☆☆☆☆☆ 904.59
Nước:
Việt Nam (
Cận đại)
391 bài thơ,
1 bài dịch
45 người thích: hdcadmin, Hoa Phong Lan, Cammy, sssssssss, quocviet, _phonglinh_, peihoh, nh0x_love_mane, Giang_R2, nguyenquocdat, nguyên211, chichi93, Nam Hennessy, Khoi Dinh Bang, shinnystitch, bachsonphutu, Sao Sáng, langthanghoai, anhlng, Fuon, Quỳnh Anh Phạm, chumeo_di_hia, +Lạc Giữa Nhân Gian+, Kaa Nguyễn, Mộng Thi Lang, Thi Tân, Kha Tran, Huỳnh Thị Ý Nhi, Nắng Thuỷ Tinh, Gia Cát Nhật Hạ, Noble, Duy Phi, nguyenlthm, hoangthibachlinh, Hiền Tư, Cinnamon Pale, vothicamgiang222, Yên Hoa Tam Nguyệt, Phương Tiểu Di Cô Nương, Phạm Tố Như, Lười Boiz, Aria, bupmac, Đông Sơn, Nguyễn Dương Quỳnh
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 22/03/2005 00:33 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 16/02/2008 10:32 bởi
Vanachi Nguyễn Khuyến 阮勸 (15/2/1835 - 5/2/1909) tự Miễn Chi 勉之, hiệu Quế Sơn 桂山, vốn tên là Nguyễn Thắng 阮勝, sau vua Tự Đức mến tài ban tên Khuyến với nghĩa là đáng khuyến khích. Ông sinh tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Cha ông là Nguyễn Tông Khởi 阮宗起 (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khoá tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan 陳氏湍 (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc 陳公鐲, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ tam nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ hội nguyên và đình nguyên (hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc học, rồi thăng Án sát tại tỉnh Thanh Hoá. Năm 1877, ông thăng Bố chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc sử quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Nguyễn Khuyến 阮勸 (15/2/1835 - 5/2/1909) tự Miễn Chi 勉之, hiệu Quế Sơn 桂山, vốn tên là Nguyễn Thắng 阮勝, sau vua Tự Đức mến tài ban tên Khuyến với nghĩa là đáng khuyến khích. Ông sinh tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Cha ông là Nguyễn Tông Khởi 阮宗起 (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khoá tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan 陳氏湍 (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc 陳公鐲, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ tam nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức…
Thơ dịch tác giả khác