Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHÌN LẠI TRẬN
NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA
NĂM 1789-[1]


Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt trong 5 ngày đêm đầu tiên của mùa Xuân Kỷ Dậu, từ đêm 30 Tết đến trưa ngày mồng 5 Tết (tức là từ 25 đến 30/1/1789), bằng một trận quyết chiến chiến lược, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Trong những năm 80 của thế kỷ XVIII, sau khi đánh đổ ách thống trị của các thế lực phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phương Nam, phong trào Tây Sơn phải gánh vác nhiệm vụ lịch sử trọng đại là đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở phía Bắc, tiếp đó là đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh.


Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời (Ảnh minh hoạ: congan.com.vn).
Sau cuộc tiến quân lần thứ hai ra Bắc Hà để trừng trị Vũ Văn Nhậm do phản bội, và tổ chức lại bộ máy chính quyền mới, bố trí lực lượng trấn giữ Thăng Long, từ tháng 6/1788, Nguyễn Huệ trở lại Phú Xuân. Lúc này lực lượng Tây Sơn trấn giữ Bắc Hà khoảng 1 vạn quân.

Để khôi phục lại Lê Chiêu Thống, tháng 7 năm Mậu Thân (1788), Hoàng Thái hậu nhà Lê sang nhà Thanh xin cầu viện.

Vua Càn Long nhà Thanh theo lời tâu của Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị liền điều động binh sĩ 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu hẹn ngày sang cứu viện.

Ngày 22/11/1788, quân xâm lược nhà Thanh gồm 29 vạn quân chia làm bốn đạo ồ ạt tiến vào nước ta.

Đạo thứ nhất là quân chủ lực do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đi qua Lạng Sơn vào cửa ải trấn Nam Quan. Trấn thủ Lạng Sơn là Đô đốc Nguyễn Văn Diệm lui quân. Đạo quân của Tôn Sĩ Nghị vào đến địa phận nước ta mà không gặp phải một trở ngại nào.

Đạo quân thứ hai do tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống chỉ huy qua Cao Bằng tiến xuống. Đạo quân thứ ba do Đề đốc Ô Đại Kinh tiến sang qua đường Tuyên Quang. Đạo thứ tư theo hướng Quảng Ninh tiến vào đóng ở Hải Dương.

Đợt tiến quân của quân Thanh không gặp một trở ngại nào là vì kế hoãn binh của Ngô Thì Nhậm đồng loạt cho rút quân. Ngô Thì Nhậm là một mưu thần rất sắc sảo của Nguyễn Huệ.

Thấy quân giặc đông, Ngô Thì Nhậm chủ trương không đánh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời nuôi chí khí kiêu binh và tư tưởng chủ quan của quân Thanh.

Tướng Ngô Văn Sở lại muốn dốc quân đánh giặc ngay từ khi chúng mới bước chân đến. Thấy vậy, Ngô Thì Nhậm liền nói: “Nay ta chủ động rút lui, không bị mất một mũi tên nào, đó là kế lùi một bước mà tiến hai bước, đợi khi chúng chủ quan, sơ hở, ta sẽ tiến công đánh cho chúng không còn mảnh giáp mà về, đó mới là kế hay”.

Ngô Văn Sở nghe xong liền cho rút toàn bộ quân về Thăng Long, tổ chức một cuộc chuyển binh lớn trên sông Hồng, rồi cho thuỷ binh lui về đóng giữ ở Biện Sơn, Thanh Hoá, bộ binh thì lui về giữ ở núi Tam Điệp, Ninh Bình, như thế là cả thuỷ và bộ liên kết thành một phòng tuyến vững chắc.

Ngô Văn Sở liền đưa tin cấp báo về thành Phú Xuân cho Nguyễn Huệ. Nhận được tin, Nguyễn Huệ rất bình tĩnh bảo với ba quân: “Chó Ngô là cái thá gì. Chúng đến đây chỉ để tự đi đến chỗ chết. Việc gì phải cuống quýt làm vậy?” (Nguyễn Thu, Lê quý kỷ sự, Nxb Khoa học Xã hội, H.1974, tr. 120).
Sau khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị đem quân vào chiếm nước ta, các tướng đã bàn với Nguyễn Huệ rằng: “Chúa công vừa có hiềm khích với vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc), dân chưa vững lòng tin cậy, nay nghe quân Thanh đến đánh như vũ bão tất sinh nghi ngại.

Chi bằng trước hãy chính danh hiệu ra ơn đại xá để yên lòng những kẻ phản trắc bên trong, sau để quang minh chính đại mà mang quân chống giặc bên ngoài”.

Nghe theo lời khuyên của các tướng, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22-12-1788), Nguyễn Huệ mặc áo long cổn, đội mũ bình thiên, dẫn văn, võ bá quan làm lễ tế trời đất ở Bân Sơn, xưng làm hoàng đế, đổi niên hiệu Thái Đức năm thứ 11 thành niên hiệu Quang Trung năm thứ nhất (1788) để quang minh chính đại ra Bắc dẹp giặc.

Ngay ngày hôm ấy, Hoàng đế Quang Trung dốc toàn bộ quân ở thành Phú Xuân thẳng tiến ra Bắc.

Khi đi qua Nghệ An, Hoàng đế Quang Trung cho quân dừng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm binh sĩ và thăm dò ý kiến của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Hàng vạn người hăng hái tham gia quân ngũ. Tổng số quân lên đến 10 vạn, chia làm 5 doanh. Một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức tại dinh trấn Nghệ An.

Tại Thanh Hoá, nghĩa quân Tây Sơn được tiếp tục bổ sung thêm nhiều đinh tráng tự nguyện tòng quân diệt giặc, cứu nước.

Những người lính Tây Sơn mới tuyển được phiên chế trong những đạo “Trung quân”, đặt ngay dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Với cách phiên chế dó, những người lính cũ lính mới không khác gì nhau về chính sách đãi ngộ cũng như về trách nhiệm.

Do đó, họ dễ dàng đoàn kết, trao đổi để nâng cao tinh thần chiến đấu và kỹ thuật, chiến thuật, đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu mới.

Vua Quang Trung lại cho người mang ra trước trao cho Tôn Sĩ Nghị thư giả vờ xin hàng, lời lẽ trong thư rất nhã nhặn, khiêm tốn.

Về phần Tôn Sĩ Nghị thì từ lúc qua cửa ải, thấy không một ai dám đánh nên vênh váo tự cho mình là giỏi.

Tôn Sĩ Nghị tuyên sắc thư của vua Càn Long phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương, ban cho ấn vàng.

Nay nhận được thư của Nguyễn Huệ lại càng chủ quan, khinh suất, sai viết hịch bảo Nguyễn Huệ phải rút quân về Thuận Hoá chờ ngày xét hỏi, không được làm càn chuốc lấy tội.

Thấy Tôn Sĩ Nghị mắc mưu lơ là phòng thủ, vua Quang Trung cả cười thúc quân ngày đêm thần tốc ra Thăng Long.

Trên đường đi, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ làm lễ “Thệ sư” (một hình thức động viên quân sĩ) ở Thọ Hạc (Thanh Hoá).

Vua Quang Trung ngồi trên đầu voi ra lệnh rằng: “Trong các quân của ta, ai muốn đánh thì phải vì ta mà giết hết lũ chó Ngô. Các ngươi hãy xem ta chỉ trong một trận sẽ giết được mấy vạn giặc cho coi. Các người hãy chờ xem. Không phải ta nói khoác đâu”.

Tiếp đó, vua Quang Trung đã đọc bài hiểu dụ tướng sĩ với những lời tuyên bố đanh thép biểu thị cao độ ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược:

Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Vua Quang Trung vừa dứt lời, tiếng dạ của chư quân tướng sĩ vang lên như sấm rung động cả núi rừng.

Khi đến trấn Sơn Nam, vua Quang Trung lại viết một bức thư khác gửi cho tướng giặc Tôn Sĩ Nghị, nhưng trong thư lần này, Quang Trung không tiếc lời mắng Tôn Sĩ Nghị là kẻ cướp nước và gọi Sĩ Nghị là Tôn điên.

Sĩ Nghị đọc thư xong thì tức tối sai Đề đốc Hứa Thế Hanh đem quân Tứ Dực đi trước đóng giữ các nơi hiểm yếu để bảo vệ thành Thăng Long.

Bốn đạo quân của quân Thanh đóng ở bốn vị trí Tây Long, Đống Đa, Hải Dương, Sơn Tây. Như vậy, Thăng Long là khu vực tập trung binh lực, trung tâm phòng thủ của địch.

Đại bản doanh của Tôn Sỹ Nghị đóng ở cung Tây Long có đạo quân chủ lực bảo vệ. Ở Đống Đa có đạo quân của Sầm Nghi Đống trấn giữ. Hai đạo quân Thanh đóng ở Sơn Tây và Hải Dương có nhiệm vụ bảo vệ phía tây bắc và phía đông nam của Kinh thành Thăng Long.

Đó là một hệ thống phòng thủ có chiều sâu, có trọng điểm nhưng phải bố trí trên tuyến dài nên dễ bị quân ta đánh chia cắt hoặc vu hồi. Mục đích của Tôn Sỹ Nghị là buộc quân Tây Sơn phải giao chiến từ xa Thăng Long.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHÌN LẠI TRẬN
NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA
NĂM 1789-[2]


Dựa trên sự bố trí của địch như vậy, Quang Trung quyết định chia đại quân Tây Sơn thành năm đạo quân cùng đánh vào khu vực Thăng Long:

Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống ngòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam Thăng Long.

Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy tiến ra Đại Áng (Thường Tín) có nhiệm vụ yểm trợ và phối hợp với đạo quân chủ lực.

Đạo thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy bất ngờ tiêu diệt đồn Đống Đa rồi thọc sâu vào cung Tây Long nơi địch không ngờ tới và hiểm yếu nhất.

Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào Hải Dương.

Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy là mũi bao vây chiến lược chặn đường rút lui của quân Thanh từ Thăng Long về Quảng Tây và sẵn sàng đánh chặn quân tiếp viện từ Quảng Tây sang bằng đường biển.

Với năm đạo quân được bố trí như trên, Quang Trung hình thành một thế trận gồm nhiều tầng nhiều lớp, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công chính diện với thọc sâu, bao vây vu hồi.

Từ thế trận đó, Quang Trung đã chọn những đồn quan trọng trong hệ thống phòng ngự của Tôn Sỹ Nghị như Hà Hồi, Ngọc Hồi và Đống Đa, tập trung lực lượng đánh vào các điểm đó.

Khi cuộc chiến bắt đầu, theo kế hoạch tác chiến của Quang Trung đã hình thành rõ rệt thế trận bao vây rộng lớn toàn khu vực Thăng Long, cũng như các đường rút lui của địch đều có quân Tây Sơn phục kích, bủa vây.

Một cánh do Đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh Đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với Đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Cánh Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường rút lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Vào đêm giao thừa đón chào năm mới - năm Kỷ Dậu (1789), tại cung Tây Long bên bờ sông Nhị, Tôn Sĩ Nghị cùng bọn tướng soái quân Thanh đang mở yến tiệc hát xướng để đón xuân và mừng “chiến thắng”.

Trước đó, Lê Chiêu Thống cũng đã dâng lên “quan đại soái của thiên triều” lễ vật nhiều gấp đôi lễ thết sứ thần sang phong vương. Khắp các doanh trại, đồn luỹ, quân địch đều chúi đầu vào chè chén hay cờ bạc say sưa.

Chính vào lúc đó - giữa đêm 30 Tết - đạo quân chủ lực của Quang Trung vượt sông Gián, mở màn cuộc đại phá quân Thanh. Tiền quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu. Đồn này do một đội quân Lê Chiêu Thống đóng giữ.

Quân địch hoảng sợ, tan vỡ và bỏ chạy ngay từ đầu. Quân Tây Sơn thừa thắng tiến lên, nhanh chóng tiêu diệt luôn các đồn quân Thanh ở bờ bắc sông Nguyệt Quyết và Nhật Tảo.

Những toán quân Thanh do thám “từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt”. Quang Trung ra lệnh truy kích ráo riết. Quân Tây Sơn đuổi đến Phú Xuyên (Hà Nội) thì bắt gọn được toàn bộ tàn quân và bọn lính do thám của địch, không để tên nào trốn thoát.

Quân Tây Sơn đã tiến đến Phú Xuyên (cách Thăng Long trên 30 kilômét), phá tung gần hai phần ba tuyến phòng thủ của địch mà quân Thanh từ đồn Hà Hồi trở ra vẫn không biết gì hết.

Bằng lối đánh bất ngờ, tiêu diệt gọn, truy kích triệt để, Quang Trung đã phong toả tin tức, giấu kín được cuộc tiến công của mình để tiếp tục phát huy thời cơ, tận dụng yếu tố bất ngờ.

Nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 28/1/1789), quân Tây Sơn bí mật bao vây đồn Hà Hồi (Thường Tín). Đây là một đồn quan trọng của quân Thanh cách Thăng Long khoảng 20 kilômét.

Theo kế hoạch của Quang Trung, quân Tây Sơn sau khi vây chặt đồn trại của địch rồi bắc loa gọi hàng. Khắp bốn mặt đồn, “tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người”.

Quang Trung chỉ sử dụng một bộ phận của đạo quân chủ lực, nhưng bằng hành động bí mật, bất ngờ, kết hợp bao vây uy hiếp dữ dội với biện pháp gọi hàng, làm cho quân địch “ai nấy rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng”.

Chỉ trong chốc lát, quân Tây Sơn đã diệt gọn đồn Hà Hồi, thu được rất nhiều vũ khí, lương thực.

Quân Tây Sơn tạm đóng quân ở phía nam Hà Hồi, trên một khu đất cao ráo, rộng rãi gồm cánh đồng Cung và những cánh đồng xung quanh. Đây là vị trí tập kết của đạo quân chủ lực trước khi bước vào trận quyết chiến tiêu diệt đồn Ngọc Hồi.

Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, sáng ngày mồng 4 Tết (ngày 29/1/1789), Tôn Sĩ Nghị nhận được tin cáo cấp của đồn Ngọc Hồi: “Quan quân ở đồn Hà Hồi đều bị quân Tây Sơn đánh úp bắt hết cả. Ở đấy cách đồn Ngọc Hồi không xa, sớm chiều thế nào cũng bị đánh tới”.

Tin sét đánh đó làm cho quân Thanh vô cùng hoảng hốt. Chúng nói với nhau:“Thật là tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).

Bản thân Tôn Sĩ Nghị tuy có phòng bị trước, nhưng cũng hết sức kinh ngạc trước lối đánh thần tốc của quân Tây Sơn. Khi được tin cấp báo, hắn “rút kiếm chém xuống đất nói rằng: Sao mà thần đến thế!”.

Tôn Sĩ Nghị cố trấn tĩnh để tìm cách đối phó. Trước hết, hắn ra lệnh lập tức tăng viện cho đồn Ngọc Hồi.

Lãnh binh Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp và viên hàng tướng Tây Sơn là Phan Khải Đức được lệnh đem một đội quân “cần vương” của Lê Chiêu Thống xuống tăng cường lực lượng cho đồn Ngọc Hồi.

Tôn Sĩ Nghị còn đặc biệt phái 20 kỵ binh trong đội hầu cận của hắn theo Thang Hùng Nghiệp xuống Ngọc Hồi với nhiệm vụ “trong khoảng chốc lát, phải tiếp tục báo tin về ngay”.

Tối ngày mồng 3, sáng mồng 4 Tết, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã tập kết đầy đủ tại cánh đồng Cung ở phía nam Hà Hồi.

Cũng vào khoảng thời gian đó, theo kế hoạch hiệp đồng đã vạch ra ở Tam Điệp, đạo quân của đại đô đốc Bảo cũng tập kết tại Đại Áng (xã Thanh Hưng, Thường Tín) ở phía tây - nam Ngọc Hồi.

Đạo quân của đại đô đốc Bảo đi theo con đường núi ra Vân Đình (Ứng Hoà), rồi theo con đường ngày nay là quốc lộ 22 ra ngã tư Vác (Thanh Oai) và từ đó, đi theo con đường qua các làng Canh Hoạch, Tri Lễ, Úc Lý, Dư Dụ (đều thuộc Thanh Oai), rồi qua cầu Sấu trên sông Nhuệ đến Đại Áng.

Con đường này không cách xa con đường thiên lý (con đường hành quân của đạo quân chủ lực) bao nhiêu.

Trục vận động và địa điểm tập kết thể hiện rõ ý định của Quang Trung sử dụng đạo quân của đại đô đốc Bảo như một lực lượng tiếp ứng cho đạo quân chủ lực trên hướng tiến công chủ yếu.

Quang Trung quyết định sử dụng đạo quân của đại đô đốc Bảo vào trận công phá và tiêu diệt đồn Ngọc Hồi.

Sự phối hợp hai đạo quân - đạo quân chủ lực và đạo quân tiếp ứng - đã cho phép Quang Trung tạo nên một ưu thế binh lực tương đối so với quân địch. Tuy vậy, trước mặt quân Tây Sơn là một đồn luỹ phòng thủ kiên cố có công sự bảo vệ, có binh lực tập trung, hoả lực mạnh.

Căn cứ vào sự bố trí lực lượng và diễn biến của trận đánh thì kế hoạch công phá đồn Ngọc Hồi như sau:

- Đại bộ phận đạo quân chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy sẽ mở cuộc tiến công chính diện và mãnh liệt vào mặt nam đồn Ngọc Hồi.

Toàn bộ lực lượng tượng binh, đại bộ phận bộ binh, kỵ binh và hoả pháo được tập trung vào mũi tiến công quyết liệt này.

- Số quân địch từ Ngọc Hồi chạy về Thăng Long phải đi theo hoặc con đường thiên lý qua đồn Lưu Phái, Văn Điển, hoặc đường đê sông Nhị, hoặc “đường cái cao” theo bờ sông Tô Lịch qua Quỳnh Đô lên Văn Điển.

Chúng có thể tháo chạy theo một trong ba con đường đó mà thuận lợi nhất là con đường thiên lý, cũng có thể tháo chạy tán loạn theo cả ba con đường.

Quang Trung quyết định chọn đầm Mực - một cái đầm lớn, lầy lội ở làng Quỳnh Đô - làm trận địa tiêu diệt bọn quân địch tháo chạy.

- Đạo quân của đại đô đốc Bảo từ Đại Áng được lệnh bí mật tiến lên, sẵn sàng chi viện cho đạo quân chủ lực nếu việc công phá đồn Ngọc Hồi gặp khó khăn, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là bày sẵn một thế trận bao vây, tiêu diệt toàn bộ tàn quân địch ở đầm Mực (làng Quỳnh Đô).

ĐẶNG VIỆT THUỶ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ẢI CHI LĂNG – QUỶ MÔN QUAN :
ĐỊA DANH NỔI TIẾNG SỬ VIỆT


Nếu Trung Hoa có Nhạn Môn Quan nơi diễn ra trận chiến của Dương gia tướng nhằm ngăn quân Liêu tiến vào Trung Nguyên, thì Việt Nam cũng có một quan ải nổi tiếng nơi Đại Việt ngăn vó ngựa xâm lược phương Bắc, đó là ải Chi Lăng.

Nằm ở tỉnh Lạng Sơn, ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài – Thái Hoạ và phía Tây là núi đá Kai Kinh dựng đứng, có sông Thương chảy dọc theo thũng lũng. Xung quanh ải có những ngọn núi thấp như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Hai đầu thung lũng được đóng lại bởi 2 vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây, ngoài ra còn có luỹ Hàm Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng ải Chi Lăng.

Dãy núi Cai Kinh phía tây và cánh đồng Chi Lăng. (Ảnh từ wikipedia.org)

Theo các nguồn sử liệu trong nước, năm 1020, vua Lý Thái Tổ cho mở “đại lộ thông quốc” làm con đường đi sứ được thuận tiện, con đường này qua ải Chi Lăng, nơi có núi Hàm Quỷ được gọi là Quỷ Môn Quan.

Núi Hàm Quỷ nơi Quỷ Môn Quan. (Ảnh từ soha.vn)

Sách Đại Nam nhất thống chí có chép rằng: “Cửa quan Quỷ Môn – ở phía nam châu Ôn (Lạng Sơn), thuộc địa phận xã Chi Lăng. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể uống, hình thế hiểm ác, có đá như đầu ma đầu quỷ, nên đặt tên như vậy.”

Với địa thế hiểm yếu của mình, ải Chi Lăng nhiều lần được chọn làm nơi quyết chiến để tiêu diệt quân xâm lược từ phía bắc.

Chặn đánh quân Tống

Năm 1077, quân Tống đưa 30 vạn chuẩn bị tiến đánh Đại Việt, Thái uý Lý Thương Kiệt đích thân đến Chi Lăng cùng phò mã Thân Cảnh Phúc bàn kế chặn quân Tống tại nơi đây.

Bia di tích lịch sử Chi Lăng. (Ảnh Bùi Thuỵ Đào Nguyên – wikipedia.org)

Khi quân Tống đến Chi Lăng, lợi dụng địa thế hiểm trở nơi đây, Thân Cảnh Phúc chỉ huy một cánh quân chặn địch. Quân Tống phải dùng quân tinh nhuệ tiến vào nhưng vẫn không vượt qua được ải Chi Lăng. Cuối cùng quân Tống phải chọn đi vòng sang đường khác.

Tiêu hao binh lực đại quân Mông Cổ

Tháng 1/1285, ba cánh quân Mông cổ vượt qua biên giới tiến đánh Đại Việt lần thứ 2. Cánh thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy đến ải Chi Lăng, quân Đại Việt đã chuẩn bị sẵn thế trận tại Quỷ Môn Quan chờ đại quân Mông Cổ.

Kết hợp sử liệu và địa lý, có thể hình dung rằng, khi kỵ binh tiền quân của quân Mông Cổ dồn dập tiến đến Quỷ Môn Quan, đá cùng cung tên trút xuống như mưa, quân Đại Việt từ núi Hàm Quỷ tràn xuống khoá đuôi, quân từ hang Phượng Hoàng xông ra khoá đầu. Kỵ binh Đại Việt mai phục 2 bên theo những chiếc cầu bắc sẵn tiến đánh vào sườn quân Mông Cổ.

Quân Mông Cổ co cụm ở Bãi Hào, thế nhưng ở đây cũng bố trí sẵn hố bẫy ngựa. Một trận đánh ác liệt diễn ra, ngựa quân Mông Cổ sa vào hố bẫy ngựa không thể hoạt động, tướng Mông Cổ là Nghê Nhuận cùng rất nhiều binh lính tử trận, một số phải liều chết nhảy từ trên cao xuống sông.

Quân Mông Cổ từ bên sau tràn đến cứu nguy thì quân Đại Việt đã nhanh chóng rút lui, thực hiện đúng kế sách tiêu hao quân địch mà vẫn bảo toàn lực lượng. Thoát Hoan dẫn đại quân tràn qua Quỷ Môn Quan.

Quân Mông Cổ không một ai có thể ngờ rằng chỉ 5 tháng sau họ lại có mặt ở đây, nhưng không phải để tiến đánh mà phải bỏ chạy khỏi sự truy kích của quân Đại Việt.

Chém đầu Liễu Thăng

Trước viễn cảnh quân Minh bị thất bại và bị vây chặt trong các thành trì, nhà Minh quyết định cho thêm 15 vạn viện binh đến do Tổng binh Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Cuối năm 1427, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân nam tiến.

Tướng quân Lam Sơn trấn giữ cửa Pha Luỹ là Trần Lựu thấy quân Minh đến thì rút về cửa Ải Lưu. Quân Minh tiến đánh Ải Lưu, Trần Lựu cho quân rút về Chi Lăng. Tại Ải Lưu, Tổng binh Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi với lời lẽ rất mềm mỏng, thì đâm ra xem thường

Quân Minh tiến đến Chi Lăng thì vẫn chỉ có Trần Lựu đưa quân cố chặn. Liễu Thăng cho quân vào Chi Lăng, Trần Lựu cho quân đánh chặn rồi bỏ chạy, Liễu Thăng cho quân đuổi theo. Các tướng nhà Minh như Sử An, Trần Dung, Lý Khánh can ngăn Liễu Thăng không vội tiến vào vì ải Chi Lăng rất hiểm trở.

Tuy nhiên Liễu Thăng tiến quân như vào chỗ không người, trước sau chỉ thấy có mỗi quân của Trần Lựu. Ông tacho rằng quân Lam Sơn lo đối phó với quân Minh trước đó nên đã tổn thất, phải dốc hết quân lực rồi. Hơn nữa thư của Lê Lợi lời lẽ nhún nhường khiến Liễu Thăng xem thường, không nghe lời can ngăn mà vẫn thúc quân tiến đánh.

Liễu Thăng dẫn quân kỵ tiên phong đánh bại Trần Lựu rồi thúc quân đuổi theo. Đến chân núi Mã Yên thì cầu hỏng khiến kỵ binh quân Minh không tiến được.

Lúc này pháo hiệu nổi lên, quân Lam Sơn mai phục xông ra, Trần Lựu cũng cho quân quay lại tiến đánh. Liễu Thăng cố thoát nhưng không thành, bỏ mạng ở sườn núi Mã Yên.

Ải Chi Lăng – Quỷ Môn Quan trong thi ca

Ải Chi Lăng trở thành vị trí quan trọng trong cuộc chiến của người Việt chống lại các cuộc xâm lăng của Trung Quốc, nhiều danh nhân đã cảm thán địa danh này mà gửi gắm vào vần thơ của mình.

Nguyễn Du trong bài “Quỷ Môn Quan” đã viết rằng:

Mây xanh áp núi đỉnh chơi vơi
Nam, Bắc ải chia tự cổ thời
Tử địa dội vang nghe khắp chốn
Thương tâm qua lại biết bao đời…!!
Rình mò cọp rắn chen rừng rậm
Tụ họp quỉ thần nương khói khơi
Gió lạnh oan hồn xương cốt trắng
Công gì Hán tướng nói nghe chơi?!!

(Bản dịch của Nguyễn Minh Thanh)

Tể tướng Phạm Sư Mạnh là học trò xuất sắc của Chu Văn An, làm quan thời nhà Trần, trong một lần tuần thú Lạng Sơn, dừng chân trước ải Chi Lăng đã cảm thán mà làm bài thơ “Chi Lăng động”:

Chi Lăng động

Nghìn dặm tuần tra, trống ầm vang,
Coi bé bằng sâu, trại Phiên, Man.
Bắc Nam giòng suối, cờ lay động,
Đội quân trước sau, trâu rống vang.
Lâu Lại hang sâu hơn đáy giếng,
Chi Lăng Ải hiểm tựa lên ngàn.
Trước gió ghì cương, đầu ngoảnh lại,
Cửa khuyết vót cao tây mây tầng

(Bản dịch của Lương Trọng Nhàn)

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

10 DẤU HIỆU VỀ SỰ SUY TÀN
CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU


1.
Quan dân đối lập, xã hội rối ren

Khi hiện tượng này xuất hiện phổ biến trong nước, thì sự sụp đổ của triều đại sẽ không còn xa. Từ sự diệt vong của triều đại nhà Tần tới nhà Thanh, đều bắt đầu từ sự đối lập giữa chính quyền và nhân dân. Hầu như đều là thảm cảnh quan bức dân phản, tức nước vỡ bờ. Khi xã hội xuất hiện bất ổn, một loạt sự kiện sẽ xảy ra. Việc tăng cường kiểm soát xã hội sẽ làm tăng cường nhân viên quản lý, tăng thêm tiền lương và tăng thu thuế. Tóm lại, càng bận rộn càng hỗn loạn. Bận rộn cho đến khi diệt vong vẫn không biết được những gì đã xảy ra.
2.
Hỗn loạn tư tưởng, lòng người hoang mang

Tư tưởng hỗn loạn, dân sẽ không thể một lòng một dạ, nhất tâm đồng lòng. Trước khi sụp đổ, mỗi vương triều đều có sự rối ren nhất định. Tư tưởng hỗn loạn vào giữa triều đại nhà Đường, Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên cùng khởi xướng một cuộc vận động. Đại thể để trấn an ổn định tư tưởng của đất nước, vì vậy sự tồn tại kéo dài gần một trăm năm. Tư tưởng người dân bị rối ren trong triều đại nhà Minh, Vương Dương Minh cùng những người khác đã một lần nữa tìm cách ổn định tư tưởng của đại cục, từ đó giúp triều đại kéo dài 100 năm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy dù đất nước được cứu vãn trong một chốc lát, tuy nhiên vương triều rất khó có thể hưng thịnh phát triển trở lại. Nguyên nhân vì khả năng khống chế tư tưởng của chính quyền đã giảm. Điều này có thể thấy rõ trong tư tưởng người dân cuối thời nhà Minh và cuối thời nhà Thanh. Thông thường, vào thời điểm này, các văn nhân sẽ là người chịu trách nhiệm cứu rỗi. Họ sẽ làm mọi thứ có thể để khắc phục nội dung chính của tư tưởng, hoặc sáng tạo lại mới hoặc tiếp tục kéo dài. Lý học của triều Tống và tâm học của nhà Minh chính là ví dụ về điều này. Tuy nhiên, đây là trường hợp thành công, nếu thất bại, đất nước đó sẽ diệt vong nhanh hơn.
3.
Tăng cường kiểm soát tất cả các mặt của xã hội

Một vương triều khi vừa thành lập thường không kiểm soát quá nghiêm khắc với xã hội. Tuy nhiên khi dần tới giai đoạn diệt vong, để tận hưởng mọi thứ từ việc thống trị sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát với xã hội và không dám nới lỏng quản lý. Chủ yếu là để ngăn chặn sự tụ tập với quy mô lớn của các tầng lớp xã hội nhằm tăng cường việc chống lại sự thống trị, chẳng hạn như vũ khí. Lắng nghe xã hội và dư luận, đây cũng có thể là nội tâm lo sợ người khác biết mình làm sai của những người thống trị.
4.
Tăng cường thu thuế, bóc lột tàn nhẫn của nhân dân

Một trong những dấu hiệu lớn nhất về vương triều diệt vong đó là tăng cường tích luỹ tài sản một cách điên cuồng của giai cấp thống trị. Vào cuối thời nhà Minh và Thanh xuất hiện nhiều loại thuế khác nhau. Nguyên nhân vì sự giàu có của giai cấp cai trị tối cao đang giảm dần và không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường các loại thuế để duy trì mọi sinh hoạt. Điều này cũng giống như uống rượu để giải khát.
5.
Tiền giấy được phát hành một cách vô trật tự, tiền tệ nhanh chóng bị mất giá

Trước sự sụp đổ của mỗi triều đại, nguy cơ khủng hoảng kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Vào thời Bắc Tống và Nam Tống, để giải quyết kinh phí chiến tranh, đã in và phát hành rất nhiều tiền giấy, làm mất giá trị đồng tiền. Người dân tới tấp mua, tích trữ hàng hoá và tiền đồng. Nhà Nguyên và Minh đều đúc rút được rất nhiều từ bài học giáo huấn này. Thời Nguyên Minh đã học được bài học giáo huấn của lịch sử. Việc sản xuất đồng bạc cuối triều Thanh cũng bị ăn bớt nguyên liệu, giảm hàm lượng dẫn đến chất lượng suy giảm. Tình trạng rối ren do loạn phát hành tiền giấy cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế sau thời dân quốc. Một triều đại trước khi sụp đổ, sẽ xuất hiện một bộ phận người nhất định sử dụng quyền lực để chiếm đoạt tiền bạc.
6.
Tầng lớp thượng lưu sống mơ màng hoàn toàn không mục đích, tầng lớp hạ lưu sống bần cùng khôn tả

Một triều đại khi đi tới thời điểm này, thì ngày mạt vong sẽ không còn xa nữa. Khi những tầng lớp trên không quan tâm đến sự thống khổ của người dân, cũng chính là khi người dân khởi nghĩa, tạo phản. Khi khoảng cách giàu nghèo giữa hai giai cấp càng ngày càng lớn, là điểm mấu chốt để ‘Vương hầu tướng lĩnh cũng là như nhau’, cũng có nghĩa khi đó người dân không đồng lòng: Họ dựa vào cái gì mà có thể hưởng thụ, mọi người đều là người.

Cũng chính là khi nông nô cũng có thể lật đổ chính quyền để hưởng phúc, quan chức hoàn toàn không còn gắn kết với người dân. Là khi hầu hết quan chức chỉ quan tâm đến hưởng thụ cá nhân, không nghe thấy lời thống khổ của dân chúng bên tai. Đây là sự tiền thân dẫn tới sụp đổ của một vương triều. Chính là khi triều đại này đã đi tới sự kết thúc.
7.
Thể chế cứng nhắc, không suy nghĩ tới sự thay đổi

Một vương triều vừa được xây dựng còn có thể vận hành tự do, tuy nhiên nếu không được cải biến trong thời gian dài, nhất định sẽ trở nên cứng nhắc, cũng giống như một cỗ máy bị hỏng trong thời gian dài không được sửa chữa. Khi một triều đại xuất hiện tình trạng ngừng phát triển, tư duy không thay đổi, vậy sẽ nhất định đi tới diệt vong. Biểu hiện rõ ràng nhất về tình trạng này là thời nhà Tống. Ban đầu khi xây dựng đất nước có hình thành những thứ rườm rà, dù có sự thay đổi nhỏ, nhưng vẫn bị phái bảo thủ bóp nghẹt. Cuối cùng bị kéo xuống bởi thể chế cũ. Nhà Thanh cũng bị sụp đổ theo cách này.
8.
Tầng lớp trung lưu, hạ lưu không có không gian lên xuống, tầng lớp thượng lưu cắt đứt con đường tiến thủ của tầng lớp trung, hạ lưu

Một triều đại mà xuất hiện tình trạng tầng lớp thượng lưu gần như lũng đoạn, trung và hạ lưu không có cơ hội chen lên thì thời gian diệt vong của triều đại đó nhất định không xa. Thời Nguỵ, Thục Nam Bắc triều tầng lớp thượng lưu đều bị những thế gia đại tộc lũng đoạn, nên sớm đoản mệnh. Độc quyền con đường tiến thủ cũng tương đương với việc ngăn chặn cơ hội cho các tầng lớp thấp hơn bước vào tầng lớp cao hơn. Những người ở tầng lớp trung và hạ lưu sẽ thất vọng tột cùng và khó có khả năng tìm thấy một lối sống khác. Từ đó dựng cờ tạo phản, chỉ có như vậy mọi người mới có cơ hội bước chân vào giới thượng lưu.
9.
Quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần thấp kém, ham sống sợ chết

Quân đội là gốc rễ để bảo toàn sinh mệnh cho một triều đại, vì quân đội có thể trấn áp lực lượng phiến quân trong nước, lại có thể chống lại sự xâm lượng từ bên ngoài. Khi quân đội hủ bại, tham nhũng, tinh thần binh sĩ thấp kém, ham sống sợ chết thì gặp phải thế lực tạo phản trong nước hay sự xâm lược từ nước ngoài sẽ sợ hãi mà tìm cách nghe ngóng rồi trốn chạy. Nói về việc bảo vệ chính quyền, chính phủ nhà Thanh đã giải quyết vấn đề này rất hiệu quả. Hiệu quả chiến đấu của quân đội nhà Thanh thấp kém, rối ren nhưng cuối cùng nghĩ ra cách giải quyết là tổ chức vũ trang phản động tại địa phương; mặc dù trấn áp thành công Bạch Liên giáo và Thái Bình thiên quốc, nhưng lại hình thành ‘đuôi to’ khó vẫy của quân đội địa phương, thậm chí là quân phản động chống đối không nghe hiệu lệnh. Đến nỗi các lực lượng đồng minh 8 nước xâm chiếm Trung Hoa, liên kết 5 tỉnh phía đông nam.
10.
Che đậy khuyết điểm, ca tụng công đức

Một khoảng thời gian trước thời điểm một vương triều diệt vong, nhất định sẽ xuất hiện lượng lớn những bài hát ca ngợi công đức, nịnh bợ. Tại sao lại xuất hiện vào thời điểm này? Vì giai cấp thống trị cần những người này để tự an ủi, lừa dối bản thân. Đối với việc che đậy khuyết điểm, là sự che đậy bao biện chính mình, để tự an ủi tâm lý của chính mình. Tình trạng này xuất hiện là một dấu hiệu dự báo sự suy vong của triều đại.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN
VIẾT VỀ VUA HÙNG?


Trong bộ chính sử đầu tiên của nước ta là “Đại Việt sử ký”, do Lê Văn Hưu soạn đầu thời Trần, chưa có ghi chép về thời Họ Hồng Bàng và các vua Hùng.

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu chỉ giới hạn từ thời Triệu Vũ Đế đến hết triều Lý. Cùng thời với Lê Văn Hưu nhưng sau khi Đại Việt sử ký hoàn thành một thời gian, có một bộ sử khác là Việt sử lược, hiện chưa rõ tác giả (có giả thuyết cho là do Trần Chu Phổ soạn), có đề cập tới thời thượng cổ, với những ghi chép sơ lược về nhà nước Văn Lang. Bộ sử này trước đây cũng thất lạc như Đại Việt sử ký, nhưng sau này, được phát hiện trong kho lưu trữ của nhà Thanh và đã được vua Càn Long cho in khắc, nhờ đó, chúng ta có cơ hội đọc và tìm hiểu.

Đầu thời Lê, Phan Phu Tiên biên soạn bổ sung vào sách của Lê Văn Hưu thành bộ Đại Việt sử ký tục biên, cũng chỉ viết thêm về thời nhà Trần, Hồ và cuộc kháng chiến của Lê Lợi, cho đến khi quân Minh rút về nước.

Đến thời Lê Thánh Tông, khi Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, mới bổ sung phần Ngoại kỷ, trong đó chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời kỳ Bắc thuộc (năm 938). Đây là lần đầu tiên thời kỳ mười tám vua Hùng được đưa vào sử nước ta.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào các cổ tích, truyền thuyết, đặc biệt là quyển Lĩnh Nam chích quái có từ thời Trần để viết về phần Họ Hồng Bàng, với nhiều câu chuyện mang tính huyền thoại.

Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Lĩnh Nam chích quái để soạn phần Kỷ Họ Hồng Bàng trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Lĩnh Nam chích quái là tập truyện ghi chép những truyền thuyết và cổ tích nước ta, bắt đầu bằng truyện Họ Hồng Bàng, tiếp đó là các truyện Đổng Thiên vương, Nhất Dạ Trạch, bánh chưng, dưa hấu, truyện núi Tản Viên (Sơn Tinh - Thuỷ Tinh)… Tuy nhiên, đến nay khó có thể xác định chính xác Lĩnh Nam chích quái do ai viết.

Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn cuối thời Lê viết rằng: “Sách Lĩnh Nam chích quái, tục truyền do Trần Thế Pháp viết, sách Thiếu vi nam bản cũng nói vậy. Chúng ta không rõ Trần Thế Pháp người ở đâu. Hiện nay chỉ còn được thấy bài nói đầu của Vũ Quỳnh”.

Trong Lời giới thiệu sách Lĩnh Nam chích quái bản in năm 1960 của NXB Văn hoá, GS. Đinh Gia Khánh cho biết qua vài bản chép tay, có thể tin rằng Trần Thế Pháp có hiệu là Thúc Chi, quê ở Thạch Thất, Sơn Tây (Hà Nội ngày nay). Tuy nhiên nguyên bản Lĩnh Nam chích quái đã không còn nữa, đời sau chỉ biết đến bản sách do hai danh sĩ thời Lê là Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại.

Vũ Quỳnh (1453-1516) người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương, năm 1478 tuổi đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư bộ Hộ. Kiều Phú sinh năm 1450, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, Sơn Tây, năm 1475 đỗ tiến sĩ.

Sách Đăng khoa bị khảo lục phần viết về Kiều Phú có ghi rằng: “Ông cùng Vũ Quỳnh người Đường An soạn Lĩnh Nam chích quái”.

Tuy nhiên trong bài tự của cuốn sách này, Vũ Quỳnh cũng không nhắc đến tên Trần Thế Pháp, mà chỉ viết rằng: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong chuyện chăng, lai lịch ra sao, có từ thời nào, tên họ người đã hoàn thành đều không thấy ghi rõ. Viết ra đầu tiên là những bậc tài cao học rộng thời Lý, Trần. Còn những người nhuận sắc là các bậc quân tử bác nhã hiếu cổ ngày nay”.

Vũ Quỳnh cũng là người soạn bộ sử Việt Giám thông khảo, chép từ thời Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi.

Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái mở đầu bằng chuyện Đế Minh, cháu ba đời của Viêm đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau đi tuần về phía Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục được phong là Kinh Dương Vương, cho trị nước Xích Quỷ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm, hiệu là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con Đế Lai, đẻ ra cái bọc, cho là điềm bất thường nên vứt ra cánh đồng. Qua sáu, bảy ngày, bọc vỡ ra trăm trứng, mỗi quả trứng nở ra một con trai. Sau đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhau mỗi người đem năm mươi người con lên núi xuống bể, người con đầu tiên được tôn lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương.

Phần Kỷ Họ Hồng Bàng trong Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ở truyện Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, Hùng Vương cũng chép tương tự, chỉ giảm bớt các tình tiết.

Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái cho biết thêm về phong tục nước Văn Lang thời Hùng Vương: “Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cày bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân”.

Từ những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp và phần Ngoại kỷ được Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, mà về sau, người dân nước Việt đều tâm niệm vua Hùng là Quốc tổ và tự hào nhận là “Con rồng, cháu tiên”.

LÊ TIÊN LONG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SAI SÓT TRONG TRIỂN LÃM KỶ NIỆM
HAI BÀ TRƯNG


Kỷ niệm 1.980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 2020), UBND H.Mê Linh và Ban Quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng tổ chức triển lãm Hoa đất Việt (từ đầu 2020 đến nay). Tuy nhiên, đây là triển lãm có nhiều thông tin sai sót.

Triển lãm ‘Hoa đất Việt’ kỷ niệm 1.980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng-KHẢI MÔNG
Đại diện Ban Quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng (H.Mê Linh, Hà Nội) cho biết triển lãm này được tổ chức lần thứ 2 (lần đầu vào năm 2019 - NV) và được tư vấn về chuyên môn từ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Cẩu thả, nhiều sai sót

Thông tin không chính xác đầu tiên là trong ảnh Trưng Nữ Vương xưng vương, chú thích có dẫn rằng nhà sử học Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký toàn thư. Khi phản ánh đến Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, đơn vị này đã kiểm tra lại và xác nhận có sự nhầm lẫn về tên bộ sử do tác giả Lê Văn Hưu biên soạn. Tên đúng là Đại Việt sử ký. Sau này, nhà sử học Ngô Sĩ Liên cùng các sử gia khác mới là tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư. Đại diện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết sẽ điều chỉnh thông tin cho chính xác.

Về Bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh), triển lãm viết: “Bà có tên gọi Triệu Ấu” (dấu sắc). Đây là thông tin sai vì các sử gia Ngô Sĩ Liên, Lê Tung đều viết tên bà là Triệu Ẩu (dấu hỏi). Còn thông tin về bà Hoàng Ngân - Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc đầu tiên, triển lãm viết: “Chị cũng là người sáng lập tờ báo Tiếng gọi phụ nữ (tiền thân của báo Phụ nữ Việt Nam ngày nay)”. Chúng tôi được biết, bà Hoàng Ngân không có liên quan đến tờ báo Tiếng gọi phụ nữ. Trong hồi ký của nhà báo Thanh Thuỷ (NXB Phụ nữ - 1998) cho biết toà soạn báo Tiếng gọi phụ nữ ban đầu gồm có: “chị Như Quỳnh, chị Việt Lê, chị Huỳnh Bội Hoàn (tức chị Tâm Kính), chị Hồng Trang và tôi (tức Thanh Thuỷ - NV)”. Trả lời về việc này, đại diện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết sẽ tiếp thu ý kiến để có được thông tin chính xác.


Những sai sót trong triển lãm ‘Hoa đất Việt’-ẢNH: KHẢI MÔNG
Cũng vẫn trong ảnh triển lãm về bà Hoàng Ngân có viết rằng tên bà được đặt cho ngọn đồi Pù Ngạm Ngà ở bản Quyên (xã Điềm Mặc, H.Chiêm Hoá, tỉnh Thái Nguyên). Những người làm triển lãm đã “bê” H.Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang về tỉnh Thái Nguyên. Trong khi đó, dòng chú thích bức ảnh cắt băng khánh thành công trình tôn tạo di tích Đoàn Phụ nữ cứu quốc, Hội LHPN Việt Nam thì ghi “Tuyên Quang, 2017”, nhưng trên phông trong ảnh ghi “Định Hoá”. Như vậy, những người làm triển lãm đã không phân biệt được địa danh H.Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và H.Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Điều đáng ngạc nhiên là di tích này gắn với Hội LHPN Việt Nam - cơ quan chủ quản của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Cần theo đúng chính sử

Trong triển lãm còn có nội dung về nhân vật mang tên Dương Vân Nga. Triển lãm đánh giá đây là nhân vật có “tầm nhìn bình thiên hạ”. Cụ thể, đó là hành động đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích dòng họ, nhường ngôi và trao vương quyền cho Lê Hoàn. Tuy nhiên, trong chính sử Việt Nam, từ các bộ cổ sử do sử quan triều đình biên chép, không có ai tên Dương Vân Nga, mà chỉ có Dương Thị.

Phía Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thanh minh rằng thông tin thái hậu Dương Vân Nga dựa theo các tư liệu đã được xuất bản: Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử (tập 1, NXB Phụ nữ - 2011), Nữ lưu đất Việt (NXB Đà Nẵng - 2005), Những Phi - Hậu nổi tiếng của các triều đại Việt Nam (NXB Thời đại - 2014), Các di tích lịch sử - văn hoá tín ngưỡng nổi tiếng ở Việt Nam (NXB Lao Động - 2013). Song, nguồn gốc lai lịch cái tên “thái hậu Dương Vân Nga” là từ tên gọi một vở kịch của soạn giả Trúc Đường.

Ảnh cắt băng khánh thành công trình tôn tạo di tích Đoàn Phụ nữ cứu quốc, Hội LHPN Việt Nam ghi chú thích “Tuyên Quang”, nhưng trên phông trong ảnh ghi “Định Hoá” - địa danh ở Thái Nguyên-ẢNH: KHẢI MÔNG

Thiết nghĩ, triển lãm cần phải theo đúng chính sử, chứ không thể sử dụng theo hư cấu nghệ thuật trong một vở kịch. Bởi lẽ triển lãm là một hình thức tuyên truyền, khi tuyên truyền không đúng sẽ làm sai lệch nhận thức của công chúng về các nhân vật lịch sử.

KHẢI MÔNG
--------------------------------------------------------------------------------
Chúng tôi thấy cần thiết phải trao đổi thêm cho rõ ràng đánh giá của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khi cho rằng nhân vật này có hành động “đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích dòng họ” và có “tầm nhìn bình thiên hạ”. Dựa vào hư cấu trong một vở kịch để đôn thành danh nhân, đưa ra triển lãm là việc làm phi khoa học. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép “thái hậu sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi hoàng đế”; song các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ lại dành những lời đánh giá hàm ý chê trách như “tư tình” hay “tư thông” (với Lê Hoàn). Sử gia Ngô Thì Sĩ còn cho rằng “người cướp ngôi của Vệ Vương (Đinh Toàn) là Dương hậu chứ không phải Thập đạo (Lê Hoàn)”. Còn trong Đại Nam quốc sử diễn ca thì chê trách: “Nói sao Thiếu Đế thơ ngây/Lê Hoàn nhiếp chính từ rày dọc ngang/Tiếm xưng là phó Quốc vương/Ra vào cùng ả họ Dương chung tình”…
__________________
Đơn vị tổ chức sẽ chỉnh sửa
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ghi nhận những phát hiện trên và sẽ tiếp thu, sau đó phối hợp cùng Ban Quản lý di tích đền thờ Hai Bà Trưng chỉnh sửa sai sót. Mong rằng việc phát huy truyền thống Hai Bà Trưng của các đơn vị cần phải làm cho đúng với chính sử.
------------------------------
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NỎ THẦN
AN DƯƠNG VƯƠNG


Mũi tên Cổ Loa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia-ẢNH: NGỌC THẮNG

Tại toạ đàm khoa học Nghiên cứu phục dựng nỏ Liên Châu thời An Dương Vương, mô hình nỏ thần đã được bắn thử trước các nhà nghiên cứu để họ phản biện.

Bắn tốt hơn mô hình phỏng dựng nỏ trước
Chuyên gia vũ khí Vũ Đình Thanh đã mang tên, nỏ tới toạ đàm khoa học Nghiên cứu phục dựng nỏ Liên Châu thời An Dương Vương để bắn thử, trước sự quan sát của các nhà nghiên cứu. Toạ đàm (ngày 6.8, tại Hà Nội) do ĐH Quốc gia, Viện Việt Nam học và phát triển, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức, có sự tham dự của các chuyên gia quân sự và lịch sử.

“Nỏ thần” mà ông Thanh thiết kế có mũi tên được làm lại đúng như mũi tên đồng Cổ Loa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Ông cũng thiết kế một ống tre có nắp đục lỗ để xếp mũi tên vào. “Các mũi tên kích thước nhỏ được xếp trong một ống hình tròn, đầu mũi tên hướng về phía mục tiêu sẽ bắn. Lực của dây sẽ tác động lên ống hình tròn, như bắn một mũi tên to đi. Sau khi ống hình tròn đi qua phần cánh nỏ thì ống này sẽ bị dừng lại bằng cách hãm giữ. Khi ống tròn dừng lại, các mũi tên con vẫn tiếp tục bay”, ông Thanh giải thích nguyên lý của nỏ. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của tên lửa container.

Cũng theo ông Thanh, nếu làm mô hình lớn hơn, các ống đựng tên lớn hơn, nỏ có thể bắn được cùng lúc 30 mũi tên, với độ bắn xa khoảng 1.000 m. Trong lần thực nghiệm này, ông bắn 9 mũi tên và độ xa đạt khoảng 100 m. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, nỏ thần ông Thanh chế hoàn toàn thủ công và kích cỡ cánh cung không lớn. Đặc biệt, mũi tên của ông Thanh hoàn toàn là mũi tên bằng đồng, dài chỉ hơn 10 cm, không hề có thân gỗ dài như những mũi tên thường thấy trên phim ảnh, đời thường.

Điều này gợi nhớ tới mô hình phục dựng nỏ thần từng được TS Nguyễn Việt và Bảo tàng Lịch sử quân sự thực hiện trước đây. TS Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã tham gia nhiều nghiên cứu liên quan nỏ thần. Gần đây nhất là Viện Lịch sử quân sự và Bảo tàng Lịch sử quân sự. Lúc đó, nỏ có bắn được nhưng khi bắn 4 - 5 mũi tên, nó chẳng trúng vào đâu. Hội thảo hôm nay cho thấy nỏ có bắn, bắn được. Điều này khả thi hơn”. Trung tâm của ông chính là đơn vị đang quản lý di tích thành Cổ Loa.

Vẫn cần tiếp tục nghiên cứu
GS-TS Phạm Thế Long, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học kỹ thuật quân sự, nhận định độ tản mát của các mũi tên khi bắn ra khá lớn. Tuy nhiên, độ tản mát này cũng có thể chấp nhận được khi các mũi tên bắn vào đám đông. Ông cho rằng: “Cái tôi thấy ở đây chưa giải quyết được là mũi tên bay chưa đạt được độ ổn định, để với khoảng cách xa nó chắc chắn gây sát thương”.

GS-TS Long cho rằng để đạt cân bằng động của mũi tên bay ra là điều rất khó vì phải cân bằng được giữa thân và đầu mũi tên. Nếu đầu hơi nặng, mũi tên sẽ có xu hướng chuyển động cắm xuống đất. Nếu thân mũi tên phân bố khối lượng nặng hơn mũi tên thì xu hướng mũi tên là bay lên. “Với trình độ công nghệ thời đó, việc đảm bảo cân bằng động này thế nào, có lẽ anh Thanh cần nghiên cứu thêm. Tôi cho rằng việc đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa mũi tên - trọng lượng mũi tên - trọng lượng của thân rất khó. Chúng ta nhìn thấy thân mũi tên cái dài, cái ngắn, vẫn phải gắn vào đó một đoạn gỗ để kéo dài thân mũi tên ra một chút để đảm bảo độ cân”, ông Long phân tích.

GS-TS Long cũng nêu câu hỏi về thông tin ống đồng tìm thấy ở Cổ Loa dài tới 1,5 m. Giả sử ống đựng mũi tên này thì tại sao nó dài thế, mà mũi tên này chỉ ngắn vậy thôi? “Tôi nghĩ chỗ này cần xem xét thêm. Trên thực tế, ống tre của anh Thanh cỡ 25 cm. Tại sao ống đồng cần dài như vậy? Liệu nó có dài đúng bằng thân mũi tên cắm vào không?”, ông Long nói.

Ống đựng tên-ẢNH: TRINH NGUYỄN

Chính vì thế, ông Long cho rằng: “Nếu nói rằng kết quả này là phục dựng nỏ Liên Châu An Dương Vương thì còn hơi sớm, vì chúng ta cần thêm chứng cứ lịch sử để khẳng định thêm cái chúng ta làm đây đúng là phục dựng thật. Đây là mô phỏng một khả năng về nỏ Liên Châu. Dù rất có thể là mô phỏng này rất gần với thực tế đi nữa thì cũng chưa có cơ sở để khẳng định cái này đúng là nỏ của thời đấy”.

Rõ hơn về thời đại Hùng Vương
PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đánh giá cao tinh thần nghiên cứu của ông Vũ Đình Thanh. “Bước đầu mô phỏng một nguyên lý có thể chứng minh, có thể thực hành, ít ra có thể tin là có một cái nỏ Liên Châu của các cụ ngày xưa. Chúng ta đã tìm ra lò đúc, khuôn đúc, kho mũi tên. Ở thành Cổ Loa còn tìm thấy hệ thống lò đúc liên hoàn, nó không chỉ đúc tên đồng mà đúc vũ khí của An Dương Vương. Tìm thấy cả những khuôn đúc lao đồng, nhưng chưa tìm được nỏ nào bắn được 10 phát, trăm phát một lúc. Nên nếu giải mã xong nỏ bắn thế nào thì câu chuyện nỏ thần sẽ trở nên rất sinh động”, ông Tín nói.

TS Việt Anh cho biết ở Cổ Loa, các đình đền đều ở giai đoạn muộn. Vì thế, nhà quản lý di sản như ông rất mong muốn có những câu chuyện, hiện vật để kết nối với du khách. Vì thế, ông sẵn sàng trưng bày nghiên cứu của ông Thanh để công chúng thử nghiệm.

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng nỏ tuy mới chỉ bắn 9 mũi một lúc, độ xa 100 m, thí nghiệm như vậy cũng là thành công. Theo GS Ngọc, chuyện nỏ thần An Dương Vương được ghi lâu đời, từ thế kỷ thứ 4 sử Trung Quốc cũng ghi rõ, tuy nhiên có thần thánh hoá. Tại Việt Nam, bộ Việt sử lược thời Trần cũng ghi rõ chuyện này. Tuy nhiên, càng về sau, chuyện càng thêm chi tiết mới và huyền thoại hoá cao độ, đến mức quên đi lõi lịch sử. “Gần đây chúng ta đã phát hiện mũi tên đồng, chỗ đúc mũi tên ở vòng thành trong Cổ Loa, lại tìm thấy khuôn đúc 3 mang của mũi tên Cổ Loa. Nếu nguyên lý của Vũ Đình Thanh nghiên cứu hợp lý và nỏ có thể bắn như vậy thì rõ ràng nó càng chứng minh chuyện nỏ thần là có thật. Nó cũng chứng minh An Dương Vương có thật, nước Âu Lạc có thật, thời Hùng Vương dựng nước là có thật. Đó là câu chuyện lớn của lịch sử Việt Nam”, ông Ngọc nói.

-----------------------
Gần đây chúng ta đã phát hiện mũi tên đồng, chỗ đúc mũi tên ở vòng thành trong Cổ Loa, lại tìm thấy khuôn đúc 3 mang của mũi tên Cổ Loa. Nếu nguyên lý của Vũ Đình Thanh nghiên cứu hợp lý và nỏ có thể bắn như vậy thì rõ ràng nó càng chứng minh chuyện nỏ thần là có thật
GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

TRỊNH NGUYỄN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÍ ẨN ĐỀN TRẦN THƯƠNG:
NƠI LƯU GIỮ NHỤC THÂN
TRẦN HƯNG ĐẠO?


Lần theo câu huyền sử trong dân gian: ‘Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, hương Bảo Lộc’, chúng tôi về thăm đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, H.Lý Nhân, tỉnh Hà Nam để hiểu thêm về những bí ẩn liên quan đến người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Cổng tam quan đền Trần Thương-SƠN KHÊ

Trong lịch sử, nơi chôn cất các bậc đế vương, các bậc anh hùng hào kiệt luôn là những bí ẩn, đặc biệt tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Tương truyền, sau khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn được chôn giữa sa mạc và sau khi bão cát nổi lên thì không còn dấu tích lăng mộ, trong khi lăng Tần Thuỷ Hoàng đến nay vẫn chưa được khai quật và khám phá hoàn toàn. Ở Việt Nam, có lẽ chỉ các vua triều Nguyễn có lăng mộ rõ ràng. Phần còn lại hầu hết vẫn là bí ẩn và với bậc anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng không là ngoại lệ.
“Bí mật chôn cất”
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên, quyển 6, kỷ Nhà Trần chép: “Năm Canh Tý (tức năm 1300 - NV), năm Hưng Long thứ 8, Hưng Đạo Đại Vương ốm. Mùa thu, tháng 8 ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn qua đời ở Vạn Kiếp (thuộc Hải Dương ngày nay - NV). Khi sắp mất, ông dặn con rằng: Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải [làm sao cho] mau mục. Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai hoạ đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại như thế đấy”.
Lần theo câu huyền sử trong dân gian: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, hương Bảo Lộc”, chúng tôi về thăm đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, H.Lý Nhân, tỉnh Hà Nam để hiểu thêm về những bí ẩn liên quan đến Đức Thánh Trần. Nơi đây không chỉ là một ngôi đền thờ cúng bậc anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo như nhiều ngôi đền khác khắp đất nước mà còn lưu giữ những hiện vật quý báu, mang giá trị nghệ thuật kiến trúc và trang trí độc đáo, chứa đựng những bí ẩn của các di sản vật thể lẫn phi vật thể liên quan đến Hưng Đạo Vương. Đền Trần Thương đẹp từ trên cao nhìn xuống, đẹp trong từng chi tiết trang trí và đẹp huyền bí mang tính tâm linh ẩn sau những huyền thoại của ngôi đền.

Thanh bảo kiếm được thờ trong đền Trần Thương

Lịch sử làng và đền Trần Thương
Có hình dáng như một thiếu nữ phơi mình nơi bãi sông, đền Trần Thương nằm trên thế đất được gọi là “hình nhân bái tượng”, nơi 6 dòng sông nhỏ chụm đầu gọi là “lục đầu khê”. Theo lời ông Phạm Hải Hưng, thủ nhang nhà đền, cách đây hơn 7 thế kỷ, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chọn làng Miễu, một làng quê nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang và cũng là nơi hội tụ của 6 nhánh sông nhỏ, 1 trong 6 địa điểm cất giữ kho lương phục vụ cho cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 vào năm Ất Dậu 1285. Từ đây có đường thuỷ kết nối với sông Hồng, sông Châu Giang, nối về thành Thăng Long hay về Nam Định (quê hương ngài) và ra biển.
Sau khi hoàn thành công cuộc bảo vệ giang sơn chống quân Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương đã về đây phát lương khao quân, khao dân như một sự cảm ơn dân quân cùng sát cánh với triều đình. Truyền thống này được con cháu tái hiện hằng năm vào dịp Tết Thượng Nguyên (rằm tháng giêng âm lịch).
Theo tiến sĩ sử học Ngô Vương Anh thì còn có câu chuyện rằng khi Đức Thánh Trần qua đời, có 5 cỗ quan tài được đưa đi về 5 hướng, làm lễ táng như nhau và cũng được che đậy, xoá dấu tích để không ai biết chính xác nơi nào mới thực sự là nơi thân xác ngài được an nghỉ. Trong khi đó, bản chú thích tại đền Trần Thương ghi lại đến 70 cỗ quan tài.
Xét chiết tự của từ “An Lạc” là nơi Hưng Đạo Vương dặn chôn cất ngài thì từ này có nghĩa là một nơi an lạc chứ không hẳn là một địa danh có tên An Lạc. Nơi nào ngài thực sự an nghỉ, nơi đó được coi là chốn an lạc.
Theo “Hèm” (từ chỉ những chuyện lưu truyền nội bộ trong làng, chỉ có dân làng biết) của làng Trần Thương thì rất có thể nơi đây là một trong những địa điểm bình phong hoặc chính là nơi an nghỉ thật sự của Đức Thánh Trần và hầm ngầm nơi giếng (hố) khẩu nằm ở trung tâm của ngôi đền, chính là nơi mang trong mình những điều huyền bí về nhục thân của ngài.
Ngôi đền được dựng lên sau khi ngài hoá thánh. Làng có tên làng Miễu được chính thức mang tên làng Trần Thương từ thời đó. Cũng theo lời ông Hưng thì Trần Thương có nghĩa là kho lương nhà Trần.

SƠN KHÊ
(còn tiếp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÍ ẨN ĐỀN TRẦN THƯƠNG:
LỄ PHÁT LƯƠNG
-DI SẢN PHI VẬT THỂ ĐỘC ĐÁO


Dù các nhà khoa học chưa xác định, nhưng “hèm” của làng thì vẫn có niềm tin mãnh liệt, hầm ngầm huyền bí này chính là nơi dẫn đến bí ẩn về chốn an nghỉ nhục thân Đức Thánh Trần.
Những năm gần đây, hầm đã được khép lại để thực sự giữ được sự tinh tuyền huyền bí, tránh sự tò mò của hậu thế.
Dù thế nào, thì đó cũng vẫn chỉ là những nhận định và giả thuyết, nhưng việc đặt mộ một người nam dưới hình dáng của một phụ nữ là một điều cực kỳ thú vị và càng làm tăng độ khả tín của các nhận định, tiến sĩ Ngô Vương Anh chia sẻ.
Kết nối quá khứ và tương lai
Nếu như tổng thể di sản vật thể của Trần Thương từ kiến trúc, phong thuỷ đến các cổ vật còn thấy hôm nay mang những giá trị nghệ thuật cao thì lễ hội phát lương dịp Tết Thượng Nguyên là một lễ hội phi vật thể độc đáo của đền Trần Thương.
Theo ông Mai Thành Chung, Phó bí thư Huyện uỷ Lý Nhân (Hà Nam), nếu như ngôi đền dựa vào thế đất cao như núi hướng ra minh đường với đường nối là trục đường tâm linh được mở ra như là câu chuyện nhắc nhở ta dựa vào quá khứ để hướng tới tương lai.
Hằng năm, dịp Tết Thượng Nguyên, đền Trần Thương mở hội phát lương. Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ, do 7 cô gái thanh tân mặc áo dài đỏ, đội khăn đỏ, đội 7 mâm đựng những túi lương nhỏ, 9 trai tân mặc quần áo màu đỏ, đầu đội nón lá đỏ, thắt lưng khăn vàng, ống chân quấn xà cạp viền xanh để khiêng kiệu. Trên kiệu đặt các túi lương lớn.
Đoàn rước hằng năm được hộ tống bởi đội sư tử, trống, chiêng, cờ hội và đội tế nam nữ.
Đội lễ là 7 cô gái và 9 chàng trai sẽ châm đuốc và dâng hương, mang lương thảo vào hậu cung làm mật lễ.
Sau phần lễ là thủ tục phát lương cho mọi người. Trong mỗi túi lương được nhà đền phát hằng năm có 5 loại hạt là đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, ngô đỏ và gạo nếp của vùng quê này. Những loại hạt này chính là hạt giống mang về gieo trồng cho mùa vụ sau.
Theo ông Chung, lễ hội và Đức Thánh Trần nhắc chúng ta biết trân quý quá khứ nhưng phải biết hướng tới tương lai. Tôn kính các anh hùng đã chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc cũng là lúc phải nghĩ về nhân dân, nghĩ về những người dân đóng góp cả công khai và âm thầm và thông điệp của lễ hội không chỉ là mong muốn có một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu mà còn là thông điệp của tiền nhân nhắc nhở chúng ta, hãy biết lo cho dân.
Mỗi năm, Trần Thương có hai mùa lễ hội. Lễ Tháng 8 (âm lịch) là lễ giỗ của Đức Thánh Trần được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm. Lễ tưởng nhớ quá khứ. Và lễ hội phát lương nhằm giờ Tý đêm 14 rạng 15 tháng giêng hằng năm là lễ về dân, lễ về ngày mai.
Dẫn chúng tôi đi quanh khu đền và những cánh đồng rau màu tốt tươi, ngoài ông Mai Thành Chung, còn có một người con họ Trần là ông Trần Đức Thuấn, Bí thư Huyện uỷ Lý Nhân. Ông Thuấn nói: “Trần Thương dư phúc địa, trà thảo tứ thời xuân”, có nghĩa là đất Trần Thương nhiều phúc, hoa trái bốn mùa tốt tươi.
“Độc đáo của lễ hội đền Trần Thương là diễn xướng lại lễ rước nước và bơi trải, nhắc nhở về tài thuỷ chiến, vốn là điểm mạnh của quan quân nhà Trần nói riêng và của dân Đại Việt nói chung”, ông Thuấn tự hào với tư cách là một người con họ Trần.
---------------------------------------------
Từ hàng trăm năm nay, đền Trần Thương đã nhận được nhiều sắc phong của nhiều đời vua. Năm 1989, đền Trần Thương được cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Vào năm 2015, đền Trần Thương được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIM LẠC


Trong tập 1 bộ Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), phần viết về Nguồn gốc dân tộc VN, GS Đào Duy Anh viết: ‘Những con chim bay và chim đậu chạm ở mặt trống đồng chính là hình chim Lạc vật tổ’.

Chim lạc-ẢNH: TƯ LIỆU
Theo ông, chim Lạc là vật tổ của tổ tiên chúng ta (người Lạc Việt). Ông gọi chim này là “hậu điểu”, tức giống chim di trú từ Giang Nam (Trung Hoa) bay đến vùng đất mới (miền Bắc nước ta ngày nay), người Lạc Việt đã theo “vật tổ” đến định cư ở vùng đất này.
https://image.thanhnien.v...1_05_29/diec-lua_fsdb.jpg
Diệc lửa-ẢNH: TƯ LIỆU
Trong Hán ngữ, “hậu điểu” (候鳥) là từ dùng để gọi những loài chim di trú, người Pháp gọi là “oiseaux migrateurs”. Ngày xưa, người Trung Hoa gọi dân tộc ta là “Lạc Việt” (雒 越, 駱 越 hay 貉 越), trong quyển Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thuỷ Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại có nhắc đến từ “Lạc điền”, “Lạc dân”, Lạc hầu”, “Lạc tướng”. Có lẽ căn cứ vào những chữ “lạc” này nên GS đã mạnh dạn gọi những con chim trên trống đồng là chim Lạc (?).

Chim Hồng hoàng-ẢNH: TƯ LIỆU
Trong Hán ngữ quả thật có cụm từ 雒鳥 (lạc điểu). Bách khoa thư Baidu (百度) của Trung Quốc cho biết 雒 (lạc) có 7 nghĩa, trong đó có 2 nghĩa liên quan là: chim cú và huyền điểu
(玄鸟). Chim cú thì không phải rồi, còn huyền điểu là loài chim thần, một vật tổ của triều đại nhà Thương và Chu. Theo Sơn hải kinh (山海经) thì hình tượng ban đầu của huyền điểu giống như chim én (yến 燕), về sau những hình vẽ cho thấy huyền điểu có lông đầu và đuôi khá dài, trông không giống những con chim trên trống đồng, do đó khó có thể cho rằng huyền điểu là chim Lạc.

Huyền điểu-ẢNH: BÁCH KHOA THƯ BAIDU
Bây giờ, xét về chữ Nôm, ta thấy quả thật có chữ “lạc” 鴼 với nghĩa là “chim lạc”. Đây là chữ hình thành từ 2 chữ Hán: “điểu” 鳥 (chim) + “các” 各 (toàn thể nói chung). Như vậy, theo chúng tôi, “chim lạc” có khả năng là các loài chim nói chung. Điều này phù hợp với cách gọi tổng quát những con chim trên trống đồng của GS Đào Duy Anh, tiếc rằng GS đã viết hoa chữ “Lạc” khiến nhiều nhà nghiên cứu ngộ nhận đó là một loài chim. Xét về âm thượng cổ của Hán ngữ, chữ lạc (雒) trong lạc điểu được phục dựng âm là lak - nếu giải thích chữ “lạc” theo hướng này thì cũng khó mà chấp nhận, bởi vì chim lạc (huyền điểu) trong truyền thuyết của Trung Quốc là vật tổ của người Trung Quốc làm sao lại là vật tổ của dân tộc Việt?
Cuối cùng, căn cứ vào hình dạng những con chim trên trống đồng Đông Sơn và Ngọc Lũ chúng ta thấy gì? Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng rất có khả năng chúng là cò, vạc, giang, sếu, bồ nông hay le le… Dầu gì đi nữa, nếu như thế thì chắc chắn chúng không phải là chim Lạc.
Theo tôi, những con chim đang bay trên trống đồng Đông Sơn và Ngọc Lũ có khả năng là chim Hồng hoàng (Buceros bicornis), sinh sống ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc hoặc những loài chim thuộc họ Diệc (Ardeidae) - dựa vào quan điểm chữ “lạc” (鴼) trong chim lạc của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm: Chim lạc là heron (diệc). Ở nước ta, tuỳ theo loài, chúng được gọi là diệc, vạc hay cò… Nhiều học giả VN và Trung Quốc cũng đã đồng ý đó là “chim diệc” (heron). Trên thế giới có khoảng 64 loài thuộc họ Diệc (Ardeidae). Những con chim đang bay trên trống đồng có thể nằm trong bốn loài sau: diệc xám (Ardea cinerea), diệc lửa (Ardea purpurea), vạc (Nycticorax nycticorax) và vạc rừng (Gorsachius melanolophus). Những loài chim này sống khắp nơi ở nước ta và người Việt cổ đã từng lấy chúng làm biểu tượng cho những người nông dân siêng năng, cần cù vì chim diệc được tin là có đức tính cần cù.
VƯƠNG TRUNG HIẾU
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối