Trang trong tổng số 3 trang (25 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tonhu298

Chữ duyên chỉ như cơn gió thoảng
 Chóng đến nhưng rồi cũng thoáng qua
 Buồn cho số phận buồn khôn xiết
 Một mình cô đơn,ta với ta.
 
Trên đây, là 4 câu thơ của một nhà thơ khuyết danh về cuộc đời đầy sự đa tình của nhà thơ. Xin mời các nhà thi văn hãy đàm luận về 4 câu thơ, về cái hay cái dở của 4 câu.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bài này có phải thơ Đường không vậy ?
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tonhu298

Cho tôi đính chính thực ra đây không phải thơ Đường, chỉ vì tôi post nhầm nên nó mới ở đây, xin thông cảm và nếu bình luận được cũng xin bình cho vài câu.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình xin ghi vài dòng cảm nhận thế này...

Đây không phải Đường thi đã đành, nhưng chắc cũng là một bài thơ mới. Chữ duyên có 1 sự khác biệt lớn giữa thơ cổ và thơ hiện đại, nghĩa của nó trong tiếng Hán chỉ đơn giản là sự tình cờ như đã định từ trước (còn nghĩa gốc là đường viền trên vải, ngoài ra còn có nghĩa là lý do, nguyên do,...) và có rất nhiều mối duyên khác nhau: duyên kỳ ngộ, duyên rượu, duyên thơ,... trong khi hiện nay nghĩa của chữ duyên chỉ bó hẹp trong nghĩa "tình duyên", giống như trong bài thơ này. (Cách hiểu duyên = tình duyên có thể bắt nguồn từ câu chuyện ông Nguyệt xe tơ)

Không phải tự nhiên mà mình muốn nói điều đó, mình muốn chỉ ra rằng "chữ duyên" thì không thể "như cơn gió thoảng" được, phàm cái gì đã nằm trong cái duyên thì nhất định phải bền vững và lâu dài, còn cái gì "chóng đến nhưng rồi cũng chóng qua" không thể coi đó là duyên được. Hiện nay người ta vẫn nói "chữ duyên còn lận đận" hay "duyên trời chưa định", thậm chí "vô duyên" (chữ này bây giờ lại thường được hiểu là xấu tính :D) chứ mình nghĩ nói "duyên chóng qua" là sai về nghĩa.

Nói như vậy cũng để thấy tác giả bài này chắc là VN. Nếu là thơ dịch thì không dám nói gì về thanh luật, nhưng đây là nguyên tác (tiếng Việt) nên mình nhận xét thêm là bài này sai niêm luật.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Có lẽ tác giả muốn nói: "Tình chỉ như cơn gió thoảng" chăng?
Chú Điệp giảng về chữ Duyên hơi bị được đấy! Cảm ơn nhé, mình cũng học thêm được một bài.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tonhu298

Tôi cũng có đồng ý kiến với các bậc tiền bối.Khi đọc bài thơ này tôi nghĩ tác giả bài thơ muốn nói là "tình duyên".Xin cảm ơn các ý kiến.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mình cũng rất thích cách giải nghĩa chữ " duyên" trong thơ của Điệp Luyến Hoa. Và lại đặc biệt thích chữ " duyên" trong giáo lý của Phật giáo, như " thiện duyên", " cơ duyên", " duyên nghiệp"...Nếu có điều kiện, hôm nào Điệp Luyến Hoa nói thêm vài ý về chữ " duyên" nữa nhé? Chắc là cả HXT và mọi người đều thích được biết thêm...( trong một topic nào đó nếu thấy ở topic này không tiện ). Hầy, mình phải cảm ơn trước cái đã , để chú Điệp " quan tâm"! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chị nói làm em mới nhớ ra là còn chữ duyên theo cách hiểu của nhà Phật nữa :-)

Thi Viện nói chuyện thơ vậy nhé :p

Người ta vẫn nói trăng, hoa, rượu xưa này là bạn của nhà thơ. Có phải ngẫu nhiên mà đó là những đề tài muôn thuở không bao giờ ..chán của thi nhân:p? Theo em đó cũng gọi là duyên, chỉ có thi nhân mới nhận ra những điều kỳ diệu của trăng, hoa, rượu, và không có thi nhân thì trăng, hoa, rượu cũng chỉ đơn thuần là ..trăng, hoa, rượu:p (như câu tiểu đề của Thi Viện: Thi thành thảo thụ giai thiên cổ (Khi thơ làm xong thì cây cỏ đều thành bất tử, Nguyễn Du). Hay cũng như tại sao cứ mùa thu là các bác thi sĩ lại tuôn trào cảm xúc, có phải cũng là cái duyên.

Nhưng thực ra nói đến cái duyên của thi nhân thì em thường nghĩ đến bài "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị trước tiên, đó là cái duyên của thi nhân và kỹ nữ. "Cùng một lứa bên trời lận đận, Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau". Một là kỹ nữ một thời lừng lẫy chốn kinh thành khiến người ta phải "biết bao thê thảm chuốc mua tiếng đàn", đến lúc "xế bóng" mới phải kết duyên cùng khách buôn, quanh năm chỉ ngồi trong thuyền, một mình đàn chẳng ai nghe. Một người từng làm Gián quan bên cạnh vua nay bị biếm chức làm Tư mã tận vùng Cửu Giang sông nước. Đúng là trời xui đất khiến, cuộc gặp gỡ ngàn năm có một mới làm nên một "Tỳ bà hành". Tiếng đàn tỳ bà trên sông lúc nửa đêm còn có người một lần thấu hiểu, nhưng chỉ có thế mà "giọt lệ Tầm Dương" mới lưu lại đến muôn đời. Đó chính là do duyên.

Mà cũng đúng là cuộc gặp gỡ ngàn năm có một. Ngàn năm sau lại có một Xuân Diệu với "Lời kỹ nữ" :p.

Hỡi ôi, danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ... (Chu Mạnh Trinh)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chỉ một chữ duyên mà cho người ta thật nhiều cách hiểu và cảm nhận, ĐLH nhỉ? :)..Được là thi nhân cũng có nghĩa là được có duyên với thi ca, với vẻ đẹp của ngôn từ, cảm hứng...Có phải ai cũng được cái duyên trời phú này đâu, nhỉ? :P
ĐLH nhắc đến câu tiểu đề của Thi viện làm chị sực nhớ ra: chính cái câu " Thi thành thảo thụ giai thiên cổ" này cũng là cái duyên để chị biết đến Thi viện và trở thành thành viên mà không chút đắn đo và để từ đó, có được một nguồn tra cứu hết sức phong phú và hiệu quả các câu thơ, bài thơ cổ mà chị vốn rất yêu thích. Ví như mấy câu thơ này:

" Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi..."

Chị tình cờ được bà chị họ đọc cho nghe từ hồi còn học PTTH, thấy hay mà nhớ mãi suốt bao nhiêu năm qua, vẫn muốn biết đoạn thơ đó nằm trong bài thơ nào, của ai...nhưng hỏi nhiều, tìm nhiều vẫn không có đáp án. Vào Thi viện, nhờ công sức của ĐLH chị mới biết đó là mấy câu thơ cuối trong bài Hành phương Nam của Nguyễn Bính. Tìm hiểu được thấy vui chi lạ! Và có điều kiện đọc cả bài, thấy hiểu, thấy ngấm hơn...Hì hì, muốn cảm ơn ĐLH lâu rồi nhưng hôm nay mới có " cơ duyên" để thổ lộ! :)

Hôm nay đọc đoạn ĐLH nói về cái duyên của thi nhân và kỹ nữ,đến Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị, tự nhiên chị lại liên tưởng đến Truyện Kiều, đến cảnh Thúy Kiều đàn cho Thúc Sinh rồi Từ Hải nghe, Kiều gảy đàn hầu Hồ Tôn Hiến và cả hình ảnh con sông Tiền Đường mênh mông ấy...Lan man quá, phải không?:D
Lại cám ơn ĐLH một lần nữa nhé! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Phải chăng đây cũng là duyên. Trong đạo phật, bất cứ sự vật nào cũng có nhân và quả. Nhân là khởi đầu, quả là kết thúc, quả cho hạt và cũng là nhân, quả vừa là kết thúc vừa là sự khởi đầu mới. Người ta nói, nhân nào thì quả nấy, đúng vậy, nhưng không phải cứ nhân là thành quả, cũng như chúng ta không thể gieo một hạt cây xuống một vùng đất kém, để rồi mong mỏi nó thành quả.

Giữa Nhân và Quả là chữ duyên, không phải chữ, mà là sự vật. Không, sự vật không đúng, hay nói một cách khác, duyên là một hiện thực, nó xảy nguyên nhân và là tác động để nhân có thể thành quả. Cũng  vgiống như các bạn, giống như tôi. Duyên  của Nguyệt Thu chẳng hạn, đó là từ một bài thơ. Duyên của tôi, là từ việc giúp đứa bạn tìm mấy bài thơ đường, chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng nếu không có nhân, nếu bạn không thích bài thơ đó, thì sao bạn có thể tìm thấy trang này. Duyên bắt đầu bằng những thứ rất đơn giản, nhưng chính nó lại được vun đắp bằng nhân. Và nhân lại ngày càng lớn dần nhờ duyên , để rồi đến lúc có quả ngọt.

Vậy cần gì cứ phải hiểu duyên là duyên tình, cần gì cứ phải tìm cái duyên trong các bài thơ. Cuộc đời của mỗi người, từng bước đi là từng bài thơ có chứa đầy "Duyên" trong đó. cứ biến chính cái đó thành những bài thơ của bạn. Rất đơn giản phải không :D

Và 1 cái duyên rất tình cờ :)) tớ phát hiện ra nick của Nguyệt Thu xưng hô với DLH  bằng chị và mình. Trong khi đó xem profile thì DLH hơn tớ 4 tuổi còn NT kém tớ 5 tuổi. ^^ không biết mình có nhận đc câu trả lời nào nhờ cái này không nhỉ ^^
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (25 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối