Tạo ngày 21/10/2012 08:45 bởi
Vanachi Thúc Tề (1916-1946) sinh ngày 17/10/1916 tại Huế, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Nhuận. Sinh ra trong một gia đình nho giáo giàu lòng yêu nước, cha ông bị bắt vì tham gia phong trào Duy Tân. Ông ngoại là quan đại thần Tôn Thất Thuyết - người đứng đầu phong trào Cần Vương chống Pháp. Ông còn có bút danh Lãng Tử.
Thời niên thiếu, Thúc Tề vào học trường Quốc học, ngay từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tính cách say mê văn chương, yêu báo chí. Ngay trong bài báo đầu tiên, ông đã thể hiện tài năng của mình. Tuy nhiên cũng chính vì bái báo đó mà ông bị đuổi học.
Sau này ông kết thân với nhiều người bạn như Trọng Miên, Trọng Quy, Hồ Việt Tự, và đặc biệt là Hàn Mặc Tử. Nhóm bạn thân bắt đầu bước chân vào sự nghiệp văn chương báo chí. Nhà văn Trần Thanh Địch, bạn của Thúc Tề thời đó nhận xét: “Thúc Tề là cây bút có giọng điệu hài hước rất sắc sảo. Giới chính quyền, văn nghệ, sâu mọt hại dân đều rất ngán các bài ký tên Thúc Tề.”
Ông từng làm chủ bút hai tuần báo Đông Dương và Mai. Nhưng sau này vì những bài phóng sự đầy tính chiến đấu của mình mà tuần báo Mai bị nhà cầm quyền đóng cửa. Cuộc đời của ông dần chuyển sang hướng mới năm 1941 khi tham gia phong trào Việt Minh và tham gia tích cực trong “Hội văn hoá cứu quốc”.
Sau khi tuần báo Mai bị thực dân Pháp đóng cửa, ông trở lại Huế thuê một con đò ở Đập Đá bên sông Hương làm chỗ tá túc. Ở đây, ông tiếp tục viết bài đăng báo, làm thơ cho đến năm 1945. Cũng chính trong giai đoạn này (năm 1941), Thúc Tề đã cho xuất bản tập phóng sự nổi tiếng có nhan đề Nợ văn. Đây là tác phẩm được viết trong những năm từ 1934 - 1940, lúc Thúc Tề bỏ học cùng bạn bè từ Huế vào Sài Gòn dấn thân làm báo.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Kháng chiến bùng nổ, Thúc Tề cùng với Hải Triều, Hà Thế Hạnh thành lập Sở Tuyên truyền Trung Bộ và đến đầu năm 1946, ông lại được phân công cùng với ông Hoàng Thượng Khanh thành lập Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Thừa Thiên. Tháng 12 năm ấy, Thúc Tề bị quân Pháp bắt cóc, giết chết và vứt xác ở ga Truồi (thuộc huyện Phú Lộc) khi ông chỉ mới tròn 30 tuổi và chưa lập gia đình.
Tuy nhiên, mãi đến tháng 5 năm 1995 ông mới được Nhà nước truy tặng là liệt sĩ. Năm 1996, ông lại được truy tặng Huân chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Tác phẩm:
Thơ: Thúc Tề làm thơ ít, theo sách Việt Nam thi nhân tiền chiến, thì thơ ông chỉ có ba bài: “Xuân lên đường” (đăng trên Hà Nội báo khi ông 20 tuổi), “Em buồn” và “Trăng mơ”.
Tập văn xuôi:
- Nợ văn
- Phù dung và nhan sắc
Bài báo: khoảng 100 bài, gồm ký và điểm sách, điểm báo.
Thúc Tề (1916-1946) sinh ngày 17/10/1916 tại Huế, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Nhuận. Sinh ra trong một gia đình nho giáo giàu lòng yêu nước, cha ông bị bắt vì tham gia phong trào Duy Tân. Ông ngoại là quan đại thần Tôn Thất Thuyết - người đứng đầu phong trào Cần Vương chống Pháp. Ông còn có bút danh Lãng Tử.
Thời niên thiếu, Thúc Tề vào học trường Quốc học, ngay từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tính cách say mê văn chương, yêu báo chí. Ngay trong bài báo đầu tiên, ông đã thể hiện tài năng của mình. Tuy nhiên cũng chính vì bái báo đó mà ông bị đuổi học.
Sau này ông kết thân với nhiều người bạn như Trọng Miên, Trọng Quy, Hồ Việt Tự, và đặc biệt là Hàn Mặc Tử. Nhóm bạn thân bắt đầu bước chân vào sự nghiệp văn chương báo chí. Nhà văn Trần Thanh Địch, bạn của Thúc Tề thời đó nhận xét: “Thúc Tề…