弔陳碧珊

龍編纔向鳳城回,
朝對猶希永彆催。
賈誼少年難久用,
漢文前席正弘開。
三元聲價留殘竹,
半夜風霜落早梅。
空億丞槎隨博望,
幾回天馬自西來。

 

Điếu Trần Bích San

Long Biên tài hướng phượng thành hồi,
Triều đối do hy vĩnh biệt thôi.
Giả Nghị thiếu niên nan cửu dụng,
Hán Văn tiền tịch chính hoằng khai.
Tam nguyên thanh giá lưu tàn trúc,
Bán dạ phong sương lạc tảo mai.
Không ức thừa tra tuỳ Bác Vọng,
Kỷ hồi thiên mã tự tây lai.


Trần Bích San hiệu Mai Nham sinh năm 1840, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, là một người tài giỏi, được người đời sánh ngang hàng với Vương Tăng, một danh sĩ đời Tống ở Trung Hoa. Ông được vua Tự Đức trọng dụng, đổi tên là Trần Hy Tăng. Trần Bích San từng được bổ nhiệm làm tuần phủ Hà Nội. Năm 1870, giữ chức lễ bộ sự vụ, được cử đi sứ sang Trung Quốc lo việc mở thương cục. Là một sĩ phu yêu nước, ông ủng hộ những người chống Pháp, kịch liệt phê phán những người nghị hoà, đầu hàng giặc để một phần đất nước rơi vào tay giặc Pháp xâm lược. Trần Bích San là người có tư tưởng tiến bộ, muốn tiến hành cải cách nước ta về mọi mặt. Tiếc rằng, vua Tự Đức và một số quan lại bảo thủ đã bỏ ngoài tai những ý kiến quý báu, cực kỳ quan trọng của ông cũng như của những sĩ phu tiến bộ thời bấy giờ.

Năm 1877, vua Tự Đức cử Trần Bích San dẫn đầu phái đoàn sang Pháp để tiếp tục nghị hoà và thương lượng về vấn đề Nam Kỳ. Đến thời điểm này, Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm được 10 năm. Một số nơi ở miền Trung và miền Bắc, quân Pháp tiếp tục gây hấn và chiếm đóng. Thật là trớ trêu! Từ năm 1862, rồi đến năm 1867, Phan Thanh Giản đã dẫn đầu phái đoàn nghị hoà với Pháp. Kết cuộc Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Đại học sĩ Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản còn bị triều đình cách bỏ chức tước, đục xoá tên ở bia tiến sĩ. Ngay sau khi được triều đình cử dẫn đầu phái đoàn đi Pháp để đàm phán, Trần Bích San đã có ngay một sự lựa chọn. Với kẻ sĩ, không nhận nhiệm vụ là chống lại mệnh vua, là bất trung, vâng mệnh vua, đi nghị hoà với giặc, chưa chắc đã thành công. Với một người có tư tưởng chống Pháp, đứng trước bối cảnh lịch sử, trước cán cân lực lượng của ta và địch, trước sự nhu nhược bảo thủ của triều đình, theo Trần Bích San, nghị hoà là bán nước, đầu hàng giặc Pháp, sẽ trở thành tội nhân của dân tộc, đất nước và lịch sử đến muôn đời sau. Thế là sau khi vào triều trở về nhà được 1 ngày, Trần Bích San uống thuốc độc tự tử để phản đối chủ trương nghị hoà của triều đình, thể hiện chí hướng của mình. Ông đã lấy cái chết để thức tỉnh người đang sống.

Có thuyết nói trước khi sang Pháp, phải vào Sài Gòn gặp phó thuỷ sư đô đốc Pháp là Dupré. Ông này và Trần Bích San từng có va chạm ở Hà Nội. Vì ngại Dupré sẽ làm nhục mình và nhục lây đến quốc thể nên Trần Bích San tự tử. Vua Tự Đức thương tình, đi điếu bài thơ này.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của (Không rõ)

Vừa ở Thăng Long đến đế kinh,
Ngờ đâu vĩnh biệt phút thình lình.
Gác cao chờ đón, buồn Văn đế,
Tuổi trẻ tài danh, khóc Giả Sinh.
Bảng quán ba trường văn chói lọi,
Mai vừa nửa giấc gió tan tành.
Một đi Bát Vọng khôn tìm dấu,
Thiên mã tây sang lại giật mình!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Phải đâu Trần Bích San ngại Dupré sẽ làm nhục mình!

Trần Bích San hiệu Mai Nham sinh năm 1840, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Bích San là một người tài giỏi, được người đời sánh ngang hàng với Vương Tăng, một danh sĩ đời Tống ở Trung Hoa. Ông được vua Tự Đức trọng dụng, đổi tên là Trần Hy Tăng. Trần Bích San từng được bổ nhiệm làm tuần phủ Hà Nội. Năm 1870, giữ chức lễ bộ sự vụ, được cử đi sứ sang Trung Quốc lo việc mở thương cục. Là một sĩ phu yêu nước, ông ủng hộ những người chống Pháp, kịch liệt phê phán những người bảo hoà, đầu hàng giặc để một phần đất nước rơi vào tay giặc Pháp xâm lược.
Trần Bích San là người có tư tưởng tiến bộ, muốn tiến hành cải cách nước ta về mọi mặt. Tiếc rằng, vua Tự Đức và một số quan lại bảo thủ đã bỏ ngoài tai những ý kiến quý báu, cực kỳ quan trọng của ông cũng như của những sĩ phu tiến bộ thời bấy giờ.
Năm 1877, vua Tự Đức cử Trần Bích San dẫn đầu phái đoàn sang Pháp để tiếp tục nghị hoà và thương lượng về vấn đề Nam Kỳ. Đến thời điểm này, Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm được 10 năm. Một số nơi ở miền Trung và miền Bắc, quân Pháp tiếp tục gây hấn và chiếm đóng. Thật là trớ trêu! Từ năm 1862, rồi đến năm 1867, Phan Thanh Giản đã dẫn đầu phái đoàn nghị hoà với Pháp. Kết cuộc Nam Kỳ rơi vào tay Pháp. Đại học sĩ Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản còn bị triều đình cách bỏ chức tước, đục xoá tên ở bia tiến sĩ.
Ngay sau khi được triều đình cử dẫn đầu phái đoàn đi Pháp để đàm phán, Trần Bích San đã có ngay một sự lựa chọn. Với kẻ sĩ, không nhận nhiệm vụ là chống lại mệnh vua, là bất trung, vâng mệnh vua, đi nghị hoà với giặc, chưa chắc đã thành công. Với một người có tư tưởng chống Pháp, đứng trước bối cảnh lịch sử, trước cán cân lực lượng của ta và địch, trước sự nhu nhược bảo thủ của triều đình, theo Trần Bích San, nghị hoà là bán nước, đầu hàng giặc Pháp, sẽ trở thành tội nhân của dân tộc, đất nước và lịch sử đến muôn đời sau.
Thế là sau khi vào triều trở về nhà được 1 ngày, Trần Bích San uống thuốc độc tự tử để phản đối chủ trương nghị hoà của triều đình, thể hiện chí hướng của mình. Ông đã lấy cái chết để thức tỉnh người đang sống.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyễn Văn Dũng Vicar

Long Biên vừa trở lại bên ngai
Mưu lược trước triều vĩnh biệt hoài
Giả Nghị trẻ người lâu khó dụng
Hán Văn rộng cửa đón hiền tài
Tam nguyên danh tiếng ghi tàn trúc
Sương gió nửa đêm sớm rụng mai
Chẳng liệu giúp bè theo Bác Vọng
“Kỷ hồi thiên mã tự tây lai”.


Câu cuối theo lời văn tôi chưa thực hiểu ý nghĩa câu này, trong đó chữ “thiên mã” chỉ “sao Thiên Mã”. Tạm dịch là: Mấy lần sao Thiên mã từ phía tây lại (có gắn gì với việc chuẩn bị đi Tây dương của Trần Bích San?). Thành thật xin vị nào hiểu chỉ giúp.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Long Biên vừa ở đến kinh đô,
Giục giả ngờ đâu vĩnh biệt rồi.
Giả Nghị thiếu niên khôn sử dụng,
Gác cao Văn đế, đón hiền tài.
Tam nguyên chói lọi văn danh tiếng,
Nửa đêm mây gió sớm rụng mai,
Bát Vọng một đi khôn thấy dấu,
Nhớ về thiên mã tự tây qua.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời