Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 10/06/2021 15:38
VÌ SAO GẦN MỘT NỬA NGƯỜI VIỆT
CÙNG MANG HỌ NGUYỄN
Ngày gửi: 10/06/2021 20:04
NHÀ TRẦN ÉP
NGƯỜI HỌ LÝ ĐỔI SANG HỌ NGUYỄN
CÓ THOẢ ĐÁNG KHÔNG?
Ngày gửi: 10/06/2021 23:19
NHÀ LÊ BUỘC
HỌ TRẤN ĐỔI QUA HỌ TRÌNH
KHÔI PHỤC HỌ LÝ
Ngày gửi: 11/06/2021 18:24
ĐỔI TIỀN Ở VIỆT NAM:
TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỜI THỰC
Ngày gửi: 11/06/2021 20:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 11/06/2021 20:20
NHÓM BIÊN SOẠN
GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ
PHẢN ĐỐI SỰ QUY CHỤP CHÍNH TRỊ
Ngày gửi: 12/06/2021 00:43
NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH
NĂM HỢI
TRONG SỬ VIỆT
Ngày gửi: 12/06/2021 14:00
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 12/06/2021 14:02
NHỮNG NGHI VẤN VỀ
TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG -[1]
Ngày gửi: 12/06/2021 14:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 12/06/2021 14:02
NHỮNG NGHI VẤN
VỀ TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG-[2]
Ngày gửi: 13/06/2021 08:55
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 13/06/2021 08:59
KỶ NIỆM 230 NĂM
CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA
[2019 – 1789]-[1]
Quang Trung quyết định cuộc tiến công đồn Ngọc Hồi sẽ bắt đầu vào mờ sáng ngày mồng 5 tháng Giêng (ngày 30/1/1789) cùng một lúc với cuộc tiến công của đạo quân đô đốc Long vào đồn Đống Đa.
Cả ngày mồng 4, Quang Trung tiếp tục công việc chuẩn bị chu đáo cho trận quyết chiến và tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với đạo quân của đại đô đốc Bảo.
Cũng trong ngày hôm đó, Quang Trung chỉ dùng những toán nhỏ đánh khiêu khích vùng ngoại vi Ngọc Hồi, gây tâm lý căng thẳng cho quân Thanh và tạo yếu tố bất ngờ cho cánh quân Đô đốc Long trên hướng thứ yếu đánh đồn Đống Đa.
Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789), lúc trời còn chưa sáng, bất thình lình quân Tây Sơn tiến công mãnh liệt vào mặt nam đồn Ngọc Hồi.
Quân Tây Sơn tràn qua đồn Bình Vọng, một đồn tiền tiêu của địch, xông thẳng đến đồn Ngọc Hồi.
Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chủ lực quân tiến vào đồn Ngọc Hồi. Để biểu lộ sự quyết tâm đánh tan kẻ thù trước toàn quân, Quang Trung đã chít khăn vàng lên đầu. Quân sĩ cũng chít khăn đỏ lên đầu để hưởng ứng.
Cuộc tiến công bắt đầu. Quang Trung tung đội tượng binh gồm hơn 100 voi chiến tiến lên trước. Đây là một binh chủng xung phong, đột phá rất lợi hại. Một con voi chiến lúc đó có thể chở được 13 - 14 người kể cả quản tượng.
Ngoài cung nỏ, giáo, lao, tượng binh Tây Sơn còn được trang bị thêm nhiều thứ hoả khí như súng tay, hoả hổ và đặc biệt đặt cả đại bác trên mình voi.
Trước khi sang xâm lược nước ta, Tôn Sĩ Nghị đã nghe nói về binh chủng này và đã nghiên cứu cách đề phòng, chống đỡ.
Phía ngoài đồn Ngọc Hồi, quân địch bố trí một bãi chướng ngại dày đặc, trong đó có chông sắt và địa lôi, nhằm ngăn cản tượng binh của ta từ xa, không cho tiến sát vào chiến luỹ.
Nhưng trước cả một đội tượng binh lớn mạnh với hơn 100 voi chiến đang hùng hổ xông đến, trông từ xa như “quả núi di động”, quân Thanh vẫn không khỏi hoảng sợ.
Đề đốc Hứa Thế Hanh phải vội vàng trấn an tinh thần quân lính và lập tức ra lệnh cho đội kỵ binh thiện chiến - binh chủng tinh nhuệ nhất của quân Thanh lao ra khỏi cửa luỹ nghênh chiến.
Nhưng vừa trông thấy đoàn voi chiến của quân Tây Sơn, ngựa quân Thanh đã “sợ hãi, hí lên, tế chạy, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau”. Chưa đánh, đội kỵ binh thiện chiến của địch đã rối loạn cả đội hình.
Quân Tây Sơn thừa thắng thúc voi đuổi theo. Quân địch càng hoảng sợ, tất cả rút lui vào trong luỹ cố thủ. Chúng dựa vào hệ thống chiến luỹ, từ trên cao bắn đại bác và cung nỏ ra rất dữ dội để cản đường tiến của đoàn quân voi Tây Sơn.
Nhưng, trước hoả lực của địch, “súng và tên bắn ra như mưa”, thế trận và đội ngũ quân Tây Sơn vẫn vững vàng.
Theo lệnh của Quang Trung, đội voi chiến lập tức chia ra làm hai cánh đánh vòng về hai phía tả và hữu để mở đường cho đội xung kích lao lên. Đây là một đội quân cảm tử gồm 600 người, chia làm 20 toán.
Mỗi toán gồm 10 chiến sĩ giắt dao ngắn bên hông, khiêng một tấm mộc lớn bằng gỗ phía ngoài quấn rơm ướt và 20 chiến sĩ cầm vũ khí tiến theo sau.
Hai mươi toán quân cảm tử dàn ngang thành thế trận chữ “nhất”, phía trước là 20 tấm mộc kết liền với nhau như một bức tường thành di động, xông thẳng vào trận địa của địch.
Những tấm mộc bọc rơm ướt có tác dụng chống đỡ đại bác và cung tên của địch từ trong chiến luỹ bắn ra, che chở cho đội quân xung kích tiến lên.
Quân chủ lực Tây Sơn dưới sự đốc chiến trực tiếp của Quang Trung, lập tức xung phong vào đồn luỹ của địch. Bộ binh, kỵ binh, tượng binh của ta ào ạt xông vào cửa luỹ đã mở. Thế xung trận của quân Tây Sơn mạnh như triều dâng bão cuốn.
Từ hai bên sườn đồn Ngọc Hồi, đội tượng binh cũng đồng thời đánh ập vào. Quân ta lùa voi, xông pha tên đạn, nhổ rào luỹ tiến vào. Từ trên mình voi, quân ta dùng đại bác và hoả hổ đốt phá đồn luỹ, doanh trại địch và thiêu cháy quân địch.
Quân Thanh vốn đã khiếp sợ những con voi chiến hùng hổ của Tây Sơn, nay lại càng khiếp sợ hoả lực lợi hại của binh chủng này. Đó là hoả hổ, một thứ vũ khí nổi tiếng của quân Tây Sơn.
Đồn Ngọc Hồi, cứ điểm phòng ngự kiên cố nhất của quân Thanh bị phá vỡ. Một bộ phận quan trọng quân địch bị giết chết tại trận.
Trong bộ chỉ huy của địch, đề đốc Hứa Thế Hanh, phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ mặt trận phía nam Thăng Long và tổng binh Thượng Duy Thăng là tướng chỉ huy quân tả dực của Tôn Sĩ Nghị bị bỏ mạng tại đây.
Tuy nhiên, số quân Thanh thoát chết ở đồn Ngọc Hồi vẫn còn khá nhiều, khoảng vài vạn tên. Bọn tàn quân này theo tổng binh Trương Triều Long tìm đường tháo chạy về Thăng Long.
Đạo quân của đại đô đốc Bảo đã chăng sẵn một mẻ lưới bủa vây và tiêu diệt toàn bộ tàn quân địch ở đầm Mực.
Quân địch bị dồn vào bước đường cùng. Chúng còn khoảng vài vạn quân nhưng chỉ là một khối người rã rời, kiệt sức về thể xác và kinh hoảng đến tuyệt vọng về tinh thần.
Từ ba mặt, quân Tây Sơn khép chặt vòng vây, dồn ép chúng vào khu đầm Mực lầy lội, um tùm mà tiêu diệt. Quân Thanh “hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm Mực làng Quỳnh Đô” và “quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).
Toàn bộ bọn tàn quân địch ở đồn Ngọc Hồi đều bị tiêu diệt, trong đó có cả tổng binh Trương Triều Long. Một số tên lẩn trốn vào các làng xóm chung quanh cũng bị nhân dân giết chết hoặc bắt nộp cho quân Tây Sơn.
Chỉ trong sáng ngày mồng 5 tháng Giêng Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đã phá tan đồn Ngọc Hồi tiêu diệt toàn bộ quân địch khảng 3 vạn tên ở Ngọc Hồi và đầm Mực.
Đây là một cứ điểm then chốt nhất của quân địch đã bị tiêu diệt, đập nát hệ thống phòng thủ của chúng ở phía nam Thăng Long, mở toang cửa ngõ tiến vào giải phóng kinh thành, uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.
Đạo quân chủ lực của Quang Trung và đạo quân của Đô đốc Bảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề trên hướng tiến công chủ yếu này.
Đây là trận quyết chiến chiến lược thể hiện quyết tâm đánh tiêu diệt và nghệ thuật tổ chức lực lượng, nhất là dùng voi chiến công đồn của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Trận Ngọc Hồi xứng đáng giữ vị trí quyết định trong toàn bộ cuộc tổng tiến công chống quân xâm lược Mãn Thanh cuối thế kỷ XVIII ở nước ta.
Cũng vào rạng sáng ngày mồng 5 tháng Giêng (30/1/1789), khi đạo quân chủ lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi thì trên hướng tiến công phối hợp, đạo quân của đô đốc Long (có tài liệu nói là Đặng Tiến Đông) cũng đồng thời mở cuộc tiến công hết sức bất ngờ vào đồn Đống Đa (về danh tướng chỉ huy trực tiếp trận Đống Đa, hiện nay có những chủ kiến khác nhau: Hoàng Lê nhất thống chí ghi là Đô đốc Long. Đại Nam chính biên liệt truyện lại ghi là Đô đốc Mưu).
Đồn Đống Đa tuy không kiên cố như đồn Ngọc Hồi, nhưng cũng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ Thăng Long của Tôn Sĩ Nghị.
Quân Thanh lập đồn trại ở Đống Đa là để khống chế con đường cái từ Tam Điệp ra phía tây - nam Thăng Long, đề phòng cuộc tiến công của quân Tây Sơn theo hướng này và bảo vệ trực tiếp cửa ô Thịnh Quang, một cửa ngõ phía tây - nam thành Thăng Long.
Đóng giữ đồn Đống Đa là đạo quân Điền Châu, Triều Châu do Sầm Nghi Đống chỉ huy. Đặc điểm của đạo quân này là số lượng khá đông - ước đoán khoảng vài vạn quân - nhưng chất lượng không đều và khá ô hợp.
Đồn Đống Đa là hướng tiến công mà Tôn Sỹ Nghị chủ quan cho là khó có thể xảy ra vì con đường “thượng đạo” hiểm trở khó cơ động và triển khai lực lượng lớn các binh chủng.
Để đánh đồn Đống Đa, đạo quân Tây Sơn của đô đốc Long phải hành quân bí mật, đi theo một con đường núi đã bế tắc, phải mở lấy đường mà đi và khắc phục nhiều trở ngại của núi rừng.
Nhiệm vụ đó đòi hỏi tướng chỉ huy không những phải giàu nghị lực, có tài tổ chức, mà còn phải am hiểu cặn kẽ địa hình và đường đi lối lại trong vùng.
Đạo quân của đô đốc Long không nhiều lắm - chỉ khoảng một vạn quân - nhưng theo kế hoạch phối hợp của Quang Trung, phải bất ngờ đánh úp, tiêu diệt đồn Đống Đa thật nhanh, gọn.
Muốn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó, quân đội Tây Sơn cần được sự tham gia, hỗ trợ trực tiếp của nhân dân xung quanh đồn địch.
Đạo quân của đô đốc Long gồm kỵ binh và tượng binh, tuy không nhiều nhưng có sức cơ động nhanh và đột phá mạnh. Quân đội cũng được trang bị nhiều hoả hổ và đại bác đặt trên mình voi chiến. Cuộc tiến công bắt đầu vào khoảng cuối canh tư (khoảng 3 giờ sáng).
Bằng khí thế áp đảo quân thù, quân Tây Sơn với đội hình đã bày sẵn, xông thẳng vào đồn trại của địch. Quân ta đốt phá các doanh trại phía ngoài rồi nhanh chóng đánh thọc vào sở chỉ huy của địch.
Sầm Nghi Đống cố đốc thúc quân lính chống cự nhưng không sao đương nổi sức tiến công mãnh liệt của quân Tây Sơn. Chỉ trong chốc lát, số quân Thanh bị chết và bị thương đã lên đến 5.000 người.
Sầm Nghi Đống phải bỏ các doanh trại bên ngoài, rút về bảo vệ sở chỉ huy trên Loa Sơn để chờ quân cứu viện.
Cùng lúc đó, xung quanh đồn trại của địch đột nhiên xuất hiện một hàng rào lửa dày đặc. Đó là “trận rồng lửa” (hoả long trận) của nhân dân địa phương góp sức cùng với quân đội Tây Sơn diệt giặc.
Nhân dân 9 xã ở ngoại thành Thăng Long đã hăng hái dùng rơm rạ, cỏ khô bện thành những con cúi, tẩm dầu, nhựa trám và nhựa thông, nối lại thành những “con rồng”.
Khi nghĩa quân nổ súng, nhân dân đốt cháy những con rồng rơm tạo thành bức tường lửa vây kín đồn trại giặc.
Quân địch đang choáng váng vì đòn tiến công bất ngờ của quân Tây Sơn lại càng khiếp đảm trước lưới lửa bao vây trùng điệp của nhân dân. Trong đêm tối, chúng chỉ còn trông thấy bốn bề lửa cháy rực trời, tiếng reo hò dậy đất. Đồn trại của địch tan vỡ nhanh chóng.
Quân địch đang lúc đêm tối, tự xéo lên nhau mà chạy. Các mũi tiến công của quân Tây Sơn lao vào chém giết như vào chỗ không người.
Từ trên sở chỉ huy, Sầm Nghi Đống thấy rõ đã lâm vào cảnh thế cùng lực kiệt: chống đỡ không nổi, quân cứu viện không có, phá vây không được. Hắn tuyệt vọng, thắt cổ tự vẫn ngay tại sở chỉ huy. Đội thân binh trung thành của hắn cũng tự sát theo chủ tướng đến vài trăm tên.
Đồn Đống Đa bị tiêu diệt chỉ sau mấy giờ chiến đấu. Đại bộ phận quân địch bị tiêu diệt tại trận. Một số tên chạy thoát ra ngoài cũng bị quân ta đuổi theo chém và bắt được đến quá nửa. Quân Tây Sơn thừa thắng tiêu diệt luôn các đồn Yên Quyết, Nam Đồng rồi nhanh chóng tràn vào cửa ô tây - nam thành Thăng Long.
Ngày gửi: 13/06/2021 08:57
KỶ NIỆM 230 NĂM
CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA
[2019 – 1789] -[2]
Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối