☆☆☆☆☆ 15.00
Nước:
Anh4 bài thơ
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 06/07/2007 14:30 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 28/07/2007 08:29 bởi
Vanachi Seamus Jastin Heaney (13/4/1939 - 30/8/2013) là nhà thơ Ireland, giải Nobel Văn học 1995, sinh tại một làng quê Bắc Ireland, mười hai tuổi nhận được học bổng và đến học tại trường cao đẳng St. Columb, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hoàng gia Belfast năm 1961. Năm 1975-1980, ông dạy học tại Carysfort College (Dublin). Năm 1982, dạy Đại học Harvard, năm 1984 được phong hàm giáo sư và từ 1989-1994 dạy ở Đại học Oxford. Những vần thơ đầu tiên ông viết khi còn là giáo viên ở Belfast, tập thơ đầu tay Cái chết của nhà tự nhiên học ra đời năm 1966. Các tập thơ Cánh cửa mở vào bóng đêm (1969), Hết mùa đông (1972) tiếp tục những mô-típ quen thuộc: cái chết và đất đai. Đất đai là biểu tượng của số phận, là nguồn gốc của tất cả, là sự kết hợp giữa tàn phá và dựng xây, của sự yên nghỉ muôn đời và sự hồi sinh lại. Các tiểu luận của ông Quyền lực của ngôn từ và Thơ ca đứng lên bày tỏ những suy nghĩ về trách nhiệm công dân đối với số phận của đất nước bị chia cắt và tàn phá. Bản dịch thiên sử thi thời trung cổ Boewulf của ông ra tiếng Anh hiện đại được xếp là cuốn sách best-seller năm 2000 ở Anh và Mỹ.
Seamus Heaney là thành viên của Viện Hàn lâm Văn học và Nghệ thuật Ireland; thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn học và Nghệ thuật Mỹ, được nhận nhiều bằng danh dự của các trường đại học. Năm 1996, Seamus Heaney là người thứ tư của đảo quốc nhỏ bé Ireland được trao giải Nobel Văn học, vì ông đã sáng tạo ra 9 tập thơ mang vẻ đẹp trữ tình và chiều sâu thẩm mỹ, tôn vinh những phép lạ của đời thường và của quá khứ sống động. Đối với Seamus Heaney, nhiệm vụ của nhà thơ là bảo vệ cái đẹp đặc biệt là khi các chế độ độc tài tiêu diệt nó. Ngoài ra, ông còn nhận được giải thưởng nghệ thuật và văn chương do Bộ Văn hoá Pháp trao tặng. S. Heaney được coi là nhà thơ số một trên đảo quốc Ireland nhiều tài năng văn học.
Tác phẩm:
- Cái chết của nhà tự nhiên học (Death of a naturalist, 1966, thơ)
- Cánh cửa mở vào bóng đêm (Door into the dark, 1969, thơ)
- Hết đông (Wintering out, 1972, thơ)
- Miền Bắc (North, 1975, thơ)
- Công việc đồng áng (Field work, 1979, thơ)
- Những mối bận tâm (Preoccupations, 1980, tập tiểu luận của thời kì 1968-1978)
- Lạc đường (Sweeney astray, 1984, thơ)
- Đồn đảo (Station Island, 1984, thơ)
- Ngọn đèn sơn tra (The haw lantern, 1987, thơ)
- Quyền lực của ngôn từ (The government of the tongue, 1988, tiểu luận)
- Thấy sự vật (Seeing things, 1991, thơ)
- Việc chữa bệnh ở Troy (The cure at Troy, 1991, kịch)
- Tiểu luận về thơ ca đương đại Bắc Ireland (Essays on the contemporary poetry of Northern Ireland, 1992, nghiên cứu phê bình)
- Tập tiểu luận phê bình (A collection of critical essays, 1993, tiểu luận)
- Điều chỉnh lại thơ ca (The redress of poetry, 1995, tiểu luận)
- Cấp độ của tâm hồn (The spirit level, 1996, thơ)
- Ánh điện (Electric light, 2001, thơ)
Seamus Jastin Heaney (13/4/1939 - 30/8/2013) là nhà thơ Ireland, giải Nobel Văn học 1995, sinh tại một làng quê Bắc Ireland, mười hai tuổi nhận được học bổng và đến học tại trường cao đẳng St. Columb, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hoàng gia Belfast năm 1961. Năm 1975-1980, ông dạy học tại Carysfort College (Dublin). Năm 1982, dạy Đại học Harvard, năm 1984 được phong hàm giáo sư và từ 1989-1994 dạy ở Đại học Oxford. Những vần thơ đầu tiên ông viết khi còn là giáo viên ở Belfast, tập thơ đầu tay Cái chết của nhà tự nhiên học ra đời năm 1966. Các tập thơ Cánh cửa mở vào bóng đêm (1969), Hết mùa đông (1972) tiếp tục những mô-típ quen thuộc: cái chết và đất đai. Đất đai là biểu tượng của số phận, là nguồn gốc của tất cả, là sự kết hợp giữa tàn phá và dựng xây, của sự yên nghỉ…