Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Trần Văn Gia 陳文嘉 (1836-1892) tự Hanh Chi, hiệu Hoè Phù, là nhà giáo, nhà thơ, một vị quan yêu nước triều Nguyễn. Ông người xã Quần Anh Trung, nay thuộc xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là học trò hoàng giáp Phạm Văn Nghị (1805-1884). Năm 1868, Trần Văn Gia thi đỗ cử nhân, được vào học Quốc Tử Giám, nhưng thi bốn khoa thi hội đều không đỗ. Ra làm quan, ông lần lượt giữ các chức Điển tịch Viện hàn lâm sung Hành tẩu bộ Binh, Biên tu Quốc sử quán, Tri huyện Yên Mô rồi Tri phủ Yên Khánh (Ninh Bình). Năm 1882, được thăng Giám sát Ngự sử đạo Nghệ Tĩnh, ông đã cùng đồng viện đàn hặc hai đại thần là Trần Tiễn Thành và Phạm Phú Thứ vì đã lấy luận điểm “khí vận” mơ hồ khi bàn việc đối phó với thực dân Pháp.
Năm 1883, đang cư tang mẹ ở quê, nhưng khi quân Pháp đánh chiếm Nam Định, ông liền liên hệ các sĩ phu yêu nước, để cùng chiêu mộ hương dõng, chuẩn bị khí giới, lương thực... mưu tính việc khôi phục tỉnh nhà. Năm Giáp Thân (1884), hay tin triều đình lại ký hoà ước với Pháp, nhận thêm phần thua thiệt, ông buồn rầu cáo bệnh về quê, mở trường dạy học. Tại đây, ông tuyển chọn những học trò và thanh niên có nghĩa khí gửi lên Bắc Giang tham gia khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Kỳ Đồng, và bố trí vào hàng ngũ binh lính của đối phương để làm nội ứng một khi nổi dậy. Cứ mãi buồn rầu về thế cuộc, năm 1892, Trần Văn Gia lâm bệnh mất ở tuổi 56.
Tác phẩm Trần Văn Gia có Hoè Phù công dư ký, Chuyết cấu tập, Gián viện xướng thù, Hoè Anh thư cảo, Tích chỉ tập.
Trần Văn Gia 陳文嘉 (1836-1892) tự Hanh Chi, hiệu Hoè Phù, là nhà giáo, nhà thơ, một vị quan yêu nước triều Nguyễn. Ông người xã Quần Anh Trung, nay thuộc xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là học trò hoàng giáp Phạm Văn Nghị (1805-1884). Năm 1868, Trần Văn Gia thi đỗ cử nhân, được vào học Quốc Tử Giám, nhưng thi bốn khoa thi hội đều không đỗ. Ra làm quan, ông lần lượt giữ các chức Điển tịch Viện hàn lâm sung Hành tẩu bộ Binh, Biên tu Quốc sử quán, Tri huyện Yên Mô rồi Tri phủ Yên Khánh (Ninh Bình). Năm 1882, được thăng Giám sát Ngự sử đạo Nghệ Tĩnh, ông đã cùng đồng viện đàn hặc hai đại thần là Trần Tiễn Thành và Phạm Phú Thứ vì đã lấy luận điểm “khí vận” mơ hồ khi bàn việc đối phó với thực dân Pháp.
Năm 1883, đang cư tang mẹ ở quê, nhưng khi quân Pháp đánh chiếm Nam Định, ông liền…