Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (21/4/1864 - 4/1/1921), tên thật có sách chép Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nên thường gọi là cô Năm, sinh tại làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Thuở nhỏ bà thông chữ Hán, sau học thêm chữ quốc ngữ. Năm 24 tuổi bà kết hôn với cai tổng Nguyễn Công Tính, sinh được một con gái tên là Nguyễn Thị Vinh, nhưng chẳng bao lâu chồng mất, bà sương cư thủ tiết không tái giá, nên nhân dân gọi là Sương Nguyệt Anh.
Năm 1918, người con gái qua đời, nhân với lời mời chân tình của các văn hữu, bà lên Sài Gòn làm chủ bút báo
Nữ giới chung (tiếng chuông nữ giới). Đây là một tờ báo quy tụ nhiều cây bút có tiếng ở Sài Gòn dạo ấy. Có lúc Phạm Quỳnh vào Nam vận động báo này đi theo quỹ đạo của tờ
Nam phong, nhưng ý định này của họ Phạm không thành. Tờ báo chỉ sống được một thời gian ngắn, đến ngày 17-7-1918 thì tự đình bản.
Bà làm thơ khá nhiều, phần lớn là thơ Đường luật chữ Hán, nay đã thất lạc. Thơ bà man mác nỗi đau về đất nước, cảnh nhân dân sống trong vòng lầm than khốn khổ. Làm báo ít lâu, bà mắc chứng đau mắt, chữa mãi không khỏi, sau thành loà hẳn, lui về ở với bà con ở Mỹ Thạnh Hoà, đến năm Canh Thân ngày 12 tháng 11 (4-1-1921) tạ thế, thọ 58 tuổi, mộ để ở cách chợ Ba Mỹ chừng 100 thước, về lối đường Mỹ Chánh, Bến Tre. Năm 1959, mộ bà được cải táng cạnh mộ Nguyễn Đình Chiểu, cháu gọi bà bằng cô là bà Nguyễn Thoại Long đề thơ ở bia mộ:
Khóc cô Mẫu
Dựng mồ kỷ niệm Nguyệt Anh cô,
Vóc dáng ngày nay biết ở mô.
Tờ báo Giới chung còn dấu tích,
Tấm bia liệt nữ nét nào khô.
Sông Tri rày đặng nương hồn phách,
Đất khách từ đây lánh bụi hồ.
Phận cháu Thoại Long lòng kính mến,
Nguyệt Anh cô hỡi, Nguyệt Anh cô.
(Trích
Văn học Việt Nam miền đất mới)
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (21/4/1864 - 4/1/1921), tên thật có sách chép Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Xuân Khuê, là con gái thứ tư của nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nên thường gọi là cô Năm, sinh tại làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Thuở nhỏ bà thông chữ Hán, sau học thêm chữ quốc ngữ. Năm 24 tuổi bà kết hôn với cai tổng Nguyễn Công Tính, sinh được một con gái tên là Nguyễn Thị Vinh, nhưng chẳng bao lâu chồng mất, bà sương cư thủ tiết không tái giá, nên nhân dân gọi là Sương Nguyệt Anh.
Năm 1918, người con gái qua đời, nhân với lời mời chân tình của các văn hữu, bà lên Sài Gòn làm chủ bút báo Nữ giới chung (tiếng chuông nữ giới). Đây là một tờ báo quy tụ nhiều cây bút có tiếng ở Sài Gòn dạo ấy. Có lúc Phạm Quỳnh vào Nam vận động báo này đi theo quỹ đạo của tờ Nam phong,…