Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nguyễn Thật 阮實 (1554-1637) người làng Vân Điềm (nay là xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông nguyên tên là Bảo, sau khi đỗ tiến sĩ dưới triều Lê, vua Lê đã ngự bút cải tên ông ra là Thật. Từ nhỏ, Nguyễn Thật đã thông minh dĩnh ngộ, bốn tuổi đã thuộc mặt chữ, bảy tuổi đã làm được bài đoạn, mười hai tuổi làm được thơ phú. Nguyễn Thật đã trải qua các chức Công bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp, kiêm Hàn lâm viện thị độc chưởng Hàn lâm viện học sĩ, Quốc lão tham dự triều chính Thái bảo, Lan quận công. Về hưu, ông được gia phong cung hàm Thái phó, Chánh nhất phẩm. Nhận định về Nguyễn Thật, trong "Lịch triều hiến chương lạo chí" phần "Nhân vật chí" Phan Huy Chú đã viết: "Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải những bước vinh hiển trọng yếu mà nhà vẫn thanh bạch, có phong độ như những bậc danh thần đời xưa". Nguyễn Thật có làm thơ, nhưng thất lạc nhiều. Sau này Lê Quý Đôn có sưu tầm được mười bài và chép vào tập Toàn Việt thi lục. Thơ ông mộc mạc, giản dị, chân chất giống như con người ông vậy.
Nguồn: Danh nhân Hà Nội (tập II)/ Hội Văn Nghệ Hà Nội, 1976.
Nguyễn Thật 阮實 (1554-1637) người làng Vân Điềm (nay là xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông nguyên tên là Bảo, sau khi đỗ tiến sĩ dưới triều Lê, vua Lê đã ngự bút cải tên ông ra là Thật. Từ nhỏ, Nguyễn Thật đã thông minh dĩnh ngộ, bốn tuổi đã thuộc mặt chữ, bảy tuổi đã làm được bài đoạn, mười hai tuổi làm được thơ phú. Nguyễn Thật đã trải qua các chức Công bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp, kiêm Hàn lâm viện thị độc chưởng Hàn lâm viện học sĩ, Quốc lão tham dự triều chính Thái bảo, Lan quận công. Về hưu, ông được gia phong cung hàm Thái phó, Chánh nhất phẩm. Nhận định về Nguyễn Thật, trong "Lịch triều hiến chương lạo chí" phần "Nhân vật chí" Phan Huy Chú đã viết: "Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải những bước vinh hiển trọng yếu mà nhà…