Tạo ngày 10/06/2019 08:17 bởi
Vanachi Trần Thanh Mại (3/2/1911 - 3/2/1965) là nhà văn, nhà báo, và là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Ngoài ra, ông còn là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và là một trong những người có công gây dựng Viện Văn học Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Ông quê ở làng Tân Nội, tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc ngoại thành thành phố Huế, sinh trưởng trong một gia đình quan lại. Thuở nhỏ, ông học chữ Pháp, thi đỗ bằng Thành chung, nhưng bỏ dở việc học, để đi làm một công chức, dành hết cuộc đời cho nghiệp văn.
Từ những năm 30, ông làm báo, viết văn, từng là cộng sự của tờ Phụ nữ tân văn. Năm 1932, ông cho in tập truyện ngắn đầu tay Ngọn gió rừng. Kể từ đó, cứ vài ba năm ông lại cho ra đời một tác phẩm. Trong cuộc kháng chiến chín năm (1945-1954), ông làm giáo viên văn của Trường cấp III Lam Sơn, Thanh Hoá.
Sau khi hoà bình lập lại (tháng 8 năm 1954), ông là một trong những người phụ trách tạp chí Giáo dục nhân dân. Tiếp theo, ông về Viện Văn học Việt Nam (Hà Nội) phụ trách tổ Văn học Việt Nam cổ cận đại, và công tác ở đó cho tới khi mất (ngày 3 tháng 2 năm 1965) năm 54 tuổi.
Trần Thanh Mại (3/2/1911 - 3/2/1965) là nhà văn, nhà báo, và là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Ngoài ra, ông còn là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và là một trong những người có công gây dựng Viện Văn học Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Ông quê ở làng Tân Nội, tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc ngoại thành thành phố Huế, sinh trưởng trong một gia đình quan lại. Thuở nhỏ, ông học chữ Pháp, thi đỗ bằng Thành chung, nhưng bỏ dở việc học, để đi làm một công chức, dành hết cuộc đời cho nghiệp văn.
Từ những năm 30, ông làm báo, viết văn, từng là cộng sự của tờ Phụ nữ tân văn. Năm 1932, ông cho in tập truyện ngắn đầu tay Ngọn gió rừng. Kể từ đó, cứ vài ba năm ông lại cho ra đời một tác phẩm. Trong cuộc kháng chiến chín năm (1945-1954), ông…