Đăng bởi Vanachi vào 14/03/2005 18:35, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 15/09/2007 19:47

Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!

         *

Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.


Bài thơ này được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy năm 1940, sau đó được tuyển chọn vào sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân. Bản trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968) còn in thêm một khổ thơ nữa ở cuối như sau:
Mây thu đầu núi, gió lên trăng,
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc,
Tiếng Đời xô động, tiếng hờn câm.
Theo Bùi Viết Tân đăng trên Tạp chí Văn nghệ kháng chiến (5-1951), “Cuối năm 1949, trong một chuyến đi dài ngày từ Liên Khu 3 lên Việt Bắc, tôi có dịp đồng hành với thi sĩ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình) [...] nhân vật gây nguồn cảm hứng để anh sáng tác bài thơ nổi tiếng Tống biệt hành là một người tên Phạm Quang Hoà, trước 1945 thoát ly gia đình ra đi lên chiến khu làm cách mạng. Tôi đã hỏi anh Thâm Tâm, nhân vật Phạm Quang Hoà ở đâu, còn sống không? Anh Thâm Tâm cho biết Phạm Quang Hoà ra đi, trở về và đang tiếp tục cuộc sống của một người trai thời loạn.”

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được lược bỏ trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007.


[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

em xin đính chinh lại như sau

Hơi thu đầu gió thoảng lên trăng
cơn lạnh chiều nao toả bóng thầm
buồn ở lưng trời nghe đã lại
tiếng đời cô đọng tiếng lòng câm.
hjhj e là một thành viên mới nhưng bài thơ tống biệt hành bị cắt bớt mất một khổ thơ này và không được đưa vào sách giáo khoa.
hjhj ko phải tự hào và cũng có phần hơi ngổ ngáo nhưng các anh viết sai hết rồi!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đoạn này hay hơn!!!

-Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
các bạn đọc và suy ngẫm xem hay cực!

Ngọc Bích
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tống biệt hành

có bạn nào am hiểu chỉ dùm t chất Đường thi trong bài này ko? đa tạ

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

khổ cuối bài thơ

Minh Thuỳ thân mến ! Cá nhân mình học văn không giỏi, mình cũng không phải dân chuyên văn hay dân thi khối C nên đối với những nhận xét thì mình cũng có giới hạn trong những điều mình biết .
Theo Mình được học là tác giả Thâm Tâm "chấp nhận" lược bỏ 4 câu cuối của bài Tống Biệt Hành

Ở trào lưu thơ mới, Thâm Tâm đã đóng góp một "tiếng nói" hoàn toàn khác , Giữa cái ảo não, cảm xúc buồn bã của cuộc đời cũ thì  Tống biệt hành đưa đến cho người đọc một âm hưởng với chất bi hùng, bi tráng chứ không phải là buồn bã, uỷ mị , bế tắc như đa số tác phẩm khác. Và cái công làm cho Tống Biệt Hành có cái bi hùng là nhờ vào nhà phê bình văn học Hoài Thanh - tác giả của cuốn Thi Nhân Việt Nam.
Hoài Thanh đã tự ý lược bỏ 4 câu cuối khi đưa bài Tống Biệt Hành vào quyển thi nhân Việt Nam ( ngay khi tác giả  Thâm Tâm còn sống ) .
4 câu đó là :

Hơi thu đầu núi gió lên cao
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
Buồn ở lưng trời nghe đã lại
Tiếng đời xô động tiếng lòng căm

Vì theo Hoài Thanh nếu để 4 câu đó thì Tống Biệt Hành quay trở lại quỹ đạo của thơ mới. Tác giả Thâm Tâm không phản ứng, điều đó có nghĩa là nhà phê bình văn học Hoài Thanh đúng. Và bài thơ khép lại ở điệp khúc:

Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...

( đó là lí do mà bài Tống Biệt Hành do Admin đăng lên không có 4 câu cuối )

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thơ sưu tập


(Tôi có được thấy 1 bản”Tống biệt hành “đăng trên 1 tờ tuần báo văn nghệ vào thập niên 60, ở Nam bộ, hồi ấy là chế độ trước,vì lâu quá nên tôi không còn nhớ ra được tên tờ báo ấy, nhưng do rất yêu thích nên thuộc rất kỷ từng lời của bài thơ và chép vào lưu bút mình, vậy xin ghi ra đây đễ các bạn tham khảo thêm , vì hiện nay tôi thấy đã có rất nhiều bản khác nhau không rỏ do đâu )


Tống biệt hành

Đưa người ta thì đưa sang sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thấm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
Ly khách, ly khách, con đường nhỏ
Chí lớn không về, bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ muà hạ sen nở nốt
Môt chị, hai chị củng như sen
Khuyên nốt em trai giòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..

Người đi, ừ nhỉ người đi thật
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như là hơi rượu say..

Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều ua đổ bóng thầm
Ly khách bên trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động tiếng hồn câm

THÂM TÂM 1940

15.00
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]