Đăng bởi Mặc Am vào 23/03/2020 23:18, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 01/05/2024 12:25
故刑部侍郎劉公諱伯芻,於又新丈人行也。為學精博,頗有風鑒。稱較水之與茶宜者凡七等。揚子江南零水第一,無錫惠山寺石水第二,蘇州虎邱寺石水第三,丹陽縣觀音寺水第四,揚州大明寺水第五,吳松江水第六,淮水最下第七。斯七水余嘗俱瓶於舟中,親挹而比之,誠如其說也。客有熟於兩浙者,言搜訪未盡,余嘗志之。及刺永嘉,過桐廬江,至嚴子瀨,溪色至清,水味甚冷。家人輩用陳黑壞茶潑之,皆至芳香。又以煎佳茶,不可名其鮮馥也,又愈於揚子南零殊遠。及至永嘉,取仙岩瀑布用之,亦不下南零。以是知客之說誠哉信矣。夫顯理鑒物,今之人信不迨於古人,蓋亦有古人所未知而今人能知之者。
元和九年春,予初成名,與同年生期於薦福寺。余與李德垂先至,憩西廂玄鑒室。會適有楚僧至,置囊有數編書。余偶抽一通覽焉,文細密皆雜記,卷末又一題云煮茶記。云代宗朝李季卿刺湖州,至維揚,逢陸處士鴻漸。李素熟陸名,有傾蓋之歡。因之赴郡,抵揚子驛。將食,李曰:陸君善於茶,蓋天下聞名矣。況揚子南零水又殊絕。今者二妙千載一遇,何曠之乎?命軍士謹信者,挈瓶操舟,深詣南零。陸利器以俟之。俄水至,陸以杓揚其水曰:江則江矣,非南零者。似臨岸之水。使曰:某擢舟深入,見者累百,敢虛紿乎。陸不言。既而傾諸盆,至半,陸遽止之,又以杓揚之曰:自此南零者矣。使蹶然大駭,伏罪曰:某自南零齎至岸,舟蕩覆半。懼其鮮,挹岸水增之。處士之鑒神鑒也,其敢隱焉。李與賓從數十人皆大駭愕。李因問陸,既如是,所經歷處之水,優劣精可判矣。
陸曰:楚水第一,晉水最下。李因命筆口授而次第之:廬山康王谷水簾水第一;無錫縣惠山寺石泉水第二;蘄州蘭溪石下水第三;峽州扇子山下,有石突然,泄水獨清冷,狀如龜形,俗云蝦蟆口,水第四;蘇州虎邱寺石泉水第五;廬山招賢寺下方橋潭水第六;揚子江南零水第七;洪州西山西東瀑布水第八;唐州柏岩縣淮水源第九;廬州龍池山頭水第十;丹陽縣觀音寺水第十一;揚州大明寺水第十二;漢江金州上遊中零水第十三;歸州玉虛洞下香溪水第十四;商州武關西洛水第十五;吳松江水第十六;天台山西南峰千丈瀑布水第十七;郴州圓泉水第十八;桐廬嚴陵灘水第十九;雪水第二十。此二十水,余嘗試之,非係茶之精粗,過此不之知也。夫茶烹於所產處,無不佳也。蓋水土之宜,離其處水功其半,然善烹潔器全其功也。李置諸笥焉,遇有言茶者即示之。
又新刺九江,有客李滂門生劉魯封言嘗見說,余醒然思往歲僧室獲是書,因盡篋,書在焉。古人云:瀉水置瓶中,焉能辨淄澠。此言必不可判也,萬古以為信然,蓋不疑矣。豈知天下之理,未可言至。古人研精,固有未盡,強學君子,孜孜不懈,豈止思齊而已哉。此言亦有裨於勸勉,故記之。
Cố Hình bộ Thị lang Lưu công huý Bá Sô, ư Hựu Tân trượng nhân hàng dã. Vị học tinh bác, pha hữu phong giám. Xưng giảo thuỷ chi dữ trà nghi giả phàm thất đẳng. Dương Tử giang Nam Linh thuỷ đệ nhất, Vô Tích Huệ Sơn tự thạch thuỷ đệ nhị, Tô Châu Hổ Khưu tự thạch thuỷ đệ tam, Đan Dương huyện Quan Âm tự thuỷ đệ tứ, Dương Châu Đại Minh tự thuỷ đệ ngũ, Ngô Tùng giang thuỷ đệ lục, Hoài Thuỷ tối hạ đệ thất. Tư thất thuỷ dư thường câu bình ư chu trung, thân ấp nhi bỉ chi, thành như kỳ thuyết dã. Khách hữu thục ư Lưỡng Chiết giả, ngôn sưu phỏng vị tận, dư thường chí chi. Cập thích Vĩnh Gia, quá Đồng Lư giang, chí Nghiêm Tử lại, khê sắc chí thanh, thuỷ vị thậm lãnh. Gia nhân bối dụng trần hắc hoại trà bát chi, giai chí phương hương. Hựu dĩ tiên giai trà, bất khả danh kỳ tiên phức dã, hựu dũ ư Dương Tử Nam Linh thù viễn. Cập chí Vĩnh Gia, thủ Tiên Nham bộc bố dụng chi, diệc bất hạ Nam Linh. Dĩ thị tri khách chi thuyết thành tai tín hĩ. Phù hiển lý giám vật, kim chi nhân tín bất đãi ư cổ nhân, cái diệc hữu cổ nhân sở vị tri nhi kim nhân năng tri chi giả.
Nguyên Hoà cửu niên xuân, dư sơ thành danh, dữ đồng niên sinh kỳ ư Tiến Phúc tự. Dư dữ Lý Đức Thuỳ tiên chí, khế tây sương Huyền Giám thất. Hội thích hữu Sở tăng chí, trí nang hữu sổ biên thư. Dư ngẫu trừu nhất thông lãm yên, văn tế mật giai tạp ký, quyển mạt hựu nhất đề vân Chử trà ký. Vân Đại Tông triều Lý Quý Khanh thứ Hồ Châu, chí Duy Dương, phùng Lục xử sĩ Hồng Tiệm. Lý tố thục Lục danh, hữu khuynh cái chi hoan. Nhân chi phó quận, để Dương Tử dịch. Tương thực, Lý viết: Lục quân thiện ư trà, cái thiên hạ văn danh hĩ. Huống Dương Tử Nam Linh thuỷ hựu thù tuyệt. Kim giả nhị diệu thiên tải nhất ngộ, hà khoáng chi hồ? Mệnh quân sĩ cẩn tín giả, khiết bình thao chu, thâm nghệ Nam Linh. Lục lợi khí dĩ sĩ chi. Nga thuỷ chí, Lục dĩ thược dương kỳ thuỷ viết: Giang tắc giang hĩ, phi Nam Linh giả. Tự lâm ngạn chi thuỷ. Sứ viết: Mỗ trạc chu thâm nhập, kiến giả luỹ bách, cảm hư đãi hồ. Lục bất ngôn. Ký nhi khuynh chư bồn, chí bán, Lục cự chỉ chi, hựu dĩ thược dương chi viết: Tự thử Nam Linh giả hĩ. Sứ quyết nhiên đại hãi, phục tội viết: Mỗ tự Nam Linh tê chí ngạn, chu đãng phúc bán. Cụ kỳ tiển, ấp ngạn thuỷ tăng chi. Xử sĩ chi giám thần giám dã, kỳ cảm ẩn yên. Lý dữ tân tùng sổ thập nhân giai đại hãi ngạc. Lý nhân vấn Lục, ký như thị, sở kinh lịch xứ chi thuỷ, ưu liệt tinh khả phán hĩ.
Lục viết: Sở thuỷ đệ nhất, Tấn thuỷ tối hạ. Lý nhân mệnh bút khẩu thụ nhi thứ đệ chi: Lư sơn Khang Vương cốc thuỷ liêm thuỷ đệ nhất; Vô Tích huyện Huệ Sơn tự thạch tuyền thuỷ đệ nhị; Kỳ Châu Lan Khê thạch hạ thuỷ đệ tam; Giáp Châu Phiến Tử sơn hạ, hữu thạch đột nhiên, tiết thuỷ độc thanh lãnh, trạng như quy hình, tục vân Hà Mô khẩu, thuỷ đệ tứ; Tô Châu Hổ Khưu tự thạch tuyền thuỷ đệ ngũ; Lư sơn Chiêu Hiền tự Hạ Phương kiều đàm thuỷ đệ lục; Dương Tử giang Nam Linh thuỷ đệ thất; Hồng Châu Tây Sơn Tây Đông bộc bố thuỷ đệ bát; Đường Châu Bách Nham huyện Hoài Thuỷ nguyên đệ cửu; Lư Châu Long Trì sơn đầu thuỷ đệ thập; Đan Dương huyện Quan Âm tự thuỷ đệ thập nhất; Dương Châu Đại Minh tự thuỷ đệ thập nhị; Hán Giang Kim Châu thượng du trung linh thuỷ đệ thập tam; Quy Châu Ngọc Hư động hạ Hương Khê thuỷ đệ thập tứ; Thương Châu Vũ Quan Tây Lạc thuỷ đệ thập ngũ; Ngô Tùng giang thuỷ đệ thập lục; Thiên Thai sơn Tây Nam phong thiên trượng bộc bố thuỷ đệ thập thất; Sâm Châu Viên Tuyền thuỷ đệ thập bát; Đồng Lư Nghiêm Lăng than thuỷ đệ thập cửu; tuyết thuỷ đệ nhị thập. Thử nhị thập thuỷ, dư thường thí chi, phi hệ trà chi tinh thô, quá thử bất chi tri dã. Phù trà phanh ư sở sản xứ, vô bất giai dã. Cái thuỷ thổ chi nghi, ly kỳ xứ thuỷ công kỳ bán, nhiên thiện phanh khiết khí toàn kỳ công dã. Lý trí chư tứ yên, ngộ hữu ngôn trà giả tức thị chi.
Hựu Tân thứ Cửu Giang, hữu khách Lý Bàng môn sinh Lưu Lỗ Phong ngôn thường kiến thuyết, dư tỉnh nhiên tư vãng tuế tăng thất hoạch thị thư, nhân tận khiếp, thư tại yên. Cổ nhân vân: Tả thuỷ trí bình trung, yên năng biện Tri Thằng. Thử ngôn tất bất khả phán dã, vạn cổ dĩ vi tín nhiên, cái bất nghi hĩ. Khởi tri thiên hạ chi lý, vị khả ngôn chí. Cổ nhân nghiên tinh, cố hữu vị tận, cưỡng học quân tử, tư tư bất giải, khởi chỉ tư tề nhi dĩ tai. Thử ngôn diệc hữu bì ư khuyến miễn, cố ký chi.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Mặc Am ngày 24/03/2020 23:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Mặc Am ngày 03/05/2024 08:36
Hình bộ Thị lang Lưu Bá Sô đã mất là bậc trưởng bối bên nhà vợ của Hựu Tân. Ông học rộng biết nhiều, rất có danh tiếng về phong độ và kiến thức. (Ông từng nói) Có bảy loại nước khá thích hợp để pha trà: nước Nam Linh của sông Dương Tử là hạng nhất, nước suối chùa Huệ Sơn ở Vô Tích là hạng nhì, nước suối chùa Hổ Khưu ở Tô Châu là hạng ba, nước chùa Quan Âm ở huyện Đan Dương là hạng tư, nước chùa Đại Minh ở Dương Châu là hạng năm, nước sông Ngô Tùng là hạng sáu, nước Hoài Thuỷ là hạng bảy thấp nhất. Bảy loại nước này ta từng rót đầy bình để trong thuyền, tự tay múc và so sánh, quả nhiên đúng như những gì Lưu công nói. Khách có kẻ hiểu rõ vùng Lưỡng Chiết, bảo ta xem xét chưa tường tận, ta bèn ghi nhớ lấy. Đến lúc làm Thứ sử Vĩnh Gia, ta qua sông Đồng Lư, tới Nghiêm Tử lại, thấy khe trong vắt, nước mát vô cùng, bọn gia nhân lấy trà hạng thường ra pha, trà đã cũ lại đen, nhưng đều thơm phức. Lại dùng nước ấy để pha loại trà quý, hương thơm chẳng thể tả bằng lời. So với nước Nam Linh của sông Dương Tử thì hơn xa. Khi tới Vĩnh Gia, lấy nước thác Tiên Nham pha trà, cũng chẳng kém gì Nam Linh. Thế mới biết lời khách nói thật đúng thay! Đúc kết đạo lý, đánh giá sự vật, người nay quả không bằng được người xưa, nhưng cũng có chỗ người xưa chưa biết mà người nay lại biết đấy.
Năm Nguyên Hoà thứ chín, mùa xuân, ta mới thành danh, hẹn gặp một người đồng niên ở chùa Tiến Phúc. Ta với Lý Đức Thuỳ tới trước, nghỉ ngơi trong Huyền Giám thất bên mái Tây. Đúng lúc có tăng nhân đất Sở đến, trong túi mang theo mấy quyển sách. Ta tiện tay cầm một quyển lên xem, thấy chữ viết chi chít, đều là ghi chép tạp nhạp, bài cuối quyển đề tựa Chử trà ký. Nói rằng Lý Quý Khanh làm Thứ sử Hồ Châu thời Đại Tông, tới Duy Dương, gặp xử sĩ Lục Hồng Tiệm. Lý từng nghe danh Lục, vừa gặp mà như đã quen biết từ lâu, vui sướng vô cùng. Nhân đó cùng nhau đi đến quận, nghỉ trọ trong trạm dịch Dương Tử. Lúc chuẩn bị dùng cơm, Lý nói: “Lục quân tinh thông về trà, vang danh thiên hạ. Huống chi nước Nam Linh của Dương Tử lại cực kỳ tuyệt diệu. Nay gặp được cả hai, đúng là ngàn năm có một, còn gì mà nuối tiếc?” Bèn sai quân sĩ cẩn trọng và đáng tin, cầm bình chèo thuyền, xuôi xuống tận Nam Linh. Lục chuẩn bị trà cụ và chờ đợi. Thoáng chốc nước đã được mang về, Lục lấy môi múc nước lên và nói: “Sông vẫn là sông, chẳng phải Nam Linh. Dường như là nước ven bờ.” Sứ giả nói: “Tôi chèo thuyền vào sâu trong Nam Linh, có hơn trăm người thấy, nào dám dối gạt?” Lục không nói gì. Liền lật úp mấy chậu nước kia, được một nửa, Lục vội dừng tay, lại cầm môi múc nước lên và nói: “Từ đây là nước Nam Linh vậy.” Sứ giả giật mình kinh hãi, nhận tội thưa: “Tôi từ Nam Linh mang nước về đến bờ, thuyền đong đưa nên nước chảy mất đi một nửa. Tôi sợ nước ít, bèn vốc nước bên bờ sông thêm vào. Xử sĩ xem xét như thần, tôi nào dám che giấu?” Lý và khách khứa, tuỳ tùng mấy mươi người đều vô cùng kinh ngạc. Lý nhân đó hỏi Lục: “Nếu đã như vậy thì nước ở những nơi ngài đi qua, hơn kém nhau thế nào, có thể bình phẩm chính xác được hay không?”
Lục nói: “Nước đất Sở hàng đầu, nước đất Tấn kém nhất.” Lý bèn sai lấy bút, theo thứ tự lời Lục nói mà chép ra: “Nước thuỷ liêm Khang Vương cốc ở Lư Sơn là hạng nhất; nước suối chùa Huệ Sơn ở huyện Vô Tích là hạng nhì; nước dưới vách Lan Khê ở Kỳ Châu là hạng ba; dưới núi Phiến Tử ở Giáp Châu có đá nhấp nhô, nước chảy ra vẫn còn trong và lạnh, đá như hình rùa, tục gọi là Hà Mô khẩu, nước ở đó hạng tư; nước suối chùa Hổ Khưu ở Tô Châu là hạng năm; nước trong đầm ở dưới cầu Hạ Phương chùa Chiêu Hiền tại Lư Châu là hạng sáu; nước Nam Linh của sông Dương Tử là hạng bảy; nước thác Tây Đông ở Tây Sơn, Hồng Châu là hạng tám; nước đầu nguồn Hoài Thuỷ ở huyện Bách Nham, Đường Châu là hạng chín; nước trên đỉnh núi Long Trì ở Lư Châu là hạng mười; nước chùa Quan Âm ở huyện Đan Dương là hạng mười một; nước chùa Đại Minh ở Dương Châu là hạng mười hai; nước giữa dòng thượng du Kim Châu thuộc Hán Giang là hạng mười ba; nước Hương Khê dưới động Ngọc Hư ở Quy Châu là hạng mười bốn; nước Lạc Hà ở phía Tây Vũ Quan, Thương Châu là hạng mười lăm; nước sông Ngô Tùng là hạng mười sáu; nước thác cao ngàn trượng trên ngọn Tây Nam núi Thiên Thai là hạng mười bảy; nước Viên Tuyền ở Sâm Châu là hạng mười tám; nước bến Nghiêm Lăng ở Đồng Lư là hạng mười chín; nước tuyết là hạng hai mươi. Hai mươi loại nước này, ta đã từng thử qua, bất kể trà tinh hay thô, ngoài ra thì ta không biết nữa. Trà mà được pha ở nơi chúng sinh trưởng thì chẳng có loại nào mà không ngon, bởi thuỷ thổ thích hợp. Rời khỏi nơi ấy, công dụng của nước bị giảm đi một nửa, song với cách pha tài tình và trà cụ sạch sẽ thì có thể bổ khuyết hoàn toàn vậy.” Lý bày biện các sọt tre, hễ gặp được người biết đàm đạo về trà thì cho xem.
Hựu Tân làm Thứ sử Cửu Giang, có khách tên Lý Bàng và môn sinh Lưu Lỗ Phong kể chuyện họ gặp người bàn về trà, ta chợt nhớ năm xưa từng lấy được quyển sách ở tăng phòng, nhân đó lục tìm hết các tráp, thấy sách vẫn còn đó. Người xưa bảo: “Bình kia rót nước đầy, Tri Thằng khác chi đây?” Lời ấy bất tất phải bàn cãi, muôn đời vẫn đúng vậy, không nghi ngờ gì nữa. Phải biết đạo lý trong thiên hạ chưa thể luận đến nơi. Người xưa học vấn tinh thâm, song vẫn có chỗ chưa hiểu thấu, bậc quân tử hiếu học chẳng khi nào biếng nhác, há có thể hài lòng với những gì sẵn có thôi ư? Mấy lời này cũng mang chút ý khuyên răn, nên ta chép luôn vào đây.