Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIM LẠC
LÀ CHIM GÌ?


Trên mục Lắt léo chữ nghĩa của Báo Thanh Niên có đăng bài viết “Chim lạc” là chim gì? của tác giả Vương Trung Hiếu. Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi khác nhau sau đó. Dưới đây là ý kiến của PGS-TS Lê Anh Tuấn (ĐH Cần Thơ).



Trong bài báo này, tác giả cố gắng giải đáp câu hỏi nguồn gốc của chữ lạc và loài chim lạc qua các thư tịch cố, gốc tích từ chữ Hán, chữ Nôm và cả hình thái bên ngoài của các loài chim. Bài viết có nhiều ý kiến khác nhau từ các bạn đọc như ở phần bình luận.
Theo đánh giá của cá nhân tôi, cách giải thích này dường như khó thuyết phục, hình con chim lạc trên chiếc trồng đồng Ngọc Lũ – chiếc trống Đông Sơn cổ nhất và được khá nhiều người biết. Các nghiên cứu khảo cố cho biết trống đồng Ngọc Lũ hiện còn lưu giữ cẩn thận ở Viện Viễn Đông Bác cổ trước kia như một báu vật quốc gia, có tuổi khoảng 2.500 năm trước đây, nghĩa là với mốc thời gian đó thì chữ Hán chưa hiện diện ở nước ta, theo một số tài liệu các nhà Hán học thì chữ Hán vào Việt Nam vào khoảng cuối đời nhà Tần, vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN, còn chữ Nôm thì trễ hơn rất nhiều, hình thành trong giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12. Như vậy không thể dùng chữ nghĩa xưa để giải thích một truyền thuyết trên 2.500 năm, thập chí từ đời vua Hùng, từ Lạc Vương đến nhiều thế kỷ sau với với tên nước Lạc Việt.



Còn dùng các hình dạng con chim như chim diệc, chim vạc hay cò, cả theo ý tác giả có thể là hồng hoàng… cũng khó thuyết phục nếu chỉ dựa vào một số hình dạng hao hao bên ngoài để đoán.
Các giải thích còn lại, theo tôi, là phải dựa vào ngôn ngữ nói cổ xưa và một số từ xưa còn sót lại. Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện ở vùng Ngọc Lũ, vùng hạ lưu tả ngạn sông Hồng. Hoa văn trên mặt trống rất độc đáo với những dãy nhà sàn, các hình người đội nón gắn lông thú, với các hoạt động giã gạo, nhảy múa trên thuyền, bên cạnh các con thú ở dưới và chim bay trên trời, đậu trên mái nhà và dưới ánh mặt trời. Xin lưu ý là ở Indonesia, cũng có những cái trống đồng tương tự nên có giả thuyết là người Việt và người Indonesia có quan hệ giao lưu hay di dân. Dựa vào các dấu hiệu này và tập quán sinh sống, chúng ta thấy người Việt và người Indonesia đều có thói quen sinh sống và di cư theo các vùng đất ngập nước như hồ đầm, ven sông, ven biển để dễ canh tác và đi lại. Văn minh người Việt vẫn là văn minh sông nước.
Trở lại câu hỏi nguồn gốc chim lạc, chim lạc là chim gì mà bây giờ chúng ta không tìm thấy sự hiện hữu. Nếu có dịp đến các vùng đất phía Bắc cho thấy phát âm - tiếng nói có sự tương đồng liên quan đến chữ LẠC. Người phía Bắc, vốn phát âm lẫn lộn giữa chữ L và N, như làm và nàm chẳng hạn, người xưa xem việc nói chữ A và ƯƠ tương tự, như nói một lạng vàng hay lượng vàng như nhau, lên đàng như lên đường, tràng và trường,… phát âm từ C và K cũng như nhau. Dấu sắc (‘) và dấu nặng (.) trong phát âm vùng miền Bắc, miền Trung hay pha trộn nhau. Kết quả là L # N, A # ƯƠ và C # C/K nên phát âm chữ LẠC tương đồng chữ NƯỚC.
Nếu giải thích trên đây là chấp nhận thì “chim lạc” chính là “chim nước”, nghĩa là tập hợp các loại chim sống ở vùng nước, từ chim diệc, vạc, cò, hồng hoàng… phù hợp với nếp sống của tộc người Việt cổ. Suy ra như thế, những từ được ghi lại khi bắt đầu có chữ viết: Lạc Việt sẽ hiểu như là nước Việt, Lạc Vương là vua của nước, Lạc hầu là quan của nước, Lạc tướng là tướng của nước, các từ cổ xưa như Lạc điền là ruộng nước, Lạc thôn là làng nước. Ở vùng đất miền Trung từ Thanh Hoá, Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế người dân có phương ngữ “nác”, có nghĩa là nước, như “đọi nác” là “bát nước”. Ở Nghệ An, người dân nói “nác su” có nghĩa là “nước sâu”, có câu ca xưa “Trăm rác lấy nác làm sạch”. Ở Tây Nguyên có hồ nước gọi là hồ Lak (tỉnh Đắk Lắk), có thể coi chữ C và K tương đồng.



Tiếng Việt chúng ta có cái hay là chữ nước và chữ quốc gia, đất nước có cùng nghĩa. Nước ngoài nghĩa là một dạng tài nguyên thiên nhiên, còn là nguồn sống, là đất nước quê hương. Các nước khác khi đặt tên quốc gia thường dùng chữ đất (Land) như Thailand (Thái Lan), The Netherlands (Hà Lan), Finland (Phần Lan)…, nhưng người Việt dùng chữ Lạc Việt, là nước Việt, thì thật độc đáo. Người Việt đi xa thường nói nhớ “nước” hơn là nhớ đất.
Bà Huyện Thanh Quan có câu thơ rất hay: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc”. Việc truy tìm nguồn gốc tên nước Lạc Việt, chim lạc là điều thú vị. Có lẽ giả định nguồn gốc chữ lạc sẽ có những đồng tình hay bài bác, có thể sẽ không dẫn đến một kết luận chắc chắn nhưng sẽ giúp chúng ta thêm yêu đất nước và ngôn ngữ dân tộc.

PGS-TS Lê Anh Tuấn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIM LẠC TRÊN TRỐNG ĐỒNG
CÓ PHẢI LÀ… CHIM NƯỚC?


Trong bài Một ý kiến về câu hỏi” Chim Lạc là chim gì? của PGS.TS Lê Anh cho rằng trống đồng Ngọc Lũ ‘có tuổi khoảng 2.500 năm trước đây, nghĩa là thời gian đó chữ Hán chưa hiện diện ở nước ta’.


Tác giả cho rằng, trống đồng Ngọc Lũ ‘có tuổi khoảng 2.500 năm trước đây, nghĩa là với mốc thời gian đó thì chữ Hán chưa có hiện diện ở nước ta, không thể dùng chữ nghĩa xưa để giải thích một truyền thuyết trên 2.500 năm'. Như vậy, ông đã bác quan điểm chim lạc (雒) và hậu điểu (候鳥) của GS Đào Duy Anh, không đồng thuận cách hiểu chim lạc là từ chỉ các loài chim nói chung của tôi trong bài Lắt léo chữ nghĩa: 'Chim lạc' là chim gì?(Báo Thanh Niên, 30.5.2021) vì cả GS Đào Duy Anh và tôi đều giải thích chim lạc qua chữ Hán và chữ Nôm.
Theo ông Tuấn, cần ‘dựa vào ngôn ngữ nói cổ xưa và một số từ xưa còn sót lại’ để lý giải từ chim lạc. Thế nhưng ông không cho biết ngôn ngữ cổ xưa đó và những từ còn sót lại là gì, thay vào đó, ông dẫn chứng cách nói lẫn lộn chữ L và N của người phía Bắc, cách phát âm tương tự giữa A và ƯƠ, C và K, ‘dấu sắc (‘) và dấu nặng (.) trong phát âm vùng miền Bắc, miền Trung hay pha trộn nhau’ để đi đến kết luận ‘phát âm chữ LẠC tương đồng chữ NƯỚC’, chim lạc là chim nước.


Như vậy, ông Tuấn đã nghĩ rằng cách phát âm của người Bắc ngày nay giống như ‘ngôn ngữ nói cổ xưa’ của người Việt? Xin thưa, điều này chỉ tương đối mà thôi, bởi vì, theo giới ngôn ngữ học, khoảng từ 2.000 năm trở về trước thì tiếng Việt thuộc giai đoạn tiền Việt Mường, lúc đó tiếng Việt chưa có thanh điệu, phần lớn là từ phát âm song tiết (thí dụ: kuh = củi; pichim = chim; kơchơng = giường, chõng). Thế thì làm sao có thể liên hệ dấu sắc và dấu nặng, những từ đơn tiết như lạc và nước để kết luận LẠC tương đồng với NƯỚC. Ngay trong Từ điển Việt – Bồ - La (1651) ghi nhận tiếng Việt thời Trung cổ vẫn không cho thấy từ lạc nào tương ứng với nước, nhưng đã có từ chim lạc, còn nước được ghi rõ bằng từ nác và nước (trong nấu nước).
Ông Tuấn cho rằng chim lạc là chim nước rồi giải thích chim nước là “tập hợp các loại chim sống ở vùng nước”. Thế nhưng, ngay sau đó ông lại mâu thuẫn qua nhận định: từ khi có chữ viết “Lạc Việt sẽ hiểu như là nước Việt, Lạc Vương là vua của nước, Lạc hầu là quan của nước, Lạc tướng và tướng của nước, các từ cổ xưa như Lạc điền là Ruộng nước, Lạc thôn là Làng nước”. Điều này cho thấy ông Tuấn đã đánh đồng từ nước với từ quốc gia, tổ quốc, ngoại trừ “Lạc điền là Ruộng nước”, còn những từ khác đều chứng minh chim nước là… chim quốc gia hay chim tổ quốc chăng? Xin thưa rằng, quan điểm này không phải là mới. Trước đây, trong bài Ý nghĩa quốc hiệu Lạc Việt (1989), GS Vũ Thế Ngọc đã có nhận định giống như ông Tuấn vậy. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên về điều này, bởi vì trong hệ thống chữ Nôm, chữ nước (渃) có 2 nghĩa: chất lỏng tự nhiên và tổ quốc hay xứ sở… Do đó không thể đánh đồng 2 khái niệm này với nhau. Còn trong Hán ngữ, không có từ Hán Việt nước, chỉ có từ quốc gia (国家/國家) và xứ sở (處所), vậy làm sao có thể liên tưởng từ lạc (Hán Việt) với từ nước (Việt)? Sau khi tra cứu những từ điển Hán Việt và chữ Nôm hiện có, chúng tôi vẫn không tìm thấy chữ lạc nào có nghĩa là nước hoặc liên quan với nước, ngoại trừ chữ nói về sông Lạc ở Trung Quốc.


Xin lưu ý, cách phát âm lẫn lộn giữa L và N của người phía Bắc chỉ là hiện tượng cá biệt, không phải là tất cả; không thể ‘xem việc nói chữ A và ƯƠ tương tự’ (lạng vàng – lượng vàng; lên đàng - lên đường, tràng - trường) để kết luận lạc là nước, bởi vì những từ như “lạng vàng, lên đàng, tràng” là cách nói của người miền Nam chứ không phải phía Bắc.
Tóm lại, hiện nay có nhiều loại trống đồng trên thế giới, được tìm thấy ở Đông Nam Á, song tập trung chủ yếu ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Các học giả đều tin rằng cách trang trí trên trống đồng phản ánh cuộc sống tinh thần và xã hội của những người đã phát minh và sử dụng trống, do đó có thể giúp xác định mối quan hệ hình thành địa lý và cộng đồng sắc tộc của những người này. Hình chim bay trên trống đồng Ngọc Lũ được gọi là chim lạc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc đều cho rằng chim lạc là chim diệc ((heron). Điều này đã được chú thích trên trang mạng của Hội Di sản chữ Nôm bằng chữ lạc (鴼) với từ tiếng Anh tương ứng là heron (chim diệc).
Cách giải thích chim lạc là chim nước của ông Lê Anh Tuấn khá giống với quan điểm của GS Vũ Thế Ngọc kể trên và cả quan điểm của Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc qua bài Thử tìm nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố" Lạc" trước đây. Dĩ nhiên, còn không ít cách giải thích ý nghĩa chim lạc khác nữa mà chúng ta có thể tìm thấy trên mạng. Điều này thật sự hữu ích trên con đường đi tìm sự chính xác nhất về nguồn gốc và ý nghĩa của những con chim đang bay trên trống đồng. Dù sao, cuối tuần "đàm đạo" chữ nghĩa với ông Tuấn càng vui.

Vương Trung Hiếu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIM LẠC NHƯ LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG


https://image.thanhnien.vn/2048/uploaded/vananh/2021_06_05/hinhchimlac_jekb.jpg


1. Hai tiếng “chim lạc” trong đời sống văn hoá hiện đại Việt Nam đã trở thành một biểu tượng ăn sâu vào tâm thức người Việt non một thế kỷ qua. Đó chính là hình ảnh loài chim nước lớn, xoải cánh bay quen thuộc trên trống đồng và trên một số đồ đồng khác thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Khái niệm trống Đông Sơn (hay còn gọi trống đồng Đông Sơn) dùng để chỉ tất cả những trống kim khí (chủ yếu là chất liệu đồng) là di vật khảo cổ học nằm trong văn hoá khảo cổ học Đông Sơn mà tính chất cơ bản của nó là trước Hán và khác Hán.

Chủ nhân của trống Đông Sơn là tất cả các cư dân đã sử dụng trống như một thành tố văn hoá cơ hữu trong tổng thể đời sống văn hoá của họ. Đó là những cư dân tồn tại trên một vùng địa lý rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử đến các vùng hải đảo, trùm lên cả không gian Đông Nam Á hiện nay.

Ngày nay, các nhà khảo cổ học thế giới khá thống nhất gọi đó là không gian Việt cổ. Trong không gian đó, tồn tại rất nhiều các tộc người, các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Cổ sử Trung Hoa gọi họ một cái tên bao trùm là Bách Việt. Trong Bách Việt đó, Lạc Việt là một cư dân quan trọng và chính là tiền thân cơ bản của người Việt Mường sau này. Bởi vậy, trống Đông Sơn có thể được gọi với những tên khác như trống đồng Việt cổ, trống đồng Lạc Việt, trống đồng Việt…

Là một nhạc khí thiêng liêng chủ yếu dành cho nghi lễ và lễ hội bộ lạc, trống Đông Sơn còn là một tác phẩm tạo hình vô cùng tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn. Tác giả sáng tạo trống đã khắc hình lên khuôn và đúc ra hình ảnh. Vì công cụ khắc là que nhọn tạo nên các vạch và chấm nên tạo hình của nó còn mang đậm tính chất của loại hình nghệ thuật hội hoạ.

Về tổng quan, hình ảnh trên trống đồng có thể xem là một tổng lễ hội cộng đồng thờ mặt trời như là biểu tượng cao nhất và lễ hội đó cũng diễn ra dưới ánh sáng mặt trời tràn ngập. Trong đó chứa đựng nhiều đề tài nghi lễ và lễ hội khác, các hành động hội khác phong phú về hình thức, liên tục trong thời gian và phổ biến trong không gian.

Thông qua việc diễn đạt lễ hội, trống đồng phản ánh cuộc sống văn hoá thực tiễn và tinh thần, phản ánh những nghĩ suy về thế giới khách quan, và đặc biệt là phản ánh mỹ cảm tinh tế, năng khiếu nghệ thuật của người xưa cùng với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ.

Đó là tác phẩm điêu khắc thuộc nghệ thuật hoành tráng, nghệ thuật sử thi.

2. Hình ảnh trên trống Đông Sơn có yếu tố sinh động, tả thực, cũng có yếu tố ước lệ, khái quát được thể hiện bằng bút pháp mô phỏng và bút pháp hình học (kỷ hà học). Trên tổng thể, nó phô diễn một tư duy nghệ thuật ưa thích sự hài hoà của những yếu tố trên.

Đồng thời, người ta cũng dễ dàng tiếp nhận được những hình ảnh quan trọng và những hình ảnh ít quan trọng hơn dựa trên các phương diện: việc sử dụng không gian tiêu điểm, độ lớn của hình ảnh, tầm quan trọng của đề tài, cách kết hợp hài hoà bút pháp, và đặc biệt là tần số xuất hiện cũng như khả năng lưu giữ hình ảnh qua quá trình phát triển lâu dài (từ loại I đến loại IV theo cách phân loại của Heger).

Trong đó, chúng ta thấy hiển nhiên các hình ảnh quan trọng sẽ là: mặt trời (trên tất cả các trống), chim lạc (trên tất cả các loại trống), người, nhà, hươu, thuyền… Sự sắp xếp thứ tự này về cơ bản phản ánh trật tự tầm quan trọng của các loại hình ảnh diễn tiến trên nhiều trống theo tiến trình lịch sử. Chúng ta thấy chim lạc chắc chắn thuộc về biểu tượng quan trọng vì ở những loại trống đã giản ước rất nhiều hình ảnh khác thì hình ảnh này vẫn xuất hiện bên cạnh mặt trời vốn không thể thiếu.

Khái niệm chim lạc được nhà nghiên cứu sử học nổi tiếng - GS Đào Duy Anh đề cập đến trong các tác phẩm Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ mười chín (quyển thượng và quyển hạ) - Hà Nội, 1955 và Nguồn gốc dân tộc Việt Nam - Hà Nội, 1958. Với những lý giải của giáo sư trong các tài liệu trên, ta có thể cho rằng, chính cụ là người đã đặt tên cho loài chim chính trên trống đồng là chim lạc.

Ngoại trừ những điều lý giải còn phải xem thêm về nguồn gốc “lạc” gắn với sự thiên di cư dân từ nam Dương Tử xuống đồng bằng Bắc Bộ thì ta thấy đây là một sáng tạo trong việc tạo nên một khái niệm đã trở thành phổ biến trong giới học thuật.

Trước hết chúng ta hiểu, đây là sự định danh một cái tên gọi (le nom). Bởi vì cư dân sáng tạo ra trống đồng thuộc về rất nhiều nhóm ngôn ngữ nên chúng ta khó lòng biết, họ cách nay hơn 2.000 năm có một tên chung cho loài đó không và gọi nó bằng vỏ ngữ âm nào, thuộc ngữ hệ nào. Các cổ thư thì không cung cấp cho chúng ta tên gọi.

Với tư cách là một nhà sử học người Việt, đang nghiên cứu lịch sử cội nguồn Việt Nam, GS Đào Duy Anh đã liên hội hình ảnh chim đó trên trống với những ghi chép cổ sử về cư dân Lạc Việt với Lạc điền, Lạc dân, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc vương…, liên hội với một loài hậu điểu (hậu là khí hậu, thời tiết; điểu là chim, hậu điểu là chim di cư theo mùa, có thể có tên lạc (?)), mà sáng tạo ra cách gọi đó.

Trong khảo cổ học, cách đặt tên cho một hình ảnh hoặc một hiện vật, nhà khảo cổ thường dựa theo xu hướng nghiên cứu, ngôn ngữ sử dụng, hình thể hiện vật qua trực quan, tác dụng của hiện vật, kinh nghiệm lão thực… để định danh. Tựa như, với một đường gấp khúc, người Việt có thể đặt tên nó là răng cưa, dãy núi, gấp khúc, thậm chí là sóng nước. Trong lúc đó, người Thái có thể gọi khác đi theo ngôn ngữ và kinh nghiệm của họ.

Khi chúng ta chưa thể suy nguyên nó người xưa từng gọi với vỏ ngữ âm nào, thuộc Âu Việt, Mân Việt hay Lạc Việt thì cách gọi của GS Đào Duy Anh được thừa nhận như một biểu hiệu (symbol) cho hình ảnh đó. Và nó đã trở thành quen thuộc và mang tính biểu tượng.

Tìm đến một định danh khác (gốc Kinh, gốc Mường, gốc Tày, gốc Thái, gốc Khmer, gốc Mã lai…) là một điều thú vị của khoa học nhưng khó lòng có được một cái tên chung khi mỗi nền khoa học được diễn đạt bởi một ngôn ngữ khác nhau.

Viết đến đây, tôi nhớ lại lời dạy của GS Trần Quốc Vượng vào mùa xuân 1974 xa xưa về vấn đề này: “Chim lạc ư! Đây là chuyện đặt tên của thầy tôi, GS Đào Duy Anh. Là nhãn hiệu cho một hình ảnh. Nhãn hiệu này ĐẸP. Tính tư tưởng CAO. Còn muốn tên khác ư? Các ông các bà muốn gọi nó theo kiểu tả thực bằng tiếng Việt nhà quê thì cứ thế này: cái cò, cái vạc, cái nông… Xong!”.

3. Trên trống đồng Đông Sơn, có hàng chục loài chim khác nhau: trả, sáo, bồ chao, bồ nông, cò, le le, vịt ngỗng, sáo cờ… tuỳ cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Chim tồn tại trong những bối cảnh không gian khác nhau: mặt nước, mặt ruộng, bầu trời, nóc nhà, mũi thuyền, đầu nhân vật… Tư thế miêu tả chim lại càng phong phú: bay gần, bay xa, đậu, đứng, nằm, mò, gắp cá, gù nhau, ngủ, rình mồi…

Trong đó, tồn tại nhiều là một loài có tầm vóc lớn, sải cánh rộng, mỏ dài, chân cao, mào lớn đang xoải cánh bay xa. Đó mới là chim lạc mà chúng ta thường nghĩ tới.

Về phối cảnh trên trống, loài chim này được xếp ở vành lớn (trống Ngọc Lũ), không gian rộng và ở nhiều trống, nó lấn át các hình ảnh khác (khi nhiều hình ảnh giản lược hoặc mất đi). Về không gian mô tả, nó bay trên một bầu trời rộng rãi. Về tư thế, mỏ dài ngẩng cao về phía trước để định hướng, chân và mào dài và xuôi hẳn song song thân mình tạo cảm giác tốc độ lớn. Sải cánh rộng gợi ý sức bền để bay xa, tương phản với những chú chim nhỏ đậu và ngủ ngay dưới chân mình, tạo nên nét đối lập thú vị. Về bút pháp, đó là những yếu tố kỷ hà học (trừu tượng, thiêng liêng) hài hoà với yếu tố miêu tả sinh động và hiện thực (khác với những loài nhỏ cơ bản là tả thực). Tính biểu tượng được khắc hoạ rõ nét. Vừa đủ trực quan, vừa đủ khái quát.

Hình thể to lớn, bầu trời cao rộng, tốc độ vút nhanh, đường bay xa tắp, hướng bay ngút ngàn, xoay quanh các tia sáng mặt trời toả rạng với chu kỳ năm và cũng là quay về nơi chôn rau cắt rốn. Đó là biểu tượng của chim lạc trên trống đồng.

Với tư cách là một biểu tượng, chim lạc vừa gần gụi thân quen vừa thiêng liêng cao cả. Chim lạc vươn lên với cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời. Chim lạc tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách.

Với những nét phóng túng trong đường khắc lưu loát, hình ảnh chim lạc là thông điệp ngàn xưa vọng lại cho chúng ta mạch lạc và lãng mạn. Với những nét cẩn trọng tinh tế trong tạo hình, người xưa dồn cả tài năng, trí lự, tâm hồn, khát vọng cho một loài chim nước theo mùa, đến với họ, bay đi rồi lại trở về, thuỷ chung, son sắt.

Đó chính là biểu tượng chim lạc đẹp đẽ và linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam ngàn đời.

Nguyễn Hùng Vĩ (nhà nghiên cứu văn hoá dân gian)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

https://1.bp.blogspot.com/-wuDY_T34PwY/XRojfutDv5I/AAAAAAACIdg/2X-rqGZpxNcA2-hyy_gVE4kUfQiugn-3gCLcBGAs/s320/0..gif


BỌN TÀU
XẢO QUYỆT


https://4.bp.blogspot.com/-TxfztjXkuXc/WEU0avodf3I/AAAAAAAAhsU/eQDZQMyhZn8kkp4YHAJ99jwUg95dK53egCLcB/s640/1.gif

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CẨM NANG THỦ ĐOẠN
CỦA TRUNG QUỐC-[1]


Giáo sư Trần Ngọc Vương: Tôi sốc khi đọc được cẩm nang thủ đoạn chính trị của Trung Quốc

Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc là thế lực duy nhất đe doạ độc lập chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ nước ta. Giáo sư Trần Ngọc Vương - người đã miệt mài nghiên cứu về Trung Quốc từ tuổi đôi mươi đến nay - nhận định: “Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền, luôn tin vào não trạng của mình. Họ luôn giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm kinh hoàng nhất của giới chính trị Trung Quốc”. Báo Phụ Nữ TPHCM đã có cuộc trò chuyện với ông.

Họ muốn nhanh chóng hiện thực hoá “Trung Quốc mộng”

Phóng viên:
Năm 2009, Trung Quốc xuất bản cuốn “Trung Quốc mộng”, tác giả là đại tá Lưu Minh Phúc, một giáo sư của Đại học (ĐH) Quốc phòng Bắc Kinh. Những hành vi quấy phá của Trung Quốc ở Biển Đông cũng tăng dần đều từ năm 2009. Nhân vật này có vai trò gì trong việc Trung Quốc đẩy mạnh các hành vi phi pháp đó không, thưa giáo sư?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Có hai cuốn sách của Trung Quốc cần được nhắc đến, là “Tô tem sói” (Lang đồ đằng, tác giả Khương Nhung) và “Trung Quốc mộng”. Cả hai cuốn đều được quảng cáo và phát hành hết sức rầm rộ. “Tô tem sói” được viết dưới dạng tiểu thuyết nhưng thực chất đó là khảo cứu mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Tác giả xác định căn tính của người Trung Quốc là căn tính sói - một loài ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác nhất trên cả thảo nguyên, bình nguyên và cao nguyên. Nhiều năm liền, Trung Quốc cho in đi in lại cuốn “Tô tem sói”. Bấy giờ, họ đang muốn tuyên truyền một tinh thần khác, một không khí khác, đó là tính chiến đấu và tinh thần quật cường của người dân nước họ.

Còn “Trung Quốc mộng” là hướng tuyên truyền của quân đội.

Hai cuốn sách tuyên truyền hai hướng khác nhau. Xưa nay Trung Quốc là vậy, luôn đưa ra khả năng này, khả năng kia. “Trung Quốc mộng” vẫn trên tinh thần vừa thừa tiến, vừa uốn nắn tinh thần của “Tô tem sói”. Song, viết “Trung Quốc mộng”, Lưu Minh Phúc mới chỉ tiếp cận một góc tham vọng của nhà cầm quyền. Đọc kỹ thì góc tuyên truyền của Lưu Minh Phúc là duy trì cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (che đi khoảng sáng, nuôi dưỡng cái tù mù, không muốn minh bạch, rõ ràng với thế giới) và “trỗi dậy một cách hoà bình”.

@ Với xuất phát điểm không ít khó khăn, việc Trung Quốc vươn lên, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thực sự là kỳ tích. Trong “thiết kế” của Đặng Tiểu Bình, “trỗi dậy một cách hoà bình” là một trong những cảm hứng chủ đạo. Nhưng những gì Trung Quốc hành xử trên Biển Đông trong hơn 10 năm qua cho thấy rõ là họ đã cách ly từng bước “thiết kế” của ông Đặng?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Sau hai thập niên tham gia định hình những chính sách quan trọng nhất của Trung Quốc và được ủng hộ, nhà tư tưởng của Trung Quốc hiện nay là Vương Hỗ Ninh. Đây là một nhà nghiên cứu chính trị chuyên nghiệp, hiện là một trong bảy Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ta thiết kế một đường hướng khác Đặng Tiểu Bình, vừa tiếp tục nhưng lại vừa điều chỉnh, thay đổi. Từ năm 2007, trên đỉnh cao nhất của nhóm làm chiến lược, đã bắt đầu thay đổi. Sự thay đổi từ Giang Trạch Dân, qua Hồ Cẩm Đào, tới Tập Cận Bình dựa vào Vương Hỗ Ninh là sự điều chỉnh có kế hoạch. Vương Hỗ Ninh thấy, phát triển theo cách Đặng Tiểu Bình đề nghị thì chậm. Ông ta muốn “đi” nhanh hơn, muốn thu hoạch nhiều hơn từ nhiều hướng khác nhau, do đó chấp nhận sự đa tạp của tình hình.

Người Trung Quốc, đặc biệt là giới cầm quyền luôn tin vào “trực giác định hướng” của mình. Họ thường giương đông kích tây, trong đầu luôn có các loại mưu kế. Thậm chí, họ còn tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra, và luôn có sẵn “bài” để đối phó với từng tình huống tưởng tượng đó. Đây là đặc điểm phức tạp nhất để hiểu giới làm chính trị cực quyền, thượng đỉnh của Trung Quốc.

Con người không được mang ý thức về sinh mệnh

@ Mô hình ông vua - thiên tử độc nhất thế giới, cùng căn tính sói của dân tộc (như họ tự nhận) khiến chính quyền của Trung Quốc có những đặc điểm gì riêng biệt, thưa giáo sư?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Mô hình quyền lực tối cao ở Trung Quốc hầu như không có yếu tố tôn giáo mà chỉ duy trì biểu tượng thần quyền (đến một ngưỡng cần thiết cho tuyên truyền ở một mức độ nhất định). Nói cho cùng, mọi tôn giáo đích thực đều có giá trị cứu rỗi cho con người, kể cả những người cầm quyền tối thượng (như việc hoàng đế Napoléon Bonaparte vẫn cần sự có mặt của Giáo hoàng trong lễ lên ngôi).

Nhưng thể chế truyền thống của Trung Quốc thì khác, hoàng đế lên ngôi, tự lập đàn tế trời, tự công bố với thiên hạ, hành xử hoàn toàn nhân danh trời và đồng nhất trời với bản thân. Quyền lực của hoàng đế Trung Quốc không chịu “lép” bởi quyền lực tôn giáo, không có tín ngưỡng, cho nên mục đích của thể chế ấy cũng như phương tiện của họ là tính hiện thế. Tinh thần cực quyền của họ thể hiện rất rõ.

Người Trung Quốc có những chuyện kỳ dị mà nếu không phải người cầm quyền tối cao, không phải là những người tột cùng tham vọng thì không thể hiểu được, hoặc không đủ sức để đảm đương gánh nặng tâm lý ấy. Những người như Phạm Lãi (công thần của Câu Tiễn, ông vua nước Việt tại vị từ năm 496 - 465 trước Công nguyên) xưa hay Chu Ân Lai hiện đại đều không thể đeo đẳng mẫu người đó.

Sở dĩ Phạm Lãi sống được là do ông ta không theo mô hình đó (sau khi không khuyên được Câu Tiễn, Phạm Lãi bỏ đi biệt tích). Sở dĩ trong mấy trăm người từng là lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thanh trừng, một mình Chu Ân Lai tránh được, là bởi ông ta thuyết phục Mao Trạch Đông chỉ ở một điểm, đó là tiếng “nói thầm” luôn được nhắc đi nhắc lại: “Tôi không tranh, không bao giờ định tranh vị trí độc nhất với ông”.

Đặc điểm quyền lực bằng mọi giá của thiết chế chuyên chế này cũng là đặc điểm hàng đầu. Một đặc điểm không nơi thứ hai nào có nữa, đó là sự coi rẻ, vô hiệu hoá mạng người, vô nghĩa hoá thân phận mỗi người và bất cứ cá nhân nào. Không cần nói đến những chuyện cả thế giới hiện nay đang lên án, chỉ cần nói về nguồn gốc chiếc bánh bao trong lịch sử của họ: tiến xuống phía Nam là khó khăn lớn với những người sống ở Trung Nguyên. Cuộc hành quân của họ vấp phải những sơn hệ - thập vạn đại sơn, đặc biệt là Ngũ Lĩnh.

Người Trung Quốc luôn e ngại khi phải vượt qua năm ngọn núi đó. Đánh phương Nam là một trong những nỗi kinh hoàng cay cực của lính phương Bắc. Người lính của họ được giáo dục, tuyên truyền chuẩn bị tinh thần sẵn sàng giết, đồng thời cũng sẵn sàng chết. Cái chết thì được tô vẽ bằng chủ nghĩa anh hùng, “da ngựa bọc thây”, “nhẹ tựa lông hồng”. Còn đối thủ, đối phương thì cần bị “ăn gan, uống máu”.

Để “Nam chinh”, vì không biết phương tiện, điều kiện ra sao nên họ phải tích trữ lương khô mang theo. Nấu ăn cũng khó, nên loại bánh phổ biến họ làm là lương khô, vừa gọn nhẹ, vừa dễ sử dụng. Ngay từ thời ấy, họ đã giáo dục cho người lính phương Bắc của họ tinh thần vừa căm thù, vừa quyết tâm: ăn bánh “man đầu” (tức bánh bao) là ăn đầu người Nam man, tức cộng đồng Bách Việt.

Trong lịch sử chiến tranh ở Trung Quốc xưa, số binh lính thường được huy động lên tới vài chục đến vài trăm vạn. Vậy mà, như một nhà thơ đời Đường đã “ráo hoảnh”: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” - xưa nay ra trận mấy ai về. Phong cách thực thi chiến tranh nổi tiếng của Trung Quốc, nổi tiếng từ xưa trên toàn thế giới, là “chiến thuật biển người”, “lấy thịt đè người”.

Mạng người, bất kể là mạng của ai, trừ người nắm quyền tối cao, đều có thể trở nên vô nghĩa. Kể từ ngày lập nên nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nghĩa là “thời bình”, không loạn lạc, không chiến tranh, mà theo nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, số người chết không phải tự nhiên, mà chết do “nhân tai” - lỗi của người cai trị - lên đến cả trăm triệu người. Riêng nạn đói xảy ra vào những năm 1958-1961 trong và sau phong trào Đại dược tiến (đại nhảy vọt), theo nhiều tài liệu khác nhau, đã làm chết từ 37 - 43,5 triệu người.

@ Không chỉ nghiên cứu Trung Quốc, giáo sư còn có thời gian giảng dạy ở ĐH Bắc Kinh. Đặc điểm nào của con người sống trên đất đó khiến ông nhớ nhất?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Thân phận con người! Sau hơn 20 năm nghiên cứu Trung Quốc, năm 1998, lần đầu tiên, tôi mới có những ngày sống trên đất nước này. Tôi sang dạy ở trường đại học lớn nhất của họ với tư cách là chuyên gia hàng đầu, hưởng bậc lương rất cao. Nhưng cách xử sự của họ thì… kể ra cho hết, thật lắm chuyện khôi hài.

Nói vậy để thấy rằng, một vị trí như mình, khách mời (mà là “quốc khách”, vì bấy giờ tôi sang dạy bằng giấy mời của Quốc vụ viện, đóng dấu quốc huy hẳn hoi) như mình mà còn vậy.

Tôi dạy ở Bắc Kinh, sống ở Bắc Kinh và quan sát thì cảm nhận rất rõ rằng, con người ở đó không có ý thức về sinh mệnh hay thân phận. Cái gọi là “nhân thân” ở đây vô nghĩa. Không ai quan tâm, không ai muốn, không ai cần biết anh là ai; anh cũng chỉ như cái cây, ngọn cỏ ven đường. Họ chỉ cần biết người đó là da đen hay da trắng, là người giống họ hay không. Đó là lần đầu tiên tôi đến một cộng đồng mà cảm giác sự vô nghĩa của thân phận cá nhân rõ ràng đến vậy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CẨM NANG THỦ ĐOẠN
CỦA TRUNG QUỐC-[2]


Bí mật về cuốn kỳ thư

@ Ông tiếp xúc với cuốn “Phản kinh”, chính là trong chuyến đi đó?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Sang Bắc Kinh, tôi đi lang thang xem sách thì cuốn sách có tiêu đề “Phản kinh” đập vào mắt. Đó là lần đầu tiên tôi biết có cuốn đó. Tôi cầm lên, thấy chữ khó đọc, giấy xấu, tên tác giả lại không đọc được, chữ rất lạ (họ Triệu thì đọc được), lại của một nhà xuất bản (NXB) hầu như không có tên tuổi gì - NXB Nội Mông.

Tôi đọc phần giới thiệu, họ viết rất rõ: “Lịch đại thống trị giả hành nhi bất ngôn dụng nhi bất tuyên đích kỳ thư”. Có nghĩa, đây là cuốn kỳ thư mà kẻ thống trị các đời làm theo nhưng không nói, dùng nhưng không công bố. Tôi giật mình, sách này là sách cấm, riêng phần giới thiệu đã thấy kinh hoàng. Hơn một ngàn năm, sách chỉ dành cho tầng lớp cao nhất của bộ máy cai trị. Dưới thời Minh, Thanh, ai đọc sách cấm mà bị phát hiện là phạm tội đại hình, bị giết. Và đó cũng là lần đầu tiên, người Trung Quốc biết đến Phản kinh một cách rộng rãi.

Tôi chép tên tác giả ra giấy mang đi hỏi một giáo sư của ĐH Bắc Kinh, ông này không biết. Ngày ĐH Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập ở Đại lễ đường nhân dân, riêng ô tô chở chuyên gia của họ là 80 xe. Ông ấy mang đi hỏi khắp, cũng không ai biết, vì người giỏi chữ Hán nhất Trung Quốc cũng chỉ biết đến 85% lượng chữ. Ông rất tức, dành mấy ngày để tra các loại từ điển thì tìm được tên tác giả là Nhuy (chữ Nhuy thực ra là phần đuôi của một từ có tính chất từ láy nên hiếm gặp). Tác giả đỗ tiến sĩ thời Trung Đường. Viết xong bộ sách này, Triệu Nhuy vào gặp vua một lần, dâng cho vua bộ sách và từ chối tất cả những lời ban khen, phong tặng, xin lui về quê rồi biệt tăm không ai biết.

Từ đời Đường, qua Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cuốn sách ấy chỉ được nằm trong bí thư các (gác chứa sách) của vua, cũng không đưa xuống tứ khố toàn thư. Đến tận đời Càn Long, ông mới sai những đại học sĩ sao chép ra vài bản, phân hạng mục trong tứ khố toàn thư nhưng vẫn không lưu hành ra ngoài. Đích thân Càn Long đề tựa cho cuốn sách và đổi tên. Đại học giả nổi tiếng nhất của đời Càn Long là Kỷ Hiểu Lam hiệu đính cuốn sách. Và văn bản cuối cùng đó chính là văn bản mà NXB Nội Mông in.

@ Vai trò, tính chất của “Phản kinh” đối với nhà cầm quyền Trung Quốc là gì thưa giáo sư?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Tôi đọc và thấy tác giả đã cảnh báo rất đích đáng. Bộ sách này không phải nhà cầm quyền tối cao nào cũng đọc được, mà phải là người cực giỏi, nếu không thì rất tai hại. Vì đó là những thủ đoạn kinh khủng nhất của giới cầm quyền. Cũng vì thế mà khi từ Bắc Kinh về, tôi đã tìm mọi cơ hội để dịch cuốn sách đó, nhưng tiếc là hầu như không ai quan tâm. Giờ thì đã có bản dịch rồi.

@ Khi tiếp cận “Phản kinh”, cảm giác của ông ra sao?

Giáo sư Trần Ngọc Vương:
Tôi sốc. Triệu Nhuy kể theo lối nửa hư nửa thực, có nhiều yếu tố như Trang Tử, huyễn hoặc biến ảo, thật giả lẫn lộn. Anh đọc, anh tin có thật thì nó là thật, bởi những chuyện ông ấy kể không ai xác minh được. Tôi nhớ nhất câu chuyện kể về Phạm Lãi, với những chi tiết rất lạ. Việc Phạm Lãi bỏ đi, có những lời đồn thổi khác nhau. Nào là ông “cộng Tây Thi phiếm chu du Ngũ hồ” (cùng đại mỹ nhân Tây Thi rong ruổi Ngũ hồ), nào là lời đồn ông ấy đến một nơi, lập nơi đó thành Đào Nguyên rồi trở thành một thương gia vô cùng giàu có.

Và Triệu Nhuy kể theo hướng này: Phạm Lãi sống độc lập, không theo một “chủ mới” nào. Ông có ba đứa con. Đứa thứ hai sang nước Sở, ở đó đã phạm tội đại hình, bị bắt giam, xử chết. Phạm Lãi có một người bạn ở nước Sở rất được vua Sở tin nghe, nên ông nghĩ đến việc cầu cứu bạn. Phạm Lãi chuẩn bị một lượng tiền vàng lớn cho việc gặp người bạn kia.

Con cả và con út của Phạm Lãi đều đòi đi. Ông muốn giao việc cho con út nhưng người con cả bảo nó lớn hơn, khôn hơn, nó lại là trưởng, chịu trách nhiệm gia tộc nên phải để nó đi. Phạm Lãi không đồng ý, cậu cả doạ tự tử vì cho rằng bố không tin mình là việc ảnh hưởng đến thanh danh, và Phạm Lãi phải nhượng bộ.

Người bạn của Phạm Lãi nhận thư, trả lời sẽ giúp. Cậu cả về quán trọ chờ. Ông kia vào nói với vua: “Việc thi hành những án lớn là chấn động đến cả tâm linh, cả thiên hạ; nếu làm phúc, đại xá được thì rất tốt”. Vua nghe. Hôm sau ban bố đại xá thiên hạ. Cậu cả nghe tin đó lẳng lặng mang hết tiền về quán trọ, không vào gặp ông kia nữa.

Ông bạn Phạm Lãi chờ mấy ngày không thấy cậu ta quay lại, biết ngay cậu này tiếc của (trong thư, Phạm Lãi viết rõ việc cảm ơn). Ông ta thay đổi cách ứng xử, vào nói lại với vua: “Hôm trước, tôi có tâu với chúa công việc đại xá, giết nhầm người đúng là oan, nhưng không trừng phạt đúng người phạm tội đại nghịch, đại ác cũng là hoạ”.

Và ngày hôm sau, cậu cả đi nhặt xác em đưa về. Về đến nhà, đã thấy Phạm Lãi chuẩn bị đầy đủ để làm ma cho đứa con thứ hai. Cậu cả hỏi vì sao cha biết, ông không trả lời, tỏ ra buồn rầu. Sau, ông cho một số người tâm phúc nhất biết, khi họ hỏi “thằng cả đi, thằng hai còn chết, thì làm sao thằng út đi mà cứu được?”. Phạm Lãi nói: “Khi tôi buộc phải cho thằng cả đi, tôi đã biết nó sẽ thất bại và thằng thứ hai phải chết. Là vì thằng cả sống với tôi từ thuở hàn vi, nó biết khổ, biết nhục, biết thiếu tiền là như thế nào, nên nó tiếc tiền. Còn thằng út sinh sau, khi tôi đã giàu, nó lớn lên trong nhung lụa nên nó sẽ mang ngay tiền đến nhà ông bạn tôi mà không do dự”.

Người ta lại hỏi, bạn ông như thế là không chí tình? Phạm Lãi trả lời: “Ông ấy biết, nếu thằng thứ hai không gặp biến cố này thì kiểu gì nó cũng là thằng hư hỏng, nên phải có sự trừng phạt. Ông ấy cũng biết thằng anh tham lam, bỉ lậu, nếu không có bài học xương máu đúng nghĩa này thì nó sẽ không thể tỉnh. Tôi nhờ ông ấy là quan hệ tình thân, nhưng còn cái gọi là thiên lý, ông ấy cũng không vì tình thân mà làm trái lẽ trời”. Tất cả mọi người nghe xong đều ngỡ ngàng, vì mọi sự xảy ra như thế nào, từ lâu đã nằm trong sự tính toán của Phạm Lãi.

Khi đọc xong chuyện đó, tôi thấy kinh hoàng! Mới thấy tư duy của Trung Quốc lạ và biến ảo khôn lường.

@ Cảm ơn giáo sư!
----------------------------
Thế kỷ XIX, dưới thời nhà Thanh, Trung Quốc bị tám cường quốc của thế giới đánh phá, chia nhau đô hộ. Trung Quốc trở thành nước bán thuộc địa. Họ gọi đó là thế kỷ quốc nhục, bị xâu xé, các khu vực hay thành phố bị chia thành các khu tô giới (là phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng lại bị một thực thể khác quản lý, Thượng Hải là trường hợp điển hình). Do đó, họ phải khẳng định lại khát vọng thống trị thế giới chứ không bao giờ chịu để người khác thống trị.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu của họ đã nhìn nhận lại toàn bộ lịch sử của cả Trung Quốc và lịch sử thế giới. Họ nhận ra, tám cường quốc chia nhau xâu xé họ chủ yếu là đánh vào từ đường biển. Và họ cũng đủ tri thức để dần dần nhận ra được rằng, từ thế kỷ XVI, quốc gia nào muốn phát triển chủ nghĩa tư bản, trở thành cường quốc kinh tế, trở thành thực dân thì trước hết phải là cường quốc biển. Đây cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc quyết thực hiện bằng được dã tâm biến Biển Đông thành ao nhà của họ.

UÔNG NGỌC - Báo Phụ Nữ TPHCM


Trong bối cảnh đó, chúng ta có thoát ra được không, theo ông?
Tôi cho rằng, bị ràng buộc và lệ thuộc vào Trung Quốc không phải là định mệnh của dân tộc ta. Vì trong cái vành đai văn hoá Hán truyền thống thì Nhật Bản, Hàn Quốc có bị thế đâu? Ngay Triều Tiên bây giờ cũng đang vùng vằng thoát ra khỏi Trung Quốc. Những nước thoát ra được gần như đều trở thành nước công nghiệp lớn.

Việt Nam từ hàng nghìn năm nay rõ ràng vẫn độc lập với Trung Quốc, và khi bắt đầu có chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì thế giới bị đa cực hoá, do đó việc gắn, trói vào một cực càng không phải là định mệnh. Tuy nhiên, Trung Quốc thì rõ ràng không muốn nhìn thấy một Việt Nam mạnh, càng không muốn nhìn thấy một Việt Nam độc lập hoàn toàn với Trung Quốc mà chỉ muốn Việt Nam lệ thuộc, là chư hầu. Vấn đề còn lại ở đây là bản lĩnh, thái độ, trách nhiệm của người lãnh đạo với dân tộc. Chúng ta có làm được điều đấy không? Tôi nghĩ làm được.

Địa chính trị của ta ở cạnh một nước “lớn mà chơi không đẹp” thì cách ứng xử nên như thế nào, thưa ông?
Một điều phải thuộc nằm lòng là chúng ta cần học tập họ và hữu nghị với họ, đấy là những mệnh đề không thể khác được. Nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh vĩ đại, rực rỡ, rất nhiều thành tựu. Cha ông ta từng làm học trò của nền văn minh ấy. Và ngày nay không thiếu phương diện chúng ta vẫn tiếp tục là học trò. Về quan hệ quốc tế, hai nước có chung một đường biên giới dài như vậy, không muốn hữu nghị cũng không được. Nhưng mà luôn luôn nhớ rằng đấy là một nước lớn vô trách nhiệm và cư xử bẩn tính. Cộng sinh với họ rất mệt mỏi nhưng vẫn phải kiên trì vì đó là điều tất yếu, không thể khác. Chúng ta phải khẩn trương củng cố nội lực, kiện toàn tư chất, phẩm giá dân tộc… mới có đủ sức mạnh đối đầu cạnh tranh với họ. Với Trung Quốc, không bao giờ được ảo tưởng, cũng không bao giờ được mỏi gối chùn chân. Người Trung Quốc buộc ta luôn phải cảnh giác.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU TRUNG QUỐC
KHUYÊN VN “LÃNG TỬ HỒI ĐẦU-[1]”


Vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí một cách phi pháp. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đến ngày 16/07, Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Sự kiện này để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại.

Mặc dù trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Việt Nam mới là kẻ quấy rối họ thực thi chủ quyền. Ngày 19/06/2014, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Nhà nước Trung Quốc đăng bài “Trung Quốc khuyên Việt Nam: Kẻ hư hỏng nên tỉnh ngộ trở về” (TQ phụng khuyên Việt Nam “Lãng tử hồi đầu”).[1] Tác giả bài báo lời lẽ xách mé này là bà Tô Hiểu Huy (苏晓晖 Su Xiao Hui), Phó Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế của Trung Quốc.

Xin đọc một số câu trong bài báo này (chúng tôi in đậm những chỗ cần chú ý):

Trong tình hình Việt Nam mạnh mẽ quấy nhiễu công việc bình thường của công ty TQ tại quần đảo Tây Sa [Việt Nam gọi là Hoàng Sa], gây nên tình thế căng thẳng liên tục nâng cấp, Uỷ viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì đã đến Việt Nam hội đàm với Trưởng đoàn Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác song phương TQ-VN. Trong hội đàm, hai bên đều tỏ ý coi trọng mối quan hệ song phương và ý muốn quản lý kiểm soát tình hình trên biển; tình thế căng thẳng suýt bùng nổ đã dần dần được hoà hoãn…

Chuyến đi của Dương Khiết Trì cho thấy “TQ một lần nữa tạo cơ hội cho Việt Nam ghìm ngựa trước vực thẳm. Trước đó TQ đã nhiều lần nghiêm chỉnh tuyên bố quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của TQ, không tồn tại bất cứ tranh chấp nào, và yêu cầu Việt Nam ngừng quấy rối tác nghiệp [thăm dò dầu khí, xây đắp đảo…] của phía TQ… Trong hội đàm, Dương Khiết Trì một lần nữa nói rõ giới hạn cuối cùng đối với Việt Nam, TQ mong muốn Việt Nam từ bỏ dã tâm không thiết thực, ngừng tạo ra các tranh chấp mới, quản lý được bất đồng, tránh gây thiệt hại lớn hơn cho mối quan hệ song phương. TQ bỏ ra rất nhiều công sức khuyên Việt Nam “Lãng tử Hồi đầu”, nhưng Việt Nam có thể đi cùng TQ hay không thì vẫn là vấn đề chưa biết…”

Câu cuối cùng viết mập mờ, không rõ đây là lời Dương Khiết Trì hay lời Tô Hiểu Huy; nhưng đã đăng trên “Nhân dân Nhật báo” thì chắc chắn là quan điểm của Nhà nước TQ.

Chữ Hán “Lãng tử” là đứa con/em hư hỏng, bỏ nhà đi lêu lổng. “Lãng tử hồi đầu” là đứa con/em hư hỏng [đã đến lúc] ăn năn hối lỗi, cải tà quy chính, trở về với gia đình.

Trước thái độ nước lớn kẻ cả nói trên của TQ, chúng ta cần trả lời: Việt Nam đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước mình là hoàn toàn chính đáng, không có gì phải ăn năn hối cải và chẳng có cái “gia đình” nào ở TQ để chúng ta “trở về” cả.

Tại TQ lâu nay vẫn lưu hành một quan điểm lịch sử cho rằng Việt Nam vốn là đất của TQ, về sau lợi dụng cơ hội nội bộ TQ loạn lạc mà tách ra thành một quốc gia riêng; dân tộc Việt Nam vốn là một trong các tộc người bị tộc Hoa Hạ (từ triều Hán trở đi gọi là tộc Hán) ở Trung nguyên gọi vơ đũa cả nắm là “Bách Việt”, như Mân Việt, Ngô Việt, Lạc Việt…; trong khi các tộc này đều phục tùng sự “chinh phục” [thực ra là xâm lược và cai trị, cướp bóc, đồng hoá] của tộc Hoa Hạ thì tộc Việt Nam lại cứng đầu cứng cổ tách ra khỏi “gia đình Bách Việt”, độc lập với TQ; nay đã đến lúc Việt Nam – đứa con hư hỏng bỏ nhà ra đi này nên sớm hối cải, trở về với “gia đình” [nói cách khác, trở thành nước chư hầu của TQ].

Không ít dân mạng TQ tuyên truyền quan điểm nói người Việt Nam vốn là người TQ, sống trên đất TQ, có vương triều đầu tiên là triều Triệu Đà nước Nam Việt, hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân của nước này chính là miền bắc Việt Nam; về sau Việt Nam giành độc lập, tách ra thành một quốc gia nhưng vẫn triều cống TQ, nhận làm một “phiên quốc” [nước phên giậu] của TQ, cho tới khi bị Pháp chiếm (1884). Sử chính thống Việt Nam không coi nhà Triệu là vương triều của mình, chứng tỏ họ không còn coi TQ là “tôn chủ quốc” [chính quốc, nước mẹ] của mình, như thế là vong ân phụ nghĩa….

Các quan điểm kể trên hoàn toàn trái với sự thật lịch sử, cần dứt khoát bác bỏ.  Dưới đây xin trình bày quan điểm của chúng tôi về các vấn đề đó.
1-
Lãnh thổ Việt Nam không phải là đất của Trung Quốc.

Sau khi đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà, năm 1428 Lê Lợi ra “Bình Ngô Đại cáo” tuyên bố: “Như nước Đại Việt ta thủa trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác…”

Đúng là “bờ cõi đã chia”: Mảnh đất chữ S này trước đời Tần là một vùng đất riêng biệt, người phương bắc chưa hề đặt chân tới. Thiên nhiên rào chắn mảnh đất này cả bốn phía: phía tây có dãy Trường Sơn ngăn cách; phía đông và nam được biển bọc kín, phía bắc có dãy Thập vạn đại sơn hiểm trở. Việt Nam cách rất xa vùng Trung nguyên TQ – nơi sinh ra tộc Hoa Hạ và từ đời Tần xuất hiện đế chế Trung Hoa cùng chủ nghĩa Đại Hán. Chỉ sau khi bị nhà Tần chiếm (214 TCN), nước ta bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc và từ đó mới bắt đầu tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa. Đất nước này dù bị TQ cai trị hơn 1000 năm và về sau bị Pháp cai trị 80 năm nhưng vẫn là đất của dân tộc Việt Nam. Nếu nói lãnh thổ nào từng bị TQ chiếm đóng đều là lãnh thổ TQ thì cả châu Âu và TQ đều là lãnh thổ của Mông Cổ chăng?

Quá trình bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán khởi đầu bằng việc Tần Thuỷ Hoàng “chinh phục, thống nhất 6 nước”, thực chất là xâm chiếm lãnh thổ 6 nước Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề trong các năm 230-221 TCN nhằm biến nước Tần thành một đế quốc lớn mạnh. Quân Tần giết người như giết ngoé, dã man tới mức dù nước Hàn đã đầu hàng nhưng chúng vẫn “Ngũ mã phanh thây” vua nước Hàn và xử chém hàng trăm nghìn tù binh nước Triệu; dân thường bị giết nhiều vô kể. Thủ đoạn tàn ác này khiến các nước xung quanh sợ hãi, nhanh chóng đầu hàng khi bị quân nhà Tần xâm chiếm.

Năm 219 TCN, nhà Tần cho 50 vạn quân đánh xuống phía nam Trường Giang, quê hương của các bộ lạc “Bách Việt”, trong đó có vùng Lĩnh Nam ở phía nam dãy Ngũ Lĩnh. Cuộc chiến này ác liệt hơn cuộc chiến chiếm 6 nước trước đó, nhất là khi gặp sự chống cự của người Lạc Việt ở Quảng Tây. Đến năm 214 TCN nhà Tần mới chiếm được Lĩnh Nam sau khi mất hơn 10 vạn lính. Từ con số này có thể suy ra bao nhiêu vạn dân Bách Việt từng chết dưới tay quân Tần. Một số bộ lạc Bách Việt phải di tản, nhờ thế tồn tại và trở thành các dân tộc thiểu số ngày nay ở TQ; ví dụ người Lạc Việt, nay là dân tộc Tráng. Các bộ tộc ở lại dần dần bị tiêu diệt hoặc đồng hoá.

Hầu hết các vương triều TQ đều ra sức tăng số dân nước mình bằng chủ trương giết dân ở các vùng chiếm được – chủ yếu giết đàn ông và đưa nhiều người Hán đến định cư. Mấy nghìn năm qua chúng liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh và đồng hoá các dân tộc thua trận, biến họ thành người Hán.[2] Kết quả là từ một nước Tần ở hai tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc hơn 2200 năm trước, hiện nay tộc Hán chiếm 92% trong số hơn 1,3 tỉ người sống trên lục địa rộng 9,6 triệu km2 và còn muốn chiếm 90% diện tích biển Đông. Ngày nay người TQ tự hào với công trạng ấy, cho dù tổ tiên họ phải trả giá bằng hàng trăm triệu sinh mạng – điều này cho thấy tư tưởng nước lớn “Đại nhất thống” đã ăn sâu vào đầu óc họ như thế nào.
2-
Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc và không thuộc cộng đồng Bách Việt

Xét về mặt ngôn ngữ,
tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các dân tộc, thời cổ, tổ tiên ta ở xa cách TQ cho nên tiếng Việt Nam thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, khác hẳn tiếng Hán và tiếng của các tộc Bách Việt đều thuộc ngữ hệ Hán-Tạng.

Tiếng Việt có những âm và thanh điệu không có trong tiếng Hán, như âm b, đ, v, g, nh, ng, ư,… , thanh điệu nặng và ngã.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU TRUNG QUỐC
KHUYÊN VN “LÃNG TỬ HỒI ĐẦU-[2]”


Tiếng Việt có số lượng âm tiết (syllable) nhiều gấp khoảng 15 lần (ngót 18 nghìn so với hơn 1000 âm tiết);[3] nghĩa là có hơn chục nghìn âm tiết mà tiếng Hán không có, người Hán không phát âm được. Vì thế chữ Hán không thể ghi được tiếng Việt và tiếng Việt không thể nào là một phương ngữ của Hán ngữ. Mặc dù Việt ngữ dùng chữ Hán hai nghìn năm nhưng người TQ không thể nghe hiểu bất kỳ bài văn thơ chữ Hán nào đọc bằng tiếng Việt.

Hán ngữ nghèo âm tiết nên chỉ có thể dùng chữ viết loại ghi ý (ví dụ chữ Hán), mà không thể dùng chữ viết loại ghi âm như chữ Quốc ngữ Việt Nam.

Các tộc Bách Việt như Mân Việt, Ngô Việt, Vu Việt, Lạc Việt… đều nói một trong các thứ tiếng địa phương (phương ngữ) của Hán ngữ, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, và chữ Hán ghi được các phương ngữ đó.

Tháng 11/2016, TQ công bố kết quả công trình “Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt” cấp nhà nước, thực hiện trong 8 năm, do sử gia nổi tiếng TQ Lương Đình Vọng chủ trì, xác định 8 dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng [Zhuangdong] là Tráng, Đồng, Bố Y, Lê, Thái, Thuỷ, Mục Lão và Mao Nam có tổ tiên chung là người Lạc Việt; trong đó tộc Tráng (Zhuangzu, chữ Tráng viết là Bouxcuengh) đông nhất, là hậu duệ chính gốc của người Lạc Việt;[4] tiếng nói của họ, tức tiếng Lạc Việt, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, khác với ngữ hệ của tiếng Việt Nam.

Thời xưa một số người Tráng di cư đến Việt Nam làm thành dân tộc Tày-Nùng, hiện có 2,7 triệu người. Tiếng Tày-Nùng chính là tiếng Tráng, người Kinh nghe không hiểu.

Về ngữ pháp, một khác biệt rất rõ là tiếng Việt đặt tính ngữ sau danh từ, ngược với Hán ngữ, ta gọi là nói ngược. Ví dụ “Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc” trong Hán ngữ phải đặt tính ngữ “Nhân dân Trung Quốc” lên trước “Ngân hàng”, thành “Zhongguo Renmin Yinhang”. Tráng ngữ cũng viết “Cunghgoz Yinzminz Yinzhangz” theo thứ tự hệt như Hán ngữ. Trong tiếng Việt, trạng ngữ chỉ thời gian có thể đặt trước hoặc sau chủ ngữ nhưng trong tiếng Hán bao giờ cũng phải đặt trước chủ ngữ.

Lẽ thường các dân tộc ở gần nhau đều có ngôn ngữ giống nhau. Sự khác biệt ngôn ngữ quá lớn kể trên giữa tiếng Việt với tiếng của các tộc Bách Việt là bằng chứng rõ nhất cho thấy dân tộc ta thời xưa không ở gần cộng đồng các tộc Bách Việt.

Dĩ nhiên, sau hơn 10 thế kỷ là quận huyện của TQ và gần 2000 năm dùng chữ Hán, ngôn ngữ Việt chịu ảnh hưởng lớn của Hán ngữ, khoảng 60% từ vựng tiếng Việt có gốc chữ Hán.

Xét về thể hình
người Việt Nam thuộc chủng người thấp nhỏ, phụ nữ thanh mảnh, khác với người Bách Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang…Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nước ta cho thấy hệ gene của người Việt Nam khác rất xa hệ gene của người Hán.[5]

Xét về văn hoá
mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá Hán sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng nền văn hoá của dân tộc ta vẫn có nhiều điểm khác. Nổi bật nhất là sự khác biệt về văn hoá chính trị: Người Việt Nam coi độc lập dân tộc là lẽ sống cao nhất; dù bị nước ngoài chiếm đóng cai trị nhưng dân tộc ta xưa nay chưa hề ngừng đấu tranh giành độc lập và chống đồng hoá. Độc lập dân tộc đã trở thành đòi hỏi cao nhất, trên hết; đối với người Việt Nam “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt Nam đều coi các vương triều TQ cai trị mình là chính quyền của kẻ địch, và không ngừng chống lại chúng. Quan điểm đó hoàn toàn chính đáng. Triệu Đà người Hán quê Hà Bắc, xa Việt Nam hàng nghìn dặm vô cớ đem quân đánh chiếm nước ta đang sống trong hoà bình, gây ra cảnh chết chóc tàn phá đau thương, rõ ràng là kẻ xâm lược. Triều đình nước Nam Việt của Triệu Đà đóng đô tại Phiên Ngung, toàn bộ quan lại, quân đội là người TQ, quan quân cai trị Việt Nam cũng đều là người TQ; chúng chỉ lo áp bức bóc lột dân ta, sao có thể coi nhà Triệu là vương triều của Việt Nam?

Với quan điểm trên, tổ tiên ta, kể cả phụ nữ, đã không ngừng nổi dậy đánh đuổi giặc xâm lược: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), … Khúc Thừa Dụ (năm 905) và kết thúc bằng chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền (năm 938).

Có sử gia TQ nói Mã Viện diệt khởi nghĩa Hai Bà Trưng là “công việc nội bộ” TQ, tương tự việc đàn áp mọi cuộc nổi dậy khác của nông dân TQ, không thể gọi là xâm lược.[6] Thật vô lý. Dân tộc ta đang sống yên lành bỗng dưng bị bọn người phương bắc vô cớ đánh chiếm nước ta rồi sáp nhập làm quận huyện của chúng. Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc chiếm đóng là chính nghĩa. Mã Viện đánh nước ta, rõ ràng là xâm lược.

Đặc biệt hơn cả là, dù bị chính quyền cai trị ép phải học và dùng chữ Hán suốt cả nghìn năm nhưng do hiểu rõ nguy cơ để mất tiếng mẹ đẻ thì sẽ để mất nòi giống dân tộc mình nên tổ tiên ta đã tìm mọi cách giữ nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng nền văn hoá tiếng Việt, nhờ thế dân tộc ta không bị Hán hoá. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Thời thuộc Pháp, dân ta cũng đấu tranh thắng lợi đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ buộc người Việt học tiếng Pháp từ bậc tiểu học; nhờ vậy sau 80 năm Pháp thuộc dân ta vẫn không nói tiếng Pháp như các thuộc địa Pháp khác.

Nhưng các tộc Bách Việt như Ngô Việt, Mân Việt…đều khá dễ dàng chấp nhận sự chiếm đóng, cai trị và đồng hoá của nhà Tần. Tộc Lạc Việt có đánh trả và lánh về vùng núi Quảng Tây, nhờ vậy giữ được tiếng nói; nhưng sau đó họ không dám nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược. Ngày nay họ trở thành một dân tộc thiểu số ở TQ, sống trong Khu Tự trị dân tộc Tráng, không được là một quốc gia độc lập như Việt Nam.

Ngay cả dân tộc Hán đông người nhất thế giới khi bị ngoại tộc (Mông tộc, Mãn tộc…) xâm lược cũng chịu để cho kẻ địch cai trị hàng trăm năm mà không vùng lên đánh đuổi; giới quan lại người Hán ngoan ngoãn làm tôi tớ cho vua chúa ngoại tộc, giúp chúng áp bức bóc lột đồng bào mình, ép họ phải theo văn hoá ngoại tộc. Thời Mãn Thanh, đàn ông TQ phải để đuôi sam theo kiểu tóc tộc Mãn, các triều thần phải khúm núm tự xưng là “nô tài” trước Hoàng đế người Mãn. Chính quyền TQ với đội ngũ quan lại cơ sở hầu hết là người Hán thời kỳ đầu còn bỏ chữ Hán, dùng chữ Mãn, và từng chặt đầu hàng triệu đàn ông TQ không chịu để đuôi sam. Hán tộc và các tộc Bách Việt đều coi nhà Nguyên và nhà Thanh là vương triều của mình, tuy thực ra đó chỉ là vương triều thực dân; thậm chí coi hoàng đế Thành Cát Tư Hãn của đế quốc Mông Cổ là anh hùng, coi Khang Hy là minh quân của người TQ…

Tóm lại, từ những khác biệt nhiều mặt kể trên, có thể khẳng định: Người Việt Nam thời cổ không phải là người di cư từ phương bắc xuống; trước khi nhà Tần xâm lược Việt Nam, dân ta không có quan hệ với các tộc người ở bên kia biên giới phía bắc. Dân tộc ta không phải là thành viên của cộng đồng Bách Việt. Tổ tiên ta chưa bao giờ ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc và trên thực tế đã giành được những thắng lợi vĩ đại, giữ được nguyên vẹn nòi giống và lãnh thổ. Chúng ta kiên quyết giữ vững truyền thống đó, không cho phép bất cứ kẻ nào xâm phạm đất nước này.

——————-
[1] 党报:中国再给越南机会奉劝浪子早回头    (2014.6.19  人民日报海外版 ) Báo Đảng: TQ một lần nữa cho VN cơ hội, hết lòng khuyên kẻ hư hỏng VN sớm tỉnh ngộ trở về (Nhân dân nhật báo, bản phát hành ra nước ngoài)
[2] Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo, Tia Sáng, 21/06/2019.
[3] Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc “Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX”), Tia Sáng, 26/06/2019.
[4] 《骆越方国研究》发布  (2016.11.07  人民网-文化频道) Công bố “Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt”
[5] Công bố nghiên cứu lớn nhất về bộ gen của người Việt, Nhân Dân, 16/07/2019.
[6] “越南反华情结:教科书写“越南史就是中国侵略史”  Tình cảm chống TQ của VN: Sách giáo khoa VN viết “Lịch sử VN là lịch sử TQ xâm lược”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUỒN GỐC BÁ ĐẠO & BÁ QUYỀN
CỦA TRUNG QUỐC


Trong sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả – đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc Lưu Minh Phúc – đặc biệt viết nhiều về sự bá đạo của Mỹ và vương đạo của Trung Quốc.

Tác giả dành cả chương II (có số trang nhiều thứ 2 trong 8 chương sách này) để trình bày cái gọi là bá quyền của nước Mỹ và dành chương III và IV (số trang nhiều thứ 6 và 5) để nói về những cái hay cái tốt của Trung Quốc. Tác giả dùng số trang nhiều nhất để nói về nước Mỹ — về mặt tốt cũng như mặt xấu. Số trang viết về Trung Quốc thì ít hơn nhiều; bởi lẽ tác giả cũng chẳng biết nói gì về những cái hay cái tốt của nước mình, còn những cái xấu thì có lẽ biết cả đấy nhưng chẳng dám viết ra.

Lưu Minh Phúc hoàn toàn chỉ nói về những cái tốt của nước ông, nhằm để nhân dân thế giới đừng e ngại Trung Quốc trỗi dậy trở thành “quốc gia quán quân”, “quốc gia lãnh tụ” sẽ đe doạ hoà bình và ổn định trên thế giới.

Hãy thử xem vài cái tốt của Trung Quốc mà Lưu Minh Phúc nêu ra trong sách.

Tác giả tự hào viết:
Trung Quốc không có tội tổ tông,[1]
cho nên có tư cách nhất làm lãnh tụ thế giới! Tất cả các nước lớn trỗi dậy khác đều “có tiền sử phạm tội”, như buôn bán nô lệ châu Phi hồi thế kỷ 15-18, xâm lược, chinh phục thuộc địa…

Đúng là các vua chúa Trung Quốc chẳng hề sang tận châu Phi để mua nô lệ — nhưng điều đó chẳng có gì đáng để Lưu Minh Phúc tự hào cả. Ông không biết (hay giả vờ không biết) một sự thực lịch sử rất đơn giản: dưới tay các nhà cầm quyền Trung Quốc đã có sẵn hàng triệu nô lệ! Họ gọi dân nước mình là “thần dân”, mà chữ “thần臣” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “nô lệ trong xã hội nô lệ”. Họ áp bức bóc lột người dân đến tận xương tuỷ. Ví dụ dưới thời thịnh trị nhà Đường, Hoàng đế có tới 3.000 cung nữ — chính là 3.000 nô lệ tình dục của một gã đực rựa dâm ô. Nước này cũng phát minh ra chế độ hoạn quan cực kỳ dã man: hàng nghìn nam giới bị cắt bộ phận sinh dục chỉ vì để phục vụ nhu cầu tình dục của một gã nam giới khác. Cả triệu người dân chết trong công trình đắp Vạn lý Trường thành. Như vậy sao có thể nói Trung Quốc không có tội tổ tông?

Ở phương Tây, do mọi người dân đều được thừa nhận là chủ đất nước mình, nên họ phải sang tìm nô lệ ở các nước châu Phi lạc hậu, vì thế mà phương Tây phạm “tội tổ tông”.

Tác giả viết người Trung Quốc có tính cách yêu hoà bình, đế quốc Trung Hoa lớn mạnh mà không chinh phục, không có thuộc địa ở nước ngoài, vì thế các nước nhược tiểu xung quanh như Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan … vẫn giữ được độc lập.

Rõ ràng đại tá họ Lưu đã có những nhầm lẫn lịch sử đáng tiếc.

Việt Nam chẳng đã bị phong kiến Trung Quốc thống trị 1.000 năm đấy ư? Nhưng họ không đồng hoá nổi dân tộc Việt và cuối cùng bị dân ta vùng dậy đánh đuổi, giành lại độc lập cho đất nước. Tuy thất bại cay đắng như thế nhưng sau đó các vương triều phương Bắc còn mấy lần cất đại quân sang “thảo phạt” Việt Nam, lần nào cũng thua nhục nhã.

Tác giả còn nêu “sự kiện nổi tiếng nhất” là đời Hán Nguyên Đế, triều đình quyết định bỏ không chiếm quận Châu Nhai ở đảo Hải Nam, coi đó như một minh chứng nhà Hán không chủ trương mở rộng lãnh thổ.

Nhưng thực ra đó là do đảo Hải Nam khí hậu nóng ẩm, quan quân Trung Quốc lục địa ra đấy đều khốn khổ vì dịch bệnh, lại thêm hải quân Trung Quốc nhỏ yếu không dễ ra được Châu Nhai ở xa trên biển.

Ai cũng biết đất Trung Quốc quá rộng, dân quá đông, chính quyền phong kiến trung ương quản lý không xuể, lại thêm trong nước luôn luôn rối loạn vì nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình, nhiều đầu lĩnh các địa phương muốn lập chính quyền cát cứ. Chính quyền trung ương đàn áp dân trong nước còn chưa xong, sao mà dám đem quân ra nước ngoài chiếm thuộc địa? Nếu làm thế thì ngai vàng nhà vua sẽ lập tức bị loạn thần hoặc nông dân khởi nghĩa cướp mất.

Lưu Minh Phúc nói bừa rằng nguyên nhân nông dân Trung Quốc nổi dậy nhiều là do nước này thiếu đất trồng trọt nhưng chính quyền không làm như phương Tây, tức đem quân đi cướp đất nước ngoài để chuyển dịch mâu thuẫn ra ngoài, mà chỉ “vận dụng phương pháp hướng nội, tập trung giải quyết ở trong nước mọi mâu thuẫn”.

Giải thích như thế là nguỵ biện. Nông dân Trung Quốc khởi nghĩa đánh lại triều đình chỉ vì họ bị áp bức bóc lột quá tàn ác, không còn đường sống nữa. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa ấy đều bị triều đình dìm trong biển máu. Và nếu thắng lợi thì ông trùm khởi nghĩa lại trở thành ông vua mới, tàn ác với dân mình chẳng khác gì vua cũ.

Rõ ràng các vương triều Trung Quốc thực hành bá đạo với chính thần dân của mình, thế mà Lưu Minh Phúc dám nói bừa là thực hành vương đạo!

Một chính quyền thực hành bá đạo với chính đồng bào mình thì sao có thể lại thực hành vương đạo với dân chúng các nước khác? Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi tố cáo chính quyền nhà Minh đối xử tàn ác khủng khiếp với nhân dân ta: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Tướng Lưu Á Châu (người viết Lời Tựa sách Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc) vạch trần bản chất của các tầng lớp cai trị Trung Quốc đều là “đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn”. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhiều người Trung Quốc căm ghét chính quyền; lúc bình thường lắm phe phái đánh lẫn nhau rình rập cướp quyền bính, khi có ngoại xâm thì không ít người theo địch chống lại chính quyền nước mình. Lưu Á Châu nói Trung Quốc thời bị Nhật xâm lược có rất nhiều Hán gian chính là vì thế.

Lưu Minh Phúc tô son điểm phấn cho tổ tiên mình trong khi chính ông lại thừa nhận: đế quốc Trung Hoa có nhiều nội chiến, đế quốc phương Tây có nhiều “ngoại chiến”, nông dân Trung Quốc khởi nghĩa nhiều nhất, quy mô lớn nhất thế giới; ở nước này nội chiến nhiều, “ngoại chiến” ít.

Nhìn chung có thể thấy: nếu đế quốc Trung Hoa thời nào đó không quá chú trọng chinh phục và xâm lược nước ngoài thì điều đó chẳng phải vì họ yêu hoà bình và thực hành “vương đạo”, mà vì họ tuy rất muốn xâm lược nước ngoài nhưng không dám làm hoặc không làm nổi. Thế kỷ 12, thuỷ quân nhà Nguyên đánh Việt Nam và Nhật Bản đều thua trận phải cuốn xéo về nước, là những chứng cớ hiển nhiên mà tác giả cố tình bỏ qua.

Nói cách khác, Trung Quốc rất muốn làm Bá nhưng chưa làm được. Thấy Mỹ làm được vai trò ấy họ sinh ra ganh tị và chê Mỹ đủ thứ xấu.

Làm được vai trò Bá như nước Mỹ đâu dễ! Đó là vai trò kẻ giữ trật tự công cộng, cảnh sát chỉ đường. Tác giả nói Trung Quốc muốn làm “quốc gia quán quân, lãnh tụ” nhưng không muốn làm bá quyền, chỉ làm “quốc gia dẫn dắt” thôi. Nhưng chính tác giả thừa nhận Trung Quốc hiện chưa cắm được ngọn cờ văn hoá lên điểm cao khống chế thế giới, chưa có giá trị quan nào thu hút toàn cầu như giá trị quan tự do dân chủ của Mỹ — thế thì sao mà dẫn dắt thế giới được?

Điểm này thì tác giả nói đúng: người Trung Quốc xưa nay chưa bao giờ tự hào với nền văn hoá truyền thống tổ tiên để lại (xem: “Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hoá” trên “Nghiên cứu quốc tế”), thậm chí họ đã nhiều lần kêu gọi đánh đổ học thuyết của Khổng Tử – vị thánh nhân được tổ tiên họ thờ phụng mấy nghìn năm. Hai tác phẩm văn học họ yêu thích là “Thuỷ Hử” ngày xưa và “Tô tem sói” ngày nay đều bị thế giới chê là cổ vũ cho chủ nghĩa bạo lực. Một nền văn học như thế sao mà cắm được ngọn cờ văn hoá lên điểm cao khống chế thế giới, tạo ra giá trị nhân văn thu hút toàn cầu?

Tác giả viết: Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa trên nguyên tắc “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (lời Khổng Tử: Điều mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), thực hiện bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.

Chính quyền Trung Quốc có thói quen nói một đằng làm một nẻo, thậm chí cậy thế to mồm vu vạ kẻ hiền lành thành kẻ tội phạm. Nói vương đạo, nhưng thực tế trong cách giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, họ luôn luôn ưa dùng sức mạnh, cậy ta đây lắm tàu nhiều súng bắt nạt kẻ yếu.

Năm 1974 Trung Quốc cướp Hoàng Sa của Việt Nam. Bản đồ Trung Quốc vẽ Đường chín đoạn chiếm 80% Biển Đông xa nước họ hàng nghìn dặm, áp sát lãnh thổ một số nước Đông Nam Á. Nhiều năm nay họ ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá trên vùng biển có tranh chấp rồi cho tàu ngư chính đến Biển Đông xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân ta, thậm chí cho tàu (ta gọi là “tàu lạ”) đâm chìm nhiều tàu của ngư dân Việt Nam, gây ra đắm tàu chết người vô cùng dã man. Năm 2014 họ ngang ngược kéo giàn khoan 981 vào vùng biển nước ta khoan thăm dò coi như ở nước họ. Gần đây nhất họ hai lần hung hăng cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh và tàu của “dân quân biển” xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thế mà họ lại to mồm vu vạ: “Bất chấp sự phản đối cứng rắn của Trung Quốc, Việt Nam đơn phương bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], [và đây là] nguồn gốc của tình hình hiện thời” (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 23/8/2019).

Như thế chẳng là Bá đạo thì là gì?
Bạn sẽ hỏi: đâu là cội nguồn của tính cách thích làm Bá?
Hãy tìm về nền văn hoá truyền thống của họ.
Xin mượn lời của chính họ: Người Trung Quốc ưa chuộng sức mạnh và bạo lực.

Chẳng dân tộc nào ưa chuộng sự yếu đuối, nhưng tôn thờ sức mạnh như người Trung Quốc thì quả là hiếm. Thời xưa, nhiều nước, nhất là ở phương Tây, có loại tiểu thuyết viết về tình yêu; nhưng Trung Quốc không có loại ấy. Mấy bộ tiểu thuyết cổ của nước này đều đề cao những kẻ có sức mạnh và lạm dụng bạo lực, cho dù dùng vào việc phi nghĩa. Thời xưa đã vậy; thế kỷ 20 lãnh tụ họ Mao đề ra châm ngôn Súng đẻ ra chính quyền. Nền văn hoá chuộng bạo lực, đấu đá, đánh đấm, chiến tranh ấy quyết định họ hành xử kiểu Bá, tức dùng vũ lực giải quyết mọi chuyện.

Các hảo hán trong Thuỷ Hử lạm dụng bạo lực vô hạn độ; chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sẵn sàng hại cả kẻ vô tội. Lý Quỳ giận lên là giết bất cứ ai mà không ghê tay. Võ Tòng khoẻ vật chết hổ, nhẫn tâm giết bà chị dâu yếu đuối mà không thẹn với lương tâm kẻ nam nhi. Các nhân vật ấy được người Trung Quốc mê say ca ngợi — điều đó cho thấy văn hoá chuộng bạo lực của họ chính là nguồn gốc sinh ra tính cách thích làm Bá. Một nhà Hán học người Australia nói Thuỷ Hử là cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn. Một nhà Hán học người Đức nhận định Tô Tem Sói tuyên truyền chủ nghĩa phát xít…

Giờ đây đông đảo dân mạng Trung Quốc hô lớn “Tả, tả, tả lớ!” [Đánh! Đánh thôi!], đòi dạy Việt Nam một bài học nữa, đòi đánh Philippines để cướp bãi cạn Scarborough. Hiếm thấy quốc gia nào hiếu chiến như vậy nhưng miệng lại luôn nói “Trỗi dậy hoà bình”.

Tóm lại, vương đạo thì chẳng thấy đâu mà lịch sử cũng như hiện tại đều đầy rẫy những sự thật cho thấy bá đạo mới là thứ “đặc sản” Trung Quốc ưa thích.

—————
[1] Tội tổ tông (original sin) là một khái niệm, một tín điều của Ki-tô giáo, nói về tình trạng mắc tội ngay từ khi sinh ra của tất cả mọi người. Kinh Thánh có chép tội lỗi của Adam và Eva, hai vị tổ đầu tiên của loài người đã phạm tội làm trái lời răn của Thượng Đế, do đó bị Thượng Đế trừng phạt: Tất cả mọi người đều phải chết già.

Hồ Anh Hải
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHUYỆN GIẶC MINH
NƯỚNG THỊT NGƯỜI
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ


Trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh đã viết: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”. Đó không phải là những câu kể tội mang tính ước lệ mà là để nói về sự thật về tội ác của giặc Minh dưới thời Trương Phụ gieo rắc xuống dân nước Nam với sự toan tính đáng sợ.

Trong phần trước, chúng tôi có nói về dấu ấn “ăn thịt người” trong văn học Trung Quốc. Nhưng chuyện ăn thịt đáng sợ đó không chỉ có trong trang sách mà có trong cả lịch sử trước đây.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn là thế nào? Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép khi thắng quân Hậu Trần, thì Trương Phụ cho quân gây tội ác: “Trương Phụ thắng trận, đi đến đâu chém giết thả cửa, hoặc xếp thây người làm quả núi, hoặc bồn ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui”. Bào lạc chính là phát minh do vua Trụ thời nhà Thương nghĩ ra. Hình phạt ấy như thế này: Dùng cái cột đồng có bôi mỡ sẵn, hơ vào lửa cho nóng, xung quanh cột đồng đều có đốt lửa. Bọn hung ác bắt người ta phải đi lên trên cột đồng, nếu rơi xuống thì rơi vào đống lửa, chúng thấy thế cùng nhau vui cười.

Còn vùi con đỏ dưới hầm tai vạ là thế nào? Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép tiếp tội ác của Trương Phụ như sau: “có người theo lệnh giặc, mổ bụng người chửa, cắt lấy hai tai của mẹ và con để dâng cho giặc”. Tại sao cắt 2 tai thì Khâm định giải thích: “Đời cổ, binh sĩ đi đánh trận khi giết được địch thì xẻo lấy cái tai bên trái của địch, dâng lên chủ suý để tính công, cứ mỗi cái tai tính là một mạng người. Ở đây, quân của Trương Phụ mổ bụng người chửa, rồi xẻo lấy tai mẹ và tai con (đều tai bên trái) dâng lên cho Phụ; dâng cả tai mẹ và tai con như thế, vừa tỏ ra là tay giết người táo bạo, vừa được tính là hai mạng người”.

Sử gia nhà Nguyễn phê “Trương Phụ học được thủ đoạn tàn khốc “một người có tội dây dưa đến mười họ” của Minh Thành Tổ, nên dám bạo ngược làm tuyệt diệt dân của trời; bất nghĩa như thế, tất nhiên cuối cùng sẽ rước lấy cái chết, chứ dùng sức mạnh để lấy nước người ta thế nào được?”

Trương Phụ không chỉ học Chu Đệ (tên thật của Minh Thành Tổ) ở tính bạo ngược mà coi việc nướng dân đen, con đỏ như một chiến thuật khủng bố để uy hiếp tinh thần đối phương. Khi xâm lược đến đâu Trương Phụ trừng phạt nghiệt ngã đối phương, giết chóc không nương tay để làm đối phương hoảng sợ, mất tinh thần chiến đấu. Trương Phụ không phát minh ra chiến thuật này mà đã học theo những điều được ghi trong sách sử chiến tranh của Trung Quốc. Chẳng hạn việc nướng người thì học theo vua Trụ, việc cắt tai thì học theo quân Tần.

Ngoài ra, còn những câu chuyện ăn thịt người kinh dị khác mà Trương Phụ đã làm. Khâm Định chép: “Năm 1415, Đế Quý Khoáng cùng các tướng Đặng Dung, Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ nhà Minh bắt. Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: “Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!”. Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn”.

Hay đặc biệt là cách hành xử với Nguyễn Biểu với câu chuyện tiệc đầu người trước đó. Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hoá Châu, sai Nguyễn Biểu đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn để thị oai.

Tại sao Trương Phụ lại có cách làm đầy dã man và bệnh hoạn trên để khủng bố tinh thần người khác? Đó cũng là học theo sách sử Trung Quốc. Việc dùng thịt người để khủng bố tinh thần người khác được ghi chép trong điển tích vua Trụ ép Chu Văn Vương Cơ Xương phải ăn thịt con là Ấp Bá Khảo mới cho về nước. Dù đây là điển tích nhưng được giới văn sĩ Trung Quốc ngày xưa thuộc lòng và coi như sách sử.

Thời Chiến Quốc, có chuyện Nhạc Dương bị mời ăn thịt con. Nhạc Dương bao vây kinh đô Cố của Trung Sơn suốt ba năm (408 TCN-406 TCN). Trước tình thế nguy ngập, Trung Sơn Vũ công sai giết chết Nhạc Thư rồi mang thịt làm món canh đến cho Nhạc Dương để làm lung lạc tinh thần ông ta. Tuy nhiên Nhạc Dương lại thản nhiên ăn thịt con rồi sau đó hạ Trung Sơn. Sau Nhạc Dương đem quân hồi triều, Nguỵ Văn hầu bèn phong cho đất Linh Thọ, nhưng không dùng nữa vì cho rằng Nhạc Dương giống Dịch Nha thời Xuân Thu. Theo ghi chép, Dịch Nha để làm vừa lòng Tề Hoàn công đã giết con trai 3 tuổi làm thịt dâng lên cho vua ăn. Hoàn Công nói: - Dịch Nha làm thịt con đem dâng cho ta ăn, quí trọng ta như thế còn nghi gì nữa? Quản Trọng thưa: - “Trời đã sinh ra loài người không gì quí hơn tình máu mủ. Nếu tình máu mủ mà nỡ dứt bỏ, thì con người ấy không thể thương ai đâu”.

Trong chiến tranh Hán Sở, Hạng Vũ cũng từng định giết thịt cha Lưu Bang để khủng bố tinh thần như sau: Hạng Vũ đánh mãi không thắng bèn mang cha Lưu Bang là Thái công ra đặt lên thớt để buộc ông phải hàng, doạ nếu không hàng thì giết Thái công. Lưu Bang sợ bị người chê cười là kẻ bất hiếu nên có ý hàng, nhưng Tiêu Hà ngăn lại và hiến kế cho Lưu Bang đối đáp. Lưu Bang đứng trên thành, dõng dạc trả lời Hạng Vũ: Ta và ngươi đã kết làm anh em, cha ta cũng như cha ngươi. Nếu ngươi muốn giết cha ngươi thì cho ta xin bát canh với.
Sở dĩ nói vòng vo, dẫn nhiều chuyện như thế cũng là để cho thấy chuyện ăn thịt người không chỉ có trong mấy tiểu thuyết thời Minh - Thanh sau này mà còn khá phổ biến trong các sách sử, điển tích của Trung Quốc từ thời rất xa xưa và được coi như cách thức để đánh vào nhân tâm: từ việc khủng bố tinh thần cho đến lấy lòng người.

Với một kẻ thuộc làu binh thư sử sách như Trương Phụ thì lẽ nào không thuộc mấy chuyện Chu Văn Vương ăn thịt Ấp Bá Khảo, Nhạc Dương ăn thịt Nhạc Thư hay Hạng Võ doạ làm thịt Lưu thái công và có thể còn bao chuyện dã man khác nữa. Nhưng từ biết chuyện cho đến việc học theo và ứng dụng thì chỉ có những kẻ khát máu như Trương Phụ mới thực hiện nổi.

Xin mượn lời của đại văn hào người Trung Quốc Lỗ Tấn để khép lại bài viết. Đọc sách và sử Trung Quốc, chính Lỗ Tấn cũng phải tự than trong Nhật ký của người điên (với 43 lần dùng từ ăn thịt) rằng: “Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ “nhân, nghĩa, đạo đức” viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng, ba chữ: “Ăn thịt người”.

“Bây giờ mới biết mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”... và xót xa: “Mình là một kẻ có truyền thống ăn thịt người trên bốn nghìn năm; lúc đầu không biết nhưng bây giờ biết rồi thì khó lòng mà nhìn mặt những người chân chính”.




---------------------------------------------------

GIAI THOẠI VỀ NGUYỄN BIỀU

Sau khi được Trương Phụ mời dự tiệc đầu người, Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người:

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem cuông chả phượng còn thua béo
Thịt gụ gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời

Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy tâu với Trương Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (Có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (Còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: “Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử”

ANH TÚ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối