Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 24/03/2010 19:12 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 10/04/2010 21:05 bởi
Vanachi Nguyễn Đề 阮偍 (1761-1805), huý là Nễ, tự Nhất Quế, hiệu Quế Hiên 桂軒 (gia phả ghi là Quế Hiên công), sau đổi tên là Đề, tự Tiến Phủ, hiệu Tỉnh Kiên, biệt hiệu Văn thôn cư sĩ, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ sáu của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (1708-1755) và Trần Thị Tần (1740-1778), và là anh cùng mẹ với Nguyễn Du.
Nhờ cha làm quan lớn (tể tướng), nên những năm tháng thiếu thời, ông sống khá yên vui cùng các anh em trong một cơ ngơi bề thế ở phường Bích Câu, trong kinh thành Thăng Long. Khi quân Tây Sơn ra Bắc, ông lánh về quê mẹ ở Bắc Ninh. Sau nhờ người quen đề cử, ông được Tây Sơn mời ra giúp việc từ hàn, tiếp đến là Hàn lâm viện thị thư, hai lần đi sứ Trung Quốc. Khi Tây Sơn mất, vua Gia Long cho ông ra làm việc dưới quyền quan Tổng trấn. Ông để lại 374 bài thơ chữ Hán.
Tác phẩm:
- Quế Hiên giáp, ất tập (Tập thơ Quế Hiên, I và II)
- Hoa trình tiêu khiển tập (Tập thơ tiêu khiển trên đường đi sứ)
Thơ Nguyễn Đề đã được tuyển dịch và xuất bản lần đầu vào năm 1995 do NXB Khoa học Xã hội ấn hành với tựa sách Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề, chủ biên Nguyễn Thị Phượng.
Nguyễn Đề 阮偍 (1761-1805), huý là Nễ, tự Nhất Quế, hiệu Quế Hiên 桂軒 (gia phả ghi là Quế Hiên công), sau đổi tên là Đề, tự Tiến Phủ, hiệu Tỉnh Kiên, biệt hiệu Văn thôn cư sĩ, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ sáu của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (1708-1755) và Trần Thị Tần (1740-1778), và là anh cùng mẹ với Nguyễn Du.
Nhờ cha làm quan lớn (tể tướng), nên những năm tháng thiếu thời, ông sống khá yên vui cùng các anh em trong một cơ ngơi bề thế ở phường Bích Câu, trong kinh thành Thăng Long. Khi quân Tây Sơn ra Bắc, ông lánh về quê mẹ ở Bắc Ninh. Sau nhờ người quen đề cử, ông được Tây Sơn mời ra giúp việc từ hàn, tiếp đến là Hàn lâm viện thị thư, hai lần đi sứ Trung Quốc. Khi Tây Sơn mất, vua Gia Long cho ông ra làm việc dưới quyền quan…