Huỳnh Quỳ (27/6/1828 - 17/4/1926) hiệu Hướng Dương, người đời thường gọi là Tú Quỳ vì chỉ đỗ Tú tài, là là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hoà, sinh dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hoà, xã Lộc Quý, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Nội ông, cha ông (Huỳnh Kim Cang) và ông đều đỗ Tú tài. Mặc dù ông đi thi mấy lần và luôn đỗ đầu (đỗ lần đầu năm 19 tuổi). Vì thế, ông được người đời gọi là Tú Quỳ.
Ông không ra làm quan, tuy được triều đình Huế bổ dụng. Suốt đời ông chỉ ham phiêu du khắp các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đi đến đâu ông cũng mở trường dạy học và làm thơ phúng thích. Học trò ông có nhiều người giỏi. Về già ông nghỉ dạy, vui thú ruộng vườn, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến tuổi cửu tuần, vua Khải Định ban cho ông hàm Hàn lâm đãi chiếu.
Huỳnh Quỳ mất năm dưới triều vua Bảo Đại, thọ 98 tuổi. Tiến sĩ Phạm Liệu, một bạn văn và cũng là đại thần triều Thành Thái, Duy Tân, có làm câu điếu:
Gia học kế thừa ngã ngoại tổ môn trung túc xưng cao đệ,
Quốc văn đề xướng đại sáng đường hội diện hiệp bái tiên huy.
(Nối nghiệp học hành của gia đình, học nơi nhà ngoại tổ, ông sớm nổi danh là cao đệ [của ngài];
Vì sự nghiệp cổ suý quốc văn, ngày nay chúng ta gặp nhau tại nhà chủ soái cùng lạy tiên sinh.)
Huỳnh Quỳ sáng tác nhiều, phần lớn đều bằng chữ Nôm, và nhiều thể loại: thơ ca, văn tế, thơ tín, vè, câu đối; nhưng nay đã thất lạc gần hết.
Huỳnh Quỳ (27/6/1828 - 17/4/1926) hiệu Hướng Dương, người đời thường gọi là Tú Quỳ vì chỉ đỗ Tú tài, là là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Theo gia phả hệ tộc Huỳnh (hay Hoàng) ở Giảng Hoà, sinh dưới triều vua Minh Mạng, tại Giảng Hoà, xã Lộc Quý, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Nội ông, cha ông (Huỳnh Kim Cang) và ông đều đỗ Tú tài. Mặc dù ông đi thi mấy lần và luôn đỗ đầu (đỗ lần đầu năm 19 tuổi). Vì thế, ông được người đời gọi là Tú Quỳ.
Ông không ra làm quan, tuy được triều đình Huế bổ dụng. Suốt đời ông chỉ ham phiêu du khắp các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đi đến đâu ông cũng mở trường dạy học và làm thơ phúng thích. Học trò ông có nhiều người giỏi. Về già ông nghỉ dạy, vui thú ruộng vườn, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác.…