Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 11/10/2007 14:46
Nhà thơ, nhà văn Thanh Tâm Tuyền qua đời trưa ngày 22 tháng 3-2006, tại thành phố Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi. Thanh Tâm Tuyền là một tác gia chính yếu đã làm mới nền văn học Miền Nam, trước 1975, và góp phần tạo nên một khúc quành cho văn học Việt Nam nói chung trong nửa sau thế kỷ 20. Ông đã làm mới câu thơ, bài thơ, ý thơ và quan niệm thi ca Việt Nam. Ông cũng làm mới câu văn xuôi, cách kể chuyện bắt đầu từ truyện Bếp lửa.
Ông du nhập nghệ thuật phương Tây bằng cách đọc trực tiếp, không kinh qua trường học Pháp thuộc như các nhà văn, nhà thơ lớp trước. Ảnh hưởng phương Tây do đó có tính cách trực tiếp, tự do và sáng tạo. Ngược lại, ông có khả năng thiết lập quan hệ hữu cơ và mật thiết giữa các bộ môn văn học và nghệ thuật: Thơ, Văn, Nhạc, Hoạ, như ở các nước phương Tây.
Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ý thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật.
Thanh Tâm Tuyền là người sâu sắc, uyên bác, tài hoa, nghiêm túc, tư cách và tiết tháo.
*
Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13 (có nơi ghi 15) tháng 3 năm 1936, tại Vinh, Nghệ An. Trong bài Thơ mừng năm tuổi, làm năm Nhâm Tý 1972, ông đã kể chi tiết tiểu sử (1). Từ 1952, ông đã đi dạy học, trường Minh Tân, Hà Đông và có truyện đăng báo Thanh Niên, Hà Nội.
Sau đó, 1954 vào Nam hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội di cư, cùng với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, cùng chủ trương nguyệt san Lửa Việt.
Tại Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Dân Chủ, Người Việt và nổi tiếng từ những tác phẩm đầu tay, tập thơ Tôi Không còn Cô Độc, 1956, và truyện Bếp lửa, 1957. Thời điểm này, ông tích cực tham gia biên tập báo Sáng tạo (1956-1960) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào “nhóm” Sáng Tạo, có ảnh hưởng lớn trên văn học Miền Nam suốt một thập niên.
1962, bị động viên vào trường Sĩ quan Thủ Đức, được giải ngũ, rồi tái ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn hoá,và làm báo quân đội, “tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch” (1972), cấp bực cuối cùng là Đại uý. Sau 1975, bị bắt đi học tập, trong 7 năm, tại trại Long Giao (Long Khánh) và nhiều trại cải tạo Miền Bắc. Cuối cùng sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1990. Ông qua đời vì ung thư phổi, tại nơi cư ngụ.
Thanh Tâm Tuyền là tác giả khoảng mười đầu sách; ba tập thơ: Tôi không còn cô độc (1956), Liên - Đêm - Mặt trời tìm thấy (1964, Sài Gòn), Thơ ở đâu xa (1990, Mỹ). Ba truyện: Bếp lửa (1957), Khuôn mặt (1964), Dọc đường (1967). Bốn tiểu thuyết: Cát lầy (1966), Mù khơi (1970), Tiếng động (1970), Một chủ nhật khác (thang 2, 1975). Một vở kịch ngắn: Ba chị em (1965). Một phiếm luận Tạp ghi (1970). Ông còn nhiều tác phẩm chưa xuất bản, như tiểu thuyết Ung thư đăng nhiều kỳ trên báo Văn, từ 1964, là một tác phẩm quan trọng.
Miền Nam Việt Nam những năm 1955-1960 bừng lên một sinh khí văn hoá. Hằng triệu người từ Bắc di cư vào Nam, những người từ nông thôn bước vào, hay trở về thành thị sau chiến tranh, tình hình an ninh và giá cả ổn định, các trường trung và đại học phát triển, sách báo, điã nhạc, nhập khẩu ào ạt với giá rẻ nhờ ngoại viện. Thơ Thanh Tâm Tuyền xuất hiện trong bối cảnh đó. Ít người mua và cầm trong tay tập thơ Tôi không còn cô độc, nhưng nhiều người, nhất là giới thanh niên, đọc thơ ông trên tạp chí Sáng tạo, bên cạnh thơ hiện đại khác của Tô Thuỳ Yên, Quách Thoại, Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Người Sông Thương.
Người đọc theo dõi, tìm hiểu, chứ thật sự yêu thích thì không nhiều; cũng có người, có bài báo chê trách là thơ lập dị, bí hiểm, hũ nút.
Mười lăm năm sau, tháng 11-1973, khi sự nghiệp thơ văn Thanh Tâm Tuyền đã an vị, báo Văn đã ra một số đặc biệt về đề tài này, ngày nay là tư liệu hiếm quý. Trên báo này, Lê Huy Oanh, nhà biên khảo chuyên về thơ, đã có hai bài: một bài kể lại quá trình tiếp xúc thơ Thanh Tâm Tuyền, từ chỗ ghét bỏ đến yêu thích; một bài giải thích “lối thơ Thanh Tâm Tuyền” qua bài Phục sinh nổi tiếng trong sự khen chê, với những câu: “Tôi buồn khóc như buồn nôn... Tôi buồn chết như buồn ngủ...”
Tôi không còn cô độc có lẽ chỉ là lời tâm nguyện như khi nhà thơ nói ‘tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ’, hay ‘có người cầm súng bắn vào đầu / đạn nổ nhịp ba / không chết’. Người đọc bực mình vì những lời lạ lẫm như thế thì ít, nhưng nhiều người phẫn nộ vì lời thách thức in ở đầu sách: “Ở đây tôi là hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi, người hoàn toàn tự do. Để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ. Người hoàn toàn tự do. Và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ”.
Lê Huy Oanh kể lại rằng: “trước đó tôi đã quẳng tập thơ qua cửa sổ, rồi lại nhặt lên, trân trối nhìn nó một hồi lâu trước khi từ từ, rất từ từ ấp nó vào ngực” (báo Văn đã dẫn, tr.8). Dĩ nhiên đây là cách nói tượng trưng.
Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Tâm Tuyền nhất định phải biết câu thơ phá thể thời 1946, như Nhớ máu của Trần Mai Ninh, Đèo cả của Hữu Loan, “Sáng mát trong như sáng năm xưa” của Nguyễn Đình Thi. Nhưng dù phá thể, câu thơ này vẫn còn giữ vần điệu. Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ: loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ. Thơ xưa đem tư tưởng ra “diễn ca”, còn Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.
Dựa trên lời Nietzsche, ông gọi đây là quan niệm nghệ thuật Dionysos đối lập với quan niệm Apollon, “nghệ thuật phá vỡ những hình thức sẵn có hỗn loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say sưa, một vẻ đẹp hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi thảm”.
Câu này trong bài Nỗi buồn trong thơ hôm nay, Thanh Tâm Tuyền viết năm 1955 - khi ông 19 tuổi - là một văn kiện cơ bản, trong lý luận về thơ. Trong chừng mực nào đó, nó tiếp nối bài Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi năm 1949, về nguyên tắc và lý thuyết. Về mặt nội dung và thực tiễn sáng tạo, Thanh Tâm Tuyền đi xa hơn.
Chất hiện đại trong thơ ông một phần do ảnh hưởng thơ thế giới, chủ yếu là thơ Pháp, từ Rimbaud, Lautréamont đến Apollinaire, nhất là thơ Siêu Thực của nhóm Breton, Eluard, mà ông tiếp thu trực tiếp, mà không kinh qua nhà trường Pháp thuộc như thế hệ đi trước. Thanh Tâm Tuyền không học đúng bài bản như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, cho nên tự do hơn. Xuân Diệu, về già, vẫn mơ ước làm một Ronsard. Thanh Tâm Tuyền thạo tiếng Pháp, ham đọc, nên tiếp xúc được với nhiều tác giả trên thế giới từ Gorki, Plekhanov, Marx, Trosky đến những tác giả mới hơn như Laưrence Durrell hay Soljenitsyne qua tiếng Pháp. Từ đó, thơ ông có chất quốc tế, trong nền Cộng Hoà Thế Giới:
Các anh Cộng Hoà đã chiến đấu cho Tây Ban NhaCâu ‘quốc tế ca’ của Thanh Tâm Tuyền nhiều người thuộc nhất có lẽ là hai câu đầu dùng làm tựa đề cho bài thơ, đăng trên báo Sáng tạo, số 4 tháng Giêng 1957:
Xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca
Một Breton tình điên còn nức nở
Mà Hy vọng Malraux còn thổn thức
Và mãi Ernest còn tiếc thương
Andalousie đói quên khiêu vũ
Việt Nam ốm yếu quên ca dao
Hãy cho anh khóc bằng mắt emBài này làm vào tháng 12-1956, một tháng sau khi Hồng Quân Liên Xô, nhân danh khối liên minh quân sự Vác-xô-vi tràn ngập Hung-ga-ri và thủ đô Bu-đa-pet. Sau đó ông còn làm tiếp Bản Anh Hùng Ca Budapest cũng đăng trên Sáng tạo.
Những cuộc tình duyên Budapest
Tôi đã chết nghẹn ngàoThơ Thanh Tâm Tuyền khi ngân vang hợp xướng, khi u uẩn tiếng kèn đồng:
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ
(...)
Hôm nay tôi dự hội
hôm nay dùng mắt nhìn
hôm nay dùng lời dịu
cô độc phút tan tành
tôi không còn cô độc
Ông già: tôi không còn cô độc
Hợp xướng: tôi không còn cô độc
Em gái: tôi không còn cô độc
Hợp xướng: không ai còn cô độc
không ai còn cô độc
Một người da đen một khúc hát đenThơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong Guernica của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Bầu trời đen sâu không cùng
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tuỷ của hờn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lối rừng mãi trống không
(...)
Vì blues không xanh, vì điệu blues đen
Trên màu da nức nở
(Đen, Sáng tạo, số 8, tháng 5-1957)
Đăng bởi Thuỷ Hương vào 19/10/2007 11:27
Một buổi chiều, một buổi chiều nào đó, như tất cả những buổi chiều ta đã lang thang trên xứ lạ, như tất cả những buổi chiều mặt trời rơi xuống xoáy buồn vào trái tim, ta nhìn đời sống mình bốc khói. Khói cay ngun ngún cháy đi tất cả những ngày đã qua, cháy đi những mộng tưởng cũ kỹ, những hè đường đầy lá úa ướt át, những dòng sông thở nồng mùi gỗ mục. Đời đã ngun ngún cháy đi những giây phút hạnh phúc đẹp đẽ và mơ mộng nhất của ta, cháy đi những cửa sổ mở tung nhìn con chim bay trên trời, những ngõ hẹp cất giấu bóng chiều âm ỉ, và khuôn mặt em, khuôn mặt ướt mưa mà hai bàn tay ta đã nâng niu như một cánh hoa gần. Trong mắt em ta nhìn thấy ngoài kia cơn mưa chụp xuống giăng kín buổi chiều. Em chớp mi, và bầu trời phủ đầy bóng tối. Một bóng tối thơm ngát mùi hoa chanh.
Một buổi chiều, một buổi chiều nào đó, giam mình giữa dòng xe cộ trùng điệp của giờ tan sở, để chiếc xe tự động lăn theo dòng nối tiếp mệt nhoài, tâm tư ta lại nhớ về những buổi chiều cũ ở quê nhà. Những buổi chiều đã ngun ngún bay đi. Bay đi như khói thuốc, như hương khói mùa xưa. Những buổi chiều trời thắp mãi tiếng mưa sầu. Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn bàng hoàng màu khói nhạt...
Ta chợt nhớ đến người thi sĩ ấy. Thanh Tâm Tuyền. Bây giờ, ông đang nuôi những cơn mộng nào. Ông đã sống như thế nào giữa lòng quê nhà mưa bay gió thổi [1]. Ông nhìn ngắm như thế nào những con đường, những buổi chiều, những băng đá, những dòng sông, những thành phố ngày xưa. Trời thì còn mưa, mưa mãi. Mưa rơi ướt những hoài vọng, những ước mơ, và bóng tối như đang đổ xuống không cùng. Ta muốn bật một que diêm để cùng Thanh Tâm Tuyền nhìn lại những buổi chiều cũ, có hơi ấm ngày xưa.
Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lênQue diêm đã bật lên rồi đó, chúng ta có ngửi thấy hơi ấm quê nhà? Ôi, một chiều mưa, mưa rơi ngoài châu thành, chiếc xe buýt xanh chạy vào trái tim, dòng sông và những chấm mưa lổ đổ, buổi chiều xanh lơ màu sương khói, vai áo em mềm ướt hồng da thịt, vùng tóc rối rét đầy. Em hiền, em hiền như bánh không men, như ngọn tháp giáo đường ngoài xa kia vươn lên như một búp nến. Hơi lửa nhỏ nhẹ cháy vào lòng ta rét mướt. Xe chạy hoài dòng sông nuối mắt. Búp nến buồn hiu hắt những hơi mưa. Sợi tóc quệt ngang vành môi theo đường bay của gió. Những con chim bay vào cõi sa mù.
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang xa dòng sông không bờ
(...)
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành.
Không tìm thấy bến không đỗ lại
Vai áo đã ướt đầy
Tóc em rét mướt
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trên tay.
Xe còn chạy mưa hoài dòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe...
(Một chỗ trên ô-tô-buýt)
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều*
Khóc thờ ơ ngoài không trung.
Hỡi Liên những Liên và LiênĐôi khi ở nơi đất lạ này, trưa nắng giữa ngã năm ngã sáu có chợ có ga, đường tàu mải miết, tôi chợt rưng rưng nhớ nhà. Tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho hết. Người thi sĩ ấy đã cảm ra những điều xót xa bàng hoàng này từ những ngày xưa. Sự bén nhạy của người thi sĩ đã khiến cho chàng ta được gọi tên như những nhà tiên tri thấu thị. Những nhà tiên tri này lên tiếng báo trước định mệnh của con người. Định mệnh có thể mang hình một cây thập tự nhưng cũng có thể là sự phục sinh. Nó có thể có mùi vị ẩm mốc của những đám lá chết nhưng cũng có thể có mùi thơm mát của những giọt sương long lanh đầu lá. Lên tiếng nói về những điều đó là nỗi khao khát đồng thời cũng là chức năng của người thi sĩ. Thế nhưng, đối với những chế độ đòi hỏi sự đồng phục trong lề lối sống của những con người mà nó nắm giữ, định mệnh con người phải hiểu là của nhà nước và do nhà nước định đoạt, ban phát. Thi sĩ không có quyền cất lên tiếng nói để làm tròn chức năng cũng như để thoả mãn những khao khát của chàng. Thi sĩ bị lưu đày khỏi quê hương hay bị lưu đày vào đời sống cùng khốn theo cả hai nghĩa đen và bóng. Ngày xưa, thời Platon, người ta trịnh trọng và lễ phép (giả hình) choàng vòng hoa vào cổ người thi sĩ, rồi đuổi họ ra khỏi xứ sở. Bây giờ, người ta không cần triết học, người ta vất bỏ sự lễ phép (giả hình và không giả hình), người ta tóm lấy cổ thi sĩ và tống chàng vào ngục. Hãy vào trong ngục mà rao giảng cho bóng tối lòng yêu thương và những điều tiên tri của ngươi, hỡi kẻ thi sĩ kia. Trong vùng bóng tối đó, ngươi hãy nói lên sự thấu thị của ngươi. Đâu là sự thật của cuộc đời? Mặt trời đang lên ngoài kia, và ngươi là kẻ ngồi trong bóng tối. Hỡi kẻ thi sĩ kia, ngươi không sản xuất ra của cải vật chất, ngươi đòi lên tiếng nói năng gì?!!
Anh muốn nghe một bài hát buồn - lời anh không thành điệu - muốn
nghe một bản hát buồn. Thí dụ. Trưa nắng giữa ngã năm ngã sáu có
chợ có ga, đường tàu mải miết. Bóng tối lặng thinh em hát lên
làm sao mà chịu đựng, hoa lá chia sầu. Một góc bàn anh hôn màu
gỗ trống.
Hỡi Liên những Liên và Liên
Chẳng là anh ngông cuồng kiếm tìm tổ quốc vậy em biết không. Mà
tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho
hết. Chẳng là anh chót yêu em vậy em biết không? Mà khi yêu nhau,
trong những đêm sao hằng hà, làm thế nào để quên được nhau...
(Nói về dĩ vãng)
Hãy cho anh khóc bằng mắt emPhẫn nộ là phẫn nộ trước sự đè nén, áp bức và dối trá, bưng bít sự thật. Sự thật của người thi sĩ, sự thật cháy hoài trong trái tim người thi sĩ là gì? Đó là tình yêu. Tình yêu trong tất cả mọi thể thái và lốt vỏ của nó: hạnh phúc, đau khổ, hoang mang, xót xa, hoài nghi, tuyệt vọng, rạng rỡ, âm u, hơi thở, tiếng cười, ngọt ngào, cay đắng, gần gũi, cách xa, dịu dàng, hung bạo, phương phi, rực rỡ, mệt mỏi, chán chường...
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong giây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
(Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest)
Hãy khép mắt khép mắt thật khẽ
Có thấy chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu vào những giấc mơ
Hương hoàng lan lẫn mái tóc người yêu
Xa thành phố bỗng lạc đường
Tại sao cánh rừng cháy tôi một mình
Người nào ngủ đây người nào chết đây thân xác tan tành
Hãy khép mắt khép thật kín
Và chúng ta rơi vào cơn ác mộng một mình
(Khai từ của một bản anh hùng ca)
Em gối đầu sương xuốngTình yêu trong thơ Thanh Tâm Tuyền ít khi được nhìn thấy dưới một khía cạnh vẹn toàn. Tình yêu ấy luôn luôn xao động, sấp ngửa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chúm môi lá biếc những chòm hôn vội vàng và con đường đi buổi chiều hấp hối, ôi buổi chiều sương mù, giữa những
Chuyện trò bằng bóng hình
Tôi đẹp như hình tôi
Như cuộc đời
Như mọi người
(...)
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
Sớm mai khua thức nhiều nhớ thương
Em là cánh hoa là khói sóng
Đêm màu hồng
(Bài ngợi ca tình yêu)
Ngón tay âm thầm trò chuyệnvà:
Những bước chân thỏ rừng
Chạy trên cỏ sắc
Sợi tóc đen như một chuỗi cười
(...)Tình yêu trong thơ Thanh Tâm Tuyền còn là tình nhân ái, là lời yêu thương cho những con người cô độc, lẻ loi, trong bóng tối chảy thảm giọt lệ sầu. Thi sĩ khi nghĩ đến mình, đồng thời, chàng nghĩ đến những người xung quanh. Nhìn cuộc lênh đênh chìm nổi của người khác, chàng nghĩ đến cuộc lang thang, nỗi cô đơn của chính mình. Những mơ-ước-hoài-nghi-ngọt-ngào-cay-đắng-thiết-tha cứ thế quyện lấy trái tim chàng.
Điếu thuốc bỗng trở niềm hắt hủi
Khói tím buồn
Vì chiều theo chân em sang bên kia đồi
Nụ cười mang theo
(...)
Em có biết sau lúc em từ biệt
Điếu thuốc cháy trên môi như người bạn chết
Hơi nóng khô nhành củi gẫy tàn...
Tôi biết những người khóc lẻ loiTrong ngôn ngữ tình yêu của Thanh Tâm Tuyền, những sợi tóc không còn chỉ là những sợi tóc, những sợi tóc đen như một chuỗi cười. Những giọt lệ không còn là những giọt lệ, nhưng lệ là những viên đá xanh. Và môi em là trái cây ngọt ngào. Cánh tay, thân thể em là cỏ hoa quyến rũ. Buổi chiều không còn đứng yên, nhưng chiều theo chân em sang bên kia đồi. Và bệnh viện mắt kín mưa đêm. Đêm trong thơ Thanh Tâm Tuyền, như thế, có một thân xác và một linh hồn.
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của Thượng Đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
(Lệ đá xanh)
Đêm hiền từ nhỏ to trên tránThân thể người con gái, người đàn bà trở thành một cái gì vừa cụ thể, gần gũi, có thể ăn cắn như một thứ trái cây, có thể ngửi được, vùi đầu vào được, sờ mó, nâng niu, vuốt ve được..., vừa trở nên một cái gì trừu tượng hoặc thanh thoát xa vời:
Màu đen sáng đủ ngó vào nụ cười
Có đấy không này em mưa chan hoà
Trên ngực trên ngực em bát ngát
Da trắng như tiếng hát ở trên trời...Tất cả những sự chuyển dịch, biến hoá từ hơi thở của tình yêu ấy luôn luôn kéo thi sĩ vào thiên nhiên. Một thiên nhiên khi thì trong xanh, bừng lên sáng sủa như một tiếng chim, nhưng cũng có những lúc cái thiên nhiên ấy lại chỉ hiện ra ở những hình thể sắc cạnh, chỉ là những khối gỗ, sắt vô tri.
Anh cúi xuống hôn cánh môi tím màu đêm mà thương nhớ...
Đừng trói anh vào trần gian bằng mắt em nhìn kia...
Người đàn bà rũ tóc thành một cơn bão mặn
Hương nồng chiều dòng kinh mùa hè...
(...)Hay là thiên nhiên của mùa về với những bông mía trắng phất phơ hay đám lau buồn lắt lay trong gió.
Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỷ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình
(Của em)
(...)
Ai xui rằng mùa măng chưa tới
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt
Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu
Muốn làm người học trò mười bảy tuổi
Đạp xe trên đường đồng
Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây...
(Bao giờ)
(...)Đó là những mảnh thiên nhiên hiền lành, thơ mộng, hoặc buồn bã, nhưng trong chúng, người ta vẫn thấy một cái gì thân mật, gần gũi. Nhưng đó là khi con người còn giữ lại được mình. Khi người ta cảm nhận được sự mất mát, xa lạ của mình đối với chính mình, khi người ta thấy mình đang bị cái thiên nhiên của sắt thép gỗ đá, của tiếng cơ khí chạm vào nhau và phát ra tiếng kêu của một loài sắt lạnh, của những cao ốc, những cột đèn... bao phủ lấy họ, người ta không còn thấy được nét mềm mại thơ mộng của thiên nhiên nữa.
Tuổi ấu thơ hòn cù lao xa khuất
Và tình yêu như đám lau buồn
Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm
Ở sau lưng ở trước mặt
Anh thả người trôi nổi
(Sầu khúc)
Anh sợ những cột đèn đổ xuốngKhi người ta ý thức được tình trạng bị mất mát, bị xâm chiếm, bị tha hoá của mình thì người ta hoặc là chạy trốn, hoặc chống cự lại, hoặc là trở nên chai lì, mất hết rung động trước những hiện hữu quanh mình. Lòng trở nên dửng dưng, hoang vắng.
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa
Đi đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hà Nội
Anh (...) ôm em trong tay mà đã nhớ em
ngày sắp tới.
Chiếc kèn hát mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bầy...
(...)
Anh đưa em đi trốn
Những dày vò ngày mai
(Dạ khúc)
(...)Trước một đời sống đang bị cuộn tròn vào tiếng cười của cơ khí, của tiếng động cơ xô anh vào bẫy, trên cát lầy lún mãi, tuổi thiếu niên chạy về nhảy múa trên tóc anh và gọi, có những lúc người thi sĩ đã dửng dưng một cách xót xa như thế, buổi chiều bây giờ trở thành dửng dưng, như lòng ta dửng dưng nhìn những ống khói cơ khí kia kiệt sức. Màu sắc thường làm dậy lên những rung động trong hồn người. Buổi sáng sắc xanh, buổi trưa sắc trắng, buổi chiều sắc tím, hay hồng. Cũng có khi yêu đời, người ta thấy buổi chiều sắc xanh, hoặc đang yêu người, ta thấy chiều lên sắc hồng; còn khi người ta buồn hoặc để lòng mình lãng mạn vu vơ bập bềnh tiếng sóng, người ta thấy chiều tím. Chiều
Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tàu mệt lả
(Bao giờ)
Em biết không?Nhưng Thanh Tâm Tuyền không để cho những tù ngục của mệt mỏi, dửng dưng ấy giam giữ ông. Ông bám vào tình yêu, vào sự lãng mạn của mình. Đó là chiếc chìa khoá giúp ông mở tung những cánh cửa của chán nản, của tuyệt vọng, của mệt mỏi, của sự đồng phục trong đời sống, của những sắt thép gỗ đá và những mệnh lệnh liên tiếp được dựng lên, tung ra để cầm nắm, để giam giữ tâm-ý-thể con người. Khuôn mặt tình yêu có trong sáng hay buồn bã, đôi mắt tình yêu có rạng rỡ hay thảm sầu, chàng thi sĩ vẫn tìm ra ở đó những phúc âm của đời mình.
Em biết không?
Trong ngục tù giam giữ những than van
Người ta kêu một mình
Thành tiếng động rửng rưng đống sắt rỉ hoen rơi đổ
Não óc anh hàng chấn song nguyền rủa
Khi em đi qua những đường phố dẫm nát những giấc mộng theo đòi
Hy vọng dội lên trong mọi hồi trống rỗng
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều
Khóc thờ ơ ngoài không trung...
(Sầu khúc)
(...)
Hãy ngửa khuôn cổ tròn như một cành hoa trắng,
anh đeo vào đây vòng ca ngợi
Hãy chìm mắt xuống những lớp nhớ nhung
như biển lớn anh đang dâng
Hãy đặt bàn tay mười ngón lửa
sưởi lên môi anh từng lạnh giá bởi những lời đã thốt
Anh sẽ hôn em, thời khắc hạnh phúc vẫn mong manh
(...)
Bởi con chim vẫn giam trong lồng ngực vừa được bay nên bay
mau hơn ánh sáng, anh nhìn được mắt em tuyệt vời tận muôn nghìn quá khứ.
Bởi con chim đã bay kịp thời-gian nên chậm lại, anh nhìn
thấu hồn em trong suốt những mai sau.
Bởi con chim còn xoè cánh liệng tròn, anh thâu nhận hết em qua vô vàn hình ảnh
(Liên-đêm-mặt trời tìm thấy)
(...)Trong tình yêu riêng của mình, Thanh Tâm Tuyền đã sống và chết trong đời sống như thế, đã hạnh phúc và đớn đau như thế, nhưng người thi sĩ ấy không để tình yêu che mờ hết những rung động khác trong con người chàng. Thanh Tâm Tuyền đòi hỏi tự do. Tự do trong mọi thể thái của nó. Người thi sĩ ấy đã làm thơ, và thơ của ông trước tiên là một sự phá bỏ những xiềng xích cũ. Sự cân đối, mực thước, cùng nhịp điệu, lối gieo vần của những thể thơ cũ có lẽ đã cản trở Thanh Tâm Tuyền trong cách diễn đạt những tư tưởng vỡ bờ, những lề lối suy nghĩ nằm ngoài khuôn phép của ông. Thanh Tâm Tuyền muốn cho hơi thở mình được tự do, tư tưởng mình được phóng khoát, nên ông đã đẩy thơ tự do của ông, thời ấy, vào những con đường hết sức mới lạ. Dĩ nhiên là Thanh Tâm Tuyền không thể thoát khỏi ảnh hưởng của những trào lưu Tây Phương đang ghi những dấu ấn trên tâm thức của thanh niên thời đó. Nhưng việc ông can đảm đưa vào thi ca chúng ta thời ấy những thể mới, ý mới như ông đã làm cũng đã cho chúng ta thấy tính cách khai phá của ông.
Anh đưa tiễn em, gửi theo những giấc mộng giấu kín hết đời. Em
lên đường và anh chỉ còn chân tay tẻ nhạt vô duyên như xứ sở
tang thương vì bom đạn.
(Chiều trên phi trường)
Ngực anh thủng lỗ đạn trònHoặc sự phản kháng của Thanh Tâm Tuyền trước những bất hạnh, những bất công, những bất túc của lương tâm con người. Trong lời phản kháng này, ta vẫn còn nghe ra một niềm hy vọng.
lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhẩy đập
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
(...).
núi cao uốn cây rừng
nhịp ba nhịp ba nhịp ba
tình yêu tự do mãi mãi
đất nước ào ào vỗ nhịp
triều biển chập chùng
Hà Nội Huế Sài gòn
ôm nhau nức nở
(...).
nhịp ba
tình yêu
tự do
mãi mãi
tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do mãi mãi
tình yêu tự do
mãi mãi anh ơi
(Nhịp ba)
Một người da đen một khúc hát đenVà sau đây là một cơn phẫn nộ vô cớ. Nào ai có biết tôi phẫn nộ gì. Cuộc đời này lúc nào cũng chật hẹp, tù túng, người nhìn người hau háu những móng vuốt giơ ra. Tôi phẫn nộ với tất cả mọi thứ đảo lộn hay đã được sắp xếp để đặt vào thế giới này. Hãy hét lên cho nguôi giận.
Bầu trời đen sâu không cùng
Những dòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tuỷ của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
(...).
Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên màu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng
(...).
thế giới va chạm những loài kim réo gọi
Thời gian mềm
không gặp thời gian
Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh
(Đen)
Tôi buồn chết như buồn ngủNgôn ngữ của Thanh Tâm Tuyền mạnh và chắc; nhịp điệu sắc gọn ở những bài mang ý phẫn nộ. Trong những bài nói chuyện yêu đương chan chứa, những hình ảnh dịu được đưa vào đã giúp điều chỉnh giọng thơ. Chính Thanh Tâm Tuyền cũng có nói xa gần đến điều này khi bảo thơ tự do “không gieo vần lối đồng âm đồng thanh, vần của nó là vần ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó là sự phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến cho hơi thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác” [6]. Ngoài ra, cũng trong đoạn trình bày về thơ tự do, cũng như về thái độ, cung cách làm thơ của mình, như Võ Phiến đã dẫn trong Văn học Miền Nam, Tổng quan (Văn nghệ 1986), trong tập Liên-đêm-mặt trời tìm thấy, Thanh Tâm Tuyền cũng nhắc đến một thứ nhịp điệu gọi là nhịp điệu của hình ảnh, một thứ nhịp điệu khác là nhịp điệu của ý tưởng, cả hai thứ này là sự thể hiện của nhịp điệu của ý thức.
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi... [5]
(Phục sinh)
Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sôngVần vẫn còn đấy, mặc dù nhịp điệu có được làm cho sai khác đi. Đoạn thơ sau đây cũng thế. Vần vẫn còn đó, nhưng nhịp điệu đã được chuyển hoá đi làm cho khác lạ, tạo nên những syncopes như trong âm nhạc. Những âm được sử dụng cũng là những âm chõi, cùng với những nhịp nhấn khác lạ, làm cho bài thơ toát ra một cảm giác buồn bực, dồn nét, bứt rứt. Tất cả những điều đó dọi phóng thành một cảnh buồn, chiếu mãi trong tâm thức người đọc. Những cảnh này được tạo nên bằng những bức ảnh đen trắng hoặc có màu xám xịt. Tiếng lóc cóc của vó ngựa trên đường về huyệt mộ và tiếng kèn harmonica nổi bật lên trong bối cảnh này.
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tàu mệt lả.
(Bao giờ)
Khi đêm chạy trở lui*
Người nào thổi harmonica
Tôi đến bằng mọi cách
Tiếng kèn khóc oà
Mưa bẩn sân ga
Toa tầu hạng ba
Chuyến xe hàng ốm yếu
Thổ mộ con ngựa già
Đường mòn đưa đến huyệt
Đứa trẻ con thổi harmonica
Trong hoàng hôn tóc rối
Tiếng kèn khoá oà...
(Sầu khúc)
Những giấc ngủ xiềng xích*
Cuộc lưu đày thêm xa
Tôi trốn về lẩn lút
Đất đai không tìm ra
Đâu cũng toàn quỷ sứ
Riễu cợt tôi ngây ngô
Cớ sao nhà ngươi khóc
Muốn làm người là điên
Con người thì cô độc
Không phép thuật nhiệm mầu
Tôi khóc mặc tôi khóc
Bầy quỷ nhảy xung quanh
Tôi khóc hoài tôi khóc
Và chúng nó phát điên
Chúng tước lấy tiếng nói
Giam tôi trong bóng tối.
Tôi khóc không ra lời
Và tôi đi lang thang
Tôi đi tìm tiếng nói
Cho cổ họng của tôi
(...)..
Tôi nhìn người tuyệt vọng
Tôi nhìn người khẩn cầu
Linh hồn tôi rách nát
Lời nói còn ở đâu....
(Liên-đêm-mặt trời tìm thấy)