Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Một bức thư từ Abraham Lincoln

(bài do bạn Qúy Vũ giới thiệu)


Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã..





Đây là đoạn trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.

"Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật.

Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố...

-Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

-Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

-Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

-Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

-Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

-Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

-Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới 'chân lý' để cháu chỉ đón nhận những tốt đẹp...

-Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

-Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

-Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

-Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...

-Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

-Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.


Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn".
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hiệu trưởng không đọc diễn văn



Sau hai tháng nghỉ hè, và nghỉ là nghỉ chứ không học thêm hoặc học trước rồi khai giảng sau như ở Việt Nam, ngày đầu tiên của tháng Chín học sinh tại Bỉ vào năm học mới.  

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=368057&Width=400
Đồ chơi mới đã sẵn sàng đón các bé mẫu giáo ở trường Heikan (Bỉ).



Nếu không kể hàng cờ đuôi nheo phấp phới, thêm hai chiếc bàn bày cà phê và trà nóng thơm phức mời phụ huynh kê trên những vạch sơn vừa quét lại khá chói mắt, buổi khai trường chẳng khác ngày thường! Thầy hiệu trưởng không đọc diễn văn, chuông reo là vào ngay lớp học.

Không được đọc diễn văn, hiệu trưởng làm gì? Buổi khai trường năm nay, thầy hiệu trưởng của trường mẫu giáo và tiểu học Heikant nơi hai con tôi theo học mặc đồng phục áo thun trắng hợp màu tóc trắng đứng ở cổng chào đón học sinh cùng phụ huynh. Sau đó ông mất hút trong đám đông phụ huynh tranh thủ trò chuyện trước khi ra về.

Tôi chỉ thấy ông lên sân khấu một lần trong năm, ngày hội trường cuối niên học, cũng trịnh trọng đứng trước micro, nhưng không đọc diễn văn mà làm người dẫn chương trình mở màn cho học sinh múa hát! Nhìn chung ông lang thang trong khuôn viên trường học nhiều hơn ngồi văn phòng.

Vào đầu mùa xuân, ông đứng bên cổng trường chào bán những chậu hoa thường xuân, cúc, mẫu đơn nho nhỏ để gây quỹ. Trông như một ông lão làm vườn đích thực.

Ở bên này không có ngày dành riêng cho nhà giáo nhưng lại có Ngày của bố, Ngày của mẹ. Thầy cô bậc mẫu giáo và tiểu học ở Bỉ mỗi năm hai dịp phải giúp học trò làm quà tặng phụ huynh. Chẳng lẽ không có dịp nào tặng quà bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?

Có đấy, nếu muốn, bạn có thể tặng đồ lưu niệm nho nhỏ vào dịp khai trường hoặc kết thúc năm học. Lúc này các cửa hàng thường bày bán nhiều sản phẩm trân trọng dòng đề “cho người thầy/cô kính yêu của tôi”.

Đi mua sắm thời điểm này, có trót quên cũng được kín đáo nhắc nhở như thế. Quy chuẩn đạo đức xã hội Bỉ không có ngày dành riêng để nói về nhà giáo, nhưng lại có cách thức tế nhị để nghĩ về thầy cô!

Tuy nhiên, đôi ba dịp, tôi cũng thấy nhà trường nói về thầy cô khá cụ thể, thậm chí còn gửi thông báo đến phụ huynh. Tháng Sáu vừa rồi, cặp sách của bọn trẻ nhà tôi mang về có mẩu giấy nhỏ “Hết năm học này cô Betty và cô Lisette bắt đầu chuyến phiêu lưu mới- nghỉ hưu. Vì thế, khuôn viên trường sẽ đặt thêm nhiều chậu hoa tươi vào thứ Ba, 25/6. Cũng vào thứ Ba, tất cả học trò mang theo phần ăn trưa chuẩn bị sẵn từ nhà để cùng dự buổi dã ngoại, mỗi lớp chọn một màu áo thun riêng, chúng ta tập hợp thành nhiều màu sắc chúc mừng và cảm ơn cô Betty, cô Lisette. Suỵt! Bí mật nhé, hai cô ấy không biết trước chuyện này đâu”.

Còn nhớ, sáng hôm ấy, khi đưa lũ trẻ đến cổng trường tôi lại đọc thêm một mẩu giấy dán ở cửa kính “Chú ý, cô Betty và Lisette đang đứng ngay lối vào sân trường để đón học sinh, hãy ôm hôn cảm ơn và tạm biệt họ nhé”. Cũng nhờ thông báo này tôi biết mặt cô Betty và cô Lisette.

Rồi lũ trẻ khóc như ri! Khung cảnh buổi sáng đầu tiên trở lại trường có phần náo loạn. Nhiều bé lớp mẫu giáo quên nếp cũ, khóc đấy rồi cười ngay đấy khi thấy nhiều đồ chơi trong lớp.

Cô mẫu giáo đúng kiểu bảo mẫu, thân hình đẫy đà, mặt bầu bĩnh và hai má đỏ ửng lên vì di chuyển nhiều. Trong khi đó, thầy cô bậc tiểu học vất vả nhận diện lũ học trò lớp 5 lớp 6 chỉ sau hai tháng hè đã trổ giò vun vút (bậc tiểu học ở Bỉ quy định hết lớp 6).

Và tiếp tục một năm thầy cô cùng học trò hối hả chuẩn bị quà cho Ngày của mẹ, Ngày của bố. Năm học trước, quà cho bố của bé Tô 3 tuổi nhà tôi là hình ảnh một “ông bố trẻ con” do chính bé sắm vai. Tô bước ra khỏi lớp với bộ râu quai nón đen sì và cà vạt lịch lãm trước ngực, đĩnh đạc tặng bố chiếc khăn mùi xoa nho nhỏ.

Còn ba năm trước, trong Ngày của mẹ, bé Kate khi ấy 7 tuổi, được cô giáo phát cho một phần quà rồi vẫn ngập ngừng chưa đi. “Cô ơi, nhưng cháu có hai mẹ cơ, một mẹ đẻ và một mẹ kế”. Thế là cô giáo vui vẻ đưa cho Kate một phần quà nữa. Từ đó, vào Ngày của mẹ hằng năm, Kate luôn được cô giáo đưa cho hai món quà.

KIỀU BÍCH HƯƠNG (Tiền Phong online)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Phan Chu Trinh và 10 bi ai của dân tộc

Bùi Quang Minh


Phan Châu Trinh (1872-1926) là bậc hào kiệt đi đầu trong vận động chấn hưng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, là nhà cách mạng xã hội, có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.


Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo ngày hôm nay...

Phan Châu Trinh là người Việt Nam đầu tiên đã nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (Đổi chủ nhưng Dân vẫn là Nô lệ)… Để tránh điều này, ông đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Lời tiên tri của ông xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên, thâm căn cố đế. Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của ông. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc.

Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nồi cháo miễn phí của nhóm giang hồ hoàn lương

17h chiều, bệnh nhân ở Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội) xách cặp lồng xuống sân đợi cháo của một nhóm thanh niên xăm trổ đầy mình. Hôm nay cháo đến muộn nhưng họ vẫn cố đợi vì 'cháo của các chú ấy là ngon nhất'.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-4-2087-1378869373.jpg
17h thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, nhóm "Hòa nhập" của anh Tuấn lại chở thùng cháo nóng hổi tới viện phát cho bệnh nhân. Ảnh: Bình Minh.
Chiếc ôtô màu đen bóng loáng đỗ xịch trước nhà ăn. Hai người đàn ông đầy vết xăm trên cánh tay nhanh chóng mở cốp, khênh thùng cháo màu xanh đặt lên bàn.

Nắp thùng cháo vừa mở, mùi thơm ngậy của nước xương và thịt tỏa ra khiến bệnh nhân đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá".  Người đàn ông có dáng "anh chị" không ngơi tay múc từng ca cháo nóng hổi vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng đang đưa ra chờ đợi. Đáp lại những tiếng giục giã, người này chỉ tếu táo mong mọi người bình tĩnh. Chưa đầy 15 phút sau, cháo hết veo, người múc phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.

Hai bố con người Thanh Hóa nằm viện đã được 2 tháng, chiều thứ ba và thứ bảy nào cũng rủ nhau xuống sân đợi cháo. Dắt đứa con gái 4 tuổi tay vẫn cắm dây truyền, người cha cẩn thận xách cặp lồng cháo nóng lách người qua đám đông  xuýt xoa: "Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền".

Chiều thứ ba và thứ bảy hàng tuần, nhóm "Hướng thiện" gồm những thanh niên từng một thời lầm lỡ, giờ "gác kiếm", mang cháo vào chia sẻ với bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội (còn gọi là K2). Đã gần 2 năm nay, họ thoắt đến với người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi thùng cháo hết sạch. Nhắc tới họ, bệnh nhân ở đây quen gọi đó là "cháo của các chú có hình xăm".

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-9-9308-1378869368.jpg
Cháo ninh xương thịt của các thành viên từng có quá khứ lầm lỗii được người bệnh đánh giá là 'ngon nhất'.. Ảnh: Bình Minh.
Theo anh Phạm Anh Tuấn, thành viên của nhóm "Hướng thiện", nhóm được thành lập từ năm 2011 do anh Đỗ Minh Hòa, một người từng lĩnh án tù, làm trưởng nhóm. Hơn 20 thành viên từng có quá khứ tù tội được anh Hòa, giờ đã là doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm tại nhà hàng, hồ câu và cửa hàng cho thuê xe của gia đình anh.

Không muốn nhắc lại quãng thời gian lạc lối, người đàn ông đó gói ghém câu chuyện cuộc đời mình bằng giọng nói hân hoan về công việc thiện nguyện hiện tại. Mọi lần đi phát cháo sẽ có vợ chồng anh Hòa, anh Tuấn và một tài xế nhưng hôm nay, trưởng nhóm có việc bận nên vắng mặt. Bởi thế, công việc của anh Tuấn cũng bận rộn hơn.

chao-10-4887-1378869368.jpg
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-10-4887-1378869368.jpg

Chưa đầy 15 phút, thùng cháo hết veo. Anh Tuấn (áo kẻ) phải nghiêng thùng múc cho người cuối cùng. Ảnh: Bình Minh.
Người nấu chính là chị Hương, vợ trưởng nhóm. Chị cùng một vài nhân viên nữa chuẩn bị từ sáng, đi chợ, nhóm lò rồi ninh cháo. Mỗi nồi cháo được nấu từ 4,5 kg gạo tám thơm, 2 kg xương và 1,5 kg thịt nạc. Gạo không được lẫn nếp vì bệnh nhân mổ không ăn được đồ nếp.

Nấu xong, cháo được cho vào thùng cách nhiệt rồi chở bằng ôtô tới viện. Anh Tuấn khoe, anh không biết nấu nhưng là người nhóm lò, đun nước và trực tiếp đi phát cháo. Khi cháo được mang tới viện, một người sẽ chịu trách nhiệm đi tới từng phòng để mời bệnh nhân ra nhận đồ ăn.

Nhớ lại ngày đầu tới đây, người đàn ông này không quên được ánh mắt ngại ngùng, tò mò xen lẫn sợ hãi của người bệnh khi trông thấy các thành viên trong nhóm đầu trọc, mình đầy hình xăm vào tận phòng mời họ ra lấy cháo. "Anh em trong nhóm ai cũng có hình xăm cả. Dần dần, bệnh nhân mới dám ra và khi không sợ nữa, họ hào hứng chờ đợi cháo của chúng tôi mỗi tuần", anh Tuấn nói.

Lý giải cho việc nhóm chọn Bệnh viện K2, dân "anh chị" một thời chia sẻ, hầu hết những bệnh nhân vào viện này dường như đã chắc "án tử", hoàn cảnh nghèo khổ lại ở tỉnh xa về. Quá trình điều trị dai dẳng, tốn kém khiến họ kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một bát cháo thịt miễn phí vào hai buổi hàng tuần giữa đất Hà Nội khiến họ ấm lòng. Bản thân những người lầm lỡ giờ đã "quay đầu" như anh cũng thấy lòng mình thanh thản.

Mẹ anh Tuấn từng mắc bệnh ung thư nên anh hiểu phần nào nỗi đau đớn, vất vả của cả người thân và bệnh nhân. Bởi vậy, khi hoàn lương, được ông chủ hướng đến hoạt động thiện nguyện, anh đã tham gia cho tới giờ. Mỗi lần đến, thấy bệnh nhân cầm cặp lồng đứng vây quanh với ánh mắt vui sướng, cả những giọt nước mắt xúc động khi bưng bát cháo, anh Tuấn cùng các thành viên trong nhóm cũng vui lây.

Ngoài cháo của nhóm anh Tuấn, bệnh nhân ở K2 cũng thường nhận được những suất cơm, cháo miễn phí của các nhóm thiện nguyện khác. Một trong những nhóm thâm niên nhất ở đây này là tổ nấu, phát cháo miễn phí của chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn, Hà Nội, do các cụ hưu trí xã Tam Hiệp phụ trách. Suốt 9 năm qua, nhóm nấu cháo từ thiện do bà Cao Thị Nghít (66 tuổi) làm trưởng nhóm vẫn đều đặn dậy từ 4h sáng mỗi ngày chuẩn bị cháo cho bệnh nhân.

Theo bà Nghít, 13 thành viên của nhóm đều là công nhân của một công ty xây dựng đã nghỉ hưu, nhiều cụ đã hơn 70 tuổi. Không ít cụ đã qua đời, nay con cháu họ lại tiếp tục công việc. Trong số 13 người có 4 người nấu chính, số còn lại luân phiên nhau đi phát cơm, cháo hàng sáng. Thông thường, cháo được phát lúc 6h sáng, 9h trưa sẽ có cơm đưa từ chùa xuống.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-12-5415-1378869368.jpg
Bí đỏ và su su cất tại nhà bà Nghít. Công việc mua rau, củ nấu cháo được giao cho một thành viên nhà gần chợ đầu mối. Ảnh: Bình Minh.
Để có nồi cháo sánh đặc, thơm ngon, các thành viên trong nhóm bà Nghít sẽ sơ chế su su, bí đỏ, nhóm hai bếp lò 12 viên từ chiều hôm trước rồi ninh cháo qua đêm bằng nồi gang đặc dụng. Sáng sớm hôm sau, họ đi lấy thịt lợn ở cửa hàng đặt sẵn rồi mang về chế biến trước khi nấu cùng cháo. Su su và bí đỏ được giao cho một cụ nhà ở gần chợ đầu mối Văn Điển mua.

Trưởng nhóm cho hay, mỗi ngày các bà nấu 13 kg gạo, tính ra mỗi lạng gạo có kèm thịt, rau, củ, quả sẽ cho 3 bát cháo.

Gần 10 năm qua, dù mưa, bão, bà cùng các đồng nghiệp cũ sống gần khu tập thể ở thị trấn Văn Điển vẫn không từ bỏ công việc của mình.

Theo phòng Hành chính, Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội, mỗi năm có khoảng 100 đoàn thiện nguyện tới đây làm từ thiện, chủ yếu vào những dịp đặc biệt như Trung thu, Tết, 1/6. Trong số các khoa hay nhận được giúp đỡ, 85% dành cho khoa Nhi. Từ đầu năm 2013, các đoàn từ thiện sẽ phải làm đơn đăng ký với cán bộ phụ trách trước khi tới viện.
Chị Phạm Thị Hường, Y tá trưởng khoa Nhi, Bệnh viện K2 cho biết thêm, Hướng thiện và nhóm của bà Nghít là một trong số các nhóm thiện nguyện đến với bệnh nhân của viện hàng tuần. Những bệnh nhân điều trị ở đây đều có khó khăn về kinh tế nên những phần cơm, cháo từ thiện của các nhóm tình nguyện giúp đỡ họ rất nhiều. Các y, bác sĩ ở viện cũng thường xuyên chủ động tìm hiểu, chia sẻ hoàn cảnh của người bệnh để có hướng giúp đỡ hoặc giới thiệu cho tổ chức từ thiện.
"Hiện tại, ở khoa Nhi có 50 cháu đang điều trị. Nhìn các cháu trọc đầu thương lắm. Ngoài những lúc truyền hóa chất mệt mỏi, các cháu vui chơi, đá bóng suốt ngày. Hầu như các bệnh nhi không tỏ ra bi quan. Có cháu ở đây từ năm 10 tuổi, giờ đã học đại học rồi", chị Hường chia sẻ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sửa nhà từ nóc



SGTT.VN - Chưa bao giờ như lúc này, ngành y nước nhà bệ rạc cả y đức lẫn nhân tài, từ người trực tiếp thăm khám bệnh nhân đến những phát biểu vô cảm của người đứng đầu.  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=206187
Nhân bản kết quả xét nghiệm, một hành động không thể chấp nhận được. Ảnh: Nguoiduatin



Trăm ngàn thứ người dân chi trả cho cuộc sống, công nhân đầu tắt mặt tối với công việc, nông dân sớm hôm ruộng đồng không đủ sống nhưng khi nhập viện, đơn cử, điều đầu tiên là họ phải vay mượn để cứu thân, việc này không đơn giản chi trả thuốc men mà còn phải có tiền lót tay. Người ngành y không chỉ ăn từ cái phong bì mà còn “tiến hoá” đến việc ăn bớt vắcxin khi tiêm cho trẻ và tiến lên một "đỉnh cao đen tối” mới là nhân bản kết quả xét nghiệm. Sự việc gây bức xúc xã hội mạnh mẽ mà cao điểm là lời thốt lên “Tôi nghĩ phải mang ra bắn chứ không đùa” của phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn.

Mừng là phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng nhận ra thực tế “ăn của dân không từ cái gì”, nhưng cảm thấy quá bi quan bởi người cấp cao của Nhà nước như bà vẫn băn khoăn chưa có giải pháp hiệu quả cản bước đường “ăn bẩn” này, thì làm sao người dân phía dưới có thể làm được khi họ chỉ có hai bàn tay trắng.

Phát súng từ lời nói “mang ra bắn” phần nào an ủi tâm lý người dân trước sự bệ rạc của y tế nước nhà, nhưng ngoài ý nghĩa ấy, nó đáng ra là lời cảnh báo nghiêm khắc với người đứng đầu ngành như bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Nói “đáng ra”, là vì hình như nó chưa đạt được ý nghĩa ấy. Ngay sau những lời nhận xét và bày tỏ thái độ của các vị lãnh đạo cấp cao nói trên, người dân lại nghe những lời “đối đáp” của bà Tiến: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.

Đúng là cái sự “không ai sợ nữa rồi” như hiện nay cần “phải xử”, như lời bà Doan. Trong lúc bà Doan chưa biết bắt đầu từ đâu, tôi nghĩ: sửa nhà từ nóc.

QUỐC NAM  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Kinh tế Việt Nam vì đâu nên nỗi?
Sau 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần 7 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng khá bi đát. Có ý kiến đánh giá Việt Nam đã không may vì phải chịu tác động của khủng hoảng toàn cầu...

Tuy nhiên, người viết cho rằng những rắc rối hiện nay của Việt Nam chủ yếu là do những vấn đề nội tại chứ không phải tác động từ bên ngoài. Một trong những vấn đề chính là khu vực trong nước đã từ bỏ việc tận dụng lợi thế, tập trung cho sản xuất kinh doanh sang đầu cơ tài sản trong bối cảnh "căn bệnh Hà Lan" đã làm tổn hại nghiêm trọng sức cạnh tranh của khu vực sản xuất.
Kỳ vọng quá mức và thay đổi hành vi
Trước khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã đạt được những sự cải thiện đáng kể, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết và có hiệu lực từ năm 2001.
Những lợi thế đã được phát huy, xuất khẩu gia tăng mạnh, nhất là những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp và thủy sản hoặc thâm dụng lao động như da giày và dệt may.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là khu vực dân doanh sau sự cởi mở của Luật Doanh nghiệp năm 2000, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ thực cho xã hội đã ăn nên làm ra với suất sinh lợi khá cao (vài chục phần trăm). Đây chính là nền tảng tạo ra mức tăng trưởng kinh tế 7-8% cho Việt Nam.
Khi gia nhập WTO, hầu hết người dân Việt Nam cũng như nhiều nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng các cơ hội sẽ được hiện thực hóa và Việt Nam sẽ có được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan hơn. Những khoản tiết kiệm trong nước được mang ra cùng với một dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam đón đầu cơ hội.
Chỉ trong mấy tháng, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng gần bốn lần và trong vòng hơn một năm, giá bất động sản cũng có mức tăng tương tự. Điều này có nghĩa rằng, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ "nở ra" nhanh chóng, trong một tương lai thấy trước.
Giá như các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội mở cửa, tiếp tục tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì kỳ vọng sẽ thành hiện thực. Kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn và giá trị chứng khoán và bất động sản tăng chóng mặt nêu trên sẽ trở nên hợp lý sau một thời gian.
Tuy nhiên, điều không may là hành vi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã thay đổi. Nếu tiếp tục tập trung vào hoạt động kinh doanh hiện tại thì suất sinh lợi chỉ là hàng chục phần trăm, trong khi đầu tư vào các tài sản (cổ phiếu và bất động sản) thì con số có thể là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phần trăm. Một số người, trên thực tế, đã có được mức sinh lợi này
Khó có ai có thể cưỡng lại cám dỗ. Giá cổ phiếu và bất động sản tăng là thật, và lãi là thật. Thay vì tiếp tục tập trung các các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội, nhiều người đã "nhảy" vào chứng khoán và bất động sản, mà nói chính xác là đi đầu cơ tài sản.
Sự chuyển hướng đồng loạt đã tạo ra cầu đột biến cả về hàng hóa và nguồn nhân lực trong khu vực tài sản. Việc kiếm tiền quá dễ dàng làm cho việc trả lương và chi tiêu trở nên hào phóng hơn.
Từ những mức lương không đến nỗi nào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây, nhiều người đã có được những mức lương hay thu nhập chỉ nằm mơ mới thấy.
Lúc này mọi người chỉ tập trung vào việc mua mua - bán bán, chứ không còn "chí thú làm ăn" như trước đây. Những cơ hội đã không được tận dụng, trong khi rắc rối ngày một nhiều hơn và để lại hậu quả ngày hôm nay.
Thêm dầu vào lửa
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã bị nhiễm "căn bệnh Hà Lan" (Dutch Disease) mà nó được hiểu là dòng vốn lớn chảy vào làm đồng tiền trong nước lên giá dẫn đến hàng hóa sản xuất trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa của các nước khác. Hậu quả là khu vực sản xuất trong nước trở nên kém cạnh tranh hơn.   
Nghiêm trọng ở chỗ là sự bất hợp lý trong các chính sách vĩ mô trong thời gian qua đã làm cho căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn.
Đầu tiên phải kể đến sự bị động trong việc ứng phó với dòng vốn khổng lồ từ bên ngoài đổ vào Việt Nam trong năm 2007. Lúc bấy giờ, dường như Ngân hàng Nhà nước chỉ chú trọng làm một việc duy nhất là tung tiền đồng ra để mua USD mà "quên" mất các giải pháp trung hòa. Hậu quả là nền kinh tế bị "ngập lụt" tiền đồng. Lạm phát bắt đầu phi mã từ cuối năm 2007 và chạm mốc gần 30% vào cuối quý 1/2008.
Việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn. Lấy lý do ứng phó với khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm sản xuất kinh doanh trong nước, chính sách tiền tệ đã tiếp tục được nới lỏng.  
Việc "cố gắng" ổn định tỷ giá trong bối cảnh lạm phát cao như cú đánh kép vào khu vực sản xuất trong nước. Trong gian đoạn 2006-2012, mức giá chung của cả nền kinh tế Việt Nam đã tăng gấp đôi, tỷ giá tiền đồng so với USD chỉ tăng 30% đã làm cho các sản phẩm nhập vào Việt Nam (máy tính, điện thoại của Apple chẳng hạn) rẻ hơn, trong khi gạo hay các sản phẩm khác của ta đắt đỏ hơn.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khốn khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh buộc phải đóng cửa hay phá sản trong thời gian gần đây, cho dù họ không hề có những hoạt động đầu cơ tài sản.
Hơn thế, việc cho phép sở hữu các ngân hàng quá dễ dàng và thất thoát trong đầu tư và chi tiêu công do tham nhũng đã làm tăng tính "liều mạng" đầu cơ vào các tài sản. Ước muốn và khả năng giàu nhanh chóng mà không phải làm gì đã "thực tế hơn" đối với nhiều người.
Hậu quả là nhiều người trở nên "lười hơn", chỉ muốn "ngồi mát ăn bát vàng", chứ không còn chí thú làm ăn như trước. Hơn thế, "căn bệnh Hà Lan" đã làm cho sản xuất trong nước kém cạnh tranh hơn nên có muốn thì cũng khó mà mở rộng hoạt động.
Một nghiên cứu gần đây của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright chỉ ra rằng, ba trong bốn động cơ của cỗ máy tăng trưởng Việt Nam gồm: khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế dân doanh và khu vực nông nghiệp đang gặp trục trặc. Chỉ có một ngoại lệ là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đang ăn nên làm ra, do họ đã tận dụng được những lợi thế của nền kinh tế Việt Nam và miễn nhiễm được với những tác động tiêu cực.
Do vậy, nếu bỏ khu vực FDI sang một bên và chỉ phân tích ba khu vực còn lại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bi đát hơn nhiều, mà nguyên nhân chủ yếu là do ta chứ không phải do tác động từ bên ngoài.
Tiến thoái lưỡng nan
Trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã chí thú làm ăn, tận dụng được lợi thế của Việt Nam để tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. Kết quả là các doanh nghiệp ăn nên làm ra, tăng trưởng kinh tế cao và tạo tâm lý lạc quan, hồ hởi cho toàn xã hội.
Ngược lại, sau khi gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã quay sang đầu cơ tài sản, bỏ bê các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, dẫn đến thua lỗ và nợ xấu tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu buông các hoạt động đầu cơ để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi (ví dụ dịch vụ taxi chẳng hạn) thì sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Tuy nhiên, khi đó phần mất từ hoạt động đầu cơ sẽ cao hơn rất nhiều phần được từ hoạt động kinh doanh, và chủ doanh nghiệp có khả năng sẽ trắng tay.
Do vậy, hành vi hợp lý của nhiều doanh nghiệp là tiếp tục tập trung nguồn lực để duy trì các hoạt động có tính đầu cơ với hy vọng thị trường tài sản sẽ "nóng" trong tương lai để không chỉ tránh được tán gia bại sản mà còn có cơ hội làm giàu trở lại. Lúc này, nợ xấu ở các ngân hàng khó mà giải quyết và nguồn lực không được dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự. Hậu quả là kinh tế Việt Nam tiếp tục khó khăn.
Hơn thế, còn một vấn đề rắc rối nữa là không đơn giản để một số người đã quen với mức thu nhập cao chuyển sang từ bỏ những hoạt động đầu cơ tài sản để quay lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, với mức thu nhập thấp hơn nhiều. Một người đã khẳng định được tên tuổi trong ngành tài chính cho rằng có khi Việt Nam phải mất cả một thế hệ doanh nhân nữa may ra mới làm lại được.
Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu tiếp tục bơm tiền thì nhiều người vẫn có cơ hội níu kéo các hoạt động đầu cơ đang thua lỗ và "mặc kệ" các hoạt động kinh doanh chính yếu có hiệu quả của mình.
Do vậy, thắt chặt tín dụng để buộc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại có lẽ là giải pháp. Những người kinh doanh bất cẩn sẽ phải trắng tay, để những người có khả năng hơn tiếp quản và sử dụng các nguồn lực của xã hội hiệu quả hơn - đây chính là triết lý cơ bản của phá sản, hay sự phá hủy sáng tạo. Đương nhiên, đây chỉ là giải pháp cho vấn đề này và Việt Nam cần tiến hành ngay một sự cải cách sâu rộng, toàn diện và thực chất.
Theo Huỳnh Thế Du/ VnEconomy

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Túi tiền quốc gia đang eo hẹp
(Doanh nghiệp) - Từ việc Chính phủ muốn nới trần bội chi đến chuyện Bộ Tài chính cực chẳng đã muốn giảm lương công chức khiến nhiều chuyên gia lo ngại ngân khố quốc gia đang rất đáng báo động.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng thu không đạt dự toán là “một vấn đề mới xuất hiện của năm 2013 và có nguy cơ gây bất ổn kinh tế”. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi hầu hết các con số về thu, chi của ngân sách cho thấy “túi tiền quốc gia” đang cạn dần cùng với sự suy kiệt khủng khiếp từ doanh nghiệp.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, có tới 40 địa phương lớn không đạt tiến độ thu ngân sách. Đây đều là những địa phương có tỷ trọng đóng góp lớn trong ngân sách cả nước. Đến ngày 15/9, đi qua hơn hai phần ba tài khóa, nhưng tổng thu mới được 62,5% dự toán, tương đương 509.700 tỷ đồng. Dự báo, tổng thu ngân sách cả năm 2013 sẽ giảm 21.000 tỷ đồng so với dự toán, chỉ đạt 795.000 tỷ đồng.
Thu ngân sách 2013 nguy cơ vỡ kế hoạch là vấn đề được nhiều người đề cập và trăn trở suốt từ năm 2012 đến nay, đặc biệt là những người nắm giữ, quản lý túi tiền quốc gia. Từ tháng 9 năm ngoái, khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân từ 4 triệu lên 9 triệu đồng, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị chỉ nên tăng lên 7 triệu đồng. Khởi điểm chịu thuế cao tức sẽ có thêm nhiều người không thuộc diện đóng thuế, ngân sách cũng vì thế mà vơi đi.

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đó, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách đã gần như rút hết ruột mà tâm sự khi có ý kiến nói đề xuất của ông không đứng về phía người dân. “Đề xuất của Thường trực Ủy ban cũng là vì nhân dân, vì đất nước. Nếu chỉ vì cá nhân tôi thì tôi muốn nhân dân Việt Nam ai cũng được miễn thuế. Nhưng vì đất nước của chúng ta còn quá nhiều vấn đề nên tôi đề nghị cần phải tính toán lại sao cho hợp lý”, ông Hiển nghẹn lời nói.

Cũng chung nỗi niềm này như ông Phùng Quốc Hiển mà gần đây, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng “cực chẳng đã” mới phải đưa ra đề xuất giảm lương tối thiểu 100.000 đồng. Mức giảm này đúng bằng số vừa tăng từ 1/7 vừa qua và khoản ngân sách để bố trí tăng lương được tính toán lúc đó là 21.700 tỷ đồng sau nhiều tính toán của Chính phủ và Quốc hội.

Dù đề xuất trên đã không được Thủ tướng chấp nhận nhưng theo nhiều chuyên gia, ở cương vị người giữ túi tiền của đất nước, ông Đinh Tiến Dũng hiểu rất rõ những khó khăn và đã có một đề nghị “dũng cảm và tiến bộ”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự hoan nghênh với cách tiếp cận của Bộ trưởng. “Cá nhân tôi cho đây là đề xuất rất tích cực. Rõ ràng, nền kinh tế dẫn đến tình hình như hiện nay phần lớn do bộ máy Nhà nước kém hiệu quả và khu vực công phải phần nào chịu trách nhiệm đó. Ở khu vực tư nhân, khi không làm ăn được, từ giám đốc tới nhân viên đều phải giảm lương đó thôi”, bà Lan phân tích.
Một chuyên gia khác thì cho rằng chưa cần bình luận có nên hay không nhưng đề xuất này thể hiện sự nguy khó của ngân sách quốc gia hiện nay. “Cứ nhìn vào ‘nồi cơm’ của mỗi nhà là biết gia đình họ khỏe hay yếu. Không thể cứ nói kinh tế đang hồi phục, quý sau tốt hơn quý trước trong khi ‘nồi cơm’ thì đang ngày một vơi đi”, ông nói.

Túi tiền vơi đi nhưng các khoản chi lại khó dừng lại dù Chính phủ đã nhiều lần “cân đong đo đếm” lại chính sách tài khóa trong năm. Sau khi đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương từ đầu năm, đến nửa cuối năm Chính phủ lại tiếp tục cắt giảm thêm 10% nữa từ dự toán chi thường xuyên trong 7 tháng cuối 2013.

Trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp toàn thể vừa diễn ra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu lý do ngân sách giảm phần lớn vì sự khó khăn của doanh nghiệp và việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, các khoản thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu thấp do kim ngạch xuất nhập khẩu của nhiều mặt hàng giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh.

Tuy nhiên, ông Vũ Sỹ Cường – chuyên gia kinh tế của Trường Học viện Tài chính cho rằng cũng nên kể tới nguyên nhân kỷ luật tài khóa của Việt Nam quá kém, cụm từ “chi vượt dự toán” gần như lúc nào cũng xuất hiện. “Kỷ luật ngân sách kém nên sửa đổi thói quen, thắt chặt chi tiêu rất khó. Nhiều địa phương vốn quen việc lập dự toán bảo một đồng nhưng chi thực tế 2, 3 đồng”, ông Cường chia sẻ.
Rồi mới đây, khi những khoản chi thường xuyên không thể cắt giảm hơn, Chính phủ buộc đề nghị Quốc hội cho phép nới trần bội chi lên 5,3% thay vì 4,8% để có thêm “đất” cho chi đầu tư phát triển.

Tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 9, để minh chứng “túi tiền quốc gia" đang rất hạn hẹp vì nhiều nguồn thu giảm mạnh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Trước đây cứ 100 đồng GDP, chúng ta có trên 30 đồng để đầu tư, nay chỉ còn 19 đồng”. Theo tính toán, cứ tăng bội chi thêm 1% GDP, Chính phủ có thêm 40.000 tỷ đồng từ ngân sách.

Khi đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phải thừa nhận tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP đang giảm dần. Năm 2011, tỷ lệ huy động ngân sách là 25,1% và đến 2012 còn 22,3%, ước tính, năm nay cũng chỉ còn 22%.

Không chỉ năm 2013, bài toán ngân sách của hai năm 2014 và 2015 sẽ tiếp tục nan giải và cần được đặt lên bàn nghị sự tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm nay như không ít chuyên gia đã đề nghị tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa rồi.

Theo Thanh Thanh Lan (VNE)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thái Thanh Tâm đã viết:
Nồi cháo miễn phí của nhóm giang hồ hoàn lương

17h chiều, bệnh nhân ở Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội) xách cặp lồng xuống sân đợi cháo của một nhóm thanh niên xăm trổ đầy mình. Hôm nay cháo đến muộn nhưng họ vẫn cố đợi vì 'cháo của các chú ấy là ngon nhất'.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-4-2087-1378869373.jpg
17h thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, nhóm "Hòa nhập" của anh Tuấn lại chở thùng cháo nóng hổi tới viện phát cho bệnh nhân. Ảnh: Bình Minh.
Chiếc ôtô màu đen bóng loáng đỗ xịch trước nhà ăn. Hai người đàn ông đầy vết xăm trên cánh tay nhanh chóng mở cốp, khênh thùng cháo màu xanh đặt lên bàn.

Nắp thùng cháo vừa mở, mùi thơm ngậy của nước xương và thịt tỏa ra khiến bệnh nhân đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá".  Người đàn ông có dáng "anh chị" không ngơi tay múc từng ca cháo nóng hổi vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng đang đưa ra chờ đợi. Đáp lại những tiếng giục giã, người này chỉ tếu táo mong mọi người bình tĩnh. Chưa đầy 15 phút sau, cháo hết veo, người múc phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.

Hai bố con người Thanh Hóa nằm viện đã được 2 tháng, chiều thứ ba và thứ bảy nào cũng rủ nhau xuống sân đợi cháo. Dắt đứa con gái 4 tuổi tay vẫn cắm dây truyền, người cha cẩn thận xách cặp lồng cháo nóng lách người qua đám đông  xuýt xoa: "Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền".

Chiều thứ ba và thứ bảy hàng tuần, nhóm "Hướng thiện" gồm những thanh niên từng một thời lầm lỡ, giờ "gác kiếm", mang cháo vào chia sẻ với bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội (còn gọi là K2). Đã gần 2 năm nay, họ thoắt đến với người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi thùng cháo hết sạch. Nhắc tới họ, bệnh nhân ở đây quen gọi đó là "cháo của các chú có hình xăm".

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-9-9308-1378869368.jpg
Cháo ninh xương thịt của các thành viên từng có quá khứ lầm lỗii được người bệnh đánh giá là 'ngon nhất'.. Ảnh: Bình Minh.
Theo anh Phạm Anh Tuấn, thành viên của nhóm "Hướng thiện", nhóm được thành lập từ năm 2011 do anh Đỗ Minh Hòa, một người từng lĩnh án tù, làm trưởng nhóm. Hơn 20 thành viên từng có quá khứ tù tội được anh Hòa, giờ đã là doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm tại nhà hàng, hồ câu và cửa hàng cho thuê xe của gia đình anh.

Không muốn nhắc lại quãng thời gian lạc lối, người đàn ông đó gói ghém câu chuyện cuộc đời mình bằng giọng nói hân hoan về công việc thiện nguyện hiện tại. Mọi lần đi phát cháo sẽ có vợ chồng anh Hòa, anh Tuấn và một tài xế nhưng hôm nay, trưởng nhóm có việc bận nên vắng mặt. Bởi thế, công việc của anh Tuấn cũng bận rộn hơn.

chao-10-4887-1378869368.jpg
http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-10-4887-1378869368.jpg

Chưa đầy 15 phút, thùng cháo hết veo. Anh Tuấn (áo kẻ) phải nghiêng thùng múc cho người cuối cùng. Ảnh: Bình Minh.
Người nấu chính là chị Hương, vợ trưởng nhóm. Chị cùng một vài nhân viên nữa chuẩn bị từ sáng, đi chợ, nhóm lò rồi ninh cháo. Mỗi nồi cháo được nấu từ 4,5 kg gạo tám thơm, 2 kg xương và 1,5 kg thịt nạc. Gạo không được lẫn nếp vì bệnh nhân mổ không ăn được đồ nếp.

Nấu xong, cháo được cho vào thùng cách nhiệt rồi chở bằng ôtô tới viện. Anh Tuấn khoe, anh không biết nấu nhưng là người nhóm lò, đun nước và trực tiếp đi phát cháo. Khi cháo được mang tới viện, một người sẽ chịu trách nhiệm đi tới từng phòng để mời bệnh nhân ra nhận đồ ăn.

Nhớ lại ngày đầu tới đây, người đàn ông này không quên được ánh mắt ngại ngùng, tò mò xen lẫn sợ hãi của người bệnh khi trông thấy các thành viên trong nhóm đầu trọc, mình đầy hình xăm vào tận phòng mời họ ra lấy cháo. "Anh em trong nhóm ai cũng có hình xăm cả. Dần dần, bệnh nhân mới dám ra và khi không sợ nữa, họ hào hứng chờ đợi cháo của chúng tôi mỗi tuần", anh Tuấn nói.

Lý giải cho việc nhóm chọn Bệnh viện K2, dân "anh chị" một thời chia sẻ, hầu hết những bệnh nhân vào viện này dường như đã chắc "án tử", hoàn cảnh nghèo khổ lại ở tỉnh xa về. Quá trình điều trị dai dẳng, tốn kém khiến họ kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một bát cháo thịt miễn phí vào hai buổi hàng tuần giữa đất Hà Nội khiến họ ấm lòng. Bản thân những người lầm lỡ giờ đã "quay đầu" như anh cũng thấy lòng mình thanh thản.

Mẹ anh Tuấn từng mắc bệnh ung thư nên anh hiểu phần nào nỗi đau đớn, vất vả của cả người thân và bệnh nhân. Bởi vậy, khi hoàn lương, được ông chủ hướng đến hoạt động thiện nguyện, anh đã tham gia cho tới giờ. Mỗi lần đến, thấy bệnh nhân cầm cặp lồng đứng vây quanh với ánh mắt vui sướng, cả những giọt nước mắt xúc động khi bưng bát cháo, anh Tuấn cùng các thành viên trong nhóm cũng vui lây.

Ngoài cháo của nhóm anh Tuấn, bệnh nhân ở K2 cũng thường nhận được những suất cơm, cháo miễn phí của các nhóm thiện nguyện khác. Một trong những nhóm thâm niên nhất ở đây này là tổ nấu, phát cháo miễn phí của chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn, Hà Nội, do các cụ hưu trí xã Tam Hiệp phụ trách. Suốt 9 năm qua, nhóm nấu cháo từ thiện do bà Cao Thị Nghít (66 tuổi) làm trưởng nhóm vẫn đều đặn dậy từ 4h sáng mỗi ngày chuẩn bị cháo cho bệnh nhân.

Theo bà Nghít, 13 thành viên của nhóm đều là công nhân của một công ty xây dựng đã nghỉ hưu, nhiều cụ đã hơn 70 tuổi. Không ít cụ đã qua đời, nay con cháu họ lại tiếp tục công việc. Trong số 13 người có 4 người nấu chính, số còn lại luân phiên nhau đi phát cơm, cháo hàng sáng. Thông thường, cháo được phát lúc 6h sáng, 9h trưa sẽ có cơm đưa từ chùa xuống.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-12-5415-1378869368.jpg
Bí đỏ và su su cất tại nhà bà Nghít. Công việc mua rau, củ nấu cháo được giao cho một thành viên nhà gần chợ đầu mối. Ảnh: Bình Minh.
Để có nồi cháo sánh đặc, thơm ngon, các thành viên trong nhóm bà Nghít sẽ sơ chế su su, bí đỏ, nhóm hai bếp lò 12 viên từ chiều hôm trước rồi ninh cháo qua đêm bằng nồi gang đặc dụng. Sáng sớm hôm sau, họ đi lấy thịt lợn ở cửa hàng đặt sẵn rồi mang về chế biến trước khi nấu cùng cháo. Su su và bí đỏ được giao cho một cụ nhà ở gần chợ đầu mối Văn Điển mua.

Trưởng nhóm cho hay, mỗi ngày các bà nấu 13 kg gạo, tính ra mỗi lạng gạo có kèm thịt, rau, củ, quả sẽ cho 3 bát cháo.

Gần 10 năm qua, dù mưa, bão, bà cùng các đồng nghiệp cũ sống gần khu tập thể ở thị trấn Văn Điển vẫn không từ bỏ công việc của mình.

Theo phòng Hành chính, Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội, mỗi năm có khoảng 100 đoàn thiện nguyện tới đây làm từ thiện, chủ yếu vào những dịp đặc biệt như Trung thu, Tết, 1/6. Trong số các khoa hay nhận được giúp đỡ, 85% dành cho khoa Nhi. Từ đầu năm 2013, các đoàn từ thiện sẽ phải làm đơn đăng ký với cán bộ phụ trách trước khi tới viện.
Chị Phạm Thị Hường, Y tá trưởng khoa Nhi, Bệnh viện K2 cho biết thêm, Hướng thiện và nhóm của bà Nghít là một trong số các nhóm thiện nguyện đến với bệnh nhân của viện hàng tuần. Những bệnh nhân điều trị ở đây đều có khó khăn về kinh tế nên những phần cơm, cháo từ thiện của các nhóm tình nguyện giúp đỡ họ rất nhiều. Các y, bác sĩ ở viện cũng thường xuyên chủ động tìm hiểu, chia sẻ hoàn cảnh của người bệnh để có hướng giúp đỡ hoặc giới thiệu cho tổ chức từ thiện.
"Hiện tại, ở khoa Nhi có 50 cháu đang điều trị. Nhìn các cháu trọc đầu thương lắm. Ngoài những lúc truyền hóa chất mệt mỏi, các cháu vui chơi, đá bóng suốt ngày. Hầu như các bệnh nhi không tỏ ra bi quan. Có cháu ở đây từ năm 10 tuổi, giờ đã học đại học rồi", chị Hường chia sẻ.
Chưa thấy có nhóm cán bộ nào sau khi gác thúng làm được như nhóm này. Hoá ra nghĩa cử của dân giang hồ với nhau và với đời cũng khá.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Đạo văn” bắt đầu từ đâu?



TT - “Gia Mỹ, người bạn thân nhất của tớ... Đêm qua tớ nằm mơ thấy tụi mình chơi nhảy dây cùng nhau dưới sân trường rất vui. Sáng thức dậy đến lớp, tớ mới nhận ra rằng cậu đã chuyển đi trường khác mất rồi. Tớ buồn và nhớ cậu vô cùng nên hôm nay tớ viết thư cho cậu...”.

http://www.vancouversun.com/cms/binary/8302688.jpg
Từ bé đã được dạy diễn xuất, lớn lên làm diễn viên.



Một buổi tối con gái ngồi bên bàn học cặm cụi viết như thế.

Tôi đứng sau lưng con cũng bồi hồi với nét chữ học trò trên trang giấy trắng. Con nhìn tôi cười toe giải thích đây là một bài tập làm văn đề bài là viết thư cho một người bạn thân kể về tình hình học tập của em trong thời gian qua. “Mẹ biết không, con thích mở bài như thế này hơn vì theo bài cô đưa tham khảo và bảo ghi nhớ thì lúc nào cũng bằng câu: “Đã lâu lắm rồi mình không viết thư cho bạn. Hôm nay mình nhớ bạn quá nên mình viết thư hỏi thăm bạn...”, hay là phần cuối thư phải có câu: “Thôi thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây...”. Có 45 bạn trong lớp đều mở đầu và kết thúc như thế nên con thấy cũng... kỳ!”. Con muốn viết kết bài như thế này: “Mỗi tháng mình sẽ viết cho cậu một lá thư hoặc gửi bưu thiếp cho cậu. Khi nào cậu nhận được nhớ hồi âm cho mình nhé. Chúng mình mãi mãi là bạn tốt của nhau!”.

Tôi thở phào may là con gái nhỏ của tôi còn biết có chữ...“kỳ”. Con tâm tư: “Con ráng không nhìn bài văn tham khảo vì con sợ đọc xong rồi con không suy nghĩ ra những câu văn hay hơn để làm thành bài văn của mình!”.

Con gái thích các bài tập làm văn và tôi cũng khuyến khích con viết theo cách con nghĩ nhưng phải bám sát dàn ý để không lạc đề. Gần đây tôi phát hiện con thường phải “đánh vật” để chỉnh sửa đoạn văn trong bài văn mẫu thành ý của mình. Ví dụ như đề bài: Viết thư chúc mừng sinh nhật người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...), trong văn mẫu có đoạn: “Con rất buồn vì sinh nhật năm nay của cô không có con!”, bé con viết lại: “Chị xin lỗi vì sinh nhật năm nay của em chị đã không đến dự được!”. Loanh quanh cả buổi cuối cùng con gái chỉ chép lại ý tưởng không phải của chính mình rồi đọc thuộc! Việc cô giáo phát một bài văn mẫu để học trò tham khảo trước khi viết một chủ đề nào đó khiến tư duy của trẻ bị động. Thay vì những suy nghĩ hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò được thắp lên bởi chính tiềm năng của các em thì văn mẫu đã thổi tắt ý tưởng tốt đẹp khi còn trong trứng nước.

Có thể hiểu vì để an toàn cho thành tích chung của lớp, cô giáo đã chủ động cho các em viết tập làm văn mà không có “cơ hội” sai hoặc sót ý. Nhưng theo tôi, các con đang tập làm văn thôi mà! Đã là tập làm thì phải có sai sót, lủng củng, ngây ngô... để từ đó cô góp ý, xây dựng, chỉnh sửa thành một bài văn hoàn chỉnh từ ý tưởng của chính con trẻ.

Trẻ con như búp măng non trên cành, người lớn uốn chiều nào trẻ sẽ phát triển theo chiều đó. Hãy lắng nghe khi con trẻ nói: “Đó không phải là ý tưởng của con!”.

THỤY HIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bốn bà vợ

Tác giả: Alan Phan

KD: Một bài viết- triết lý thú vị.  Còn nói theo nghĩa đen, nếu cho phép, đàn ông VN có chịu kém gì. Vấn đề là các ổng có kiếm nổi tiền để nuôi được cả 04 bà không? Hay hiện nay, mới có 01 bà, thì không ít ông đã được …vợ nuôi?

Cảm ơn Alan Phan- Tài tử Sài thành một thời  :D

Tôi thường diễu cợt là người đàn ông nên có 4 bà vợ: bà số 1 lo quán xuyến nhà cửa và chăm sóc chồng con tận tinh; bà số 2 là một người bạn thân thiết hiểu chồng để chia sẻ mọi tâm sự ; bà số 3 là một hoa khôi đễ tạo sĩ diện khi sánh bước giao tiếp với xã hội bạn bè; và bà số 4 là một con cọp trên giường để thoả mãn các thú vui trần tục. Điều quan trọng nhất để người chồng giữ vững hạnh phúc là 4 bà không quen hay biết gì về các bà kia.

Tôi không có 4 bà vợ; nhưng có 2 bà giúp việc lo chuyện nhà cửa bếp núc; có Góc Nhìn Alan và tâm sự của BCA để mua vui cho ngày tháng; có mấy đứa con trai vô cùng thông minh để hãnh diện; và có 1 con mèo nhỏ đáng yêu hay ngái ngủ trong tay tôi mỗi tối để cùng tìm hơi ấm. Hạnh phúc là đó. Tôi không hiểu tại sao Hồi Giáo lại chơi độc cho phép đàn ông lấy đến 4 bà vợ? 4 lần rắc rối và nhức đầu sẽ giết bất cứ đàn ông nào, dù là Bin Laden.



Một anh bạn lại thích triết lý, nghiêm túc hơn nên gởi cho tôi chuyện 4 bà vợ của anh. Hãy nghe anh kể:

Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ.  Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.

Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè.

Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

Một ngày, ông ngã bệnh, sắp từ giã cõi trần.

Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.

“Không đâu” – Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.

Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.

Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.

Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống… là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời

Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.
Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.
Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.
Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.
—————————
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối