Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHỮNG CÚ “LIỀU” ĐỨNG TIM
CỦA LÍNH XE TĂNG VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA:
ĐIỂM HUYỆT KHMER ĐỎ


Bộ đội xe tăng huấn luyện vượt sông bằng phà tự hành. Ảnh minh hoạ.
Hướng tiến công quan trọng

Trong chiến dịch tiến công quân Khmer Đỏ, cứu dân tộc Campuchia khỏi hoạ diệt chủng, Quân đoàn 4 đảm nhiệm hướng tiến công phía Đông, theo đường 1 vào giải phóng Thủ đô Phnom Pênh.

Đây là một hướng tiến công rất quan trọng bởi có chiều sâu tiến công gần nhất, ngoại trừ con sông Mekong là vật cản thiên nhiên thì đường số 1 chất lượng khá tốt, thuận lợi cho tăng thiết giáp và cơ giới cơ động nên rất được quân Khmer Đỏ quan tâm bố trí lực lượng phòng thủ rất vững chắc.

Chính vì vậy, trong những ngày đầu chiến dịch, đội hình tiến công của quân đoàn gặp rất nhiều khó khăn: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 không phát triển được ra Đường 10- Đôn So; Sư đoàn 341 không đánh chiếm được bờ đập Tây - Bắc Châk. Các hướng đều có tổn thất và buộc phải ngừng tiến công.

Vào lúc 23 giờ ngày 2.1.1979, Bộ Tư lệnh quân đoàn nhận được tin: Bộ Tổng tham mưu Khmer Đỏ hạ lệnh rút quân ở đường 10 và đường 1 về phòng ngự ở Sa Cách, Prey Veng, Neak Lương.

Ngay lập tức, quân đoàn phát lệnh tiến công theo kế hoạch, riêng Sư đoàn 341 chuyển sang thọc sâu vào đường 244 đi Sa Cách, Neak Lương.

Trên hướng chủ yếu của quân đoàn, Sư đoàn bộ binh (BB) 7 được Tiểu đoàn xe tăng (XT) 2 của Lữ đoàn 22 dẫn đầu đội hình nhằm thẳng hướng phà Neak Lương hành tiến, đánh tan nhiều chốt phòng ngự của Khmer Đỏ dọc đường 1 - trong đó có cụm cứ điểm Kongpong Trabek.

“Nhất cận thị, nhị cận giang”- Được cả hai yếu tố đó nên Kongpong Trabek (theo tiếng Việt nghĩa là Bến Cây Ổi) vốn là một thị trấn đông đúc, sầm uất nằm trên đường số 1 và ven con sông cùng tên. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của Khmer Đỏ, thị trấn này trở nên hoang tàn.

Lợi dụng địa thế đó, tại đây, quân Khmer Đỏ thiết lập một trận địa phòng ngự rất vững chắc, có sự tham gia của một số xe tăng K63-85. Tuy nhiên, pháo 85 mm của K63-85 không đọ được với pháo 100 mm của xe tăng T-54 và 3 chiếc K63-85 bị bắn cháy. Quân Khmer Đỏ bỏ trận địa tháo chạy.

Xe tăng trên chiến trường Campuchia.
Những cú “liều” nhưng được việc

Những tưởng con đường đến Neak Lương đã thông thoáng nhưng không ngờ lại có một trở ngại mới- đó chính là cây cầu Kongpong Trabek.

Cầu Kongpong Trabek bắc qua sông Kongpong Trabek- một nhánh của con sông Mekong. Sông không lớn song khá sâu và có đầm lầy rộng hai bên. Cầu Kongpong Trabek dài khoảng hơn 100 mét, đã được xây dựng từ thời Pháp. Trải qua năm tháng, các dầm cầu đã cong võng xuống hàng chục cm, gỗ lát mặt cầu đã bị mục nát nham nhở...

Theo tính toán và kinh nghiệm của các sĩ quan công binh đi cùng, cây cầu này giỏi lắm chỉ chịu được trọng tải chừng 10-12 tấn. Trong khi đó, những chiếc xe tăng T-54 lại nặng hơn 30 tấn nên không ai dám quyết cho qua. Tiểu đoàn trưởng Thành cũng không dám quyết.

Một phương án khác được đưa ra là làm đường vòng tránh. Tuy nhiên, với địa hình đầm lầy bao bọc như tại đây thì để làm được con đường tránh này phải cần đến vài ngày. Vì vậy, phương án này ngay lập tức bị bác bỏ. Tuy vậy, vẫn chưa ai tìm ra phương án nào khả dĩ hơn. Tất cả cùng bí rì rì.

Giữa lúc đó, một chiến sĩ lái xe tăng đứng ra xin tình nguyện lái chiếc xe tăng T-54 đi đầu qua cầu này. Để làm cho cán bộ an tâm và có lẽ cũng để tự động viên mình, người chiến sĩ đó lý luận rằng: “Cầu sắt nếu có sập thì cũng sập từ từ, có gì ta lùi xe lại”.

Khi được Tiểu đoàn trưởng chấp thuận, một mình một xe, người chiến sĩ lên xe cho xe lăn từ từ đặt phân nửa thân xe lên cầu, rồi nhích lên cho toàn thân xe nằm trên cầu thì dừng lại. Từ trên xe, anh nhảy xuống đất quan sát, rồi lại lên xe đi tiếp. Bằng một tốc độ chậm và đều, anh cho xe chạy qua cầu.
Tất cả những người xung quanh mắt như dán theo chiếc xe đang từ từ di chuyển. Móng cầu chuyển động rắc rắc, thân cầu đung đưa... làm đứng tim những người chứng kiến. Nhưng rồi chiếc xe tăng đã vượt cầu an toàn.

Bộ đội xe tăng huấn luyện. Ảnh minh hoạ.
Ngay sau đó, người lái xe đó quay lại lần lượt lái 4 chiếc T-54 còn lại qua cầu. Và khi xe tăng T-54 đã qua được thì không lẽ gì K63-85 và xe thiết giáp M113 không qua được.

Cả Tiểu đoàn TTG 2 nhanh chóng qua cầu tiến về phà Neak Lương để rồi ngày 7.1.1979 họ sẽ là lực lượng đi đầu giải phóng thủ đô Phnom Pênh của Khmer Đỏ.

Thực ra, những cú “liều” như thế này cũng đã từng diễn ra trong cuộc hành quân “thần tốc” của Lữ đoàn XT 203, Quân đoàn 2 trên Quốc lộ 1 những ngày tháng 4.1975. Chắc rằng “tiếng lành đồn xa”, bài học về sự “Liều” đã đến tai người chiến sĩ lái xe này và nó lại được áp dụng tại Kongpong Trabek.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TIẾN CÔNG TRONG HÀNH TIẾN
THẦN TỐC GIẢI PHÓNG PHNOM PÊNH:
KHMER ĐỎ KHÔNG KỊP TRỞ TAY


Phía trước họ 60 km là Phnom Pênh

Mặc dù đã bị đánh cho tan tác song lực lượng phòng thủ Phnom Pênh vẫn còn khá mạnh: Sư đoàn 260 hiện bố trí phòng thủ cầu Mô-ni-vông và phía Nam dọc theo đường 1 khoảng 20km. Trung đoàn 180 bảo vệ Bộ Tổng tham mưu. Trung đoàn 331 của Sư đoàn 502 Không quân bảo vệ sân bay Pô-chen-tông.

Ngoài ra, Sư đoàn 152 Thuỷ quân Lục chiến có một trung đoàn bảo vệ trên sông và căn cứ hải quân Chrui-chang-var cộng với lực lượng giữ nhà của Sư đoàn TTG 377, Sư đoàn Pháo binh 188 và một bộ phận công binh bố trí chiến đấu bảo vệ khu vực hậu cứ từ ga xe lửa ra đến sân bay Pô-chen-tông.

Tin tức tình báo cho biết, ngày 5.01 Khmer Đỏ đã gom cố vấn Trung Quốc về Phnom-Pênh. Ngày 6.01 chúng ra lệnh đốt tài liệu và có nhiều máy bay đi lại giữa Pô-chen-tông và Băng-kok. Chúng cũng ra lệnh phá cầu trên các đường dẫn vào Phnom Pênh và tích cực đánh ngăn chặn, đánh du kích phía sau.

Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) nhận lẵng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường làm nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia.
Đội hình tiến công đã triển khai thành hàng dọc trên đường số 1 từ bến phà lên khoảng 5 km. Dẫn đầu đội hình là Tiểu đoàn TTG 2 gồm 4 xe tăng T-54, 1 K63-85 và 11 xe M113. Bên cạnh đội hình Tiểu đoàn TTG 2 có 1 đại đội hỗn hợp trinh sát công binh và Tiểu đoàn 3 của Xáttha (Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia).

Khmer Đỏ không kịp trở tay

Sau nửa tháng chiến đấu liên tục, tình trạng kỹ thuật xe tăng rất tã, chưa được một ngày bảo dưỡng, mỗi xe M113 chỉ còn 150 lít xăng; xe tăng T-54 thì khá hơn, đạn pháo xe tăng chưa đến 12 quả cho mỗi nòng pháo mà xe hậu cần thì chưa lên kịp song quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ xe tăng rất cao, ai cũng háo hức đánh giặc lập công.

Tuy nhiên, đã gần 7 giờ mà Trung đoàn 209 - đơn vị chủ công tiến vào Phnom Pênh vẫn chưa sang được sông. Phó Tư lệnh quân đoàn Bùi Cát Vũ quyết định đưa Trung đoàn 14 lên thay thế. Còn Trung đoàn 209, Trung đoàn 12 thì đón nhận các xe lên sau.

Đúng 7 giờ 15 phút, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ phát lệnh hành tiến tiến công vào Phnom Pênh. Trước đó ít phút ông đã lệnh cho Trung đoàn Hải quân 962 và Trung đoàn Đặc công 113 rời bến để bảo vệ mặt Nam cho đội hình.

Để tiện chỉ huy tác chiến, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ chuyển sang xe thiết giáp V100 cùng với Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn TTG 22 Tạ Văn Thắng. Các sĩ quan cơ quan tham mưu quân đoàn đi trên xe V100 thứ hai do trung uý Đồng Phạm Thắng chỉ huy.

Chỉ huy Tiểu đoàn TTG 2 là tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thành (sau này là Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng). Đơn vị đi đầu đội hình là Đại đội XT 10 gồm 4 chiếc T54. Ngay sau khi có lệnh, xe tăng đã ngay lập tức tăng tốc độ. Các xe thiết giáp và ô tô chở bộ binh bám sát phía sau.

Pháo binh ta nhả đạn đánh quân Pôn-pốt năm 1979
Hành tiến được 5 km, đội hình tiến công gặp trận địa phòng ngự đầu tiên của Khmer Đỏ. Quân địch sử dụng pháo 130mm và 85 mm hạ nòng bắn thẳng đồng thời lợi dụng công sự chiến đấu ngăn chặn quyết liệt. Các xe TTG dàn đội hình đánh địch. Sau chừng 5 phút chiến đấu, một số xe kéo pháo bỏ chạy.

Từ sở chỉ huy, Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ điện cho Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thành: “Nó kéo pháo chạy có nghĩa là đường không có mìn. Thời cơ rất tốt, bắn đè đầu nó xuống, thúc xe tăng vượt qua nhanh, đuổi theo!”.

Trong lúc đó 8 chiếc xe tải Khmer Đỏ đổ quân trên đường Ba Nam sát bờ sông, dùng DKZ và 12,8 mm bắn vào đoàn tàu của trung đoàn 962. Còn ở mũi Cù lao có hai tàu Khmer Đỏ vừa bắn vừa chạy ngược trở lên. Các tàu của Trung đoàn 962 nhanh chóng nổ súng, buộc quân địch bỏ chạy.

Trên đầu đội hình hành tiến, Chuẩn uý trung đội trưởng Trần Ngọc Giao (sau này được tuyên dương Anh hùng LLVTND) chỉ huy xe tăng T-54 số 975 vừa dùng hoả lực, vừa dùng xung lực đâm húc hất xe pháo địch xuống vệ đường.

Khi đến đầu phum Prek Pol, một lần nữa đội hình tiến công phải dừng lại khi gặp trận địa phòng ngự của quân Khmer Đỏ. Sau ít phút nổ súng, quân địch bỏ chạy. Đội hình tiến công tiếp tục tiến nhưng phải đi theo đường tránh vì cầu bị phá.

Đến phum Kông-Lêng, quân Khmer Đỏ đem 2 xe tải ra chắn đường, hoả lực chống tăng các loại bắn ra khá mạnh, có 2 chiếc xe tăng K63-85 và một số khẩu pháo 85 mm, xe thiết giáp M113 số 271 của Đại đội 5 bị trúng đạn bốc cháy. Đội hình tạm dừng.

Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết định cho Tiểu đoàn 3 bạn và Trung đoàn 14 vòng đánh địch để bảo vệ cho xe tăng đột phá.

Sau 20 phút chiến đấu, quân Khmer Đỏ vỡ trận, bỏ chạy. Được các xe sau yểm hộ, xe 975 của Trần Ngọc Giao lao lên với tốc độ cao nhất chen vào giữa đội hình xe địch. Khi xe 975 bắn hạ được hai chiếc phía trước trong cự ly quá gần, khói bụi che lấp tốc độ nhanh không lấy được tim đường nên xe bị dệ xuống mương.

Quân Khmer Đỏ bị bắt
Ngay lập tức, các chiến sĩ trong xe nhảy xuống chiến đấu bằng súng bộ binh, diệt thêm hai xe chạy sau và một số bộ binh địch. Khi Đại đội XT 10 đến, Trần Ngọc Giao lên thay Đại đội trưởng trên chiếc xe tăng T-54 số 973, dẫn đầu đội hình chọc thẳng vào thành phố.

Hơn 10 giờ, đội hình tiến công đã đến cầu Monivong. Quân Khmer Đỏ vẫn tiếp tục kháng cự, bắn cháy 1 xe M113 nhưng rồi nhanh chóng tan rã. Theo kế hoạch, các đơn vị toả ra các mục tiêu trong thành phố.

Đại đội XT10 do Trần Ngọc Giao chỉ huy lao thẳng vào Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan đầu não chỉ đạo chiến tranh của Khmer Đỏ.

Đúng 10.30 ngày 07.01.1979, lá cờ chiến thắng đã được Trần Ngọc Giao kéo lên tại Bộ Tổng Tham mưu. Đến 12 giờ, hầu hết các mục tiêu chủ yếu trong thành phố Phnom Pênh đã được giải phóng.

Trận tiến công trong hành tiến diễn ra quá nhanh, quá thần tốc khiến cho quân Khmer Đỏ không kịp trở tay. Chúng phải bỏ lại hàng trăm xe tăng thiết giáp và pháo lớn cùng nhiều trang bị vũ khí khác. Rất nhiều đồ quý hiếm trong Hoàng cung, trong các công sở cũng không kịp mang đi.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

QUÂN VIỆT NAM TRUY KÍCH THẦN TỐC:
THỦ LĨNH KHMER ĐỎ BỎ LẠI HỘ CHIẾU
CHẠY LẤY NGƯỜI


Tù binh Khơme đỏ bị bắt trong một trận đánh trên chiến trường biên giới Tây - Nam. Ảnh: Báo Long An.
Lữ đoàn xe tăng 273- Đơn vị hai lần Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã lập công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cả trong quá trình tiến công tiêu diệt Khmer Đỏ, cứu nhân dân Camphuchia thoát khỏi hoạ “diệt chủng”.

Xung kích trên hướng tiến công Đông Bắc

Nằm trong đội hình Quân đoàn 3 có nhiệm vụ phản công tiêu diệt Khmer Đỏ và tiêu diệt bè lũ Pol Pốt, cứu dân tộc Campuchia khỏi hoạ diệt chủng, những ngày cuối năm 1978, đầu năm 1979 là những ngày hết sức bận rộn và ác liệt đối với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 273.

Trên hướng tiến công của quân đoàn, lực lượng phòng thủ của Khmer Đỏ rất mạnh, bao gồm 4 sư đoàn bộ binh (BB) 310. 450, 174, 280, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp, 1 trung đoàn tăng thiết giáp (TTG)... bố trí tuyến phòng ngự dọc theo đường 7 từ Suong, Chup đến Phsam và cắt ngang đường 7 từ Tà Nốt đến Chong Chech.

Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn Xe tăng và Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 tấn công giải phóng Phnom Penh Ảnh: TƯ LIỆU QUÂN ĐOÀN 4.
Tuyến phòng thủ hướng này còn được hỗ trợ bởi rất nhiều vật cản thiên nhiên và nhân tạo. Đặc biệt, để đến được thủ đô Phnom Pênh của Khmer Đỏ, các lực lượng của Quân đoàn 3 sẽ phải vượt qua 2 con sông rộng và có lưu tốc rất lớn là Mekong và Tonle Sap.

Vào 6 giờ sáng ngày 31.12.1978, Bộ Tư lệnh quân đoàn phát lệnh nổ súng tiến công. Cùng với bộ binh và binh chủng bạn, Lữ đoàn xe tăng 273 đã chiến đấu dũng cảm, nhanh chóng đột phá chọc thủng tuyến phòng ngự đường số 7 của địch.

Tuy nhiên, do sự ngăn trở của con sông Mekong tại khu vực KongPong Cham, đội hình của quân đoàn đã bị chậm lại.

Phải đến ngày 6.1.1979, với cuộc hợp đồng binh chủng vượt sông bằng sức mạnh quân đoàn mới giải phóng được thị xã Kông Pông Chàm. Bởi vậy, khi tiến tới ngã ba Scun thì được tin Phnôm Pênh đã được giải phóng.

Sau khi liên lạc với Sở chỉ huy tiền phương của Bộ, Đại tá Nguyễn Quốc Thước - Phó Tư lệnh Quân đoàn 3 (sau này là Trung tướng, Tư lệnh quân khu 4) lệnh cho Lữ đoàn 273 đưa xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn BB 10, nhanh chóng chuyển hướng chiến đấu, giải phóngtỉnh Kông Pông Thơm, Xiêm Riệp, truy kích bọn đầu sỏ Pol Pốt cùng bộ phận cố vấn của chúng đang tháo chạy sang hướng Thái Lan.

Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.
Truy kích thần tốc, Phó Thủ tướng “Campuchia dân chủ” phải bỏ lại cả hộ chiếu cốt chạy lấy người

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đánh rắn phải đánh dập đầu”. Nhận rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ, ngay lập tức một tiểu đoàn của Lữ đoàn XT 273 cùng với Sư đoàn bộ binh 10 chuyển hướng về hướng Tây theo đường số 6 về hướng Kongpong Thom và Xiêm Riệp.

Sau khi hệ thống phòng thủ phía Đông bị tan vỡ, lực lượng chủ lực bị tổn thất nặng nề, lại bị mất thủ đô, các lực lượng còn lại của Khmer Đỏ chống cự yếu ớt nên không thể ngăn cản cuộc tiến công của Quân đoàn 3.

Ngày 10.1.1979, sau khi truy đuổi địch trên 100km, Sư đoàn BB 10 cùng xe tăng tiến đến thị xã Xiêm Riệp và triển khai tiến công.

Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, nhanh đến nỗi khi đánh vào khách sạn 5 tầng lớn nhất, quân Khmer Đỏ hoảng loạn bỏ chạy, không kịp thu dọn, đồ dùng vứt ngổn ngang; trên các bàn ăn, các món ăn sang trọng còn đang bày la liệt, trên các bếp vẫn còn nghi ngút khói.

Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.
Đang truy lùng tàn quân địch trong thành phố, tiểu đoàn xe tăng được lệnh khẩn trương cùng bộ binh tiếp tục truy kích đoàn xe ô tô của bọn đầu sỏ Khmer Đỏ cùng cố vấn đang chạy về biên giới Thái Lan.

Nhận lệnh, Đại đội xe tăng 8 cùng với Trung đoàn bộ binh 28, Sư đoàn 10 lập tức lên đường. Xe tăng đi trước, chạy với tốc độ cao nhất. Bộ binh ngồi trên xe vận tải bám sát đội hình xe tăng. Tất cả đều ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Đến cầu Poi Pét thì cầu đã bị phá. Đội hình xe tăng truy kích không thể vượt sông. Tuy nhiên, đoàn xe của lãnh tụ Khmer Đỏ cũng không qua được phải bỏ lại bên này cầu.

Tổng cộng có 12 xe du lịch loại sang trọng, phần lớn mang nhãn hiệu Mercedes bị bỏ lại ở đầu cầu. Có lẽ do quá vội nên trong một xe còn bỏ lại 1 cuốn hộ chiếu mang tên Yêng Xary - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Campuchia dân chủ và rất nhiều tài liệu.

Thật tiếc, chỉ nhanh thêm một chút đoàn quân truy kích của Quân đoàn 3 đã tóm sống được một thủ lĩnh “Khmer Đỏ”, một tên đồ tể của chế độ diệt chủng Pol Pốt - Yêng Xary cùng cả lô cố vấn của bọn chúng.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TRẬN ĐỔ BỘ THẦN TỐC
ĐÁNH CHIẾM QUÂN CẢNG REAM


Trong chiến dịch giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi thảm hoạ diệt chủng Polpot đầu năm 1979, bên cạnh những mũi tiến công trên bộ của các quân khu, các quân đoàn chủ lực, thì Hải quân nhân dân Việt Nam cũng đảm nhiệm những hướng tiến công quan trọng: Huỷ diệt lực lượng hải quân Khmer Đỏ, thực hành đổ bộ đường biển để yểm hộ cho các mũi tiến công của lục quân.

Trên hướng biển, địch thủ của Hải quân nhân dân Việt Nam là sư đoàn hải quân 164 và trung đoàn biên phòng 17 của Polpot, cùng các lực lượng trên bộ khác, với hàng trăm tàu thuyền các loại, với quân số đông đảo và nhiều loại hoả lực mạnh.

Trong hoàn cảnh đó, với sự phối hợp cùng không quân và lục quân, Hải quân nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều trận hải chiến, đánh bại lực lượng tàu chiến của quân Polpot, bảo vệ thành công cho cuộc đổ bộ của Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 lên bãi biển Tà Lơn đêm 06/01/1979.

Sau khi đổ bộ thành công, quân ta bắt đầu phát triển đánh chiếm các quân cảng quan trọng của địch, gồm Sihanoukville (Kampong som) và Ream. Trong đó, trận hợp công thuỷ - bộ đánh chiếm quân cảng Ream của quân Khmer Đỏ ngày 09-10/01/1979 là một chiến thắng rực rỡ của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Chỉ trong khoảng 24 giờ đồng hồ, Hải quân ta đã vừa trinh sát, vừa chế áp hoả lực địch, vừa tiến hành đổ bộ đánh chiếm một quân cảng quan trọng bậc nhất của hải quân Polpot.

Hải quân đánh bộ Lữ đoàn 101 lên tàu
Bối cảnh trận đánh

Ream là một quân cảng của Khmer Đỏ, nằm ở tây bắc đảo Phú Quốc, cách Phú Quốc chừng 25km, nằm trong tầm bắn của pháo hạng nặng cỡ 130mm, thuộc biên chế tiểu đoàn pháo binh 21, Vùng 5 Hải quân trên đảo Phú Quốc.

Do đó, khi thực hành đổ bộ chiếm cảng, hải quân ta có được sự yểm hộ hoả lực mạnh mẽ của pháo binh.

Tuy vậy, địa thế của Ream rất phức tạp, có nhiều đảo nhỏ bao bọc, che khuất, thuận lợi cho quân địch che giấu lực lượng, bất ngờ tấn công hải quân ta. Phía ngoài cảng Ream có đảo Hòn Nước và Phú Dự che chắn, chỉ cách đảo Phú Quốc của ta chừng 4km, khiến hai bên đều có thể theo dõi động tĩnh của nhau.

Vùng biển phía tây nam đảo Phú Quốc rộng rãi, dễ cơ động, song chịu ảnh hưởng của gió mùa và sóng lớn, gây khó khăn cho hạm tàu hải quân ta. Trên bờ, trên các đảo có rừng cây rậm rạp rất khó phát hiện những trận địa hoả lực của địch, khu vực cảng Ream hoàn toàn xa lạ với Hải quân nhân dân Việt Nam.

Trước ngày 07/01/1979, trong căn cứ Ream có biên chế nhiều tàu chiến của sư đoàn hải quân 164 của địch, gồm tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi, tàu PCF, tàu quét mìn và các thuyền chiến đấu bằng gỗ.

Nhưng sau trận đọ sức với Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 06-07/01/1979, Hải quân Polpot đã bị thiệt hại nhiều tàu. Nhận thấy không còn khả năng đột kích vào Hải quân ta trên biển, quân Khmer Đỏ đã tự phá huỷ, đánh chìm đa số tàu còn lại, và rút lính thuỷ lên bờ, dựa vào hệ thống công sự, hầm hào ven bờ để chống trả.

Cán cân lực lượng

Tại căn cứ Ream, địch ước tính có trên 1.100 tên, gồm một tiểu đoàn của trung đoàn 63, sư đoàn 164, hai trận địa pháo cao xạ 37mm hai nòng (8 khẩu), bốn trận địa súng cối và súng ĐKZ, hai trận địa trọng liên 12,7mm, cùng nhiều chốt hoả lực trung liên, đại liên.

Cụ thể: Một trận địa 12,7 mm ở mỏm giữa Hòn Tây Nam. Một trận địa 12,7 mm ở Hòn Giữa. Một trận địa súng cối và ĐKZ ở phía bắc Hòn Dừa. Một trận địa cối ở phía nam Hòn Luông. Một trận địa pháo cao xạ 37 mm di động ở đầu phía bắc cầu cảng.

Một trận địa pháo cao xạ 37 mm cố định ở phía nam cảng. Một trận địa cối và đại liên ở phía nam cầu cảng. Một tuyến phòng thủ giao thông hào và các ụ hoả lực từ bắc cầu cảng chính đến cầu cảng Cá.

Theo kế hoạch ban đầu, Hạm đội 171 của Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ làm nhiệm vụ bắn dọn bãi đổ bộ cho lực lượng của Vùng 5 Hải quân. Tuy nhiên, do tình huống phát sinh ngoài dự kiến, nên việc này chưa thực hiện được.

Lữ đoàn 127 của Vùng 5 Hải quân đã huy động 06 tàu PGM, 06 tàu PCF, và 02 tàu đổ bộ cơ giới LCM-8 từ bãi Tà Lơn sang, để bổ sung cho lực lượng sẵn có của Hạm đội 171 (gồm 04 tàu chiến lớn HQ-01, HQ-03, HQ-05, HQ-07, 04 tàu tuần tiễu K-62 100 tấn, 01 tàu PGM).

Lực lượng tàu chiến đấu chủ yếu là các tàu chiến hệ 2 (chiến lợi phẩm thu được từ Hải quân chế độ cũ), ngoại trừ một số tàu chiến lớn (như tàu HQ-01 có lượng giãn nước 2.800 tấn, HQ-03 1.600 tấn, HQ-05 và HQ-07 650 tấn) thì đa số chỉ có lượng giãn nước khoảng 100 tấn.

Hoả lực chủ yếu của hạm tàu Hải quân nhân dân Việt Nam là pháo cao xạ 37mm và 25mm, trọng liên 14,5mm và 12,7mm. Một số tàu chiến lớn có pháo lớn cỡ 127mm và 76mm. Ngoài ra, trên nhiều tàu có trang bị các giàn hoả tiễn phóng loạt H12 để oanh kích diện rộng.

Lực lượng trực tiếp đổ bộ gồm 02 tàu PCF (số hiệu 108 và 3825), 04 tàu vedette, 05 tàu PBR, 01 tàu LCM-6, cùng 15 thuyền huy động của nhân dân. Trên các tàu chở theo hai đại đội bộ binh tăng cường, để làm nhiệm vụ đánh chiếm cảng.

Nhìn chung, các tàu tham gia chiến gồm nhiều kiểu loại, tốc độ không đồng đều, trang bị không đồng bộ, máy thông tin liên lạc còn thiếu. Công tác hiệp đồng giữa các lực lượng không quân, tàu và pháo bờ chưa có nên Hải quân ta vừa phải làm nhiệm vụ trinh sát, vừa phải làm nhiệm vụ bắn phá tiêu diệt, vừa tổ chức đổ bộ, đổ bộ bộ binh lên chiếm cảng Ream.

Diễn biến chiến đấu
Trước hoàn cảnh tình hình địch phức tạp, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã tổ chức trinh sát, tiến hành nhiều đợt tập kích hoả lực, sử dụng hoả lực hạm tàu, cùng với pháo binh bờ biển và không quân tiêu diệt các ổ đề kháng của địch trên bờ.

Hai tàu PCF số 102 và 107 có nhiệm vụ chở bộ phận mũi nhọn của đại đội 3, tiểu đoàn 1 đổ bộ lên cảng Ream để đánh chiếm đầu cầu. Chi viện hoả lực trực tiếp cho bộ phận mũi nhọn là hai tàu PCF số 103 và 104.

Chi viện hoả lực tầm xa bằng hoả tiễn H12 là bốn tàu PGM số 602, 605, 606, và 607, đóng vai trò diệt các hoả điểm kiên cố của địch trên bờ, trên đảo, bắn dọn bãi đổ bộ, chi viện hoả lực cho bộ binh.

Sau khi bộ phận mũi nhọn đổ bộ thành công, hai tàu PCF số 108 và 3825 sẽ hộ tống đội hình đổ bộ, đưa toàn bộ lực lượng bộ binh lên bờ.

Ngay trước giờ nổ súng, tàu PGM số 602 được lữ đoàn 127 điều đi tăng cường cho biên đội tàu 603 và 615 ở Sihanoukville, nên chỉ còn 3 tàu PGM số 605, 606, và 607 tiến hành trinh sát cảng Ream.

16 giờ chiều 09/01/1979, biên đội tàu đi đến ngang Hòn Tây Nam thì gặp hoả lực 12,7 mm, cối 81, M79, ĐKZ của địch ở trong bờ bắn ra. Ba tàu ta bình tĩnh đánh trả và đã tiêu diệt cụm hoả lực địch ở Hòn Tây Nam và Hòn Giữa, tiếp tục tiến sâu vào trinh sát cảng Ream.

Biên đội ba tàu PGM thành đội hình hàng dọc tiến vào, khi cách cảng 2 hải lý thì bị trọng liên 12,7mm ở bắc Hòn Bãi bắn ra và súng cối 71mm từ trên cảng bắn xuống. Biên đội chuyển thành hàng ngang, dùng hoả tiễn H12 bắn vào các hoả điểm địch ở Hòn Dừa, sau đó tiếp cận dùng pháo 37mm bắn nhanh.

Bọn địch trên bờ ngoan cố chống trả mãnh liệt. Trước tình hình trời sắp tối và xét thấy khả năng ta chưa thể vào cảng được, chỉ huy trận đánh quyết định cho biên đội tàu PGM dừng lại và lùi ra xa thả trôi.

Song song với quá trình trinh sát cảng Ream, chiến sự ở cảng Sihanoukville diễn biến căng thẳng, lữ đoàn 127 tiếp tục điều hai tàu PCF số 101 và 3825 lên phối thuộc cho Hạm đội 171, giữ lại bốn tàu PCF, để tiếp tục tấn công cảng Ream vào ngày hôm sau.

09 giờ sáng ngày 10/01/1979, hai tàu PCF số 102 và 107 tiếp tục trinh sát cảng Ream: Tàu 107 đi qua khu vực Hòn Dừa rẽ sang phải trinh sát bờ bên phải và cầu cảng, còn tàu 102 đi thẳng từ ngoài vào trinh sát bờ bên trái cửa vịnh cảng Reem. Biên đội ba tàu PGM ở vòng ngoài sẵn sàng chi viện.

09 giờ 32 phút sáng, tàu ta vào đến cách cảng 2 km thì địch ở hai cầu cảng bắn bằng hoả lực cối 81mm, ĐKZ, 12,7 mm, 37mm. Hai tàu của ta bắn lại quyết liệt, biên đội ba tàu PGM cũng chi viện bằng hoả tiễn H12. Diễn biến chiến đấu rất quyết liệt, suốt hai tiếng đồng hồ quân ta không tạo được thế đổ bộ. Trước tình hình đó, lúc 11 giờ 30 phút sáng, các tàu ta lại một lần nữa được lệnh rút ra ngoài.

Đến 12 giờ trưa, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam tiến công Ream có thêm ba tàu PGM (số 602, 603, 615) từ Sihanoukville trở về. Ban chỉ huy Lữ đoàn hải quân 127 hạ quyết tâm đánh địch theo phương án có hoả lực tăng cường.

12 giờ 30 phút, lực lượng tàu đổ bộ chở theo bộ binh xuất phát từ Bãi Dài.

13 giờ, biên đội sáu tàu PGM chiếm lĩnh vị trí chi viện hoả lực. 10 phút sau, hai tàu PCF số 102 và 107 cặp mạn tàu 603 để lấy quân.

Đến 13 giờ 15 phút, hai tàu HQ-05 và HQ-07 bắt đầu pháo kích bằng trọng pháo vào cảng Ream. 15 phút sau, các giàn hoả tiễn H12 trên 06 tàu PGM bắn vào khu vực cảng. Bọn địch trong bờ ngoan cố chống trả điên cuồng, nhưng chúng bị toàn bộ hoả lực của Hải quân ta áp đảo.

Tàu PGM số 615 của Hải quân nhân dân Việt Nam, lượng giãn nước khoảng 120 tấn, trang bị hai pháo 37mm hai nòng, hai trọng liên 14,5mm hai nòng, hoả tiễn phóng loạt H12.
Lợi dụng thời cơ có lợi, đến 13 giờ 50 phút, hai tàu PCF số 102 và 107. tăng tốc độ vượt lên trước đội hình sáu tàu PGM để tiến vào cảng Reem. Trọng liên 12,7mm trên tàu bắn quét vào cảng. Khi còn cách cảng 1km, hoả lực trung liên RPD, tiểu liên AK bắt đầu phát huy tác dụng, bắn găm vào khu vực cảng.

Địch vẫn chống cự quyết liệt, tàu 107 bị trúng 1 quả đạn M79, 1 chiến sĩ hy sinh, 6 người khác bị thương. Dù bị thương vong, tàu 107 vẫn dũng cảm, vừa bắn chế áp địch vừa cơ động tiến vào cảng.

Đến 14 giờ 15 phút, 2 tàu 107, 102 cập cảng Cá, phía bên trái cảng chính. Bộ binh nhanh chóng đổ bộ lên bờ chiếm lĩnh trận địa, vận động tiêu diệt các ổ đề kháng làm bàn đạp cho lực lượng đổ bộ tiếp theo.

Đến 15 giờ 30 phút, lực lượng đổ bộ chủ yếu đã đến vị trí tập kết. Đến 16 giờ, hai tàu PCF số 108 và 3825 nhận lệnh tiến thẳng vào cảng Ream. Đến 17 giờ, đội tàu vận tải cập cảng Ream, bộ binh lên bờ mở rộng đầu cầu đã chiếm được.

Cùng lúc đó, mũi tiến công của bộ binh Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 cũng nhanh chóng áp sát, giải phóng cảng Ream.

Cùng ngày 10/01/1979, Tiểu đoàn 8, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101, Vùng 5 Hải quân cũng từ ngã 3 Ream kịp thời tiến vào cảng, cùng với các đơn vị triển khai đội hình phòng thủ bảo vệ các mục tiêu. Tại cảng Ream, ta thu được 2 tàu cá Thái Lan trọng tải lớn, 1 tàu LCU, 2 ca nô, 1 đốc nổi; 10 thuyền vũ trang đang trên sửa chữa trên đốc; 1 kho đạn, 21 quả ngư lôi; 6 khẩu pháo.

Như vậy, trong vòng một ngày chiến đấu, các lực lượng của Hạm đội 171, của Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với bộ binh tiến hành đánh chiếm thành công cảng Ream, với tổn thất hạn chế nhất có thể.

Việc đánh chiếm nhanh chóng và nguyên vẹn các mục tiêu chiến lược dọc duyên hải Cam-pu-chia như Sihanoukville và cảng Ream của Hải quân nhân dân Việt Nam là một chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng trong việc thiết lập tuyến hậu cần trên biển cho bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia, cũng như giữ vai trò to lớn trong xây dựng, tái thiết đất nước Chùa Tháp sau chiến tranh.

THANH HOA
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

THẦN TỐC GIẢI PHÓNG PHNOM PÊNH
VÀ PHÁT HIỆN BẤT NGỜ VỀ CUỘC SỐNG
NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA THỜI KHMER ĐỎ


Bộ đội xe tăng huấn luyện vượt sông. Ảnh minh hoạ.
Vượt sông Mekong và chốt cứng đầu cầu

Tiểu đoàn 4 chúng tôi sau khi vựợt sông Mekong được lệnh chốt cứng đầu cầu bến phà Niek Luong bên hữu ngạn. Đơn vị củng cố trận địa phòng ngự bảo vệ bến vượt, chờ đón quân đoàn sang sông.

Trên bến ban đầu chỉ có đội tàu há mồm LCU hoạt động hết công suất. Đơn vị nào đến trước hải quân đưa sang trước, bất kể phiên hiệu sư đoàn, trung đoàn. Mỗi một thê đội xe tăng, một khẩu đội lựu pháo, kể cả một trung đội bộ binh vượt sang được bờ sông bên này là chiến thắng đã ở gần thêm một chút.

Ngay hôm sau, một đoàn khinh hạm PCF gầm gừ xé nước, hộ tống mấy chiếc phà dân sự lớn ngược dòng từ sông Tiền, sông Hậu dưới hạ lưu lên đến nơi.

Bến vượt Niek Luong như sôi trên mặt sóng, hối hả không lúc nào ngừng. Tiếng máy tàu mải mướt ầm ì suốt đêm suốt ngày, đưa các binh chủng kỹ thuật, các sư đoàn sang sông.

Các đơn vị bạn đổ bộ xong là hành quân về hướng thủ đô Ph’nom Penh ngay. Từ bến sông này đến đó chỉ khoảng 50 km nữa. Nếu tấn công hành tiến với hoả lực tăng, pháo mạnh thì chỉ hơn một giờ đồng hồ nữa là đến thủ đô đất địch.

Chúng tôi có sự sốt ruột pha lẫn ghen tỵ với các đơn vị bạn, song nhiệm vụ chiến dịch quân đoàn đã triển khai, chỉ có việc phải chấp hành.

Trung đội thông tin chiếm cứ một chiếc nhà nổi vô chủ neo trên sông. Mé hông nhà, những chiếc thùng phuy kết lại thành hàng, trên lót ván phẳng thành một chiếc cầu nối với bờ. Nằm đây hơi khó ngủ vì sóng chân vịt tàu phà chạy qua, làm ngôi nhà dập dềnh hơi chóng mặt.

Tôi gọi tên ngôi nhà là thuyền Thiên Nga, như trong truyện “Không gia đình” đọc hồi bé. Gió chướng trên sông thổi mát rười rượi ban trưa nhưng thấm lạnh vào ban đêm.

Bộ đội tăng thiết giáp huấn luyện. Ảnh minh hoạ.
Thôi đành nhường suất tiên phong cho Sư đoàn 7, sau những đêm ngày hành quân liên miên đi đầu, bây giờ chúng tôi lại may mắn có một khoảng thời gian nghỉ ngơi lại sức.

Tiểu đoàn tôi được lệnh nống ra, truy quét về hướng nam để mở rộng bến vượt. Chúng tôi toàn lính trẻ nên phấn khởi lắm! Tốc độ đánh nhanh như thế này, hẳn ngày tiến vào Ph’nom Penh ắt chẳng còn xa.

Phát hiện bất ngờ về cuộc sống của người Campuchia thời Khmer Đỏ

Con đường xuôi ven sông rợp mát bóng hàng cây vú sữa cổ thụ. Nếu cứ được đi xuôi mãi theo dòng Mekong, chỉ ngày mốt là tiểu đoàn chúng tôi sẽ về đến thị trấn Châu Đốc tỉnh An Giang nước Việt quê nhà.

Trên các ô cửa đầu thang dãy nhà sàn, dân bạn ngồi tò mò nhìn những anh lính Việt. Không thấy thanh niên, toàn người già với trẻ con. Dăm đứa bé sán lại những người lính lạ. Chúng tôi trêu chọc lũ bé con trong ánh mắt thiện cảm của những người già. Bọn trẻ con, và cả giống chó nữa, thường rất nhạy cảm với sự tốt bụng hay thân thiện.

Đọc chuyện cho các cháu nghe tại trường Hoa Hồng 1 (ngôi trường Quân đoàn 4 giúp đỡ xây dựng nuôi và dạy trẻ mồ côi Campuchia sau thảm hoạ diệt chủng Polpot-Iêngxari).

Hành quân dăm sáu cây số, đơn vị rẽ ngang hướng tây. Con đê lớn xuyên qua cái trảng chó ngáp, song song với dòng mương thuỷ lợi. Đến đoạn cuối con đê, tiểu đoàn tiến vào một nông trường lớn của địch.

Nổi bật trên nền xanh cây trái, sừng sững một toà nhà xây lợp ngói đỏ nền lát gạch bông. Một khẩu hiệu đỏ lớn, chữ kiểu “giá đỗ” mà chúng tôi không đọc được, kẻ ngang chỉnh chện cân đối phía trên bục sân khấu. Có lẽ đây là hội trường. Kiến trúc khánh tiết hội trường mọi nơi trên thế giới đều có vẻ giống nhau.

Cách đó không xa là cái nhà ăn tập thể liền bếp nấu, lợp lá thốt nốt rộng rãi dài dằng dặc. Bàn ghế gỗ kê đơn giản nhưng ngăn nắp. Mấy chiếc nồi gang, chảo lớn bị bắn thủng hết đáy, không để cho ta sử dụng.

Lính Polpot đã thực hiện triệt để việc tiêu thổ kháng chiến. Hẳn đây là một hình mẫu nông thôn XHCN theo mô phỏng nông trang Đại Trại bên Trung Quốc.

Một dãy nhà sàn bé nhỏ cùng kiểu, đứng cách nhau đều tăm tắp xen giữa những hàng đu đủ trái sai lúc lỉu. Trợ lý dân địch vận bảo nhà hạnh phúc của tụi nó đấy. Tên nào nhiều “thành tích”, nó cho về đây nghỉ dưỡng.

Tổ chức Angka dựng vợ gả chồng, ghép đôi bất kỳ ngẫu nhiên theo những lá thăm gắp được. Bằng cách phân bổ công bằng đó, đôi khi gã trai tơ có thể may mắn cưới được một chị nạ dòng chính hiệu mà lính ta quen gọi là memai.

Tuyên thệ vợ chồng rồi thì lên nhà hạnh phúc tha hồ ân ái tình yêu. Tôi trèo cầu thang lên, đẩy cửa một “túp lều lý tưởng” tò mò ngó vào. Túp lều một gian trống không, thậm chí còn không có cả chiếc giường hạnh phúc.

Có vẻ đôi trái tim vàng này âu yếm với nhau ở luôn trên sàn, như thói quen thôn quê bao đời. Con tắc kè vàng bệch bám cạnh mớ giẻ bẩn treo trên cột, nhìn tôi bằng đôi mắt lồi lấc láo.

Thấy cái kẻng treo đầu nhà ăn, thằng Cầm điếc anh nuôi nghịch gõ một hồi váng tai. Gà nghe kẻng bỗng nhiên ở đâu đổ về đông nghịt.

Trời ơi! Lính đang đói chất tươi mà gà trống choai, mái tơ quàng quạc lao thục mạng qua các bụi cây, sấn vào quanh quẩn dưới chân, bao vây khu bếp. Thằng Điệp liên lạc thả ba lô, nuốt nước miếng, liếc xéo sang chính trị viên Thưởng.

Bộ đội Quân đoàn 4 làm nhà giúp nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống mới sau thảm hoạ diệt chủng Polpot-Iêngxari.
Trước khi mở chiến dịch tổng tấn công này, toàn bộ các đơn vị tình nguyện quân tham chiến đã phải học 9 điều quy định khi làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn.

Theo các điều quy định ngặt nghèo đó, chúng tôi chỉ có thể được phép dùng nước sông nước giếng, được hái củi để đun nước nấu cơm, tất nhiên được thở bầu không khí thoải mái trên đất bạn nữa, còn thì cấm trèo cây hái trái, cấm đụng vào hay lấy bất cứ một thứ gì của dân, dù là nhỏ nhất.

Anh Thưởng già chính trị viên mặt lạnh như thép nòng, bảo thằng Điệp giở cơm vắt chấm muối ra ăn. Thằng Luân thất vọng, uể oải lấy dao găm cắt cơm vắt.

Anh Sơn tiểu đoàn trưởng cũng không nói gì, ngoảnh đi chỗ khác cầm miếng cơm thản nhiên nhai. Thấy tụi thông tin bậu xậu xung quanh chưa ăn, như còn ngần ngừ chờ đợi điều gì, anh Mão tham mưu bỗng nổi điên lên, quát “không tao vứt cơm cho gà ăn hết giờ!”

Tôi gọt vắt cơm chớm thiu bên ngoài, chấm muối trệu trạo nhai. Phần vỏ vứt cho đàn gà tranh nhau. Vừa nhai cơm vắt, tôi vừa nhớ đến bài sinh vật học về phản xạ có điều kiện hồi lớp 7 ngày xưa cô Chi dạy.

Trong phản xạ không điều kiện, cung phản xạ chỉ cần phản ứng báo qua tuỷ sống, như phản xạ bú mẹ của các em bé sơ sinh chẳng hạn. Còn phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành theo thói quen, qua rèn luyện trong cuộc đời.

Ăn cơm đúng kẻng hẳn lũ gà nông trang này đã được mấy thằng lính Polpot rèn luyện khá kỹ. Tài thật! Tài đến thế là cùng! Thưa ông giáo sư sinh học nước Nga tên là Pavlov!

TRUNG SỸ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HẠM ĐỘI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ
VÀ NHỮNG CHIẾN CÔNG VANG DỘI CAMPUCHIA


Tàu hải quân Việt Nam thực hành đổ bộ phương tiện cơ giới. Ảnh tư liệu.
Trước khi diễn ra những cuộc xung đột lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary đã nhiều lần gây hấn trên lãnh thổ nước Việt Nam vừa thống nhất, như ở đảo Thổ Chu tháng 5/1975, biên giới An Giang tháng 4/1977.

Hải quân nhân dân Việt Nam đã giáng trả cho chúng những đòn quyết định, như phối hợp với bộ binh và đặc công giải phóng hoàn toàn đảo Thổ Chu và các đảo Hòn Cao, Hòn Từ tháng 6/1975, hay tiêu diệt các tàu, thuyền của quân Pol Pot xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại vùng biển Hòn Long - Hòn Đốc.

Cuối năm 1978, quân Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với lực lượng lên tới 19 sư đoàn. Để đáp trả, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tiến công, giải phóng nhiều nơi.

Phối hợp chặt chẽ với các mũi tiến công trên bộ, ở hướng biển, các đơn vị Hải quân được lệnh bước vào chiến đấu. Theo cuốn Lịch sử binh chủng Hải quân (1955-2015) do Bộ Tư lệnh Hải quân thực hiện, sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng do đồng chí Hoàng Hữu Thái – Phó Tư lệnh quân chủng chỉ huy đã được thiết lập tại đảo Phú Quốc.

Đêm 4/1/1979, hai biên đội tàu chiến đấu tập kết ở khu vực đảo Nam Du và An Thới. Trong khi đó, toàn bộ người và vũ khí của Lữ đoàn 126 được các đơn vị vận tải chuyển ra Phú Quốc an toàn. Các lực lượng Quân chủng ở phía Nam sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu.

Tàu HQ-501 tham gia chiến đấu giải phóng Campuchia. Ảnh tư liệu.
Cuộc chiến tại Kampong Som

Ngày 5/1, tại Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị: “Bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ tại chân núi Tà Lơn, phong toả đường 3 và 4, tiến đánh cảng Kampong Som.

Tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu chúng từ Cảng Ream, Kampong Som chạy ra biển, bảo vệ sườn trái đội hình đổ bộ của Lữ đoàn 126”.

Đối tượng tác chiến của các đơn vị hải quân ta là Sư đoàn 164 hải quân, Trung đoàn 17 biên phòng của Pol Pot thuộc Đặc khu Kampong Som và tỉnh Koh Kong. Chúng được trang bị nhiều tàu pháo, tàu phóng lôi, săn ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, có nhiều công sự, hầm hào kiên cố trên các đảo và đất liền.

2h 15’ phút ngày 5/1, các đơn vị Hải quân nhận được mệnh lệnh của trên, giờ G của chiến dịch đổ bộ được quy định vào 20 giờ ngày 6/1. Lúc 10h 30’ ngày 6/1, toàn bộ lực lượng tham gia đợt một chiến dịch được lệnh xuất phát.

19 h, các chiến sĩ đổ bộ đã đến sát chân núi Tà Lơn. Phát hiện được tàu ta, địch dùng pháo 105 mm ở trận địa Đông Bắc bắn ra, làm nhiều cột nước tung lên phía trước các tàu đổ bộ.

Khi pháo địch vừa bắn, lực lượng đặc công của ta đã bí mật đổ bộ vào các đêm 4 và 5/1 bố trí sẵn ở quanh trận địa lập tức nổ súng tiến công, buộc địch phải bỏ cả pháo đạn chạy trốn.

Sau khi làm chủ trận địa pháo, bộ đội đặc công lần lượt đánh chiếm các trận địa hoả lực khác để bảo vệ an toàn cho quân đổ.

Ở Tà Lơn, đúng giờ G, các tàu đổ bộ của thê đội 1 tiến vào bờ. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 863 nhanh chóng toả ra đánh chiếm các mục tiêu quy định, hỗ trợ các chiến sĩ đi trước chiếm giữ đầu cầu. Các tàu vận tải lần lượt tiến vào khu vực đổ bộ.

Cùng lúc, trên biển, tàu HQ203 và tàu HQ215 thuộc Biên đội 2 cảnh giới ở sườn trái bãi đổ bộ phát hiện biên đội tàu địch ở giữa đảo Phú Dự và Hòn Nước đang tiến về phía đoàn tàu đổ bộ, hai tàu của ta lập tức sử dụng pháo bắn chặn. Chúng vận động né tránh rồi bắn tới tấp sang phía tàu ta. Trận hải chiến diễn ra quyết liệt.

Đến 23h 5’, Biên đội 2 đã bắn chìm 2 tàu địch, bắn bị thương 1 chiếc khác, trong đó có một chiếc trọng tải 100 tấn.

Hải quân Việt Nam thực hành đổ bộ. Ảnh tư liệu.
Sau trận đánh thắng lợi, tàu của ta tiếp tục chốt chặn và tuần tiễu ở vòng ngoài. Lúc 1h 30’ ngày 7/1, Biên đội 2 phát hiện 5 tàu địch từ cảng Ream tiến ra biển hòng đánh lén vào đội hình tàu đổ bộ của ta.

Chờ cho địch đến gần, các tàu HQ05 và HQ07 thuộc Hạm đội 171 lập tức nổ súng mãnh liệt. Chiếc tàu địch đi đầu trúng đạn, bốc cháy và chìm xuống biển. Được sự phối hợp của tàu 613, các tàu của ta bắn cháy thêm một tàu nữa, buộc 3 tàu còn lại phải rút chạy, bảo đảm an toàn cho lực lượng đổ bộ.

Cùng thời gian này, Biên đội 1 gồm các tàu HQ01, HQ03, HQ197 và HQ205 sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghi binh ở hướng Kampong Som, cơ động về cách quân cảng Ream 16 km, dùng pháo tầm xa pháo kích 30 phút vào tận sào huyệt địch, làm chúng hoang mang, lo sợ không rõ hướng tiến công chính của ta ở đâu.

Ở cánh phải, các tàu của ta cũng đánh trả quyết liệt 4 tàu địch từ khu biển Kép tiến ra. Ta bắn chìm 1 tàu, buộc 3 tàu khác phải rút chạy vào bờ. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng.

Các tàu của ta lần lượt đẩy lùi tất cả các lần phản kích của địch, bảo vệ an toàn cho quân đổ bộ. Trong trận đánh này, tàu HQ215 bị trúng đạn địch, một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh anh dũng.

Được các lực lượng tàu chiến và pháo binh chi viện hiệu quả, các tiểu đoàn 863, 864, 867 cùng toàn bộ xe tăng, xe bọc thép đã lần lượt đổ bộ lên bờ an toàn.

Riêng các tiểu đoàn 862, 865, 866 cùng số xe vận tải đi cùng do thuỷ triều xuống thấp, tàu không áp sát được bờ, nên bộ đội phải vượt bãi sình lầy gần 1.000 mét. Các xe vận tải không thể cơ động lên được, phải để lại ở tàu.

Lúc này, một cánh quân của Quân đoàn 2 được lệnh nhanh chóng tiến lên phối hợp cùng các đơn vị Hải quân giải phóng cảng Kampong Som và Cảng Ream. Lúc 8h ngày 10/1, các lực lượng Hải quân ta đã phối hợp với các đơn vị bộ binh đột phá, lần lượt tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. 8 ngày 10/1, quân ta giải phóng hoàn toàn cảng Kampong Som.

Giải phóng cảng Ream

Trong khi đó ở Cảng Ream, sáng 10/1, hai tàu PCF102, 107 của ta được lệnh tiến vào gần cảng để trinh sát nắm địch. Phát hiện tàu ta, địch bắn ra dữ dội. Sở chỉ huy Quân chủng điện cho chỉ huy các biên đội tiến vào Cảng Ream dùng hoả lực chế áp địch.

Ba tàu gồm HQ01 và hai tàu PCF102, 107 tiến vào cách cảng 8.000 mét dùng pháo lớn bắn chế áp quân địch. Dưới làn hoả lực của tàu HQ01, ba tàu PGM605, 606, 607 nhanh chóng tiến vào tiêu diệt các hoả điểm địch.

Sở chỉ huy Quân chủng điều các tàu 602, 603, 615 và hai tàu HQ05, HQ07 từ hướng cảng Kampong Som đến tăng cường.

Hải quân Việt Nam thực hành đổ bộ. Ảnh tư liệu.
Ngày 10/1, một mũi bộ binh của Quân đoàn 2 được lệnh đánh chiếm Quân cảng Ream. Tiểu đoàn 8 Hải quân cũng được lệnh tiến theo đường bộ cùng đơn vị bộ binh bạn đánh chiếm Ream từ phía sau. Được sự chi viện hiệu quả của các tàu pháo, các tàu PCF102, 107 vượt lên phía trước tiến nhanh vào nơi đổ bộ.

Quân địch dùng hoả lực bộ binh đánh trả. Sau 20 phút vừa cơ động về phía đổ bộ, vừa nổ súng đánh địch, hai tàu đã đưa lực lượng đổ bộ lên bến an toàn. Trong khi đang tiến vào Cảng Ream, tàu PCF107 trúng hai quả M79 của địch, làm 1 chiến sĩ hy sinh, 6 bị thương.

Các chiến sĩ của ta nhanh chóng đổ bộ lên cảng phối hợp với đơn vị bộ binh của Quân đoàn 2 và Tiểu đoàn 8 Hải quân đánh chiếm các vị trí quân địch. Ở ngoài biển, Biên đội 1 phát hiện 2 tàu địch ở phía Bắc vịnh Kampong Som. Các tàu HQ199, HQ203, HQ205, HQ197 cùng hai tàu HQ01, HQ03 được lệnh cơ động đến bao vây, dùng hoả lực bắn gây cho địch một số thiệt hại.

Chiều ngày 10/1, quân ta hoàn toàn làm chủ Cảng Ream.

Đây là lần đầu tiên Hải quân tổ chức chiến dịch hiệp đồng đổ bộ nhiều lực lượng, giải phóng một phần vùng biển Campuchia cùng bộ binh của Quân đoàn 2 tiến đánh giải phóng cảng Kampong Som và Cảng Ream.

Ta đã tiêu diệt và làm tan rã lực lượng hải quân địch, buộc số còn lại phải tháo chạy về Koh Kong, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quân tình nguyện phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến công tiêu diệt địch giành thắng lợi.

Tiến quân theo sông Me Kong

Cùng tham gia chiến đấu trên hướng tiến công chính, Quân chủng điều Hải đội 811 phối thuộc với Đoàn 962 của Quân khu 9 có nhiệm vụ chở quân theo hướng sông Me Kong và bảo vệ sườn cho các đơn vị Quân đoàn 4 tiến công theo đường bộ.

Hải quân Việt Nam thực hành đổ bộ. Ảnh tư liệu.
Sáng ngày 6/1, toàn bộ các tàu của Đoàn 962 tập kết ở Tân Châu. Lúc 14h 30’ ngày 6/1, Đoàn 962 được lệnh xuất phát. Trên đường tiến đến Thủ đô Phnom Penh, 41 tàu của Đoàn 962 đã nhiều lần nổ súng đánh tan các ổ đề kháng, các tàu địch ngăn chặn, bắn chìm 4 tàu tuần tiễu và tàu chở dầu của địch.

Đặc biệt, Đoàn đã dùng tàu đổ bộ chở toàn bộ xe pháo cho Quân đoàn 4 và Binh đoàn 1 Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia vượt bến phà Neak Loeang, tiến về tham gia giải phóng Thủ đô Phnom Penh ngày 7/1, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chiều ngày 14/1, Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng do Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh chỉ huy chuyển đến cảng Kampong Som. Trong đợt hai của chiến dịch, Lữ đoàn bộ binh 101 được giao nhiệm vụ đổ bộ lên đảo Koh Kong.

Các tàu chiến đấu của Hải quân được giao nhiệm vụ bảo vệ đội hình hành quân, chi viện hoả lực trong quá trình đổ bộ và tiến công đánh chiếm các mục tiêu địch trên đảo. Hải quân đánh bộ đảm nhiệm tiến công giải phóng thị xã Koh Kong.

Kết thúc nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế đầu năm 1979, các lực lượng hải quân được Quốc hội và Chính phủ tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý.

Cụ thể, trong đó có 14 Huân chương Quân công, 999 Huân chương Chiến công cho các tập thể và cá nhân. Các tiểu đoàn 863, 865, Hải đội 811; các tàu HQ199, HQ203, HQ232 (Hạm đội 171), Đại đội 2, Đại đội 3 (Lữ đoàn 101), liệt sĩ Tống Duy Tụng đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

LÊ TIÊN LONG

------------------------------------------------
Hạm đội Hải quân đầu tiên của VN
Lịch sử Lữ đoàn 171 Hải quân viết, ngày 10/10/1975 Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định thành lập Hạm đội 171 trên cơ sở sáp nhập Trung đoàn 171 và Trung đoàn 175.
Trung đoàn 171 đã được thành lập từ những năm 1960 và có quá trình chiến đấu trong 2 lần chiến tranh phá hoại của quân Mỹ ra miền Bắc. Còn Trung đoàn 175 là đơn vị mới thành lập sau tháng 4/1975 với nhiệm vụ tiếp quản các tàu thuyền ta thu được sau khi Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong quyết định thành lập Hạm đội 171 có nêu rõ: “Nhiệm vụ của hạm đội là lực lượng cơ động của quân chủng, hoạt động trên vùng biển của cả nước. Tổ chức của hạm đội gồm có hải đoàn 1, hải đoàn 2, hải đoàn 3 và một hải đội tàu phục vụ sửa chữa nổi”.
Về mặt trang bị của hạm đội, một phần tàu chiến của Hạm đội 171 là các tàu chiến do Liên Xô viện trợ. Phần còn lại là tàu chiến chiến lợi phẩm thu được sau Giải phóng miền Nam.
Chỉ vài năm sau ngày thành lập, Hạm đội 171 đã tham gia những trận đánh đầu tiên trong chiến dịch đánh đuổi quân Khmer Đỏ xâm lược và giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát hoạ diệt chủng.
Chiến công đầu của hạm đội là bắn chìm 3 tàu chiến Khmer Đỏ ngày 1/4/1978 do Hải đội 811 (Hải đoàn 2, Hạm đội 171) thực hiện.
Trong chiến dịch giải phóng Campuchia, Hạm đội 171 nằm trong đội hình quân chủng Hải quân đánh vào cảng Cong-pong-xom và cảng Ream. Hạm đội 171 đã điều vào trận chiến 2 hải đoàn với tổng cộng 18 tàu.
Ngày 11/1/1979, Hạm đội 171 tham gia chiến đấu trên hướng biển đã hoàn thành nhiệm vụ chốt chặn bảo vệ cạnh sườn phía tây cho đội hình đổ bộ Lữ đoàn 126. Đồng thời, tiêu diệt một số lượng đáng kể tàu thuyền địch với 10 chiếc bị bắn chìm tại chỗ.
Trong các trận đánh, tổng cộng Hạm đội 171 đã bắn chìm 21 tàu chiến địch, phá huỷ làm mất khả năng hoạt động của 28 chiếc khác.
Năm 1981, thực hiện chủ trương chấn chỉnh lực lượng, tinh giảm biên chế của Quân uỷ Trung ương, Hạm đội 171 rút gọn lại thành một lữ đoàn cơ động của quân chủng mang phiên hiệu Lữ đoàn 171.

Tài liệu tham khảo:
Lịch sử Quân chủng Hải quân (NXB Quân đội Nhân dân, 2015)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

GIẢI PHÓNG KO KONG
TRẬN ĐỔ BỘ LỚN NHẤT LỊCH SỬ HẢI QUÂN VIỆT NAM:
KHÔNG CÓ TRONG SÁCH TÁC CHIẾN


Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành huấn luyện. Ảnh minh hoạ.
Nên nhớ rằng, vừa thoát ra khỏi 30 chiến tranh, trên mình còn mang đầy thương tích… nhưng chỉ bằng một trận, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh tan 42 sư đoàn của Polpot – Ieng Sary là không phải đùa.

42 sư đoàn của Polpot không chỉ là quân số mà là một đội quân tương đối tinh nhuệ, và hơn thế nữa, chúng khát máu, độc ác vô nhân tính còn gấp nhiều lần khủng bố IS, được giáo dục kích động căm thù cao độ Việt Nam, được sự hà hơi tiếp sức của rất nhiều, rất nhiều các thế lực lớn nước ngoài.

Nêu ra như vậy để thế hệ con cháu chúng ta hiểu được giá trị, tầm vóc và sức mạnh của quân đội ta như thế nào, cái giá phải trả để có chiến thắng nó ra làm sao… để chúng ta tự hào, kiêu hãnh về thế hệ cha anh.

Ở góc nhìn chiến lược về chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ thì giới truyền thông đã cung cấp cho bạn đọc cả nước về quyết tâm, mưu lược, điểu binh khiển tướng của các chỉ huy, tướng lĩnh Việt Nam như thế nào để chiến thắng.

Tuy nhiên, dù chỉ là ở góc nhìn chiến thuật, góc nhìn của người lính, lính trinh sát hải quân đánh bộ, về trận chiến này trong một số trận cụ thể, nhưng có thể mang lại cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh…

Trận đổ bộ không có trong sử sách tác chiến…

Đến bây giờ thì tôi (Lê Ngọc Thống) cho rằng đây là một trận đổ bộ… khác với những gì đã học, khác với cách tác chiến của thế giới.

Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành chiến đấu ở Campuchia. Ảnh tư liệu.
Lực lượng đổ bộ giải phóng Ko Kong gồm chừng 2.000 quân của Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 cùng hơn 50 tàu chiến lớn nhỏ và hiệp đồng chặt chẽ với không quân.

Nguyên tắc của đổ bộ là phải dùng hoả lực để dọn bãi, nhưng chỉ có không quân ném bom, pháo phản lực H-12 “hú” vào các cơ sở căn cứ, trung tâm địch ở Ko Kong mà lại không thấy có hoả lực dọn bãi đổ bộ…

Đó là sự thật chắc chắn như vậy vì nhiệm vụ đánh chiếm đầu cầu giao cho C1-D7 trên một chiếc CM-8 mà lính trinh sát hải quân hay gọi yêu là “máng lợn” và trên đó có chúng tôi, 2 trinh sát viên thuộc Lữ hải quân đánh bộ 101.

Chiếc “máng lợn” chở C1 được lệnh ủi bãi, nhưng do trình độ thuyền trưởng kém hoặc do pháo binh địch bắn mạnh nên đã ủi bãi sai vị trí. Thay vì ủi bãi ngay bờ cửa sông thì lính đổ bộ chúng tôi phải vượt qua 2 chướng ngại mà trong tác chiến đổ bộ không có tình huống nào như vậy…

Đầu tiên khi chiếc “máng lợn” mở máng, toàn bộ lính đổ bộ ào ra vào bờ nhanh nhất có thể để chiếm lĩnh trận địa, nhưng… có ai ngờ để được vào bờ lính đổ bộ phải bơi qua một dòng chảy mạnh, sâu, khiến cho 3 người lính đi đầu bất ngờ nên đã chới với…

Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành huấn luyện. Ảnh minh hoạ.
Tiếp theo, khi vượt qua luồng chảy sâu này thì lính đổ bộ mới chỉ tiếp cận được cái cù lao mà muốn đánh chiếm đầu cầu thì từ đó phải vượt qua con sông rộng chừng 50 mét…

Toàn đại đội được lệnh chuẩn bị bồng (toàn bộ ba lô…cho vào tăng buộc lại làm phao bơi) để vượt sông. Trinh sát cùng với trung đội đột kích vượt đầu tiên… và nói sao hết cảm xúc khi đang bơi trên sông giữa 2 làn đạn.

Đồng đội đã tung hết hoả lực để thực hiện dọn bãi chiến thuật cho vượt sông cực kỳ hiệu quả, DK-75 không cần giá, họ vác vai như B-41 bất kể nguy hiểm… nhằm viện trợ tối đa hoả lực cho bạn vượt sông.

Khi viết những dòng này mắt tôi rơm rớm, nếu đồng đội không hết mình thì chắc chẳng còn người ngồi viết chuyện này.

Như vậy, có chiến dịch đổ bộ nào mà lính đổ bộ đánh chiếm đầu cầu phải bơi bằng phao như lính thuỷ đánh bộ lữ 101 Việt Nam? Thế giới có hay không, chưa biết biết, nhưng hoàn thành nhiệm vụ đó thì chỉ có ở Việt Nam.

Nước… kẻ thù đáng sợ của hải quân đánh bộ Lữ 101

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói đúng khi coi sốt rét ác tính, là một trong những nguyên nhân thương vong nhiều nhất cho quân đội ta, nhưng đối với lực lượng lính thuỷ đánh bộ hoạt động ven biển trong mùa khô thì nước uống cũng là một nguyên nhân buộc chỉ huy dừng…chiến dịch.

Trinh sát Lữ 101 phối thuộc với d4-101 dẫn đường truy kích địch đã chính thức hết sạch nước uống ngày thứ 2. Nắng thì gắt, nước thì nhiều ở các con sông nhưng nước mặn khiến cho cơn khát tăng cao. Một số chiến sỹ có dấu hiệu hoảng loạn. Cả tiểu đoàn dừng hành quân rã rượi vì khát.

Chỉ huy tiểu đoàn triệu tập trinh sát đến yêu cầu tìm ra nguồn nước trước khi thực hiện nhiệm vụ đã giao. Nhìn tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tuổi đã lớn, môi khô, nằm ngửa nhìn lên tán cây rừng lo lắng mà thương vô hạn…

Mở bản đồ, tôi cho rằng chỉ tìm cách đây 3km là có nước nếu như thay đổi hướng hành quân truy kích. Chỉ huy tiểu đoàn đồng ý.

Tổ trinh sát chúng tôi lên đường, nhưng khi lên đầu đội hình tiểu đoàn cách một phum bỏ hoang không xa thì một cảnh tượng đập vào mắt mà không thể nào quên…

Các cậu lính nhà ta vì khát, khi gặp phải một giếng cạn nên quyết đào để kiếm nước. Nước đâu chưa thấy mà chỉ thấy toàn là đầu lâu, xương chân xương tay… họ vét lên vứt xung quanh. Đào mệt, khát, nên lính ta cứ kê đầu vào đầu lâu mà nằm… chờ nước.

Ôi chao ôi nếu có Iphone như bây giờ mà chụp lại cảnh đó thì…

Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành huấn luyện. Ảnh minh hoạ.
Kết quả chỉ có bùn loãng, thứ nước mà bỏ cát vào thì cát nổi và hài cốt của dân Campuchia bị Polpot sát hại.

- Làm một nắp (bình tông) đi ông! Tôi lắc đầu, nói, sắp có nước rồi, chỉ cách đây 3 km thôi.

Sau này bất cứ chiến dịch truy kích nào, điều các chỉ huy hỏi lính trinh sát chúng tôi “cách nguồn nước bao xa”.

Sau ngày giải phóng Phnompenh, người lính chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu ở đó, nơi rừng thiêng nước độc, nơi xa quê nhà với hàng chục kẻ thù 10 năm nữa.

Mất mát, hy sinh của người lính Việt Nam là không thể kể hết nhưng thành quả thì cũng vô cùng lớn lao, để lại một Campuchia như bây giờ, và cho đất nước như ngày hôm nay. Xin ai đừng quên cái giá cho hoà bình, giá trị của hoà bình, cái nền hoà bình mà chúng ta đã, đang, và sẽ được hưởng.

LÊ NGỌC THỐNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

QUÂN VIỆT NAM PHẢI ĐÁNH ĐỂ CƯỚP XÁC ĐỒNG ĐỘI:
NGHẸN LÒNG TRƯỚC SỰ MAN RỢ CỦA LÍNH POLPOT


Những tên lính Polpot trên cứ điểm Pailin
Từ thảm hoạ MH-370 tới hồi ức đau xót của lính tình nguyện Việt Nam
Rặng núi Aoral nằm phía đông nam đất nước Campuchia, ngăn cách vùng bồn địa biển Hồ với vịnh Thái lan. Rừng mưa nhiệt đới thâm u phủ kín dãy núi với những đỉnh cao hơn 1500m.

Gần đây, sau khi tin chắc chiếc phi cơ MH370 của hãng hàng không Malaysia rơi tại nơi này, anh em nhà thám hiểm Wilson người Anh đã thuê một đội thợ săn người bản xứ cùng đi tìm.

Những người lính tình nguyện Việt Nam trở lại vùng rừng Pursat gần chân núi Aoral. Ảnh: Trung Sỹ.
Cuối cùng, cả đội kiếm tìm cùng với các phương tiện định vị kỹ thuật hiện đại đã phải bỏ dở công việc sau khi suýt bỏ mạng. Vùng núi rừng này tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm với những ngọn thác cao ngất, những loài thú dữ, rắn độc luôn rình rập con người.

Song, những người lính Việt Nam cách đây 40 năm trước, chỉ với tấm bản đồ quân sự 1/50.000 cùng những chiếc la bàn bình thường, họ đã in dấu chân mình dọc ngang từng xó xỉnh rừng hoang, từng hẻm núi heo hút, từng nguồn suối trong rặng núi Aoral bí hiểm này.

Chiến dịch Amleang thắng lợi, Tiểu đoàn 4 chúng tôi lùng sục truy quét sâu vào chân dãy núi Aoral tìm diệt, gọi hàng tàn quân Pol Pot. Một chính phủ không thể không có dân, một xã hội không thể không có người. Để có thể tồn tại được trên chính trường quốc tế, dẫu chỉ như một cái thây ma, Pol Pot lùa theo dân chúng vào trong rừng thẳm.

Khoảng đầu tháng 4 năm 1979, tại một bình độ phía đông nam triền núi, chúng tôi phát hiện một kho vũ khí địch giấu trong rừng.

Cũng tại nơi đây, chúng tôi đã thấy trong gùi những người dân bạn đang sắp chết đói những cẳng tay đồng loại được sấy khô.

Những hình ảnh không thể quên được, cực kỳ đau xót! Tiểu đoàn lính Việt đã phải san sẻ những ca inox gạo ít ỏi trong ruột tượng của mình để cứu dân, đưa họ ra khỏi rừng, tìm đường trở về quê cũ.

Họ vẫn là những con người may mắn, bởi trong rừng, chúng tôi đã thấy rất nhiều dân thường bị chết đói, bị hổ xé xác hay kỳ đà moi ruột.

Cho đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh khi thấy bầy kỳ đà ướt nhầy nhụa, ngúc ngoắc đuôi chui ra khỏi ổ bụng những xác người chết nằm ven dòng suối. Nhiều anh lính yếu bóng vía luôn đòi gác đôi ban đêm, vì lúc nào cũng thấy như có bóng người vật vờ trên đường bò, trong tiếng mõ trâu lốc cốc xa gần.

Tù binh lính Polpot bị quân tình nguyện Việt Nam bắt giữ
Nghẹn lòng trước sự man rợ của lính Pol Pot

Sau trận đụng độ dữ dội với địch ngày 15/4/1979. Đại đội 1 đưa tử sỹ về nằm cạnh đường bò chạy qua vị trí tiểu đoàn bộ trong cái phum bỏ hoang trong rừng, chờ mai xe trung đoàn vào đón. Năm chiếc túi nilon im lặng duỗi dài, xếp hàng dọc sát hàng cọc rào ngăn bò.

Cuối chiều đã thấy tiếng chim cú lợn đánh nhau nhức óc, giành chỗ đậu trên ngọn hàng dừa cụt phía đầu phum.Tôi ôm súng ra hố gác ca đầu. Chúng tôi vừa bật chốt mất người, không khí nặng nề bao trùm đơn vị.

Trung đội thông tin và vận tải tổ chức gác một vọng chung để canh tử sỹ và gác hướng thứ yếu, hướng đại đội 3 vừa được rút lên bảo vệ trung đoàn bộ. Sự cảnh giác, báo tin ngày về còn xa lắc.

Không gian sắp trở mùa, càng ngột ngạt hơn khi đêm tháng Tư chụp xuống. Màn đêm che giấu cảnh vật, đánh thức những cảm giác không tên mà ban ngày ta thường không thấy. Trong bóng tối, các giác quan hầu hết dựa cả vào đôi tai.

Quân đội cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam chiếm căn cứ Tà Sanh, thu toàn bộ vũ khí, khí tài của bọn Pol Pot-Ieng Sary. Ảnh: TTXVN
Tiếng lá dầu khô rơi, chạm giòn trên thảm mục, tiếng gió chui bụi le khô lào xào. Đôi lúc có thể nghe thấy tiếng kỳ đà trườn đến lạt sạt hay tiếng rũ lông rù rù của một con nhím lớn ở đâu đó. Cứ nghe tiếng lạt sạt trên lá khô, tôi lại nghĩ đến nhưng con kỳ đà kinh tởm chuyên ăn xác thối gặp bên bờ suối hôm ấy.

Sâu vọng mòn tai, thâm u trong một cao độ lẫn trường độ không đổi, ít người để ý nhưng vẫn văng vẳng nhẫn nại kia là tiếng côn trùng, là chính tiếng của đêm thẳm núi rừng.

Anh em tôi nằm kia, im phắc trong giấc ngủ thiên thu, không còn phải chờ ai gọi gác nữa. Mấy bữa trước, thấy thằng Tư đội cái mũ nhựa của lính Lon Nol còn nguyên cả lần quai đệm, tôi thích quá gạ đổi cái mũ cứng nhưng nó không đồng ý.

Giờ cái mũ đó hẳn đang chụp lên đầu một thằng lính Khmer Đỏ nào đó. Lúc đánh lên cướp được xác đồng đội đưa về, thấy cả chục mảng da đầu thằng Tư bị những nhát xẻng bộ binh băm lật lên bê bết máu.

Lũ chúng nó cư xử với thi hài anh em tôi như thế đấy, trong khi chúng tôi vẫn cư xử đàng hoàng nhân đạo với tù binh gọi được ra hàng. Trả thù những người đã chết là những hành động dã man không thể hiểu nổi, không phải của giống người.

Thoảng tiếng gió động êm trong không khí đặc quánh. Mấy con cú lợn giờ đã biết đích xác nguồn hơi, chao về đậu trên cành dừa cụt ngó xuống chỗ tôi chòng chọc. Một con không còn nhẫn nại được thêm nữa, sà xuống đậu ngay trên đầu cọc rào cạnh nơi mấy đứa nằm.

Tôi lượm hòn đất vụt ném mạnh vào con chim quái nhưng trượt. Nó lại lất phất vật vờ bay lên ngọn dừa dòm xuống như trêu ngươi.

Người với chim diễn với nhau đoạn phim câm trong đêm cảnh đó đến mấy lượt. Cuối cùng điên tiết hết cả kiên nhẫn, tôi lật khoá nòng định lia chết con chim nhưng dừng lại kịp. Cả khoảng rừng tối bỗng bừng lên trong một thứ ánh sáng xanh lá mạ. Ánh sáng lạnh ma quái từ hai phát pháo hiệu, chỉ cách vị trí hầm gác chừng hơn cây số.

Quân của Pol Pot ở căn cứ Tà Sanh ra đầu hàng quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam sau khi căn cứ này bị đánh chiếm, ngày 28/3/1979. Ảnh: TTXVN
Một lát, anh Mão ra hầm đốc gác, nói pháo hiệu địch bắt liên lạc đó, lực lượng nó cấp tiểu đoàn đang bâu bám đó, việc canh gác phải cẩn thận.

Tiếng hú bầy chợt dựng lên man rợ. Âm thanh chói xiết rít lên ban đầu dần loang xa như tiếng thở dài não nuột. Tiếng hú của đạn hoả tiễn. Rừng cháy bén vào một kho H.12 hay DKB của địch giấu gần đâu đó.

Đạn phản lực chưa lắp ngòi bắt lửa phóng vọt lên không trung như giàn sao chổi. Mùi thuốc phóng khét nồng trải tàn đêm hiện thực trong khu rừng hung hiểm.

Mấy ngày hôm sau, đơn vị chúng tôi được lệnh luồn sâu cấp chiến dịch. Một trung đoàn bộ binh với đầy đủ hoả lực nặng, bao gồm cả các đại đội pháo DK 75mm, cối 120mm đã trèo vượt qua những đỉnh mây mù cao ngất của rặng núi Aoral cao ngất này.

Cuối năm 2018 vừa rồi, khi cùng đoàn làm phim tài liệu quay trở lại vùng rừng Pursat gần chân núi, các bạn đạo diễn, quay phim trẻ hỏi đùa có cần phải trèo lên dựng lại quãng đường gian khổ khốc liệt này không? Tôi ngắm rặng núi chìm trong màu mây bạc cuối tháng mùa khô, chạnh lòng nghĩ điều này đã trở thành không thể.

40 năm đã trôi qua, núi Aoral vẫn xanh mà tóc lính già thì đã bạc, chỉ những con chim đêm ăn xác, những con kỳ đà nhẫy ướt là chẳng khi nào chịu bay, chịu chui ra khỏi đầu.

TRUNG SỸ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỘT TRẬN TAO NGỘ CHIẾN KHỐC LIỆT
CỦA QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM


Từ màn “chào hỏi” của lính Pol Pot...

Cách đây bốn mươi năm có lẻ mấy tháng, vào khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1982, Trung đoàn 2 chúng tôi đóng quân ở S’toung.

Thời gian đó ban Hậu cần Sư đoàn 9 có một kho đạn nằm ngay cạnh thị trấn, trong một cái chùaphía sau lưng trung đoàn bộ. Gần như để phủ đầu, mới đến ngày thứ 3 dừng chân, tụi lính Kh’mer Đỏ tập kích ngay.

Lời chào hỏi quá giản dị, chừng 6 trái M.79 với vài băng đạn nhọn léc chéc xỉa vào rồi câm bặt. Ta không bắn lại một phát nào. Duy nhất có một lần như thế rồi im luôn, như thể gây tiếng nổ chỉ để cảnh báo rằng có quân đội Pol Pot đang ở đây. Đó hẳn là bọn địch trong dân.

Nhưng đêm đêm, và cả ban ngày nữa ở phía núi Hồng, hướng tây bắc đội hình đứng chân của trung đoàn, tiếng pháo, tiếng hoả lực vọng lại vẫn rền rền. Do lực lượng quá mỏng, Bộ tư lệnh 719 lúc đó chỉ đủ sức bám giữ, đánh địch quanh địa bàn tỉnh Siêm Riệp.

Ở Kampong Thom chỉ có các đội công tác và đoàn chuyên gia quân sự của tỉnh Tiền Giang. Địa bàn này vốn là căn cứ chính của Pol Pot với lực lượng địch khá mạnh. Chúng ngang nhiên đi lại trên lộ số 6 giữa ban ngày và lập hẳn một căn cứ giang thuyền để kiểm soát toàn bộ khu vực bãi biển Hồ.

“Nhiệm vụ của Sư đoàn 9 lúc này là phải phá tan căn cứ giang thuyền, đẩy địch lên vùng núi cách càng xa lộ 6 càng tốt. Đồng thời giúp bạn củng cố chính quyền xã ấp, trừng trị địch lũng đoạn ở hai huyện Chi K’reng (Siêm Riệp) và huyện S’toung (KP Thom).

Pôn Pốt đã cử tên Un Ươn, một tên trùm gián điệp đứng đầu để nắm dân, kích động dân chống lại bộ đội tình nguyện Việt Nam…” (trích lịch sử Sư đoàn 9).

Vừa kịp dựng xong lán trại, hầm hào tại vị trí đứng chân mới, tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 5 được lệnh hành quân lung sục bao vây căn cứ giang thuyền Biển Hồ - cái căn cứ mà trung đoàn 3 cùng Sở chỉ huy nhẹ sư đoàn 9 sang trước nhưng phải huỷ kế hoạch tấn công do bị lộ vì có gián điệp trong dân báo cho địch.

Một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia. Ảnh minh hoạ.
Nhận lệnh, tiểu đoàn 4 lặng lẽ lên đường trong đêm. Ngày thứ 2 không có nước. Rừng cao hơn, thưa hơn, chẳng hứa hẹn điều gì là sắp tới nguồn nước. Các vạch xanh đứt đoạn, thể hiện suối cạn một mùa trên bản đồ chằng chịt, nhưng khô khốc trơ đáy toàn sỏi cuội cát vàng.

Cả tiểu đoàn đã gần như lả đi. Đã có một số ý kiến đòi quay lại cái lạch nhỏ nước xanh lè rong rêu phía sau, cách đấy 2 ngày hành quân bộ. Có quay lại được thì chưa đến nơi đã chết. Một ý kiến điên rồ không tưởng!

Tiểu đoàn quyết định dừng chân nghỉ đêm tại chỗ trước đây là suối. Một số anh em đào khoét lòng suối kiếm nước trong tuyệt vọng. Họ vừa đào vừa lấy đất còn hơi ẩm áp vào mặt, lem nhem như hề. Các tấm tăng được trải trũng để hứng sương.

Một đêm cháy họng nữa dần trôi qua. Tới sáng hôm sau, cái bi đông nhựa đựng nước giải của Căn liên lạc với anh Lược chính trị viên treo đầu võng đã rỗng không.

Có ai đó khát quá đã uống trộm mất rồi! Nhìn quanh toàn những thăng thất thần, trõm mắt, môi vều tướng, chẳng biết ai lấy.

Lệnh hành quân tiếp! Gia “Kà bây” cối nằm im so trên võng. Hỏi sao không dậy chuẩn bị đi? Gia mệt mỏi bảo đằng nào cũng chết khát, nằm đây chết cho khoẻ. Chúng mày cứ đi đi! Kệ tao!

Thì kệ mày! Tha cái thân còn chưa xong, khiêng vác gì nổi? Anh Lược doạ nó rồi thúc lính hành quân. Đại đội đi được một quãng đã thấy nó loạng choạng mò bám theo.

Đi được nửa cây số nữa gặp cái lạch nhỏ sâu hoắm. Trên mặt lạch lục bình ken dày, xanh ngắt mọc cao thẳng đuột ngang tới thắt lưng. Anh em đặt tên là lạch “Trời cứu”. Mọi người nhào tới nhấc bèo ra. Săm sắp chỉ khoảng 5 phân nước bùn, đục ngầu do rút rễ bèo.

Sống rồi! Lính tiểu đoàn để nghiêng chén bát, ca inox, hớt nước trên mặt bùn. Một số trải tăng vào những chỗ trũng, gạt bùn bám ở rễ lục bình rồi vắt rễ lấy nước. Sáng kiến này có vẻ khả thi vì nước lấy được trong hơn.

Lạch nhỏ, chưa chen xuống được, những người chờ trên bờ vặn thân bèo lính đang lấy nước ném lên, nhai rau ráu hít nước như voi hít bã mía. Một lát uống đủ, các bi đông cũng tràn đầy. Mấy ông lo xa, còn cắt cả thân lục bình, bó thành bó gùi theo.

Trong đời không có thứ nước nào ngon bằng cái thứ nước rễ bèo lờ lờ hôm ấy. Mặc dù uống xong thì chỉ muốn gây sự chửi nhau với ai đó vì nó ngứa mồm quá thể.

Quân tình nguyện Việt Nam dẫn giải tù binh Khme Đỏ
... tới trận tạo ngộ chiến có một không hai

Lại đi tiếp! Trinh sát cùng đại đội 1 đi đầu. Vẫn rừng thưa xen lẫn trảng. Qua một cái trảng con, vừa tiếp bìa rừng thì có tiếng chạm lá loạt soạt. Một đơn vị dài dằng dặc, quân phục xanh rì đang hành quân qua mũi trinh sát tiểu đoàn, cách có vài chục thước.

Đơn vị nào ngon vậy ta? Đội quân kia cũng nhìn sang bên này, bỗng giật mình tháo súng. Địch rồi! Nhanh hơn một khoảnh khắc, khẩu M.79 của anh Sơn, trung đội trưởng trinh sát đã kéo póc oành một trái phủ đầu.

Toán lính trung đội 1 cũng kịp lia túi bụi mấy loạt AK. Địch bị đánh đúng khúc giữa, chạy giạt sang hai bên, bỏ lại cả một thùng đại liên đầy mật ong chắc vừa lấy trong rừng. Sau phút đầu bị choáng, chúng bắt đầu quay lại nổ súng rát.

Trung đội 1 và trinh sát bây giờ rơi vào thế bất lợi, nằm chết gí giữa hai làn đạn trên trảng trống. Anh Yên hô anh em xung phong bám lấy bìa cụm cây dầu lông trước mặt. Chỗ này gần địch hơn nhưng nhiều vật che khuất. Cuối cùng, phần lớn b1 và trung đội trinh sát cũng bám được vào bìa rừng.

Ban chỉ huy đại đội kịp lùi về khoảng rừng cạp mé trảng sau. Phụng thông tin 2w trung đội tôi khoác máy chạy theo nhưng không kịp, bị đạn nhọn té sấp giữa trảng. Thịnh đen Hà Nội lính c4, vác cái chân cối 82mm nằm gần trung đội 1 hơn nhưng cũng nhấp nhổm muốn bò lui.

Phút nghỉ ngơi của chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.
Nó sợ khẩu đội cối 82 không có chân không bắn được. Anh Sơn lúc này đã bị thương lần thứ 2, quát nó: “Anh em không được bỏ chạy, bò lên đây! Có chết thì anh em mình cũng chết tại đây!”.

Anh ấy vẫy tay gọi nó trườn lên cho gần, nhưng chẳng hiểu sao, Thịnh đen lại vùng lên, vác chân cối chạy trở lui. Đạn nhọn địch lại rồ lên. Một viên bắn vỡ gót làm nó quỵ xuống. Nó hăng lên, trườn như con thằn lằn về cuối trảng.

Từ đó làm bia sống bắn tập cho bọn địch đang núp sau cái ụ mối bìa bên kia. Bò được chục mét thì nằm luôn bất động.

Xạ thủ B.40 Đặc cũng đang bị kẹt giữa trảng, thấy vậy thổi quả B.40 vào ụ mối rồi vùng chạy được lên hướng trung đội 1. Quả đạn không trúng đích nhưng nổ sát sườn làm bọn địch chờn, lùi lại vì biết lộ mục tiêu. Từ đó, tốp anh Yên, anh Sơn và trung đội trinh sát bị cắt rời khỏi đội hình tiểu đoàn.

Cối 82 đại đội 4 bắt đầu “toong, toong…!”. Hoả lực lên tiếng đã khích động tinh thần anh em lên nhiều. Đại đội 2, phần còn lại của đại đội 1 bắt đầu tổ chức xung phong bám bìa rừng lên cứu bồ. Gần như có bao nhiêu hoả lực, bọn địch dồn vào cả trung đội 1 và tốp trinh sát tiểu đoàn 4 đang nằm ngáng ngang đội hình chúng nó.

Nhưng vẫn nghe tiếng M.79 của anh Sơn, tiếng trung liên của thằng Đăng kéo đều. B.40 của thằng Đặc đã nổ đến trái thứ 4, còn hai trái nữa là hết đạn. Nghe mà xót ruột! Cụm địch bên phải bắt đầu lùi dần.

Cối 82 đã phải nâng tầm. Cuối cùng, bọn bên trái cũng chạy nốt! Tiểu đoàn đánh lên đến nơi, anh Yên đã hy sinh. Anh Sơn b trưởng trinh sát bị B.40 tiện mất một giò. Thằng Đặc cháy mông do nằm xuôi bắn B.40 cứu thằng Thịnh, không để ý góc an toàn.

Trận tao ngộ chiến này, tiểu đoàn 4 hy sinh 3 người, bị thương 4 người. Những người hy sinh gồm anh Yên b trưởng b1 (quê Tam Dương-Vĩnh phúc); Thịnh đen (Phố Trần Nhật Duật-Hà Nội); thằng Phụng 2W (Hương Thuỷ- Huế).

Anh Yên người nhỏ, da trắng trẻo, môi đỏ thắm như môi con gái. Đơn vị vừa mới cho về phép cưới vợ. Chẳng biết kịp có mầm sống nào kế tục chưa? Không hiểu sao cứ ai được về phép để cưới vợ, khi trở lại đơn vị thường hay hy sinh.

Bọn Polpot đếm được toi tại chỗ 6, số tử trận và bị thương khác không xác định được. Thêm món chiến lợi phẩm đặc biệt, là một thùng đại liên đầy mật ong thơm mùi hoa tràm của rừng thấp biển Hồ.

TRUNG SỸ
*** Đây là một trận tao ngộ chiến qua lời kể của bạn đồng đội tôi là Nguyễn Thiện Căn, liên lạc đại đội 1 tiểu đoàn 4 quê thôn Mai Hiên, Mai Lâm huyện Đông Anh, Hà Nội. Lúc xảy ra trận đánh này, tôi đã rời tiểu đoàn 4 của mình, rút lên trung đoàn bộ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TRUNG QUỐC ĐÃ THAY ĐỔI GIỌNG ĐIỆU
NHƯ THẾ NÀO
KHI NÓI VỀ CHẾ ĐỘ POPOT?


Khmer Đỏ tấn công vào Phnom Penh ngày 17/4/1975. Ảnh: CNN

Quan hệ Trung Quốc - Khmer Đỏ

Mối liên hệ giữa Trung Quốc và Khmer Đỏ vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Nhân dân nhật báo, từ tháng 6 đến tháng 8/1975, trong khi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã ba lần gặp gỡ Pol Pot và đề nghị không nên tiếp tục thi hành các chính sách đương thời bởi hệ luỵ đáng tiếc về sau thì lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông lại tán dương rằng, “Khmer Đỏ đã làm được nhưng điều mà Trung Quốc muốn nhưng không làm được”.

Do đó, Pol Pot đã “tự hào” tuyên bố rằng, “các nhà cách mạng trên toàn thế giới đều có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Campuchia”.

Trang Phượng Hoàng (Hồng Kông) mô tả, vào ngày 21/6/1975, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đã gặp gỡ đoàn đại biểu do Pol Pot dẫn đầu.

Mao Trạch Đông với Pol Pot (giữa) và Ieng Sary vào tháng 6/1975 tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty
“Trong cuộc gặp khoảng 1 giờ đồng hồ, Mao Trạch Đông đã trình bày rõ về vấn đề đấu tranh đường lối. Ông nói: “Chúng tôi tán thành với các anh! Kinh nghiệm của các anh nhiều kinh nghiệm hơn chúng tôi. Trung Quốc không có tư cách chỉ trích cách anh, trong 50 năm phạm 10 đường lối sai lầm, có vấn đề thuộc về tính toàn quốc, có vấn đề thuộc về cục bộ...”.

Sau khi chế độ diệt chủng của Pol Pot bị đánh đổ, năm 1984, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống Việt Nam...”

Tuy nhiên, đến phiên toà xét xử Khmer Đỏ diễn ra vào năm 2009, ông Jiang Yu - người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc bấy giờ đã lên tiếng bảo vệ mối quan hệ với chế độ Khmer Đỏ khi nói rằng đây là một phần của mối quan hệ ngoại giao thông thường của Bắc Kinh.

“Từ trước tới nay, Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị và thông thường với chính phủ Campuchia, bao gồm đảng Campuchia dân chủ (tức Khmer Đỏ)”, ông Jiang Yu nói.

Năm 2010 khi phiên toà xét xử Khmer Đỏ thứ hai chuẩn bị diễn ra, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Zhang Jinfeng phủ nhận việc Bắc Kinh giúp đỡ Khmer Đỏ thời kỳ trước đây.

“Chính phủ Trung Quốc không bao giờ tham gia hay can thiệp vào chính trị của đảng Campuchia Dân chủ”, bà này bao biện, “Trung Quốc không ủng hộ các chính sách sai trái của chế độ này nhưng [Bắc Kinh] cố gắng cung cấp viện trợ lương thực và dụng cụ làm nông”.

Cuộc thảm sát vô tiền khoáng hậu

Những năm gần đây, trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với chế độ diệt chủng Pol Pot, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu có sự thay đổi khi đăng tải nhiều hơn những bài viết về tội ác tàn bạo của chế độ này.

Báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo năm 2010 viết, vào ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ lật đổ chính quyền Lon Nol, bắt đầu năm đầu tiên của chính quyền mới nhưng ngày này cũng trở thành ngày mà người dân Campuchia không thể nào quên. Lãnh đạo Khmer Đỏ Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot, thực hiện chính sách gọi là “muốn sai bảo dân thì không thể để họ hiểu biết”.

Tờ này viết, Pol Pot đã ban hành sắc lệnh đầu tiên: Dùng chiến tranh làm cái cớ để đưa dân cư ra khỏi thành phố.

Quyết định này được đưa ra hai tháng trước khi đội quân Khmer Đỏ tiến vào thành phố nhưng vẫn giữ bí mật với cả những thành viên quan trọng nhất, đồng thời lừa dối tất cả người dân Campuchia rằng, người Mỹ sẽ đánh bom Phnom Penh nên không ai được phép ở lại và không được mang theo hành lý bởi họ chỉ phải rời thành phố khoảng 3 ngày.

Dưới sự cưỡng chế của lính Khmer Đỏ, trong vòng 4 ngày, tất cả người dân Phnom Penh bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, từ bỏ tất cả tài sản và trở thành người hoàn toàn trắng tay.

Lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot. Ảnh: Reuters
Phnom Penh - nơi được mệnh danh là Paris Phương Đông với dân số 2 triệu người đã trở thành một thành phố trống rỗng chỉ trong vài ngày.

Cũng theo bài viết trên của Nhân dân Nhật báo, chính từ ngày hôm đó, người dân Campuchia bắt đầu bị đẩy vào biển lửa cực kỳ đau đớn.

Tháng 9 cùng năm, toàn bộ cư dân thành thị trên toàn quốc đều bị trục xuất về quê, và hầu hết người Phnom Penh không ngờ được rằng, chuyến đi này thực sự không có đường quay lại.

Trong hành trình này, những người sức khoẻ yếu đã phải bỏ mạng trên đường đi, người may mắn vừa đặt chân đến đích thì đã phải bắt đầu những ngày cày cuốc.

Trong chớp mắt, Khmer Đỏ cấm sở hữu tư nhân, không cho phép bán hàng hoá, lưu thông tiền tệ đến cả hình thức trao đổi nguyên thuỷ - dùng vật đổi vật - cũng không được phép tiến hành. Cuộc đại di cư được Pol Pot thực hiện đã trực tiếp dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người.

Sau khi lên nắm quyền, Khmer Đỏ đã bắt đầu bốn năm cai trị đẫm máu. Đầu tiên, chính quyền này biến tất cả cư dân thành thị thành nông dân và chia người dân Campuchia thành hai đối tượng “người cũ” và “người mới’.

“Người cũ” là những người đã ở nông thôn trước khi Phnom Penh bị tấn công, chủ yếu là nông dân. “Người mới” là quân nhân, phần tử trí thức, tăng lữ, kỹ sư, thương nhân, cư dân thành thị của chính quyền cũ, cần phải cải tạo.

Cư dân thành thị bị đẩy về nông thôn “cải tạo”.
Thường những người đã phục vụ trong chính quyền Lon Nol, những người bất mãn với chính quyền mới, địa chủ, phú nông hay những người không chủ động rời khỏi Phnom Penh đều bị giết sạch.

Tiếp đó, Khmer Đỏ ra tay với đội ngũ giai cấp, bao gồm người có tài sản, chủ doanh nghiệp, giới tư sản và phần tử trí thức, giáo viên, bác sĩ và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, thậm chí những người đeo kính cũng không được tha, sau đó là đàn áp dân tộc và tôn giáo, biết ngoại ngữ cũng là “tội chết”.

Nhân dân Nhật báo cũng viết rằng, dưới thời Pol Pot, tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đều bị cấm, mọi nhà thờ, chùa chiền đều bị đóng cửa hoặc bị phá huỷ, tăng sư buộc hoàn tục, người theo Hồi giáo buộc phải ăn thịt lợn.

Khmer Đỏ coi tri thức là tội ác nên không lập trường học chính quy, cấm sách, thư tịch, chỉ được phép hát các bài hát, nhảy những điệu nhạc của chính quyền Khmer Đỏ, cấm những bài hát, điệu nhảy truyền thống, cấm truyền bá văn hoá phương Tây.

“Người mới” dưới sự giám sát và kiểm soát của “người cũ”, phải nhịn đói lao, xắn tay lao động quần quật, họ bị ép phải học nghề nông, canh tác đất đai và để hoàn thành lượng công việc được giao đúng thời hạn, họ phải làm việc trên đồng mười mấy tiếng đồng hồ vào ban ngày và học tập vào ban đêm.

Theo thống kê không đầy đủ, ít nhất hơn 1 triệu người đã mất mạng trong thời gian này vì kiệt sức, đói, bệnh tật, suy dinh dưỡng.

Trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày Pol Pot nắm quyền, tội ác kinh hoàng của Khmer Đỏ là vô tiền khoáng hậu.

Mùa hè năm 1976, Pol Pot chính thức nhậm chức Thủ tướng sau thời gian dài đứng sau hậu trường.

Một phụ nữ bên thi thể người thân bị Khmer Đỏ giết hại. Ảnh: CNN
Cuối năm đó, Pol Pot lo lắng cho rằng “cơ thể chính quyền Khmer Đỏ sinh bệnh” nên bắt đầu thanh trừng nội bộ với lý do loại bỏ những “thành viên thân Việt Nam, gián điệp Liên Xô, đặc vụ CIA” và thành viên mới trong chính quyền.

Bài viết của báo Trung Quốc nêu con số gần 10.000 người đã bị sát hại chỉ trong một cuộc đàn áp vào năm 1978. Nhà tù khét tiếng S21 trở thành hiện trường tàn khốc nhất, chủ yếu dùng để thẩm vấn, tra tấn và hành quyết những người được cho là đối địch chính quyền Khmer Đỏ. Ước tính có khoảng 20.000 người bị xử tử ở nhà tù này.

Đầu những năm 80 thế kỷ 20, gần 9.000 thi thể đã được phát hiện ở S21 và còn rất nhiều ngôi mộ tập thể khác vẫn chưa được khai quật.

Những nạn nhân này đã bị sát hại vô cùng tàn bạo, Khmer Đỏ vì để tiết kiệm đạn nên đã giết người bằng cánh dùng gậy đánh hoặc chém đầu bằng rìu. Nhiều hộp sọ được tìm thấy đều lưu lại vết nứt bị tác động bởi rìu.

Trong khi đó, cựu Vương Campuchia Sihanouk bị quản thúc tại gia, người thân của ông bị coi là “người mới” và được đưa đi cải tạo.

Đồng thời với vụ thảm sát lớn, người dân Campuchia ở trong trạng thái bế quan toả cảng, đất nước bị đóng cửa, các nạn nhân không có đường trốn thoát. Đến cuối năm 1978, chỉ có một vài quốc gia mới có thể trao đổi nhân viên ngoại giao với chính quyền Khmer Đỏ.

Ngày 25/12/1978, quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia. Chỉ trong 2 tuần, Khmer Đỏ đã bị đánh bại. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh được giải phóng.

Một ngày sau đó, Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia do ông Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập, sau này khai sinh ra nước Cộng hoà nhân dân Campuchia.

Thời kỳ chính quyền Khmer Đỏ chấm dứt. Sau đó, đội quân này rút về vùng núi tây bắc và tây nam Campuchia, xây dựng căn cứ và tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức.

THUỶ THU
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối