Thơ » Trung Quốc » Bắc Tống, Liêu » Tô Thức
Đăng bởi Vanachi vào 07/08/2008 05:40
熙寧十年秋,彭城大水,雲龍山人張君之草堂,水及其半扉。明年春,水落,遷於故居之東,東山之麓。升高而望,得異境焉,作亭於其上。彭城之山,岡嶺四合,隱然如大環,獨缺七十二,而山人之亭適當其缺。春夏之交,草木際天;秋冬雪月,千里一色,風雨晦明之間,俯仰百變。
山人有二鶴,甚馴而善飛,旦則望西山之缺而放焉。從其所如,或立於陂田,或翔於雲表。暮則傃東山而歸,故名之曰放鶴亭。
郡守蘇軾,時從賓客僚吏往見山人,飲酒於斯亭而樂之。揖山人而告之曰:「子知隱居之樂乎?雖南面之君未可與易也。易曰:『鳴鶴在陰,其子和之。』詩曰:『鶴鳴於九皋,聲聞於天。』蓋其為物,清遠閒放,超然於塵垢之外。故易詩以比賢人君子隱德之士,狎而玩之,宜若有益而無損者。然衛懿公好鶴,則亡其國。周公作酒誥,衛武公作抑戒,以為荒惑敗亂無若酒者;而劉伶阮籍之徒,以此全其真而名後世。嗟夫!南面之君,雖清遠閒放如鶴者猶不得好,好之則亡其國。而山林遁世之士,雖荒惑敗亂如酒者猶不能為害,而況於鶴乎?由此觀之,其為樂未可以同日而語也。」
山人欣然而笑,曰:「有是哉!」乃作放鶴招鶴之歌,曰:
鶴飛去兮,西山之缺,
高翔而下覽兮,擇所適。
翻然斂翼,宛將集兮,
忽何所見,矯然而復擊。
獨終日於澗谷之間兮,
啄蒼苔而履白石。
鶴歸來兮,東山之陰,
其下有人兮,黃冠草履葛衣而鼓琴。
躬耕而食兮,其餘以飽汝,
歸來,歸來兮,西山不可以久留!
元豐元年十一月初八日記。
Hy Ninh thập niên thu, Bành Thành đại thuỷ, Vân Long sơn nhân Trương quân chi thảo đường, thuỷ cập kỳ bán phi. Minh niên xuân, thuỷ lạc, thiên ư cố cư chi đông, đông sơn chi lộc. Thăng cao nhi vọng, đắc dị cảnh yên, tác đình ư kỳ thượng. Bành Thành chi sơn, cương lĩnh tứ hợp, ẩn nhiên như đại hoàn, độc khuyết thất thập nhị, nhi sơn nhân chi đình thích đương kỳ khuyết. Xuân hạ chi giao, thảo mộc tế thiên; thu đông tuyết nguyệt, thiên lý nhất sắc, phong vũ hối minh chi gian, phủ ngưỡng bách biến.
Sơn nhân hữu nhị hạc, thậm tuần nhi thiện phi, đán tắc vọng tây sơn chi khuyết nhi phóng yên. Tòng kỳ sở như, hoặc lập ư pha điền, hoặc tường ư vân biểu. Mộ tắc tộ đông sơn nhi quy, cố danh chi viết Phóng Hạc đình.
Quận thú Tô Thức, thời tòng tân khách liêu lại vãng kiến sơn nhân, ẩm tửu ư tư đình nhi lạc chi. Ấp sơn nhân nhi cáo chi viết: “Tử tri ẩn cư chi lạc hồ? Tuy nam diện chi quân vị khả dữ dịch dã. Dịch viết: “Minh hạc tại âm, kỳ tử hoạ chi.” Thi viết: “Hạc minh ư cửu cao, thanh văn ư thiên.” Cái kỳ vi vật, thanh viễn nhàn phóng, siêu nhiên ư trần cấu chi ngoại. Cố Dịch, Thi dĩ tỷ hiền nhân quân tử ẩn đức chi sĩ, hiệp nhi ngoạn chi, nghi nhược hữu ích nhi vô tổn giả. Nhiên vệ ý công hiếu hạc, tắc vong kỳ quốc. Chu Công tác Tửu Cáo, Vệ Vũ Công tác Ức giới, dĩ vi hoang hoặc bại loạn vô nhược tửu giả; nhi Lưu Linh, Nguyễn Tịch chi đồ, dĩ thử toàn kỳ chân nhi danh hậu thế. Ta phù! Nam diện chi quân, tuy thanh viễn nhàn phóng như hạc giả do bất đắc hiếu, hiếu chi tắc vong kỳ quốc. Nhi sơn lâm độn thế chi sĩ, tuy hoang hoặc bại loạn như tửu giả do bất năng vi hại, nhi huống ư hạc hồ? Do thử quan chi, kỳ vi lạc vị khả dĩ đồng nhật nhi ngữ dã.”
Sơn nhân hân nhiên nhi tiếu, viết: “Hữu thị tai!” Nãi tác Phóng hạc chiêu hạc chi ca, viết:
Hạc phi khứ hề, tây sơn chi khuyết,
Cao tường nhi hạ lãm hề, trạch sở thích.
Phiên nhiên liễm dực, uyển tương tập hề,
Hốt hà sở kiến, kiểu nhiên nhi phục kích.
Độc chung nhật ư giản cốc chi gian hề,
Trác thương đài nhi lý bạch thạch.
Hạc quy lai hề, đông sơn chi âm,
Kỳ hạ hữu nhân hề, hoàng quán thảo lý cát y nhi cổ cầm.
Cung canh nhi thực hề, kỳ dư dĩ bão nhữ,
Quy lai, quy lai hề, tây sơn bất khả dĩ cửu lưu!
Nguyên Phong nguyên niên thập nhất nguyệt sơ bát nhật ký.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 08/08/2008 05:40
Có 1 người thích
Niên hiệu Hy Ninh năm thứ mười, mùa thu ở Bành Thành nước lớn, dâng lên tới nửa cánh cửa căn nhà lá của ông Trương, biệt hiệu là Vân Long sơn nhân. Mùa xuân năm sau, nước rút, ông dời nhà phía đông nhà cũ, tại chân núi phía đông. Lên cao mà nhìn, thấy có cảnh lạ, bèn xây đình ở trên. Núi Bành Thành, sườn đỉnh bốn bề bao lại, kín đáo như cái vòng lớn, chỉ khuyết một mặt phía tây, mà cái đình của sơn nhân lấp ngay chỗ khuyết đó. Cuối xuân sang hạ, cỏ cây xanh tận chân trời, mà tới thu đông, ngàn dặm tuyết trăng một sắc. Trong lúc gió mưa, hoặc tối hoặc sáng cúi ngửa nhìn xa, biến hoá trăm vẻ.
Sơn nhân có hai con hạc rất thuần mà bay giỏi. Sáng thì hướng chỗ khuyết của núi phía tây mà thả hạc, hạc tung bay tự do, hoặc đậu nơi chân núi, hoặc lượn trên mây cao; tối thì hướng về phía đông mà về. Vì vậy gọi đình đó là đình Phóng Hạc.
Thái thú là Tô Thức thường cùng với khách khứa liêu thuộc và các người giúp việc, lại thăm sơn nhân, uống rượu ở đình mà vui với cảnh. Chuốc rượu sơn nhân mà bảo: “Ông biết cái vui ẩn cư không? Tuy vua chúa trên ngôi cũng không đổi được cái vui đó. Kinh Dịch viết: “Hạc kêu trong sân, hạc con hoạ theo.” Kinh Thi nói: “Hạc kêu ở đầm sâu, tiếng vọng tới trời cao.” Loài đó thanh cao nhành phóng, siêu nhiên thoát trần, cho nên Kinh Dịch vá Kinh Thi đều ví nó với bậc hiền nhân quân tử và kẻ sĩ ẩn dật. Đùa cợt ngắm nó thì có lẽ hữu ít mà vô hại; vậy mà Vệ Ý Công thích hạc đến mất nước. Ông Chu Công viết thiên Tửu Cáo, ông Vệ Vũ Công viết thiên Ức giới, cho rằng làm hoang toàng, mê hoặc, bại loạn thì không gì bằng rượu; vậy bọn Lưu Linh, Nguyễn Tịch lại nhờ rượu bảo toán thiên chân, lưu danh hậu thế. Than ôi! Vua chúa trên ngôi, thì dù thanh cao nhàn phóng như hạc kia, cũng không được thích vì thích nó thì mất nước; mà bọn ẩn sĩ ở sơn lâm, thì dù hoang toàng, mê hoặc, bại loạn như rượu kia cũng không làm hại mình được, huống chi là hạc. Do đó mà xét thì vui cũng có ba bảy đường, không nhất loại coi như nhau được.”
Sơn nhân vui vẻ cười rằng: “Vậy ư?” Rồi làm một bài “Thả hạc” và “Phóng hạc” mà ca rằng:
Hạc bay đi (hề), tới chỗ khuyết ở núi tây,
Lượn trên mà nhìn xuống (hề) lựa chỗ thích ý.
Vội khép cánh, như muốn đậu (hề),
Bỗng thấy gì, lại đập cánh bay cao.
Suốt ngày một mình ở chốn hang, ngòi (hề),
Mổ riêu xanh mà giẫm lên đá trắng.
Hạc về đi (hề) ở phía bắc núi đông,
Ở dưới có người (hề), mũ vàng, dép cỏ, bận áo mỏng mà gảy đờn.
Cầy lấy ruộng mà ăn (hề) có dư thì nuôi hạc,
Về đi, về đi (hề), núi tây chẳng nên ở lâu.
Viết ngày mồng tám tháng mười một năm Nguyên Phong nguyên niên.