Trang trong tổng số 6 trang (52 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

ĐấtQuảng

Tình anh là cây đề hai nhánh
Một nhánh xanh tươi, một nhánh sâu
Tình anh là đại bàng hai cánh
Một cánh bay cao, cánh lôn nhào
Tim anh hai vết thương đâm thủng
Một vết lành rồi, một vết đau.
<div align="Right"><span style="font-size:80%"><i><b><span style="color:red"><br/>Ước gì tôi chẳng phải tôi<br/>Để cho tôi thấy &quot;thằng tôi&quot; thế nào<br/><br/>DQ- Datquang_mylove@yahoo.com</span></b></i></span>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ĐấtQuảng

Ông sinh tại Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...

Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, NXB Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985).[1] Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với NXB Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...[2]

Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông sẽ là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô.[3]

Tác phẩm mới nhất của ông vừa được NXB Trẻ ấn hành vào năm 2008 có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
<div align="Right"><span style="font-size:80%"><i><b><span style="color:red"><br/>Ước gì tôi chẳng phải tôi<br/>Để cho tôi thấy &quot;thằng tôi&quot; thế nào<br/><br/>DQ- Datquang_mylove@yahoo.com</span></b></i></span>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ĐấtQuảng

Thôi em ạ


Có một buổi em cùng anh hò hẹn
Không răng long ít nhất cũng bạc đầu
Rồi một buổi em đột nhiên lỗi hẹn
Để anh buồn bãi bể với nương dâu

Nay vô cớ em chạnh lòng quay lại
Chưa kịp mừng anh đã vội phân vân
Tình vẫn thế nhưng lòng đầy hoảng sợ
Tảng đá kia không nỡ vấp hai lần

Trái tim nhỏ ai đành lòng đặt cược
Tình đã thua là thua trắng hai tay
Thôi em ạ cuộc này may rủi lắm
Thà riêng anh thui thủi ở nơi này

NNA
<div align="Right"><span style="font-size:80%"><i><b><span style="color:red"><br/>Ước gì tôi chẳng phải tôi<br/>Để cho tôi thấy &quot;thằng tôi&quot; thế nào<br/><br/>DQ- Datquang_mylove@yahoo.com</span></b></i></span>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Mình cũng hâm mộ Nguyễn Nhật Ánh. Chỉ thấy ngạc nhiên là nhà văn lấy được ở đâu nhiều nụ cười hóm hỉnh như thế, tưởng chừng không bao giờ cạn!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina đọc nhiều truyện của ông, chứ còn thơ thì chưa đọc bao giờ, xem chừng thơ ông cũng hài hước như truyện vậy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đọc: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với tình cảm trìu mến bởi ông là một nhà văn của các em, viết vì các em, cho các em.

Thế nhưng, cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, đúng như chính nhà văn đã tự “thú nhận” trong chương Năm của cuốn sách, nó “không hề giống với bất cứ cuốn sách nào” ông từng viết và độc giả từng đọc trước đây.

Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: “Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng “cuộc sống thật là cũ kỹ”. Mở đầu như thế, cuốn sách khiến độc giả giật mình, tự hỏi, tuổi thơ thời bây giờ phải chăng đã già đi mất rồi? Và cu Mùi chỉ “trẻ” lại khi cậu bé cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng một “bảo bối” sẵn có của trẻ thơ – đó là trí tưởng tượng. Với bảo bối ấy, các em chơi trò “vợ chồng, bố mẹ, con cái” nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược lại, đảo tung hết mọi trật tự quen thuộc. Với bảo bối ấy, cu Mùi đã “tập tành làm một nhà cách mạng tí hon”, quyết không gọi “con gà là con gà, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết” nữa. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 chúng cũng không muốn là 8, mà “phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi!”. Thậm chí, cu Mùi còn cho rằng, cả chuyện trái đất ngày ngày quay quanh mặt trời cũng là một việc hết sức buồn tẻ mà nếu nó là trái đất, nó sẽ … “tìm cách quay theo hướng khác”!

Đứa trẻ trong cuốn sách này thể hiện mình không ngây thơ. Nó quan sát, phân tích cuộc sống chung quanh, đôi khi đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt, tri thức và bằng cấp. Nó thử định nghĩa cả tình yêu, rằng “yêu cũng như học bơi vậy, ai lười sẽ bị chìm”! Và cuối cùng, đứa trẻ còn phán xét những người lớn nữa! Phiên tòa “trẻ con xử người lớn” ban đầu, một cách thông thường, có thể tạo cho người đọc cảm giác hơi khó chịu, người lớn sẽ nhăn mặt vì sự thẳng thắn quá đáng của bọn trẻ. Thế nhưng, phiên tòa ấy phản ánh rất thật, rất đúng một đòi hỏi chính đáng của tuổi thơ – đó là sự công bằng. Ở các em, “đòi hỏi sự công bằng” không đồng nghĩa với “vô lễ” – hai khái niệm mà người lớn chúng ta thường nhầm lẫn, cũng như, với các em, “tình thương” và “sự tôn trọng” mà cha mẹ dành cho con cái hoàn toàn không là một!

Cho dù cuốn sách có một nội dung khác thường như thế, Nguyễn Nhật Ánh vẫn cứ là Nguyễn Nhật Ánh khi ông luôn giữ nét đặc biệt trong văn phong của mình – chất hài hước nhẹ nhõm, đáng yêu – khiến trong khi đọc từ đầu tới cuối cuốn sách, nụ cười thú vị không rời môi ta. Song, cũng lại khác với các tác phẩm trước, cuốn sách không dừng lại ở chương thứ 12. Nó có phần “vĩ thanh” vô hình với rất nhiều điều khiến độc giả-người lớn day dứt. Đây, đúng như tác giả nói, là “một bản tham luận” về đề tài xã hội, phân tích mọi khía cạnh tâm sinh lý trẻ em dưới con mắt của một- đứa- trẻ -đã -trưởng- thành, hay nói cách khác, một người lớn chưa thoát khỏi tuổi thơ của mình. Có cảm giác, không còn phân biệt được câu chuyện này là của quá khứ và hiện tại hay là câu chuyện của hiện tại và tương lai. Những thời thể ấy cứ đan xen, giằng néo trong lời kể nhẩn nha của tác giả. Và hình như, đó là cách duy nhất có thể chuyển tải hiệu quả ý tưởng của ông: lý giải những hành động “kỳ quặc” của trẻ con (trong mắt phụ huynh) lẫn những hành động “khó hiểu” của người lớn (trong mắt lũ trẻ)!

Là một người từng theo học ngành sư phạm, với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, hình như, Nguyễn Nhật Ánh đã viết được một cuốn ‘sách giáo khoa” cho môn học “Tâm lý học lứa tuổi”. Chỉ khác là, những luận đề, luận điểm của môn học ấy được trình bày bằng ngòi bút dí dỏm của nhà văn khiến bài học thấm thía hơn, dễ “vào” hơn bất kỳ một cuốn sách giáo khoa được soạn cẩn thận nào khác!

Nói tóm lại, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn truyện hữu ích cho cả người lớn và trẻ con. Tác giả đã kéo các thế hệ lại gần nhau hơn. Đọc nó, những người lớn vô tâm mải miết với cuộc sống cơm áo gạo tiền có thể sẽ dừng bước đôi chút mà ngoái về phía sau, nhớ lại mình thời thơ ấu, cùng nhà văn gắng hiểu con em mình để rồi có một phương cách tiếp cận chúng từ một tư thế khác – tư thế của những người bạn – để có thể xóa đi được cái “lằn ranh giữa trẻ con và người lớn” mà nhà văn cho là “khó ngang với xóa bỏ ranh giới giàu nghèo trong xã hội”. Và không chỉ vậy, cuốn sách cũng cho độc giả-người lớn có cơ hội hiểu rõ mình hơn bằng cách “chịu đựng” sự phán xét xác đáng của trẻ thơ với một loạt những so sánh về ‘các trò chơi” của trẻ con và người lớn!

Còn với lứa tuổi thiếu niên, cuốn sách hẳn cũng sẽ đem lại cho các em niềm vui thích, nhưng ở góc độ khác và cung bậc khác. Các em nhìn thấy mình trong “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” với tư cách là những người ngang hàng với nhà văn! Ở đây, “ngang hàng” có nghĩa là “được trân trọng và thấu hiểu”!

Thụy Anh
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sao_bang205


Băng rất thích đọc truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng thơ thì chưa đọc bao giờ.
 Đời là phù du... người như chiếc lá... lá rơi - có nghĩa: hết cuộc đời!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

maimaikodoithay

Cho em tham gia với. Em cũng kết bài thơ "Cô em hiền thục" trong "Bồ câu không đưa thư của NNA
Cô em hiền thục
Gặp từ hôm qua
Nhớ từ hôm trước
Thương em nhất nhà
Em không lém lỉnh
Như là người ta
Bông hoa bẽn lẽn
Là em đấy mà :)
Nỗi buồn của em đâu mất nhỉ?
Gió thổi phù, buồn lại bỏ em đi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ĐấtQuảng

ồ tuyệt thật đó nha, vậy là xem như mình có nhiều người đòng cảm .mọi người hảy tro chuyện và trao đổi thật thoả mái ở đây nhé.mình thật là vinh hạnh khi được học hỏi và đàm đạo với mọi người về những gì mình yêu thích.
<div align="Right"><span style="font-size:80%"><i><b><span style="color:red"><br/>Ước gì tôi chẳng phải tôi<br/>Để cho tôi thấy &quot;thằng tôi&quot; thế nào<br/><br/>DQ- Datquang_mylove@yahoo.com</span></b></i></span>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ĐấtQuảng

Khoác chiếc ào vàng mùa thu
Tôi đứng đợi mùa hè
Ngậm nhánh rêu mùa đông rét mướt
Tôi ngồi đợi mùa hè
Rồi cùng mùa xuân, dưới bờ mi thảo mộc
Tôi nằm đợi mùa hè
Đi cùng các mùa đi
Tôi đi gặp mùa hè
Bằng trái tim mảnh như tiếng ve

Tôi đi tìm mùa hè mà mùa hè trốn đâu mất biệt. Tôi giận nó ghê . Và tôi hát:

Biết tôi đợi mùa hè
Sao thời gian nhuộm màu trắng xóa
Sao hoa phượng bỏ đi đâu
Không về trên nhánh lá
Để tôi nhớ mong người xa xôi quá
Cắn môi mình bật máu
Tưởng mùa sang...

Từ Mắt Biếc
<div align="Right"><span style="font-size:80%"><i><b><span style="color:red"><br/>Ước gì tôi chẳng phải tôi<br/>Để cho tôi thấy &quot;thằng tôi&quot; thế nào<br/><br/>DQ- Datquang_mylove@yahoo.com</span></b></i></span>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (52 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối