Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Phan Huy Ích » Dụ Am ngâm lục
Đăng bởi tôn tiền tử vào 15/04/2024 23:28
詩以言志,士君子閒時描寫本懷,紀叙行狀,往往形之篇什,傳諸後人,永為年譜,實家門之寶藏,豈直耀藻思而品風物也耶。
余少從舉業,素拙於吟,及冠始汎覽古作,粗試推敲,率成枯澀,每慚詩學之難,蚤登其署,叨預機要,又無暇琢句鍊韻,迨再蒞清華以後,登山臨水,意想脫灑,乃漸觸發吟興,繼而周歷世變,遭值家難,憂鬱感慨之情,托吟以消遣者,章句稍夥。
壬戌居邸災燼,隻字無遺,其旁落外漏未暇抄錄。
十餘年來,西南飄泊,書帳咿唔聊以度日,回憶從前詩文事實茫然如夢,以為搜採編錄是吾兒輩他日事也。
幸老我未甚昏眊,甲戌在天祿館講座久輟,秋景閒適委諸兒郎遍索我舊時吟詠,存諸紀憶,或搜出親故諸家,抄稿陸續送呈,爰加意刪述,各隨年次彙輯,凡得諸記錄散出者名逸詩略纂,得諸原集抄本所遺者仍舊名,總稱裕庵吟錄,釐為六冊詩近六百作,大約所存僅半耳。命表孫保繕寫,今春冊成,諸弭郎會看捧冊請序。
惟夫余詩文多矣,其可傳者歷歷在人口吻,其不可傳者亦幸而散失,今再行搜檢足供稽閱,是乃我子孫之幸,倘歲月尚延,吟哦時發,復添些小冊子尤望外喜也。
爾門抄認全錄藏之篋笥,俟再蒐輯我文之集各目並留為家庭私寶,若其矜炫韻,騰達國人,則非吾詩之志。是為序。
時皇朝嘉隆十四年,乙亥桐月朔。裕庵謙受甫題于壺天旁之西軒。
Thi dĩ ngôn chí, sĩ quân tử nhàn thì miêu tả bản hoài, kỷ tự hành trạng, vãng vãng hình chi thiên thập, truyền chư hậu nhân, vĩnh vi niên phả, thực gia môn chi bảo tàng, khởi trực diệu tảo tư nhi phẩm phong vật dã gia.
Dư thiểu tòng cử nghiệp, tố chuyết ư ngâm, cập quan thuỷ phiếm lãm cổ tác, thô thí thôi xao, suất thành khô sáp, mỗi tàm thi học chi nan, tảo đăng kỳ thự, thao dự cơ yếu, hựu vô hạ trác cú luyện vận, đãi tái lị Thanh Hoa dĩ hậu, đăng sơn lâm thuỷ, ý tưởng thoát sái, nãi tiệm xúc phát ngâm hứng, kế nhi chu lịch thế biến, tao trị gia nạn, ưu uất cảm khái chi tình, thác ngâm dĩ tiêu khiển giả, chương cú sảo khoả.
Nhâm Tuất cư để tai tẫn, chích tự vô di, kỳ bàng lạc ngoại lậu vị hạ sao lục.
Thập dư niên lai, tây nam phiêu bạc, thư trướng y ngô liêu dĩ độ nhật, hồi ức tòng tiền thi văn sự thực mang nhiên như mộng, dĩ vi sưu thái biên lục thị ngô nhi bối tha nhật sự dã.
Hạnh lão ngã vị thậm hôn mạo, Giáp Tuất tại Thiên Lộc quán giảng toạ cửu xuyết, thu cảnh nhàn thích uỷ chư nhi lang biến tác ngã cựu thì ngâm vịnh, tồn chư kỷ ức, hoặc sưu xuất thân cố chư gia, sao cảo lục tục tống trình, viên gia ý san thuật, các tuỳ niên thứ vị tập, phàm đắc chư ký lục tán xuất giả danh “Dật thi lược toản”, đắc chư nguyên tập sao bản sở di giả nhưng cựu danh, tổng xưng “Dụ Am ngâm lục”, ly vi lục sách thi cận lục bách tác, đại ước sở tồn cận bán nhĩ. Mệnh biểu tôn Bảo thiện tả, kim xuân sách thành, chư nhị lang hội khán bổng sách thỉnh tự.
Duy phù dư thi văn đa hỹ, kỳ khả truyền giả lịch lịch tại nhân khẩu vẫn, kỳ bất khả truyền giả diệc hạnh nhi tán thất, kim tái hành sưu kiểm túc cung kê duyệt, thị nãi ngã tử tôn chi hạnh, thảng tuế nguyệt thượng diên, ngâm nga thì phát, phục thiêm ta tiểu sách tử vưu vọng ngoại hỉ dã.
Nhĩ môn sao nhận toàn lục tàng chi khiếp tứ, sĩ tái sưu tập ngã văn chi tập các mục tịnh lưu vi gia đình tư bảo, nhược kỳ căng huyễn vận, đằng đạt quốc nhân, tắc phi ngô thi chi chí. Thị vi tự.
Thì hoàng triều Gia Long thập tứ niên, Ất Hợi đồng nguyệt sóc. Dụ Am Khiêm Thụ Phủ đề vu Hồ Thiên bàng chi tây hiên.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 15/04/2024 23:28
Thơ là để nói chí hướng. Bậc sĩ quân tử lúc nhàn rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại hành trạng, thường thường biểu hiện ra thiên chương, truyền lại cho người sau, dùng làm niên phả, để lại dài lâu. Đó thực là kho báu trong nhà, đâu chỉ để phô bày ý tứ văn vẻ, phẩm bình phong vật mà thôi.
Tôi thuở nhỏ theo đòi cử nghiệp, vốn vụng về với việc làm thơ. Kịp đến tuổi đội mũ mới bắt đầu xem rộng ra các tác phẩm xưa, rồi võ vẽ thôi xao, nhưng viết ra thì khô khan, thường hổ thẹn vì việc học làm thơ khó khăn. Lại vì sớm tham dự việc triều chính, lạm dự công việc cơ yếu, không được rỗi rãi để gọt câu luyện vần. Đến khi trị nhậm trấn Thanh Hoa lần thứ hai, khi trèo núi ngắm sông, ý tưởng siêu thoát, dần dần xúc cảm cao hứng ngâm nga. Kế đó trải bao biến đổi cuộc đời, vận nhà gieo neo, tình ưu uất cảm khái, nên mượn chuyện ngậm vịnh để tiêu khiển, thế rồi chương cú cứ dần dần nhiều lên.
Đến năm Nhâm Tuất (1802), nhà riêng bị cháy sạch, đến một chữ cũng không sót lại, sách vở tản mác khắp nơi, tôi cũng chưa có khi nào rỗi rãi để sao chép lại.
Hơn mười năm lại đây, vì phiêu dạt về miền tây nam, mở trường dạy học để sinh sống hàng ngày, hồi tưởng chuyện thơ văn trước đây mơ mòng tựa mộng. Tôi cho rằng việc sưu tầm ghi chép lại, là việc của con cháu sau này.
May mắn thay tuổi già chưa đến nỗi lẩm cẩm, năm Giáp Tuất (1814), ở Thiên Lộc tôi nghỉ dạy học đã lâu, trong cảnh nhàn thú, bèn uỷ thác cho các con đi khắp nơi tìm thơ văn ngâm vịnh khi xưa, hoặc còn trong trí nhớ, hoặc tìm được trong những bản sao của bà con bạn bè, rồi đưa dần lên tôi xem. Tôi bèn để ý san thuật, tuỳ theo năm tháng sắp xếp thành từng loại, những bài thơ tản mác nhớ lại mà chép ra đặt tên là “Dật thi lược toản”; còn những phần tìm được nguyên bản thì sao chép lại và giữ nguyên tên cũ, mà gọi chung là “Dụ Am ngâm lục”, chia ra thành 6 sách, xấp xỉ 600 bài thơ, đại khái số thơ này còn được non nửa. Tôi đưa đứa cháu ngoại tên là Bảo chép lại. Mùa xuân năm nay (1815), cuốn sách chép xong, các con tôi đều tới xem, rồi mang đến xin tôi viết lời tựa.
Nghĩ rằng: Thơ văn tôi viết ra nhiều, trong đó những bài đáng lưu truyền thì còn ở trên cửa miệng mọi người, những bài không đáng lưu truyền cũng may mà mất mát, nay sưu tập được để giúp cho việc kê cứu, thì cũng là điều may mắn cho con cháu rồi. Thảng hoặc năm tháng còn được kéo dài, khi cao hứng ngâm nga, nếu thêm được tập thơ nhỏ nào khác nữa thì cũng là điều đáng mừng ngoài ý muốn của mình.
Các con hãy thu thập chép lại toàn bộ, cất giữ trong tráp trong tủ, đợi khi tìm được đầy đủ các mục của văn tập sẽ giữ làm của báu trong gia đình. Còn như khoe khoang vần luật, truyền khắp mọi người thì chẳng phải là mục đích làm thơ của ta. Vậy làm bài tựa này.
Ngày mồng một tháng ba năm Ất Hợi (1815), thời hoàng triều Gia Long thứ 14. Dụ Am Khiêm Thụ Phủ đề tại mái tây chùa Hồ Thiên.