Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tôn Thất Mỹ (1860-1913) hiệu Tam Xuyên, sinh tại làng An Cựu, Huế. Ông là người đa tài, mới 19 tuổi đã đỗ cử nhân, 28 tuổi làm Án sát Thanh Hoá. Cha là Thượng thư Tôn Thất Phan, một trong 3 đại thần ký Hoà ước Patenôtre 1884, lại từng kết án giam hoàng tử Bửu Lân nên lo sợ mà chết sau khi Bửu Lân lên ngôi vua Thành Thái. Triều Huế rồi cũng nhân Tôn Thất Mỹ mắc một lỗi nhỏ liền cách chức, tước sạch mọi phẩm hàm và hạ ông làm dân đen. Thế rồi ông lao vào một cuộc đời phiêu dạt nay đây mai đó, kiếm sống bằng thơ, mất tại Quảng Bình năm 1913.
Giai thoại về ông có khá nhiều. Theo cụ Hoàng Trọng Thược biên khảo trong cuốn Nghệ thuật trào phúng và nụ cười trong thi văn Việt Nam, Tam Xuyên là một con người tài ba phóng túng mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhắc tới trong cuốn Vang bóng một thời của ông về giai thoại “Thả thơ” của ông với bà hầu non là Mộng Liên. Hai ông bà dong chơi đi bộ từ Nghệ An vô Huế, tới đâu thì dừng chân lại tổ chức những buổi thả thơ để kiếm tiền đi đường. Đi đến Đèo Ngang (Hà Tĩnh), nhân trời tối nhân gió mát trăng thanh, ông bà ngủ đỡ trong một quán lá vắng chủ. Trong đêm này, ân ái nồng nàn với vợ, ông bị chết vì thượng mã phong. Trong đám tang của ông ở Huế, có nhiều câu đối phúng điếu của các thi hữu, trong đó đáng kể nhất có câu của Thượng thư bộ Lại là Phước Môn Nguyễn Hữu Bài như sau: “Ra Bắc vào Nam trăng gió đề huề thi một túi; Lên đèo xuống ải mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm”.
Tôn Thất Mỹ (1860-1913) hiệu Tam Xuyên, sinh tại làng An Cựu, Huế. Ông là người đa tài, mới 19 tuổi đã đỗ cử nhân, 28 tuổi làm Án sát Thanh Hoá. Cha là Thượng thư Tôn Thất Phan, một trong 3 đại thần ký Hoà ước Patenôtre 1884, lại từng kết án giam hoàng tử Bửu Lân nên lo sợ mà chết sau khi Bửu Lân lên ngôi vua Thành Thái. Triều Huế rồi cũng nhân Tôn Thất Mỹ mắc một lỗi nhỏ liền cách chức, tước sạch mọi phẩm hàm và hạ ông làm dân đen. Thế rồi ông lao vào một cuộc đời phiêu dạt nay đây mai đó, kiếm sống bằng thơ, mất tại Quảng Bình năm 1913.
Giai thoại về ông có khá nhiều. Theo cụ Hoàng Trọng Thược biên khảo trong cuốn Nghệ thuật trào phúng và nụ cười trong thi văn Việt Nam, Tam Xuyên là một con người tài ba phóng túng mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhắc tới trong cuốn Vang bóng một thời…