ta dù lếch thếch lôi thôi Mong thơ sinh hạ cho đôi ba dòng.
CÂU LIÊN TƯỞNG. (Bài gửi đăng Chuyên đề Thắp Sáng Đường Thi 4)
Bài thơ Kiều bán mình của Nguyễn Khuyến, có 2 câu, nhiều người đã biết:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ ? Đời trước làm quan cũng thế a ?
Trong này, có các yếu tố: tiền, việc ấy, mà xong, đời trước, làm quan và cũng thế, người đọc có thể liên tưởng đến bối cảnh, nhân vật, hành vi, mối quan hệ, không gian và thời gian không hề có trong bài thơ. Tác giả không viết, nhưng người đọc cảm nhận được.
Đấy chính là “ý tại ngôn ngoại”, "vẽ mây nẩy trăng" là Tứ thơ, là bóng với hình, một đặc trưng quý báu của thơ.
Chữ Tứ, là từ Hán Việt, có nguồn gốc từ chữ Tư (suy nghĩ), còn Tứ lại là ý nói ra làm cho (người đọc) phải suy nghĩ. Từ câu chữ trong bài, suy nghĩ ra những người, những việc, những cảm xúc không có trong câu, trong bài. Như vậy, Tứ còn phụ thuộc vào năng lực tư duy trừu tượng của người đọc. Năng lực khác nhau, kết quả không giống nhau. Có bài thơ, làm người đọc phá lên cười thích thú, vỗ đùi đen đét, nhưng cũng có người không có phản ứng gì. Gọi bộ phim, cuốn truyện, bài ca, bức vẽ có chất thơ chính là cũng như thơ, ngoài tính gợi cảm, còn có tố chất liên tưởng này. Xin mạo muội đề cập đến một vài dấu hiệu nhận biết sự liên tưởng, để ai cũng vậy, khi tiếp cận với thơ không quá bỡ ngỡ: a) Câu tường thuật, câu mô tả nếu cần biểu hiện liên tưởng, phải là câu phức hợp, có ít nhất 2 thành phần có cấu trúc tương đồng, có dạng bình đẳng hoặc hệ quả, để có yếu tố so sánh. Vd: - Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. (có 2 yếu tố) - Mưa lặng, gió ngừng, trời đỏ giáng.(có 3 yếu tố) - Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy. (có 2 yếu tố)
b) Câu có vị ngữ là động từ chỉ hành vi đặc biệt hoặc điển hình hoặc có kèm từ tố : cũng, đều .. Vd: - Cũng là một phận đàn bà. (giống như ai) - Cùng đi xuống biển mò cua ốc. (đi như thế nào)
c) Câu có vị ngữ là tính từ, trạng từ .. tạo ra liên tưởng cao. Như cái gì ? Như thế nào? Là thế à ? .. Vd: Sè sè nấm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh sè sè, dầu dầu là vị ngữ tính từ, nói đất, nói cỏ mà thấy người. c) Câu có chủ ngữ là danh từ chỉ người, chỉ vật, chỉ sự việc phải là danh từ điển hình hoặc trong điển cố hoặc là đại từ nghi vấn vv.. mới đủ sức tạo liên tưởng. Vd: - Bạch đằng gửi sóng vào sông Hậu. (Bạch đằng là danh từ riêng điển hình) - Ai làm cây cải về trời ? (Ai là danh từ nghi vấn nhiều đối tượng) - Thân cò lặn lội bờ sông. (Thân cò là danh từ đã có ước lệ) d) Câu có bổ ngữ mang yếu tố điển hình, hoặc có yếu tố liên quan hoặc so sánh với chủ ngữ, vị ngữ. Vd: cũng thế a ? e) Về loại từ : Hầu như tất cả các loại từ đều có thể tham gia vào yếu tố tạo liên tưởng, thậm chí, còn có lợi thế hơn danh từ và động từ. g) Về liên kết: các câu có chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ; hoặc cả ba có cấu kết tương đồng, thống nhất, được sắp xếp hợp lý, thì mặc dù chỉ là câu tường thuật, mô tả cũng tạo liên tưởng. vd: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên. (tạo liên tưởng con đường kháng chiến gian khổ nhưng vẻ vang)
Thơ chữ Hán, thơ cổ điển thường sử dụng nhiều điển cố, ước lệ nên có sức liên tưởng lớn và đa dạng. Thơ gần đây, bằng thủ pháp nhân cách hóa, ẩn dụ, so sánh cũng có hiệu quả liên tưởng. Trong các bài thơ hay, tác giả chỉ tạo yếu tố liên tưởng, yếu tố gợi cảm còn việc tiếp nhận cảm xúc và sự liên tưởng bao giờ cũng nhường cho người đọc, ít thấy bộc lộ “thẳng thừng”, "nói toạc".
Lấy con người làm trung tâm ; Chân Thiện Mỹ làm giá trị, sự liên tưởng luôn luôn trong sáng, sinh động và phong phú và không bao giờ bị sự liên tưởng thấp hèn chen ngang, lấn át.
Xin nói ngay, đây không phải chuyện tiền mua thơ, mà là lối khép mở trong một bài thơ. Ngày trước, tiền làm bằng kim loại, hình tròn, giữa có lỗ, thường vuông. Dùng sợi dây có độ dài quy định (gọi là Mân), xâu đầy tiền, buộc 2 đầu lại (đồng tiền đầu dây và đồng tiền cuối dây sát vào mối nút) thành chuỗi, gọi đấy là một Quan tiền.
Thơ nào cũng vậy, nhất là thơ Đường luật, không thể dài mãi, cuối cùng cũng phải có câu cuối cùng. Câu cuối là câu kết, dù là kết trọn vẹn, kết lửng hay kết mở thì tác giả cũng phải “có ý kiến” về vấn đề đã mở, đã “khai”.
Các câu trong bài thuận với chủ đề, giống như các đồng tiền cùng loại trong một dây xâu; ý của câu kết được nhắc lại trong ý câu mở, như khẳng định ý đã hết, tiền đã đủ; như thế được gọi là thơ Quan tiền. Các bài ta làm, nếu thận trọng, thường đều đảm bảo các yêu cầu này. Đơn giản thế thôi. Nhưng cũng có bài, ý câu lê thê, lạc đề, không kết nối được với nhau.
Xin ví dụ bài của Đức Mạnh, Bắc giang, tình cờ tôi đọc được trong Hương Đất Việt 5.
1 . KHÁCH ĐA TÌNH Thương kiếp con tằm khéo nhả tơ, Tô đời thêm mộng tựa vần thơ. Kết hoa nền lụa tươi mầu cưới, Dệt nghĩa nên tình thắm ước mơ. Năm tháng kiên trì lo kéo kén, Khát duyên ai ngóng để ai chờ. Phải chăng người đẹp vì tơ lụa, Làm khách đa tình cứ ngẩn ngơ.
và bài của Á Mam Trần Tuấn Khải, Thi nhân thành danh, loại cây đa, cây đề.
2. KIẾP ĐỜI Duyên nợ văn chương một kiếp đời, Kiếp đời dan díu biết bao thôi. Đỉnh non công nghiệp mây còn phủ, Mặt biển ân tình nước chửa vơi, Hồ hải đi về nhiều nỗi cảm, Phong trần gặp gỡ mấy phen vui, Bức tranh sơn thủy kia ai vẽ, Bể bể dâu dâu điểm bóng người.
Bài này của Á Nam, được Ngô Tất Tố, cũng vào loại cây đa cây đề, phê bình, đánh giá. Xin chép lại nguyên văn: “.. câu mở, câu thừa lấy văn chương làm trụ, mà tiếp xuống công nghiệp, ân tình, rồi đến hồ hải, rồi đến phong trần, rồi lại đến dâu bể bóng người, không có chữ nào đoái lại cái ý văn chương ở trên. Tóm lại mỗi câu mỗi ý, chẳng câu nào ăn với câu nào. Thơ như thế gọi là “tiền rời không chuỗi”.
Trở lại bài trên đó, Đề mục là Khách đa tình. Mở, Thực , Luận toàn về Con tằm. Đến câu Kết, không thấy bóng dáng tằm đâu cả, lại "vẽ" ra một người con gái (mặc áo lụa tơ tằm), lại "vẽ" ra sự ngẩn ngơ của Khách đa tình với người con gái ấy; chứ không phải với con tằm, (đúng ra là phải với con tằm). Thành ra, như tiền bị lẫn chủng loại, có đồng không lỗ, không xâu nổi thành quan tiền.
Như những bài này, trong giới “nghiệp dư” còn nhiều, xin mời bạn đọc để ý sưu tập, phân tích, nhận xét và nhuận sắc, làm chơi thôi, nhưng không phải là không có ích.
Việc trao đổi này, tôi chỉ có ý nhắc, cho ngay cả tôi, nếu sơ sẩy, quá đà, sớm thỏa mãn vì đã “đầy tiền”, câu của bài đã đủ, mà không kiểm tra, “buộc dây” cho chắc, bị tuột ngay.
Định nghĩa và Đặc tính: Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển Trường ĐH Quốc gia) Các định nghĩa về Thơ, có thể không giống nhau, nhưng đều thừa nhận đặc tính của thơ là: ngôn ngữ hàm súc và vần điệu.
Tóm tắt quá trình hình thành tác phẩm:
(A1) Đối tượng → (A2) Nhận thức → (A3) Tư duy → (A4) Cấu tứ→ (A5) Tác phẩm
A1-A2: Từ vị trí, góc độ, quan điểm cá nhân tác giả quan sát đối tượng (bằng 5 giác quan và bằng cảm nhận), chọn điển hình, chọn yếu tố đặc trưng tạo chất liệu cho câu thơ. Ở vị trí quan sát khác nhau, quan điểm khác nhau, mục đích khác nhau hình ảnh đối tượng cũng không giống nhau. Vd: : Băng tuyết có thể nói về sự tinh khiết, cũng có thể nói về sự đói rét hoặc là những thử thách
A2- A3: Hình thành đề tài, xác định mục đích, chủ đề, tiêu đề, chủ thể, thể loại thơ cần diễn đạt, biến nhận thức thành cảm nhận.
A3- A4: Phân bổ hợp lý dữ liệu, lập ý, mô tả hình ảnh sự vật, sự việc, hành vi đan xen tâm trạng tác giả. Hình ảnh trong tác phẩm là hình ảnh thông qua cảm nhận của tác giả, không hoàn toàn giống hình ảnh nguyên mẫu, có thể có phần hư cấu.
Cấu tứ là hoạt động tư duy, trong trong quá trình sáng tạo, hình thành tác phẩm. (Khi cảm nhận, người đọc chỉ quan tâm đến “tình tứ”, chứ ít quan tâm tác giả đã suy nghĩ ra sao, làm như thế nào.)
A4-A5: Chọn từ, đặt câu, gieo vần theo quy định của thể loại. Vốn từ ngữ và kinh nghiệm làm câu sinh động, giàu nhịp điệu và hình ảnh. Lẽ dĩ nhiên, quá trình hình thành tác phẩm đều không giống nhau. Truyện Kiều phải viết trong 10 năm, các chương hồi cũng không hình thành tuần tự. Mỗi người, mỗi bài đều có cách làm riêng.
Lại có lúc, các giai đoạn cùng xuất hiện hiện một lúc, như hiện tượng thăng hoa; thành câu, thành bài, thành tác phẩm ngay, không thông qua trình tự như trên.
Cảm nhận thơ gần như ngược lại với quá trình hình thành:
(B1) Tác phẩm→ (B2) Đọc (trình diễn) → (B3) Nhận thức → (B4) Cảm nhận
B1- Tác phẩm là sáng tạo của tác giả, nhưng kết quả và ảnh hưởng được kết thúc bằng cảm nhận của người đọc. Đây là chặng đường cuối cùng thẩm định giá trị tác phẩm.
B2-B3 Người đọc tiếp nhận tác phẩm, đừng bỏ qua các chi tiết của câu, chữ vì mỗi câu chữ đều truyền tải nội dung nhất định. Nếu hiểu được hoàn cảnh tác giả và tác phẩm, nhận thức sẽ được đầy đủ hơn. Kiến thức và cách nghĩ của người đọc khác nhau có thể nhận thức không giống nhau, dẫn đến cảm nhận cũng có thể khác. (Vd: Thưởng thức tác phẩm Văn Thơ cổ điển, người nay và người xưa khác nhau. Truyện Kiều và hình tượng Kiều được các tầng lớp và giai đoạn xã hội đánh giá không giống nhau.)
(B4) Cảm nhận
(B4.1) Cảm nhận câu tường thuật → Tái dựng hình ảnh Câu tường thuật, có chức năng thông báo, khẳng định hoặc phủ định, thường là câu có vị ngữ là động từ, trong thơ, chỉ giúp người đọc tái dựng hình ảnh. (Vd: Đường lên Tây bắc, Đường lên Điện Biên. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Tuy nhiên, liên kết các câu tường thuật có thể tạo cảm xúc. (Vd: Aó anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá /.... Câu tạo cảm nhận: sự nghèo khổ, đồng cảm và lạc quan của những người lính cách mạng)
(B4.2) Cảm nhận câu gợi cảm → tư duy cụ thể→ cảm xúc Câu gợi cảm truyền cho người đọc cảm xúc tương tự, hoặc có hiệu quả lớn hơn cảm xúc của tác giả đối với đối tượng trong thơ. (Vd: Aó anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá / Miệng cười buốt giá... Người đọc có thể cảm nhận Miệng cười buốt giá theo cách của mình. Tính gợi cảm thông qua cảm xúc tạo tình cảm mới, nhận thức mới, lý trí mới mà không gượng ép . Kiến thức và năng lực tư duy có ảnh hưởng đến cảm xúc. (Vd: Aó chàng đỏ tựa giáng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in (CPN) Câu gợi lên cảm nhận dáng oai hùng và cuộc sống gian nan của người lính ngoài mặt trận)
(B4.3) Cảm nhận câu liên tưởng→ tư duy trừu tượng → liên tưởng đến người, sự vật, sự việc, hành vi hoặc mối quan hệ. Câu liên tưởng là câu, hoặc nhiều câu liên kết mang những yếu tố, người đọc có thể cảm nhận thấy đối tượng, hành vi hoặc mối liên hệ khác không nằm trong tác phẩm. Sự liên tưởng phụ thuộc vào tư duy trừu tượng của người đọc. Kết quả liên tưởng tích cực nhiều khi lớn hơn yếu tố tạo liên tưởng, vẫn được ta gọi là tính tư tưởng của Tác phẩm lớn hơn tính tư tưởng của Tác giả, giống như trò chơi 7 miếng ghép hình vậy. (Vd: Cầm vàng còn bị vàng rơi. liên tưởng đến: sự việc đã đạt được lại sụp đổ / Con người có hạnh phúc lại không biết giữ gìn v..v..
Có những câu, bài tạo ra liên tưởng bậc 2, không chỉ dừng lại sự liên tưởng về người, sự vật, sự việc, mà còn tạo sự Liên tưởng đến một mối Liên hệ khác.
Khi bình thơ, ta thường quan tâm hàng đầu vào các câu cảm nhận cảm xúc và cảm nhận liên tưởng có tác động tích cực đến tinh thần người đọc.
Ai làm thơ chẳng mong co thơ hay: một bài, một câu, thậm chí một chữ độc đáo nổi tiếng để đời (ví dụ: chữ (từ) SÁNG trong câu :"một tiếng chim kêu sáng cả rừng" của Khương Hữu Dụng) đó là những hào quang của chữ nghĩa làm cho thơ bất hủ.Đó là trạng thái tâm hồn làm bừng phát tình yêu, khởi điểm của một ý thơ. Người làm thơ trước tiên phải có THI HỨNG (nói theo Max Jacob thì đó là trực giác, cái đó gọi là sự quyến rũ). Khi nội tâm gặp cảnh sinh tình bật ra cái HỨNG (sự khởi phát bột trào thành THƠ). Trước thời điểm đó là" chút linh cầu mãi không về, phân vân giấy trắng chưa nề mực đen" như Hồ Dzếnh đã tả, cái phút hứng chưa đến ấy được Tản Đà ghi lại bằng hình ảnh "đêm qua ra ra vào vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì THƠ". Và "TỨ THƠ chỉ có khi cưỡi lừa đi trên cầu BÁ dưới trời tuyết" như Trịnh Khải xưa đã nói. Đó là vụ nổ Big-Bang để hình thành ra vũ trụ - cái ý tưởng vụt trào ấy trong hồn tung ra TỨ THƠ. Cái TỨ là sự linh ứng - nghĩ ra, phát hiện ra một cái gì đó nó co thể khiến cho cái THẦN (tinh thần) của nhà thơ cảm nhận thấy được sự vật để viết ra những câu thơ (nội dung) mang tư tưởng và tình cảm của tác giả. Ý là do suy nghĩ mà ra. LỜI là do Ý mà đến. Nhà thi sĩ bậc thầy (ông Hoàng của thi ca nước Việt) đã từng dạy "TỨ là hình tượng thơ diễn đạt được một ý trọn vẹn, từ chỗ có Ý sẽ đẻ ra TỨ, có TỨ tất có Ý, nhưng có Ý chưa hẳn có TỨ. Ví dụ: Ý là muốn nói tới sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ ràng), chỉ đến khi thi sĩ thể hiện bằng một hình tượng thơ cụ thể: Mắt em là một dòng sông Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.
(Lưu Trọng Lư)
thì đã là một TỨ thơ độc đáo. Có Ý (ý tưởng) nhà thơ phải tìm tòi sáng tạo để dựng TỨ( như khung nhà, kiểu dáng nhà trong cái ý muốn xây nhà) để thể hiện được sự trọn vẹn của Ý, gợi lên những cảm hứng gây xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng mở, có giá trị thẩm mỹ cao(biến cái mông lung chưa có hình thù gì trong trí não thành hình tượng thơ, cấp cho nó một khuôn khổ nhất định).Thi sỹ vắt nặn ra TỨ THƠ khác nào nghệ nhân vắt nặn ra đồ gốm sứ vậy.Những câu thơ HAY thường là đã mang trọn vẹn một TỨ THƠ: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
(Chế Lan Viên)
Không ở rể mà vẫn là rể quý Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly
(NK)
Dù tản mát khắp chân trời góc bể Còn tấc lòng vẫn gửi gắm nơi quê.
Khi em đến gương trăng vừa lặn mất Em dịu hiền tươi mát một vầng trăng.
(NK)
Thầy giáo dạy NK hồi cấp 3 đã nói: đọc thơ, về thực chất là ta đang thưởng thức một TỨ THƠ. TỨ trong toàn bài là một hình tượng THƠ xuyên suốt cả bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. TỨ THƠ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ.(mỗi người một cách).
Như vậy công việc quan trọng cốt lõi của người làm thơ là phải tìm được TỨ THƠ (lao tâm khổ tứ là vì thế) - nó tương tự như nhà tiểu thuyết phải có "cốt truyện" vậy.Đầu để bài thơ nhiều khi đã chứa đủ cái TỨ THƠ trong đó, nói cách khác là: đầu đề thơ ôm trùm TỨ THƠ, khiến người đời đọc xong nhơ mãi, biến thành ấn tượng ăn sâu vào tâm hồn người đọc (Bóng cây Kơnia, Núi đôi, Gương mặt quê hương, Cuộc chia ly mầu đỏ...)
Khi sáng tác cấu TỨ (vắt nặn ra TỨ THƠ) người làm thơ thường có hai cái lo: ai đó mà mạch suy nghĩ bế tắc thường thơ nghèo nàn . Kẻ lắm lời thường là thơ lộn xộn. Hiểu biết rộng thì cứu được sự nghèo nàn. Nắm lấy một điểm (ý chính) để xâu suốt tất cả, đó là thứ thuốc chữa bệnh lộn xộn.Tình cảm tư tưởng của bài thơ vô cùng phức tạp và khó nắm bắt. Hình thức của nó cũng khác nhau và thay đổi.Có khi lời thô kệch lại nảy sinh cái ý (Tứ) hay, có khi việc tầm thường làm tóat ra ý mới.
Một bài thơ đạt tiêu chí HAY phải là ý mới, tứ lạ, đồng thời còn lệ thuộc vào cái tài hoa trong việc diễn đạt tình cảm tư tưởng với ngôn từ điêu luyện(sáng tạo từ mới), không lặp lại các chữ (từ) đã sáo mòn cũng như thủ pháp triển khai cấu TỨ sao cho hình tượng thơ sống động...Trong một bài thơ phải có những câu đột xuất, chữ độc đáo (nhãn tự- chữ mắt) đầy hình tượng, gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người đọc để cho bài thơ bất tử,trẻ mãi không già.
Tóm lại TỨ THƠ là đặc sản của tâm hồn thi sỹ, mỗi người tạo ra cái riêng, cái cốt cách độc đáo của mình với một ngôn ngữ giọng điệu không giống ai. TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn). Cái "Siêu" của một số nhà thơ có tay nghề cao là đã biết cắt tỉa bớt lá cành rườm rà của một Ý thơ để làm bật TỨ là phần tinh túy nhất của bài thơ (ví như bông hoa) để thêm phần rực rỡ (Là ngụy trang, Ngọn đèn đứng gác, Dáng đứng Việt Nam).
Theo thiển ý của NK thì ngoài những lý sự trên, người làm thơ muốn có thơ HAY phải là người có tâm hồn, nung nấu, ấp ủ một cái gì đó để rồi bất chợt tức cảnh sinh tình bật ra thi hứng, tạo ra TỨ THƠ...(chứ không phải cố nghĩ, cố rặn ra thơ, ghép vần rồi tự vỗ đùi "tuyệt tác!"). THƠ HAY không lệ thuộc vào thể loại cũ mới, vấn đề là có hồn hay vô hồn, ý mới , tứ lạ và có ĐẸP hay không? và THƠ HAY còn phải là thơ để cho người đời ngâm, đọc một cách thích thú nữa kia. Nói thì dễ, làm thì khó, thôi thì: Ta dù lếch thếch lôi thôi Mong thơ sinh hạ cho đôi ba dòng.
Nguyễn Khôi - Hà Nội ngày 13 tháng Giêng năm 2002
"TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn)."
Rường cột mà viết thành giường cột thì NK nên chịu khó học lại chính tả trước khi nói vê thơ hay. Thơ hay phải được viết từ một nhà thơ yêu tiếng Việt ở mức không thể viết nhầm như thế! Vài lời chân thành
Tôi ngồi đếm tóc tôi rơi Sự xanh sự bạc sự người sự ta Mặt nhàu thêm mấy nếp da Tiếng chuông tỉnh ngộ vỡ òa thinh không
TRIỆU NGUYỄN
Tôi ngồi đếm lại mùa xuân là tựa đề bài thơ, ẩn chứa tứ thơ lạ với tầng sâu ý nghĩa. Bài thơ lục bát, kết cấu theo dòng hồi tưởng. Ở khổ thơ đầu, ngỡ tưởng Triệu Nguyễn “đếm” mùa xuân để hồi tưởng những năm tháng tươi đẹp của đời mình. Bởi vì, sau những tháng năm dài của cuộc đời, đến một lúc nào đó, có thể là khi mùa xuân qua đi, người ta suy ngẫm về tháng năm đã trải, đó là lẽ thường tình, dễ hiểu. Nhưng không, nhà thơ “đếm lại mùa xuân” để tưởng nhớ những người thân yêu. Người thì hiển hiện với gương mặt úa tàn, hẳn vì cuộc mưu sinh nhọc nhằn, vì qui luật khắc nghiệt của thời gian. Kẻ thì vĩnh viễn ra đi với “vành trắng khăn tang” đưa tiễn là bởi cái giới hạn đời người hoặc vì hi sinh mất mát. Ám ảnh hơn cả ở khổ thơ này là câu kết “Có ai ở lại cồn hoang với mình?”. Hay vì sao? Bởi vì tình thơ dồn nén, câu hỏi cũng là lời thơ như buột thở dài buồn bã, gợi nỗi bơ vơ trống vắng. Ẫy cũng là tình thơ, tình người lắng đọng. Vẫn là dòng hồi tưởng nhưng mạch thơ chuyển biến mau lẹ, bất ngờ ở khổ thơ thứ hai : “Tôi ngồi đếm giấy trắng tinh” – “giấy trắng tinh” là hình ảnh hoán dụ chỉ sáng tác văn chương. Điều trùng hợp ngẫu nhiên, Vũ Quần Phương cũng đã từng mượn hình ảnh giấy mênh mông trắng để diễn tả thực tế sáng tạo thi ca thật khó khăn nhọc nhằn, “Đi suốt đời người vẫn mênh mông trắng”. Triệu Nguyễn trải qua chặng đường sáng tạo nghệ thuật, từng phải đối diện bao lần, vật lộn với những “con quái chữ hiện hình”, Và rồi, nhà thơ không bằng lòng với “Những lời giả thực giả hư”, không đồng tình với thơ ca đội lốt hình thức truyền thống “lục bát” mà xa rời hồn vía, cốt cách dân tộc cao quí “Giữa đêm lục bát giã từ nguyên trinh”. Thái độ ấy bộc lộ quan điểm sáng tác và cũng là yêu cầu đối với văn chương đích thực. Khổ thơ thứ ba là sự tiếp nối tự nhiên, phát triển nguồn mạch của khổ thơ thứ hai: “Tôi ngồi đếm quả rung rinh”. Từ “quả” được dùng với nghĩa chuyển, là thành quả sáng tạo thơ ca và nghệ thuật nói chung (bởi vì, trải qua quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật rất công phu, nghệ sĩ thu được thành tựu, tựa hồ như cấy xanh trải qua thời gian lâu dài để ra lộc, đơm hoa, cuối cũng là kết trái). Giọng thơ khiêm nhường, pha chút tự trào hóm hỉnh, nhà thơ sáng tạo, bạo dạn dùng hình ảnh quả “khế chua” để nói thành quả sáng tác của mình và cũng là của bao người. Khế chua, loại quả tầm thường, không mấy giá trj, nhất là nó rơi rụng sau những cơn mưa. Văn chương tầm thường như những quả khế kia, ai đó “dửng dưng đem bán”, ra mắt bạn đọc, thật rõ là sự “trêu ngươi”, coi thường người đời. Như vậy cảm hứng và tứ thơ ở khổ thơ thứ ba thể hiện chân thành, như một tuyên ngôn, yêu cầu nâng cao chất lượng văn chương nghệ thuật. Ở khổ thơ cuối, hình ảnh nhà thơ lặng lẽ suy ngẫm Tôi ngồi đếm tóc tôi rơi. Đếm những sợi tóc rơi, đếm thời gian trôi chảy, pha trộn chút tiếc nuối Mặt nhàu thêm mấy nếp da. Người thơ cảm nhận lẽ đời đã trải cùng bao nhiêu chuyện nhân tình thế thái. Có cả sự đổi thay tốt xấu “sự xanh, sự bạc”. Có cả sự đa dạng lắm vẻ của con người, cuộc sống sự người, sự ta. Ấn tượng hơn cả ở khổ thơ cuối là câu kết : TIếng chuông tỉnh ngộ vỡ òa thinh không. Thơ đột ngột chuyển đổi cảm hứng, lời thơ mở ra không gian trong trẻo, rộng lớn. Tâm hồn thi nhân được thanh lọc mới mẻ “tỉnh ngộ vỡ òa” đầy cảm hứng. “Tiếng chuông” ngân vang trong lòng, ấy là phút giây thăng hoa hướng dến nhận thức lẽ đời và nhưng hành vi tối đẹp đáng sống hơn
Lời bình của BÙI ĐỨC BA Nguồn: Báo Văn nghệ số 25,thứ bảy,19-6-2010 .
... Все пройдет и печаль и радость Все пройдет так устроен свет Все пройдет только верить надо Что любовь не проходит нет ..
"TỨ THƠ là giường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc nội dung có tầm bao quát lớn)."
Rường cột mà viết thành giường cột thì NK nên chịu khó học lại chính tả trước khi nói vê thơ hay. Thơ hay phải được viết từ một nhà thơ yêu tiếng Việt ở mức không thể viết nhầm như thế! Vài lời chân thành
@ncvan: Chắc bạn tìm mãi mới ra một chữ sai chính tả để so kè với tác giả . Cá nhân tôi thì quan tâm đến nội dung hơn , tôi nghĩ bài viết rất bổ ích đối với những người làm thơ . Ừh biết vậy chứ làm sao nhỉ . hihihi .
Bắt phong trần phải phong trần Cho phong lưu mới được phần phong lưu.
Bàn luận về điều gì đó. Dứt khoát phải có khen có chê, có đồng thuận và sự phản bác. Ấy là điều mà bất cứ ai khi nêu ra một vấn đề gì đó để bàn luận thì mặc nhiên, chính tác giả của vấn đề đó có thể đã phải lường trước.
Theo thói quen trên Thi Viện. Nếu là khen, người ta hay để nickname chính mà viết comment. Còn khi phản bác, có lẽ vì ngại mà người ta thường tạo một nickname "tuơi roi rói" mà comment. Ai ưa thì cho là lịch sự. Ai không ưa thì cho là..."ném đá dấu tay". Riêng tôi, những vấn đề như thế này. Chả có gì phải e ngại. Cứ việc dùng nickname Chằn này mà có đôi lời cùng bàn dân thiên hạ
Bác NK cho là: QUY HỒ TINH BẤT QUÝ HỒ ĐA. Điều này thì quá đúng rồi! Ai mà chẳng biết: Ít mà chất lượng, vẫn hơn ê hề mà...dở ẹc!
Thế nhưng, chuyện bác cho là: Tặng bác cả trăm bài, hầu như là thơ dở, bác không có thì giờ mà đọc hình như có vấn đề. Đầu tiên, tôi chưa thấy một chủ đề nào của bác được bạn thơ tặng nhiều thế cả! Hơn nữa, Thi Viện có diễn đàn thơ mục đích là để cho các người yêu thơ có nơi để sáng tác.
Trên này, làm thơ vui là chính. Cốt để VĂN ÔN VÕ LUYỆN. Mà đã là ôn, luyện tất nhiên ta phải làm thật nhiều. Tôi biết, có nhiều thi hữu khi làm quen với thơ thí dụ: Thơ Đường luật chẳng hạn. Đầu tiên các thi hữu ấy sáng tác. Ý thì...lủng củng. Luật thì rối beng. Nhưng nếu có sự động viên, nhắc nhở nhau tế nhị và khéo léo. Họ đều có sự hăng say, hăm hở làm thơ. Có khi mỗi ngày post cả chục bài. Dần rồi sẽ hoàn thiện. Ấy là nhờ sự...làm nhiều và không ngại chê bai, họ và...tôi chưa bao giờ có ý nghĩ mình làm thế để trở thành nhà này nhà nọ hoặc có thơ, văn mà ...in! Giờ đây các thi hữu ấy năng lực, tứ thơ rất chuẩn và xứng là con cháu của thánh Quát, chúa Nôm, Xuân Diệu, Tố Hữu....(Điều này do tôi nhận xét chứ chưa phải là do các thi hữu ấy nhận...)
Cho hay, con người thường mâu thuẩn nhau đôi khi chỉ vì khẩu khí...Nếu, bình thường chưa chắc ai lại đi kiếm ra chữ chi tiết chữ RƯỜNG CỘT mà viết thành GIƯỜNG CỘT bao giờ!? Bởi vậy có câu ƯA NHAU CỦ ẤU CŨNG TRÒN.
Vài lời tếu táo. Cũng nghĩ nhiều về cái CHUNG, hạn chế đến tối đa có thể về cái TÔI. Mong được đón nhận với một thiện ý nho nhỏ. Kính cẩn
Nhất trí với bác Chằn về vụ dùng đúng nick của mình, nếu dùng một nick khác để chê thì em không gọi là ném đá dấu tay như bác mà em gọi là : "không đủ dũng cảm" . hihihihihi . Người xưa có câu: "Không muốn người ta biết thì tốt nhất là mình đừng làm" mà bác.
Cá nhân em nghĩ bài này bác NK có ý hướng dẫn những người làm thơ còn vụng dại như em cách để viết được một bài thơ tiến dần đến chỗ hay nên em thấy bổ ích và em nghĩ chắc các bạn thơ khác cũng nên tham khảo . Em nghĩ vậy thì cũng không có gì là vi tính bác nhỉ .
Cám ơn bác nhiều lắm ạh .
Em Ngọc Anh (tên em bác ạh)
Bắt phong trần phải phong trần Cho phong lưu mới được phần phong lưu.