Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (giấy khai sinh viết sai thành Tày) sinh năm ngày 11-12-1926 (năm Bính Dần) tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Khởi đầu ông làm thơ nhưng sau đó chuyển sang viết văn, biên khảo... Sau Hiệp định Geneva 1954, ông ở lại miền Nam, tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn, cộng tác với các báo: Tiếng chuông, Nhân loại, Công lý, Lẽ sống, Tia sáng... Ông từng bị chính quyền Việt Nam cộng hoà bắt bỏ tù vào khoảng năm 1960-1961.
Tên tuổi Sơn Nam gắn liền với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và nhiều công trình khảo cứu đầy giá trị về công cuộc khẩn hoang ở Nam Bộ. Phong cách giản dị, dễ gần gũi, suốt đời gắn liền với nghiệp văn, ông có nhiều cống hiến quan trọng đối với nền văn học lẫn khoa học lịch sử Sài Gòn - Nam Bộ, được nhiều đồng nghiệp và người đọc các thế hệ yêu quý. Ông còn nguyên là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông từ trần vào ngày 13-8-2008 ở TP.HCM và yên nghỉ tại Công viên Nghĩa trang Chánh Phú Hoà tỉnh Bình Dương.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Chuyện xưa tích cũ (1958)
- Tìm hiểu đất Hậu Giang (nghiên cứu, 1959)
- Hương rừng Cà Mau (tập truyện ngắn, 1962)
- Chim quyên xuống đất (tập truyện ngắn, 1963)
- Hình bóng cũ (1964)
- Vạch một chân trời (1968)
- Gốc cây, cục đá và ngôi sao (1969)
- Lịch sử khẩn hoang miền Nam
- Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam
- Danh thắng miền Nam
- Dạo chơi
- Nói về miền Nam
- Theo chân người tình & một mảnh tình riêng
- Hai cõi U Minh
- Vọc nước giỡn trăng
- Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang
- Xóm Bàu Láng
- Bà Chúa Hòn
- Tây đầu đỏ
- Ấn tượng 300 năm
- Người Sài Gòn
- Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long
- Bến Nghé xưa
Tất cả các tác phẩm của Sơn Nam đã được NXB Trẻ ở TP. Hồ Chí Minh mua bản quyền trọn đời từ 12-2002.
Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (giấy khai sinh viết sai thành Tày) sinh năm ngày 11-12-1926 (năm Bính Dần) tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Khởi đầu ông làm thơ nhưng sau đó chuyển sang viết văn, biên khảo... Sau Hiệp định Geneva 1954, ông ở lại miền Nam, tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn, cộng tác với các báo: Tiếng chuông, Nhân loại, Công lý, Lẽ sống, Tia sáng... Ông từng bị chính quyền Việt Nam cộng hoà bắt bỏ tù vào khoảng năm 1960-1961.
Tên tuổi Sơn Nam gắn liền với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và nhiều công trình khảo cứu đầy giá trị về công cuộc khẩn hoang ở Nam Bộ. Phong cách giản dị,…