Trang trong tổng số 34 trang (332 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Chị ơi, chị chụp đẹp thế! Em thật chán quá! Chả biết gì về khu di tích này cả. :(
Nhờ có chị mà biết thêm được chỗ này. Chị có thể "bật mí" chút về nơi này được không ạ? Về ý nghĩa lịch sử í mà! Em thích lịch sử mà lại lười tìm hiểu, chỉ thích mỗi hoa hoét thôi! :D Chị Thu thích hoa gì nhỉ? Để khi nào em tặng chị! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Cammy có thể tìm hiểu tài liệu ở địa chỉ sau http://www.quangduc.com/l...20NGÔ%20ĐÌNH%20DIỆM.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Đây là một trích đoạn về 9 hầm:
Về những cách tra tấn thủ tiêu, sách Chín Năm Máu Lửa của các ông Nguyệt Đam và Thần Phong đã đưa ra nhiều trường hợp cụ thể. Về sự giam giữ đối lập, ta có thể nhắc tới những hầm đá giam người bí mật của ông Ngô Đình Cẩn mà quần chúng thường gọi là Lãnh Chúa Miền Trung. Nguyệt Đam và Thần Phong viết về các hầm này sau khi đã quan sát:

“Từ hầm tra ở ngay giữa đường cho tới hầm giam, chỗ nào cũng ẩm ướt, xông lên một mùi hôi thúi nặng nề khó chịu…”.

“Tất cả có chín cái hầm. Mỗi cái có từ hai mươi đến bốn mươi xà lim. Muốn vào hầm chỉ có một cái cửa duy nhất. Tàn nhẫn nhất là cả chín cái hầm dành giam hàng mấy trăm người, bọn Cẩn chỉ để một lỗ thông hơi…”.

“Sàn xà lim ẩm thấp và do đấy, chúng tôi thấy có những viên gạch. Có lẽ nạn nhân dùng để gối đầu hoặc ngồi lên đó mà ngủ. Mỗi xà lim dài độ 1m50, rộng 60 phân và cao chừng 1m50, bên trên là những chấn song sắt, trên nữa là nóc hầm, ngăn đôi các xà lim là một cửa cây, giữa là một hành lang dài và hẹp”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Chị ơi, chị chụp đẹp thế! Em thật chán quá! Chả biết gì về khu di tích này cả. :(
Nhờ có chị mà biết thêm được chỗ này. Chị có thể "bật mí" chút về nơi này được không ạ? Về ý nghĩa lịch sử í mà! Em thích lịch sử mà lại lười tìm hiểu, chỉ thích mỗi hoa hoét thôi! :D Chị Thu thích hoa gì nhỉ? Để khi nào em tặng chị! :D

Ơ... cái nhà em này... hình như trong chương trình học phổ phông cũng có đề cập đến khu biệt giam Chín hầm này thì phải. Mà nếu không biết thì phải tự tìm hiểu lấy thì mới nhớ lâu chứ.
Chín hầm là tên của một khu biệt giam, nói chung khi nói đến khu này thì nó mang ý nghĩa của một "án tử", có thể gọi là "địa ngục trần gian". Người nào bị giải tới đây thì coi như: "1 đi không trở lại".
Năm 1954, Chiến thắng của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) (Chủ Tịch Hồ Chí Minh) trước chính quyền Quốc Gia Việt Nam (QGVN) thuộc Pháp (Quốc Trưởng Bảo Đại) trên chiến trường Điện Biên Phủ đã khiến các bên tham chiến gồm: Liên Xô, Trung Cộng, VNDCCH, QGVN, Pháp, Mỹ đặt bút ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh.
Theo chứng cứ lịch sử, nội dung của hiệp định này có thể vắn tắt 3 điểm như sau:
- ngừng bắn
- chia VN thành 2 theo vĩ tuyến 17: Những ai theo chính quyền của VNDCCH thì tập kết ra Bắc, ai theo QGVN thì tập kết vào Nam.
- hai năm sau (1956): sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất trong hoà bình.
Tuy nhiên, hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ được tôn trọng có phần đầu, còn phần sau ai cũng biết là: cuộc tổng tuyển cử đã không bao giờ có. Còn vì sao lại như vậy có lẽ chỉ có ông trời mới biết.
Chỉ biết rằng: Không có tổng tuyển cử thì nhất định có chiến tranh và số người chết oan vì cuộc chiến ấy nhiều đến mức không thể thống kê nổi.
Sau khi tập kết vào Nam, đến năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại bằng một cuộc "trưng cầu dân ý". Ông Diệm lên làm Tổng thống, bổ nhiệm em ruột là Ngô Đình Cẩn làm cố vấn Trung phần, phụ trách Trung phần và Tây Nguyên. Sách sử nói: Ngô Đình Cẩn cực kỳ tàn bạo, mệnh danh là Lãnh chúa Miền Trung.
Chín hầm chính là tác phẩm của Ngô Đình Cẩn dùng để đàn áp những người có tư tưởng đối lập như: các chiến sĩ cộng sản hay các nhà sư Phật giáo đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoàng Tâm đã viết:
Cammy có thể tìm hiểu tài liệu ở địa chỉ sau http://www.quangduc.com/l...20NGÔ%20ĐÌNH%20DIỆM.
Cháu cảm ơn bác Hoàng Tâm rất nhiều ạ! Về chế độ của Ngô đình Diệm, cháu đọc lịch sử cũng biết sơ qua, nhưng có lẽ cháu hư quá, đi học chỉ múôn ngủ gật thôi, nên cô giáo có nhắc mà không nhớ, đến giờ hỏi lại mọi người, biết sẽ bị cười nhưng vẫn hỏi. Để tìm hiểu cho nhanh mà.
Bây giờ mới thấy tiếc cái hồi đi học lười không muốn tìm hiểu, giờ muốn mà đôi khi lại đổ tại thời gian hạn hẹp (mà thực ra vẫn do lười). Nhưng dù lười, cháu cũng rất muốn tìm hiểu thêm để biết về lịch sử nước mình.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

người xứ đoài

hoa phong lan là ai mà viết hay thế ,cho la quen được ko ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

người xứ đoài đã viết:
hoa phong lan là ai mà viết hay thế ,cho la quen được ko ?
Dạ, HPL là lão gàn nhất quả đất! :D
Làm quen thì dễ thôi, nhưng Người xứ đoàithử hoạ vài câu cho lão gàn ấy vui!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:
Cammy đã viết:
Chị ơi, chị chụp đẹp thế! Em thật chán quá! Chả biết gì về khu di tích này cả. :(
Nhờ có chị mà biết thêm được chỗ này. Chị có thể "bật mí" chút về nơi này được không ạ? Về ý nghĩa lịch sử í mà! Em thích lịch sử mà lại lười tìm hiểu, chỉ thích mỗi hoa hoét thôi! :D Chị Thu thích hoa gì nhỉ? Để khi nào em tặng chị! :D

Ơ... cái nhà em này... hình như trong chương trình học phổ phông cũng có đề cập đến khu biệt giam Chín hầm này thì phải. Mà nếu không biết thì phải tự tìm hiểu lấy thì mới nhớ lâu chứ.
Chín hầm là tên của một khu biệt giam, nói chung khi nói đến khu này thì nó mang ý nghĩa của một "án tử", có thể gọi là "địa ngục trần gian". Người nào bị giải tới đây thì coi như: "1 đi không trở lại".
Năm 1954, Chiến thắng của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) (Chủ Tịch Hồ Chí Minh) trước chính quyền Quốc Gia Việt Nam (QGVN) thuộc Pháp (Quốc Trưởng Bảo Đại) trên chiến trường Điện Biên Phủ đã khiến các bên tham chiến gồm: Liên Xô, Trung Cộng, VNDCCH, QGVN, Pháp, Mỹ đặt bút ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh.
Theo chứng cứ lịch sử, nội dung của hiệp định này có thể vắn tắt 3 điểm như sau:
- ngừng bắn
- chia VN thành 2 theo vĩ tuyến 17: Những ai theo chính quyền của VNDCCH thì tập kết ra Bắc, ai theo QGVN thì tập kết vào Nam.
- hai năm sau (1956): sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất trong hoà bình.
Tuy nhiên, hiệp định Giơ-ne-vơ chỉ được tôn trọng có phần đầu, còn phần sau ai cũng biết là: cuộc tổng tuyển cử đã không bao giờ có. Còn vì sao lại như vậy có lẽ chỉ có ông trời mới biết.
Chỉ biết rằng: Không có tổng tuyển cử thì nhất định có chiến tranh và số người chết oan vì cuộc chiến ấy nhiều đến mức không thể thống kê nổi.
Sau khi tập kết vào Nam, đến năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại bằng một cuộc "trưng cầu dân ý". Ông Diệm lên làm Tổng thống, bổ nhiệm em ruột là Ngô Đình Cẩn làm cố vấn Trung phần, phụ trách Trung phần và Tây Nguyên. Sách sử nói: Ngô Đình Cẩn cực kỳ tàn bạo, mệnh danh là Lãnh chúa Miền Trung.
Chín hầm chính là tác phẩm của Ngô Đình Cẩn dùng để đàn áp những người có tư tưởng đối lập như: các chiến sĩ cộng sản hay các nhà sư Phật giáo đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền.
Vâng ạ! cái đầu em chán quá nhỉ! Còn phải nhồi thêm nhiều thứ nữa vào đầu!...
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cammy đã viết:
Chị ơi, chị chụp đẹp thế! Em thật chán quá! Chả biết gì về khu di tích này cả. :(
Nhờ có chị mà biết thêm được chỗ này. Chị có thể "bật mí" chút về nơi này được không ạ? Về ý nghĩa lịch sử í mà! Em thích lịch sử mà lại lười tìm hiểu, chỉ thích mỗi hoa hoét thôi! :D Chị Thu thích hoa gì nhỉ? Để khi nào em tặng chị! :D
:) Hì hì...Cammy vô " mở hàng" cái " đắt khách " ngay! Quả là " vía " Cammy nhẹ nhàng thật!
Tài liệu về Chín Hầm thì nhiều lắm, Cammy ạ. Bác Hoàng Tâm và Hoa phong Lan cũng đã dẫn ra khá đầy đủ rồi đấy. Nhân đây, chị bổ sung thêm một số điều mà mình đọc , biết được về Chín Hầm cho Cammy nghe nhé!

Khu di tích có tên gọi là Chín Hầm này nằm ở một quả đồi nhỏ, cách trung tâm thành phố Huế chừng 6km về phía Tây Nam, chếch núi Ngự Bình một góc 20 độ phía đông nam, nằm gọn trong đất của thôn Ngũ Tây, xã Thủy An ( tức An Cựu ). Tên gọi Chín Hầm xuất phát từ cách gọi nôm na của người Huế về khu đồi có 9 cái hầm. Nguyên thủy đó là 9 cái hầm bằng bê tông cốt thép do thực dân Pháp xây dựng năm 1941 theo kiểu nửa chìm nửa nổi, dùng để chứa vũ khí, đạn dược. Cả chín cái hầm được bố trí so le, cách đoạn trong khoảng chu vi gần 1200m của quả đồi. Sau cuộc đảo chính của quân Nhật vào năm 1945, kho vũ khí Chín Hầm bị quân Nhật kiểm soát, lấy đi hầu hết các vũ khí , đạn dược cất dấu ở đây.Sau cách mạng Tháng Tám, khu Chín Hầm hoàn toàn bỏ trống. Cuối năm 1956, Ngô Đình Cẩn đã bí mật tận dụng và cho xây lại thành một nhà ngục đặc biệt để nhốt những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản, các nhân vật chính trị đối lập, những thương gia giàu có mà Cẩn muốn chiếm đoạt tài sản, các tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên...những người có tư tưởng tiến bộ chống lại chế độ Mỹ - Diệm.
Từ tháng 9/1956 đến 3/11/1963, khu vực Chín Hầm trở thành cấm địa và Chín Hầm đã trở thành một nhà ngục riêng của Ngô Đình Cẩn- một nhà ngục nằm ngoài hệ thống quản lý nhà tù của chế độ Sài Gòn và mức độ dã man, tàn bạo thì...bác Hoàng Tâm và HPL đã nói rồi! Tuy tồn tại không lâu nhưng nhà ngục Chín Hầm là một chứng tích tội ác điển hình, khét tiếng với hung danh " địa ngục trần gian".
Được Bộ VHTT xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia theo QĐ số 2015/QĐ-BT ngày 16/12/1993. Tổng cục II -  Bộ Quốc Phòng quyết định xây dựng Khu tưởng niệm và Tượng đài bất khuất di tích lịch sử Chín Hầm, Công ty Du lịch Hương Giang góp vốn xây dựng và đưa công trình vào khai thác, phục vụ du khách , khánh thành ngày 30/4/2006.

Thêm điều này nữa: nhiều người dân Huế cũng chỉ biết về Chín Hầm  một cách sơ sài, chung chung, thậm chí có người còn chưa hề đặt chân đến đó đâu, dù khu vực này không quá xa trung tâm thành phố- vậy nên Cammy đừng  vội ngại mình hiểu biết về di tích này chưa nhiều nhé!:)

Sau rốt: chị yêu nhiều loại hoa lắm, kể cả hoa dại! :D Cammy cứ gặp hoa nào dễ thương, đèm đẹp thì cứ post lên cho chị và mọi người cùng thưởng thức đi! Và nhớ năng vào bàn trà để đàm đạo cùng mọi người cho vui...

( Thông tin lấy từ cuốn " Tử ngục Chín Hầm & những điều ít biết về Ngô Đình Cẩn" của Dương Phước Thu)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Chị ơi! Chị nói một cái mà bao nhiêu thắc mắc của em cũng được giải đáp phần nào. Chị làm em cảm thấy thích học hỏi, thích tìm hiểu hơn. Ai như lão đồ chảnh kia, chưa gì đã chê em! Nhưng mà em cũng rất cảm ơn huynh HPL đã mắng em như thế! Nhưng em nhớ là trong lịch sử phổ thông em không học khối C, các cô không hề đề cập đến khu Chín hầm ạ! Nhưng lẽ ra em phải tìm hiều vì đi đâu em cũng rêu rao là yêu lịch sử. Có mỗi cái này mà không biết nên ngại quá! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 34 trang (332 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối