Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thơ mới năm chữ
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận
Từ khoá: thơ thiền (184)

Đăng bởi Bích La vào 22/09/2019 09:07, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bích La vào 29/11/2019 14:27

(Bài thi-kệ)

Kinh ví như tấm gương
Soi gương thấy tâm mình
Nếu đọc nhưng chưa thấy:
Thiếu công phu tham thiền

Đọc-hiểu: chỉ biết đường
Đọc-thấy: đang đi đường
Có đi thì mới đến
Hiểu cách Thấy nghìn trùng

Không nhắm Trí Bát Nhã
Tu hành chưa chính tâm
Nên Tâm Kinh Bát Nhã
Là thước đo trí nhân.


Trí tuệ siêu việt tức Ma-ha bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh. Đọc kinh này cần nhìn lại tâm để thấy biết các trạng thái: quán tự tại, chiếu kiến, thọ, tưởng, hành, thức, vô sở đắc…

Nguồn: Tuệ Thiền, Đường về minh triết, NXB Văn nghệ, 2007

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Góp lời về Thiền Giác Ngộ

GÓP LỜI VỀ THIỀN GIÁC NGỘ (*)
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
---
1) Kinh luận Đại thừa đốn giáo và công án Thiền là ngọn đèn soi rọi tự tâm. Đọc chỉ để hiểu và thực hành tạo thiện nghiệp là đọc bằng trí hữu sư (trí vọng tưởng). Đọc để thấy biết và tỏ ngộ tự tâm là đọc bằng trí vô sư, bằng năng lực dò tìm tự tâm, bằng khát vọng tiếp xúc chân lí sự sống. Biết đọc bằng trí vô sư là có tác dụng tự ấn chứng; là đọc để thấy tâm – như soi gương để thấy mặt.

2) Trí hữu sư là tâm ngôn tâm hành; là trí hiểu về, nghĩ về, nhận thức về, diễn đạt về điều gì đó (tức là vọng tưởng). Trí vô sư là năng lực nghe và thấy vọng tưởng về đạo về đời, là tấm gương trí năng. Trí vô sư hiện tiền do có khát vọng giác ngộ tự tâm tự tánh; do có khát vọng giác ngộ sự sống vĩnh hằng.

3) Tánh Không là tâm Không, là trường tiềm năng, là “trường của trường”. Từ tánh Không sinh khởi vọng niệm là tạo tác thế giới (“tam giới duy tâm”). (Theo một số nhà khoa học hiện đại, hạt quark chỉ là cấu trúc tâm thức).

4) Thượng Đế là chân lí tối thượng. Chân lí tối thượng là ánh sáng của tâm vô niệm trùm khắp, là giải thoát tâm trí khỏi những nghĩ tưởng của kiến chấp vô minh.

5) Vọng tưởng vô minh là tâm nói năng tạo tác (tâm ngôn tâm hành) mà không có ánh sáng tự thấy tự biết. “Chứng ngộ” là cách nói chỉ sự hiện tiền ánh sáng vô ngôn vô tác ở tự tâm. “Kiến tánh khởi tu” là chú tâm thụ động nghe trạng thái biết-vô niệm (tức là “trưởng dưỡng thánh thai”). Viên giác là ánh sáng thấy biết vô niệm soi sáng niệm khởi tuỳ duyên.

6) Ngã chấp là tâm nói năng tạo tác (tâm ngôn tâm hành) trong trạng thái vô minh. Vô ngã là ánh sáng vô ngôn vô tác hiện tiền ở tâm.

7) Sống là niệm (nhớ-nghĩ). Vọng niệm là sống với vọng tưởng luân hồi vô minh. Thấy biết-vô niệm là sống với chân niệm tỏ ngộ “bổn lai diện mục” (sự sống vĩnh hằng). “Thấy biết-vô niệm sáng giữa muôn lời” là sống với Viên Giác bất sinh bất diệt.

8) Chú tâm tỉnh giác vô niệm là thể nhập sự sống vĩnh hằng, là “một nghe nghìn ngộ”.

9) Nghe vọng tưởng (những nói năng về đạo về đời trong tâm) tỏ rõ, vọng tưởng im lặng, thấy-nghe vô niệm hiện tiền. Đó là “kiến tánh khởi tu”, là đốn ngộ Phật tính (tánh giác, tánh Không, tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt).

10) Tánh Không là trường tiềm năng; ánh sáng tri giác vô niệm hiện tiền là ngộ nhập tánh Không (tâm Không, “bổn lai vô nhất vật”).

11) Nghe cái thấy một cách thụ động là “quán Không bất chứng”.

12) Thấy rõ vọng tưởng thì tự tâm có sự chuyển y, vọng tưởng im bặt, tánh Không hiện tiền. Đó là “Bồ tát độ tất cả chúng sinh vào vô dư niết bàn mà không có chúng sinh được độ”.

13) Tâm ngôn tâm hành trong trạng thái vô minh là tâm sinh tử luân hồi. Ánh sáng thấy biết vô niệm hiện tiền là tâm phi thời gian, là tâm bất sinh bất diệt, là tuệ giác tối thượng.

14) Quán tâm vô niệm là công đức vô lượng với Đạo, với vũ trụ; là phước đức vô biên, là cực lạc thiên đường.

15) Chú tâm thụ động nghe vọng tưởng là đại từ bi, là tự do tự tại; là hành động mang năng lượng ý giáo cực kì quan trọng đối với thế giới, vũ trụ.

16) Chấp ngã là trạng thái tâm (ý chí, báo thân) tự mê theo vọng tưởng. Tự tri tỉnh thức là vô tưởng, là vô niệm, là vô ngã, là chân ngã, là tâm thấy tâm, là gương sáng thấy gương sáng.

17) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung, có bảng mục lục ở cuối file; TT LBB; Thuvienhoasen org).

18) Thấy biết vô niệm hiện tiền là tâm giải thoát kiến chấp và phiền não, là thiện mĩ hiện tiền, là tâm thái hoà bình hiện tiền.

19) “Tri huyễn tức li” là thấy nghe tỏ rõ vọng tưởng thì tướng vọng tưởng tự lìa; “li huyễn tức giác” là tướng vọng tưởng tự lìa thì tánh Viên Giác hiện tiền (tức là thấy biết-vô niệm hiện tiền).

20) Thấy biết vô niệm hiện tiền thì khởi niệm khởi nghĩ tuỳ duyên gọi là chánh trí, chơn thức.

21) Vô niệm hiện tiền với ánh sáng thấy biết (tri giác nội tại) thanh tịnh, đó là tâm phi thời gian, là sự sống bất sinh bất diệt.

22) Tri giác (thấy biết) vô niệm hiện tiền là gương sáng thấy gương sáng, là mở mắt tâm. Vô niệm là thể, vọng niệm là dụng; bản thể chiếu sáng thì có diệu dụng minh triết, có sáng tạo bất khả tư nghì.

23) Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ.

24) Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này).

25) Ý chí là báo thân, là sinh mệnh cá thể. Ý chí hướng về và đồng hoá với lục trần, là trạng thái ngã chấp vọng tưởng. Ý chí tự tri tự ngộ, thấy nghe-vô niệm hiện tiền, là trạng thái vô ngã (vô ngã là chân ngã).

26) Người “đốn ngộ tiệm tu” (“kiến tánh khởi tu”) là đã hiện tiền Phật tính (tánh giác). Pháp thân Phật là tâm vô niệm hiện tiền với ánh sáng thanh tịnh; hoá thân Phật là khởi niệm tuỳ duyên; báo thân Phật là tuệ nhãn vừa thấy tâm vô niệm, vừa thấy niệm khởi; đó là “tam thân nhất thể”. Nếu tự tâm không hiện tiền ánh sáng vô niệm thì nhãn quan tinh thần bị che mờ và si mê theo niệm khởi, gọi là chúng sinh vô minh.

27) Cái thấy vô niệm là hiện hữu thường hằng, là chân ngã, là ông chủ minh triết. Cái thấy vô niệm là nhãn quan tinh thần vô trụ vô trước, là nhân cách tự-do-tinh-thần.

28)”Chiếu kiến ngũ uẩn” là soi thấy năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) như thấy rõ vật trong lòng bàn tay; năm uẩn là cấu trúc của vọng tưởng.

29)”Chiếu kiến ngũ uẩn giai Không” là soi thấy ngũ uẩn (giáp mặt ngũ uẩn, “quán tâm nơi tâm”) thì tánh Không hiện tiền - tức là ánh sáng vô niệm vô ngôn hiện tiền.

30) Thấy rõ niệm khởi thì vô niệm hiện tiền, đó là “sắc tức thị Không”; từ ánh sáng vô niệm khởi niệm tuỳ duyên, đó là “Không tức thị sắc”.

31)”Cái thấy như tưởng” là kiến chấp theo cái khuôn kiến thức-kinh nghiệm, là tâm ngôn tâm hành, là vọng tưởng. “Cái thấy như thực” là thấy biết vô niệm, là tri kiến giải thoát, là Phật tri kiến.

32) Tự tri toàn diện là Phật thấy Phật.

33) Kiến chiếu cái Không là tâm thấy tâm.

34)”Giữa vầng trăng một niệm vô ngôn” là “tri kiến vô kiến tự tức niết bàn”.

35) Soi thấy ngũ uẩn thì vô niệm hiện tiền với ánh sáng thanh tịnh.

36) Chú tâm thụ động nghe cái thấy biết vô niệm là “trưởng dưỡng thánh thai”.

37) Nghe cái thấy là “phản văn văn tự tánh”.

38) “Con đường trước tiếng nghìn thánh không truyền” là “giữa vầng trăng một niệm vô ngôn”. Đó là tự tri tự ngộ với khát vọng chân lí, với khát vọng giải thoát sinh tử, với trí vô sư.

39) Tâm tu hành là tâm tạo tác điều thiện tương đối để cải thiện nghiệp. Tâm vô tu vô sở đắc là tâm vô niệm vô tác, là tâm đốn ngộ (sơ ngộ).

40) Ánh sáng vô niệm hiện tiền là nhất niệm sinh động, là chân niệm, là “niệm chân như vô nhị tướng”.

41) Tri giác (thấy biết) vô niệm hiện tiền là vô ngã, vô ngôn, vô kiến chấp, vô tác, vô tướng, vô thủ đắc, vô hành, vô thủ, vô chấp, vô trụ, vô tu, vô chứng, vô vi. Thấy biết vô niệm là tâm Không; là tuệ nhãn của sự sống vĩnh hằng. Mắt tỏ sáng thì tuỳ duyên khởi niệm tạo tác.

42) Thấy nghe vô niệm là tri giác giác ngộ, tỉnh thức; là giải thoát phiền não vô minh.

43) Cái thấy của tâm hiện hữu ở mắt. Mắt thấy vật nhưng không tự thấy mắt; nhưng cái thấy của tâm thì vừa thấy vật (ngoại cảnh và nội tâm), vừa tự thấy chính mình. Cái thấy đó chính là chân ngã.

44) Tâm là ánh sáng tinh thần (năng lượng tinh thần) vô biên và vĩnh hằng. Bản thể của tâm là tánh Không.

45) Nên biết nương theo ngọn đèn ngôn từ giác ngộ để thấy (ngộ) tự tâm tự tánh, chứ đừng đeo bám ngôn từ để suy diễn về tự tâm tự tánh. “Nương theo ngón tay kinh giáo để thấy mặt trăng Viên Giác”.

46) Ngã chấp là con dao trong tâm. Thấy nghe tỏ rõ vọng tưởng (tâm ngôn tâm hành) thì vọng tưởng dừng lại-im lặng, vô niệm vô ngã (viên giác) hiện tiền. Đó là “buông dao xuống liền thành Phật”.

47) Muốn ngộ chân tâm phải thấy nghe vọng tâm. Muốn ngộ Phật tâm phải thấy nghe chúng sinh tâm. Muốn ngộ vô niệm (tánh Không) phải thấy nghe vọng niệm. Muốn ngộ tâm vô sở đắc phải thấy nghe tâm thủ đắc. Muốn ngộ tri kiến Phật phải thấy nghe tri kiến chúng sinh. Muốn ngộ “bờ kia” phải thấy nghe “bờ này”. Thấy nghe (tri giác nội tại) là giác. Thấy nghe tỏ rõ tâm phàm phu thì tâm Phật hiện tiền (“phàm phu tức Phật”); thấy nghe tỏ rõ tâm phiền não thì Viên Giác hiện tiền (“phiền não tức bồ đề”). Soi thấy ngũ uẩn thì tánh Không hiện tiền (“chiếu kiến ngũ uẩn giai Không”)… Nói tóm lại, biết thấy nghe mọi nói năng trong tâm (tâm ngôn) thì ánh sáng vô ngôn vô niệm hiện tiền (Viên Giác hiện tiền).

48) Giác ngộ không khó; điều rất khó là thật sự có khát vọng giác ngộ, thật sự thao thức tìm kiếm Ông Chủ minh triết (vô lượng diệu dụng từ bi) của sự sống vĩnh hằng.

49) Muốn ngộ nhập Viên Giác (tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt, tâm linh vĩnh hằng) phải có khát vọng giác ngộ vì mình, vì Đại Đạo, vì thiện ích cho tất cả chúng sinh; phải thao thức dò tìm tìm kiếm ở chính mình. Khi nội tâm có chút tỉnh sáng thì phải biết thấy-nghe tâm niệm dò tìm tìm kiếm. Giây phút thấy-nghe tỏ rõ tâm niệm kiếm tìm thì tâm linh có sự đột chuyển, vọng niệm dừng lại, Viên Giác hiện tiền; đó là sơ ngộ… Không nhiệt tình tìm kiếm thì không bao giờ giác ngộ đích thực; nhưng còn tìm kiếm, còn tạo tác ở tâm vô minh thì không thể giác ngộ.

50) Mọi phương tiện tu tập thăng hoa trí tuệ tâm linh, nếu muốn giác ngộ đích thực thì phải hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”. Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
-----
(*): Tựa cũ: Thiền Ngôn.
https //thuvienhoasen org/a22395/gop-loi-ve-thien-giac-ngo.
---------------------------------
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Giác ngộ tâm thức

Tâm Kinh Bát Nhã trong bài thi-kệ này là bản dịch của ngài Huyền Trang, bản dịch đã được nhiều thế hệ thiền-sư-chứng-đạo tin dùng. Thầy Tuệ Sỹ có dịch ra tiếng Việt.
---
Thực hành giác ngộ tối thượng theo Tâm Kinh (Bát Nhã Tâm Kinh, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – bản dịch của ngài Huyền Trang), có thể lắng nghe và thầm niệm câu chân ngôn “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” để thêm định lực khơi tỏ ánh sáng “chiếu kiến” (soi thấy, thấy biết như thực, tri giác tịch lặng-thuần khiết). (TT LBB)
-------------------

GIÁC NGỘ TÂM THỨC
(Trích trong Lửa Giác Ngộ; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

- “Thức”, theo tôi, không chỉ là tồn tại đơn thuần thôi đâu mà bao gồm cả hỗn loạn trong đó nữa. Tất cả những nguy hại, những phiền não và âu lo, tất cả mọi sợ hãi, khoái lạc, đau khổ, yêu đương, thù hận... cùng mọi tổn thương tâm lí mà ta đã thu nhận - tất cả mọi điều đó đều hàm chứa trong từ “thức”.
- Thức là toàn bộ nội dung của cuộc sống ta, của đời ta.
- Liệu ta có thể giác tri toàn bộ nội dung này của cuộc sống ta không?

- Chắc bạn thấy, theo tôi, thức là cuộc sống không chỉ của tôi, của bạn, của ông X..., mà còn là cuộc sống của cây cỏ và muông thú nữa; thức bao gồm tất cả, toàn thể muôn vật.
- Thức của bạn là thức của nhân loại.
- Sâu bọ, chim chóc, muông thú, cây cỏ... - toàn bộ thiên nhiên tạo vật đều phải kinh qua vô vàn hình thái hỗn loạn đảo điên. Tôi dùng từ hỗn loạn đảo điên trong nghĩa bất an, lo âu.

- Chắc bạn thấy, tôi muốn khám phá liệu có một tâm thái, một vận động nào vượt lên trên thức không.
- Như tôi đã nói, khi tư tưởng tự đồng hoá hay chập dính vào các giác quan, lúc đó, cảm giác biến thành cái “tôi”.
- Có thứ tình yêu (tình thương) nào mà tánh không thuộc thức không?
- Khi bạn quan sát bằng tất cả giác quan của bạn thì không còn đồng nhất vào một giác quan đặc biệt nào nữa. Đúng chứ?
- Tôi hỏi liệu bạn có thể nhìn một vật bằng tất cả giác quan tỉnh thức của mình không?
- Liệu có thể quan sát bằng tất cả các giác quan của bạn, tức là, trong trạng thái quan sát ấy không khởi một động niệm? Khi tư tưởng còn động, là có một giác quan đặc biệt nào đó vào cuộc.

- Hãy tìm hiểu sâu và xa hơn vụ việc, vì con người vốn có tính hiếu kì tự nhiên muốn khám phá: Liệu có chiều không gian nào hoàn toàn khác với chiều không gian của thức như ta biết, mà không phải là sản phẩm của tư tưởng. Đúng không?
- Ảo tưởng là do tư tưởng tạo ra.
(Pupil Jayakar: Vâng. Vậy là tự thân giác quan có khả năng thoát khỏi ảo tưởng).
Điều đó chỉ có thể được khi giác tri toàn cả tính chất của tư tưởng. Bấy giờ, giác quan mới không sản sinh cái cấu trúc tâm lí như là “tôi”. Tất cả chỉ có thế.

- Tôi đang dùng tôi như một ví dụ điển hình của con người. Thức của tôi đang trong thế hỗn loạn vô trật tự. Tôi giác tri điều đó. Tôi giác tri mọi vật đang động đậy nhung nhúc bất tận trong thức của tôi: giận, ghen, thù, hận, chiếm, chấp, chế... Tôi muốn lập lại trật tự trong thức tôi vì tôi thấy sự cần thiết của trật tự. Trật tự có nghĩa là hài hoà. Vấn đề là: có thể lập lại trật tự không?

- Vâng, tự thân giác quan không hư hoại. Khi giác quan không đồng nhất vào với tư tưởng để thành lập cái “tôi” - về mặt tâm lí - bấy giờ các giác quan ấy hoạt động một cách bình thường, tự nhiên, lành mạnh. Các giác quan lành mạnh ấy sẽ mang lại một chiều không gian khác chứ?
- Do đó, tôi muốn hỏi: có thể phủ nhận hoàn toàn triệt để trọn vẹn cái vô trật tự không?
-----

- (Ví dụ) Tôi đã hoang phí năng lượng để phân tích, trấn áp, xung đột với cơn giận. Nhưng khi tôi thấy cơn giận đó là tôi, khi tôi thấy rằng tôi được làm bằng những phản ứng - sợ, giận và v.v... - năng lượng mới được tập trung; năng lượng không còn bị hoang phí nữa. Với năng lượng đó, chính là chú tâm, tôi thu nhiếp cái phản ứng được gọi là sợ hãi. Tôi không động đậy xa lìa cái sợ hãi bởi vì tôi là cái đó. Bấy giờ, bởi vì tôi đã dồn hết năng lượng vào đó, cái sự kiện được gọi là sợ ấy biến mất.
(...)
(Người hỏi: Nhưng thưa ông, ai đứng ra quan sát?).
Không có “ai” quan sát. Chỉ có hành động quan sát.
(...)
Ta có thể thảo luận một sự kiện (tâm lí) không? Ta có thể cầm giữ, thu nhiếp bất cứ vật (sự kiện tâm lí) gì trong trí não ta một phút hay ngay cả một vài giây không? Ta có thể thu nhiếp bất cứ vật gì không? (Ví dụ) Tôi yêu thương, tôi có thể ngồi lại cùng tình tự đó, cái đẹp đó, sự trong sáng do tình yêu mang lại không? Liệu tôi có thể thu giữ nó, chỉ giữ (thu nhiếp) thôi, không nói tình yêu là gì và không là gì? Chỉ cực kì đơn giản thu giữ, thu nhiếp tựa cái cốc chứa nước không?
(...)
Tuệ giác là tri giác tức thì điều gì đó. Ta vốn có cái giác ấy.
--------------------

GIÁC NGỘ CHÂN TÂM
(Một tham vấn thiền)

Sư Huệ Hải đến tham vấn Mã Tổ (thiền sư Đạo Nhất). Mã Tổ hỏi:
- Từ đâu đi đến?
Sư thưa:
- Ở Việt Châu chùa Đại Vân đến.
- Đến đây tính cầu việc gì?
- Đến cầu Phật Pháp.
- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì? Ta trong ấy không có một vật, cầu Phật Pháp cái gì?

Sư lễ bái thưa:
- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải?
- Chính nay ngươi hỏi ta là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ tìm cầu bên ngoài.

Ngay câu nói này, sư tự nhận bổn tâm không do hiểu biết, vui mừng lễ tạ.

(Thiền đốn ngộ; hoà thượng Thích Thanh Từ soạn dịch; Tu viện Chơn Không-Tri Thức ấn hành).
--------------------------

Ý NGHĨA CỦA GIÁC NGỘ
“Cánh cửa mở ra ngoài hay mở vào trong là tuỳ ngạch cửa. Nhưng hễ mở được là trong chớp mắt tất cả đổi khác hết, và ông có thiền, và ông hiện thực là toàn bích, là “bình thường”, và mãi mãi. Hơn nữa, trong khi ấy, ông còn được của báu nhất đời. Mọi hoạt động của tâm trí ông giờ đây chuyển theo một chiều khác, thoải mái hơn, yên tịnh hơn, đầy vui tươi hơn bất cứ gì từ trước ông đã nếm qua. Phong thái đời ông cũng đổi theo, dường như có cái gì đang rạo rực hồi xuân. Hoa xuân như lộng lẫy hơn, dòng nước đầu non như chảy mát rượi hơn, trong vắt hơn. Cuộc cách mạng bản thân mở ra một cảnh giới như vậy không thể gọi là bất thường. Bởi cuộc sống được thanh thản vui tươi hơn, và còn biến hiện bao la trùm cả vũ trụ, vậy ngộ phải là cái gì rất lành mạnh, vô cùng thiện ích, rất đáng cho ta nỗ lực để chứng đến ".
(Thiền luận - quyển thượng; D. T. Suzuki; Trúc Thiên dịch).
--------------------------

XIN GÓP THÊM VÀI LỜI

Hành giả cần có sự minh tâm để thấy biết 2 chỉ điểm khai ngộ sau đây:

1) Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. (J. Krishnamurti. Theo tôi (TT LBB), đây là sự chú tâm mang ánh sáng vô niệm).

2) Chết chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm của chúng ta. (D. Chopra. Theo tôi, đây là sự chú tâm luôn mang tạp niệm).

Chưa có đánh giá nào
Trả lời