題情盡橋

從來只有情難盡,
何事名為情盡橋。
自此改名為折柳,
任他離恨一條條。

 

Đề Tình Tận kiều

Tòng lai chỉ hữu tình nan tận,
Hà sự danh vi Tình Tận kiều.
Tự thử cải danh vi Chiết Liễu,
Nhiệm tha ly hận nhất điều điều.

 

Dịch nghĩa

Từ xưa tới nay tình cảm vốn khó mà hết được,
Vậy tại sao cầu này lại có tên là Tình Tận?
Từ nay cầu đổi tên thành Chiết Liễu,
Đặng bẻ cành liễu tặng nhau khi ly biệt.


Từ nguyên chép: “Bá Kiều tại Trường An đông, khoa thuỷ tác kiều Hán nhân tống khách chí thử kiều, chiết liễu tặng biệt, cố dụng vi tống biệt ngữ” (Bá Kiều ở phía đông Trường An, bắc cầu để qua sông. Người Hán thường tiễn khách đến cầu này, bẻ liễu tặng, cho nên dùng từ “chiết liễu” để làm lời tiễn biệt). Từ đó văn chương dùng điển này để nói về tình yêu, tình bạn và sự chia ly của các cặp vợ chồng, khi chia tay người ở lại bẻ một cành liễu tiễn chân người đi. Thậm chí người ta gọi chiếc cầu là cầu Dứt Tình. Đây là một trong những điển tích được sử dụng khá nhiều trong thơ Trung Hoa, từng được các danh hoạ lớn như Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng đưa vào hội hoạ.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Hà

Xưa nay chỉ có tình khôn dứt,
“Cầu dứt tình” sao lại đặt tên?
“Bẻ liễu” từ đây nên đổi lại,
Cho người ly hận chút tơ duyên.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Minh Tân

Đã biết xưa nay tình khó dứt
“Dứt tình” sao nỡ đặt tên cầu
Cải tên “Bẻ liễu” là hơn cả
Để lại tơ tình dẫu mất nhau

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Xưa nay chỉ có tình khôn dứt,
Hà cớ mang tên cầu tận tình.
Đổi lại từ đây bài chiết liễu,
Một cành để hận biệt nhân sinh.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Xưa tới nay cảm tình khó hết
“Tình Tận” sao lại kết cầu này?
Đổi tên “Chiết Liễu” từ nay
Biệt ly bẻ liễu cầm tay nhớ hoài

Chưa có đánh giá nào
Trả lời