24.50
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Bắc Tống, Liêu
5 bài trả lời: 5 bản dịch

Đăng bởi hongha83 vào 15/09/2014 07:46, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 15/09/2014 07:56

登飛來峰

飛來山上千尋塔 
聞說雞鳴見日升   
不畏浮雲遮望眼,   
自緣身在最高層 

 

Đăng Phi Lai phong

Phi Lai sơn thượng thiên tầm tháp
Văn thuyết kê minh kiến nhật thăng
Bất uý phù vân già vọng nhãn
Tự duyên thân tại tối cao tằng

 

Dịch nghĩa

Trên núi Phi Lai có toà tháp cao ngàn tầm,
Nghe đồn là khi gà gáy thì đã thấy mặt trời mọc.
Chẳng sợ mây trôi che khuất tầm mắt,
Bởi vì ta đang ở chỗ cao nhất rồi.


Bài thơ "Lên núi Phi Lai" được Vương An Thạch sáng tác khi ông 30 tuổi. Vào mùa hè niên hiệu Hoàng Hựu năm thứ hai (1050), ông nhậm chức tri huyện ở huyện Ngân, Chiết Giang xong thì về quê Lâm Xuyên, Giang Tây thăm nhà. Khi đi ngang qua Hàng Châu ông làm bài thơ này. Là sáng tác vào thời kỳ ông vừa bước vào con đường quan chức. Thời kỳ này nhà thơ đang sung sức, hoài bão khác thường, mượn việc leo lên núi Phi Lai để nói lên nỗi lòng của mình, thể hiện cảm nghĩ khoáng đạt, có thể coi đây là lời mở đầu cho chủ trương "Tân pháp".

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Sơn

Ngạo nghễ thiên tầm đỉnh núi Phi,
Măt trời ló dạng, lúc gà thi...
Ở nơi cao tót tha hồ ngắm,
Toàn cảnh non sông chẳng vướng gì.

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hồng Hà

Lên đỉnh Phi Lai tháp ngút thay
Nghe tiếng gà ran ló ánh ngày
Nào sợ mù mây che khuất mắt
Khi thân ở chốn tận cùng đây

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Bình luận

Vương An Thạch là người đề xướng chính sách kinh tế Tân pháp, một chính sách kinh tế mới thời bấy giờ. Với chính sách Tân pháp, Vương An Thạch được nhà vua mời giữ chức Tể tướng để trực tiếp triển khai thực hiện chính sách ấy. Chính sách Tân pháp đã đụng chạm đến quyền lợi của giới hoàng tộc và giới quan lại phong kiến giàu có, vốn được hưởng nhiều ưu đãi lâu nay. Tân pháp bị các giới ấy phản đối quyết liệt nên Vương An Thạch bị cách chức và Tân pháp bị bỏ dở. Vương An Thạch làm bài thơ này khi mới thi dỗ Tiến sĩ, vừa được bổ làm chức Tri huyện là chức quan thấp nhất của tân khoa (vì cấp dưới quan huyện chỉ có các chức phụ việc gọi là lại). Tuổi trẻ đang hăng, tự tin, hừng hực tráng chí, nhưng cũng mang hơi hớm cao ngạo... biểu hiện ở các cụm từ "thiên tầm tháp", "kê minh kiến nhật thăng", "bất úy phù vân", "tối cao tằng"...

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Trên núi Phi Lai tháp vạn tầm
Nghe đồn gà gáy mặt trời lên
Mây trôi đâu sợ che tầm mắt
Thân ở trên cao chẳng vướng nhìn

25.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Phi Lai có tháp ngàn tầm,
Nghe đồn gà gáy thấy đâm mặt trời.
Chẳng e khuất mắt mây trôi,
Bởi vì ta ở nhất rồi độ cao.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời