Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến tên một con đường Mông Thành http://www.daiviet.org/dv...p;mdn=830&chude_id=67Tác giả: Lê Nguyên Dũng "Kỷ niệm đệ thập chu niên húy nhật ông Maximilien Nguyễn Phùng"
Ghi chú: Bài viết này đăng trên trang web daiviet.org, xem qua trang web đó có vẻ như sẽ bị chặn, nên tôi copy toàn bộ nội dung đó vào đâyTừ Nguyễn Văn Vĩnh...Năm 1882, dưới triều
Tự Đức http://thivien.net/viewau...ID=1olZ3UNbr3C-_4X52NnUtA - Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (28/04/1882), một số nhân sĩ yêu nước đứng lên tổ chức công cuộc kháng Pháp. Năm 1883, trong trận đánh cuối cùng của đảng Văn Thân, đại tá Henri Rivière bị giết chết ở Cầu Giấy. Vua Tự Đức qua đời, triều đình Huế ký Hòa Ước Quí Mùi: cả nước trở thành thuộc địa Pháp; sau đó, Hòa Ước Patenôtre (tháng 5 Giáp Thân 1884) được ký kết, nhà Thanh bên Tàu công nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp, quân Cờ Đen phải rút về Tàu. Vua
Hàm Nghi http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_Nghi lên ngôi,
Tôn Thất Thuyết http://vi.wikipedia.org/w...%E1%BA%A5t_Thuy%E1%BA%BFt đánh Pháp ở Huế. Vua lập chiến khu, ban hành hịch Cần Vương, kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp. Năm 1886, Paul Bert được cử sang tổ chức Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Hà Nội, mở học đường và Thương Nghiệp cục; sang năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đưa đi đầy sang Algérie,
Phan Đình Phùng http://vi.wikipedia.org/w...%C4%90%C3%ACnh_Ph%C3%B9ng tiếp tục sự nghiệp của vị vua Hàm Nghi yêu nước này trong 4 năm sau đó (1889-1903).
Thành Hà Nội thất thủ cuối tháng 4 năm 1882, nhưng mãi gần 2 tháng sau Hà thành mới thật sự mất vào tay Pháp.
Vào thời điểm đó, ngày 15/6/1882, ông bà
Nguyễn Văn Trực ở căn nhà số 46 phố Hàng Giấy (nguyên là một phố cô đầu, khách làng chơi Tây, Tầu, Ta lui tới tấp nập và cũng là nơi mà những người cuối cùng của đảng Văn Thân chọn làm nơi hoạt động chống Pháp) sinh con trai đầu lòng đặt tên là
Nguyễn Văn Vĩnh. Ông Trực quê ở làng Phượng Vũ, bà Trực ở làng Đại Gia, cả hai làng đều thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội (bây giờ là huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây), chia cách bởi con đường mang tên Thiên Lý. Căn nhà số 46 phố Hàng Giấy là nhà của bà nghè Đại Gia, tức ông nghè
Phạm Huy Hổ http://www.hannom.org.vn/...lt.asp?catID=246&c=80 - một người bà con bên ngoại của bà Trực. Ông bà Trực là nông dân nghèo, phải bỏ quê ra Hà Thành ở nhờ nơi đây. Hồi đó chưa có công trình thủy nông cống Đồng Quan nên quanh năm ngập nước, cánh đồng chiêm chỉ cấy được mỗi năm một vụ nên nhiều dân làng phải bỏ lên tỉnh sinh sống.
Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được 2 trai (Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ), 5 gái. Tài chính gia đình eo hẹp vì chỉ do một mình bà Trực đảm đang bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Trong bối cảnh đó việc học của Nguyễn Văn Vĩnh không được đến nơi đến chốn: Nho học chỉ gọi là học cho có, theo học Pháp văn thì nhà nghèo cho nên, để đỡ gánh nặng, ông Trực đã phải cho ông Vĩnh - con cả, lúc đó 8 tuổi - đi kéo quạt ở trường Thông Ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội. Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes du Tonkin) mở năm 1886, do một người Pháp nói thạo tiếng Việt tên là
André d'Argence vừa là hiệu trưởng vừa là giáo viên quản lý. Phương pháp dạy chủ yếu là truyền khẩu, trường cũng có dạy A, B, C... để học viên tập đọc, tập viết chữ Pháp, và có dạy cả chữ Quốc ngữ (hồi đó ở ngoài Bắc chữ này mới chỉ được dùng trong phạm vi của các Giáo Hội). Chú bé kéo quạt ngồi ở cuối lớp, kéo hai hàng quạt nối liền nhau, vừa quạt mát cho cả lớp học, vừa tò mò nghe giảng, học sinh nghe gì thì chú cũng nghe nấy. Sự chăm chú theo dõi bài học của chú bé đã lọt vào mắt thầy d'Argence, và khi lớp học mãn khóa (1893) ông này đã cho chú kéo quạt thi... thử! Không ngờ chú lại đậu thứ 12 trong số 40 học sinh! Thầy d'Argence bèn đặc cách xin học bổng cho chú và nhận chú làm học sinh chính thức của khóa học tiếp theo, khóa thông ngôn tòa sứ khóa 1893-1895 (ngoài thầy d'Argence còn có ông
Đỗ Đức Toại - thủ khoa khóa 1890, cùng dạy). Nguyễn Văn Vĩnh đỗ thủ khoa khóa này lúc 14 tuổi, được tuyển đi làm thông ngôn ở tòa sứ Lào Cai... Như vậy là cậu Vĩnh bước vào đời vào tuổi còn vị thành niên với chút vốn chữ Nho học được khi còn ở nhờ nhà bà Nghè Đại Gia, cộng với vốn chữ Pháp và chữ Quốc ngữ học được ở trường Thông Ngôn. Thật ra cậu thông ngôn trẻ tuổi đã học, hiểu rành rọt Pháp văn trước chữ Quốc ngữ - thứ chữ dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng nói của người An Nam mà cậu sẽ tận lực phát triển và giúp nó trưởng thành dần, mỗi ngày mỗi hoàn mỹ hơn. Ngoài André d'Argence, Nguyễn Văn Vĩnh còn được một nhân vật thứ hai nâng đỡ, dìu dắt tận tình, đó là nhà ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu Việt và Hán ngữ
Edmond Nordemann, sáng lập viên của Hội Giảng Dạy Tương Tế (Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin, 1892).
Lúc đó, Pháp đang cần người thông ngôn cho đoàn chuyên gia nghiên cứu và chuẩn bị xây đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam cho Công Ty Hỏa Xa Vân Nam. Con đường sắt này rất cần thiết cho việc khai thác tài nguyên của thuộc địa mới. Một chân trời mới hé mở trước mắt cậu Vĩnh, cậu vừa làm việc vừa say mê học hỏi bất cứ cái gì mới lạ. Thấy cậu tò mò, khát khao học hỏi mà lại cởi mở, lanh lợi, nên các chuyên gia Pháp cũng mến và giúp đỡ cậu rất nhiều. Một năm làm thông ngôn tại Lào Cai cậu Vĩnh đã tích luỹ thêm được một mớ kiến thức. Khi đoàn chuyên gia được chuyển về Hải Phòng chuẩn bị cơ sở vật chất để xây dựng đường sắt, cậu cũng được chuyển về Tòa Sứ Hải Phòng theo họ.
Năm đó (1897), Paul Doumer được cử sang làm Toàn Quyền Đông Dương thay cho Rousseau (Toàn Quyền từ 1895 đến 1897). Ngay từ 1888, triều đình Huế đã phải ký hiệp định nhượng hẳn Hải Phòng, Hà Nội và Đà Nẵng cho Pháp làm thuộc địa (như toàn bộ miền Nam). Nguyễn Văn Vĩnh lúc đó 16 tuổi được điều về Hải Phòng đúng lúc người Pháp đang mở mang kiến thiết bến cảng (1897). Hải Phòng được mở mang xây dựng trước Hà Nội vì là một cảng lớn của miền Bắc và cũng là đầu đường giao thông thuận lợi nhất để đi sâu vào nội địa và lên tận Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp đang khởi sự các công việc nạo vét sông Cửa Cấm để tàu lớn vào được, xây dựng nhà kho, nhà máy cơ khí Caron, trường kỹ thuật thực hành để đào tạo công nhân cơ khí, nhà máy xi-măng, nhà máy thủy tinh, v.v... tóm lại là xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật để mở mang và khai thác miền Bắc.
Công việc của cậu Vĩnh là ngoài việc thông ngôn cho các chuyên gia đón tàu nước ngoài vào cảng, còn phải tiếp nhận những vật tư kỹ thuật, hướng dẫn các công việc bốc vác, vận tải và xếp kho. Hàng ngày được giao tiếp với thủy thủ của các tàu Pháp, Anh, Hoa... cậu đã học thêm tiếng Tàu và tiếng Anh để thuận tiện cho công việc hàng ngày. Sau 3 tháng cậu đã dịch được hai thứ tiếng này đủ để đoàn chuyên gia Pháp làm việc. Họ đỡ phải tuyển thông ngôn viên tiếng Anh và tiếng Hoa, và vì vậy họ mến cậu thông ngôn người bản xứ.
Với giá bằng nửa tháng lương của cậu (hồi đó là 15 đồng), một món tiền rất lớn, cậu đổi lấy bộ sách Le Petit Larousse Illustré (từ điển Pháp có hình vẽ) và Encyclopédie Autodidactique Quillet (hai quyển sách tự học chương trình Trung Học Phổ Thông Pháp). Ngoài giờ làm việc, cậu vùi đầu tự học, sau 2 năm là xong hết chương trình phổ thông, làm hết các bài tập ở trong sách. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Hải Phòng cậu đã dành dụm mua được cả một hòm sách chính trị, triết học và tiểu thuyết văn học Pháp, tài sản quý giá mà đi đâu cậu cũng mang theo. Được đọc sách báo và tạp chí ngoại quốc đủ các loại - mượn của các thủy thủ nước ngoài -
Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy là dân tộc An Nam không có chữ riêng của mình, phải dùng chữ Nôm (loại chữ bắt chước chữ Nho, khó học); ý nghĩ phát triển chữ Quốc ngữ, dễ học, để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhúm, cậu thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của
La Fontaine http://en.wikipedia.org/wiki/Jean_de_La_Fontaine rồi đến những chuyện trẻ con của
Perrault http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Perrault v.v... Lúc bấy giờ chưa có báo in bằng Quốc ngữ, chỉ mới có những tờ thông báo của tòa sứ in ra một nửa bằng chữ Nho và một nửa bằng chữ Quốc Ngữ rất thô thiển. Ở Hải Phòng chỉ mới có một tờ báo Courrier de Hải Phòng, những bài viết đầu tay của cậu nói về tình hình trong cảng, tình hình xây dựng cảng, nhà máy, về sinh hoạt và nếp sống của nhân dân thành phố cảng đều được báo nhận in.
Nguyễn Văn Vĩnh bước vào nghề báo như vậy, trở thành cộng tác viên An Nam đầu tiên của tờ báo lúc mới được 17 tuổi (1899). Năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh được chuyển về Bắc Giang (1902-1905). Trong thập kỷ 1890 đến 1900 Pháp đã dùng Hoàng Cao Khải bình định xong được miền Bắc: ông
Nguyễn Tân Thuật phải rút quân sang Trung Quốc, sau mất ở Nam Ninh; ông
Đốc Tít http://dictionary.bachkho...hkVCsrKysrKw==&page=1 ra hàng bị đầy sang Algérie; ông
Cai Kinh bị bắt; ông
Đốc Ngữ http://www.hanoi.gov.vn/h...pital/group5/page5_16.htm ra thú. Riêng ông
Hoàng Hoa Thám vẫn giữ được vùng Yên Thế, Pháp phải chịu hòa hoãn nhượng cho Đề Thám 6 tổng và thương thuyết chấm dứt chiến tranh. Nhờ vậy đường sắt Phủ Lạng Thương đã được hoàn thành từ năm 1894. Tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh.
Viên công sứ Bắc Giang Hauser là một trí thức Pháp đỗ cử nhân luật, đi học ngạch quan cai trị thuộc địa, có đầu óc dân chủ và có ý thức đúng đắn về nhân quyền, biết người biết ta. Thấy ông Vĩnh nói tiếng Pháp thành thạo, am hiểu công việc văn thư, tự mình thảo được công văn và báo cáo đủ các loại cho tòa sứ, lại viết được báo tiếng Pháp và là cộng tác viên của tờ
Courrier d’Haiphong và tờ Tribune Indochinoise, Hauser liền đề bạt Vĩnh làm chánh văn phòng tòa sứ, nâng lương vượt ngoài khung lương thông ngôn, và giao cho các công việc đáng lẽ phó sứ phải làm (phó sứ Eckert hồi đó nguyên là nhân viên sở mật thám, không có trình độ văn hóa, không làm được những việc nói trên). Tòa sứ đặt ở Bắc Ninh, gần Hà Nội, nên các quan chức Pháp thường xuyên qua lại, ai muốn hỏi việc gì, công sứ Hauser đều giới thiệu đến chánh văn phòng và tất cả đều được giải đáp nhanh chóng, thỏa đáng với đầy đủ chứng cứ rõ ràng. Sau 4 năm làm việc chung, Hauser càng mến phục nể tài Nguyễn Văn Vĩnh, coi ông như là một cộng tác viên thân cận, một người bạn, đi đâu cũng kéo ông đi theo, vì thế cho nên cuối năm 1905, khi ông công sứ được đề bạt lên làm Đốc lý tại Hà Nội, ông Vĩnh được điều về theo. Khi toàn quyền Beau sang thay Paul Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập trường học, hội đoàn, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Hauser giao hết việc này cho ông Vĩnh, vì vậy ông đã trở thành sáng lập viên của các hội và các trường thời bấy giờ như:
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Trí Tri, Hội Dịch Sách, Hội Giúp Đỡ Người Việt Sang Pháp Học, v.v... Ngoài giờ làm việc, nếu không về nhà thì ông Vĩnh trường lui tới ba nơi:
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he