Trang trong tổng số 100 trang (997 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thichanlac

@Điệp luyến hoa !
Khi tôi gửi tác giả Nguyễn Thị Mai, có biết: trước đó Đêm mùa Đông đã gửi một tác giả cũng với tên Nguyễn Thị Mai. Tuy vậy tôi vẫn gửi bởi hai lý do:
- Tác giả mà Đêm Mùa đông gửi không có phần Tiểu sử, nên không có cơ sở để kết luận cùng là một người.
- Tôi không tìm thấy bài Linh cảm (Đêm mùa Đông gửi) trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Mai (SN 1955 - NS: Hà nội)
Việc nhập hai tác giả làm một, chỉ được coi là đúng, nếu đã có cơ sở chắc chắn về hai vấn đề trên.
Đề nghị ĐLH cung cấp tư liệu khẳng định Nguyễn Thị Mai (SN 1955 - HN) là tác giả bài Linh cảm mà Đêm mùa Đông đã gửi.
TAL
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Xin lỗi chú vì quả thực cháu đã hơi thiếu thận trọng, vì tác giả của demmuadong gửi lên không cung cấp thông tin nên không có cơ sở để so sánh.
Cháu đã khôi phục lại trạng thái như cũ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Tôi rất mừng vì ĐLH đã thận trọng và sử sự đúng mực.
Ở nơi tôi sống có ba người mang tên Trần Đăng Khoa. Một trong số đó mới 13, 14 tuổi gì đó, và cũng thích làm thơ. Có lần cháu khoe tôi một bài mới viết thế này:
Em tên là Trần Đăng Khoa
Mai ngày em lớn sẽ là nhà thơ
Từ nhỏ em đã ước mơ
Em đang mài sắt đợi chờ thành kim.
Rất có thể sau này cháu thành nhà thơ, nhưng thật đáng tiếc nếu gán bài thơ kia cho nhà thơ Trần Đăng Khoa (SN1956).
Trước khi gửi NTM vào Thi viện, tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện trên.
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Xin cho hỏi tại sai lại mất nút xóa bài
Trong khi cứ mỗi lần sửa bài thì lại bị báo "sửa một lần" dù vẫn còn đang đăng nhập chưa thoát ra ?
Đề nghị nên có nút "coi bài trước" để tác giả xem kỹ trước khi post bài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

1. Về nút Xoá bài, Thi Viện đã hạn chế không để người viết xoá bài như trước nữa, chỉ là vì cháu nghĩ mỗi người tham gia Thi Viện cần có trách nhiệm với những gì mình viết ra, không thể cứ viết bừa rồi nếu sai thì xoá sau được.
Xét cho cùng thì bỏ nút Xoá bài cũng không phải là thay đổi gì nhiều, nếu ai đó muốn xoá thì chỉ việc ấn vào Sửa bài rồi xoá cả nội dung đi. Nhưng điều khác biệt là một bài viết không thể bị xoá trắng không để lại dấu tích gì.

2. Một bài viết trên Thi Viện phải được xét ở 2 chiều: người viết và người đọc. Cháu nghĩ chữ "sửa 1 lần" hay "sửa 2 lần" trong nhiều trường hợp mang lại khá nhiều thông tin cho người đọc. Số lần sửa và ngày sửa cuối cùng có thể giúp người xem có cần phải đọc lại bài đó không, và điều này chắc chắn không thể phụ thuộc vào việc người viết đã thoát hay chưa.
Cháu biết có một số diễn đàn cho phép người viết sửa bài trong một giới hạn thời gian nhất định mà không tính là 1 lần sửa đổi. Nhưng điều đó theo cháu là không cần thiết và cũng không hoàn toàn hợp lý.
Một điều nữa, theo cháu nghĩ thì bài viết nào càng được sửa nhiều thì càng chứng tỏ được sự dụng công của người viết, cháu nghĩ điều đó là tốt chứ nhỉ. Cháu không ủng hộ việc có những người tham gia diễn đàn không bao giờ đọc lại những gì mình viết ra, và không bao giờ để ý có một nút Sửa bài ở bên cạnh mỗi bài viết của mình.

3. Chức năng xem bài trước khi gửi chú nói rất hợp lý, cháu sẽ cố gắng thêm chức năng này thật sớm.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Điệp Luyến Hoa thân mến! Chị thấy ở các diễn đàn khác, có thể tìm đọc bài của tác giả một cách khá là nhanh chóng: chỉ cần click vào tên của thành viên là có thể tìm thấy tất cả các bài đã gửi vào diễn đàn của thành viên ấy mà không cần phải rà vào từng trang của các topic để tìm như ở Thi viện mình hiện nay. Điều này rất tiện cho người vào đọc và cho cả thành viên khi muốn kiểm soát lại bài đã post của mình để không nhầm lẫn mà post thêm một lần nữa...
Vậy ĐLH có thể nghiên cứu để tăng cường chức năng ấy trong diễn đàn Thi viện được không?
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Vâng, chức năng này em sẽ làm.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

xin lỗi nếu như em post không đúng chỗ, vì em mới gia nhập vào diễn đàn và đây cũng là bài đầu tiên của em. Khi em tìm 1 số bài thơ của thời đường, em thấy có khá nhiều bài có nhiều bản dịch thơ khác nhau. Vậy nếu thành viên muốn góp ý cho phần dịch thơ đó thì phải làm sao ạ, vì em nghĩ chắc sẽ có nhiều người có ý tưởng hay về dịch thơ như thế (ví dụ như ngay bản thân em có 1 số bài cũng ko hài lòng về phần dịch. Nếu có nhiều người cùng góp ý có lẽ chăng sẽ có nhiều bản dịch hay hơn).
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

@Nguyet Thu: Em đã làm chức năng đó rồi đấy!

@Mito: Mọi người có thể góp ý trực tiếp vào bài thơ đó mà. Bạn để ý link "Thao tác" bên cạnh bài thơ, trong menu sổ xuống có các mục thêm bài trả lời.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

ThanhTracNguyenVan đã viết:
...
Đề nghị nên có nút "coi bài trước" để tác giả xem kỹ trước khi post bài
Chức năng này cháu cũng đã làm xong.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (997 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối