Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Phan Thanh Giản
Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Bùi Hữu Nghĩa
Đăng bởi tôn tiền tử vào 10/04/2015 15:47
Trải bảy mươi hai trạm đến kinh,
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình.
Hồn quê muôn dặm mây lòn núi,
Đất khách năm canh sóng vỗ ghềnh.
Gió bụi, đất đà quen với mặt,
Ruột gan trời có biết cho mình?
Lá lay về bởi nơi con Tạo,
Lận đận cũng vì một chữ danh.
Lai kinh thọ tộiLý do cho của Phan Thanh Giản là do năm Nhâm Tuất (1862), vua Tự Đức phong cụ làm Chánh sứ Toàn quyền Đại thần, Lâm Duy Nghĩa làm phó sứ, vào Gia Định thương thuyết cùng thực dân Pháp về ba tỉnh miền Đông Nam Việt bị xâm lăng. Sau mấy ngày bàn cãi, cụ Phan buộc lòng phải ký hoà ước cùng tướng Bonard của Pháp và tướng Palanca của Y-pha-nho (5-6-1862). Nội dung hoà ước trái ngược với chủ trương của vua Tự Đức và triều đình Huế. Cho nên cụ Phan trở về triều, tưởng chắc là phải bị tội nặng. Nỗi lo sợ tả trong thơ rõ là nỗi lo sợ của con người biết rằng mình là kẻ có tội đương nằm nơi dịch đình đợi ngày xét xử của bề trên. May thay! “Nắng mưa trời cũng biết cho mình”, nên nghe kết quả cuộc đi sứ, vua Tự Đức chỉ than: “Ôi! Con dân mấy triệu, tội gì đến thế! Đau lòng thay! Hai ngươi chẳng những là tội nhân của bản triều mà còn là tội nhân của muôn đời nữa.”
Trải bảy mươi hai trạm ‡ tới kinh,
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình.
Hồn quê muôn dặm mây lòn núi,
‡ Dạ khách năm canh sóng ‡ bủa ghềnh.
Gió ‡ bụi đất ‡ từng quen với mặt,
‡ Nắng mưa trời ‡ cũng biết cho ‡ mình.
Lá lay ‡ chỉ bởi nơi con ‡ tạo,
Ghen ghét nhau vì một chữ danh.
Lai kinh[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Muôn dặm đường xa mới tới kinh,
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình.
Rừng không người vắng chim kêu rốn,
Trăng lặng sao mờ gió thổi rinh.