Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nguyễn Xuân Đàm (1889-1953) hiệu Tùng Lâm, là một danh sĩ Việt Nam cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20, đỗ phó bảng khoa thi Kỷ Mùi (1919), kỳ thi Nho học cuối cùng của Việt Nam. Ông quê ở làng Quần Ngọc, xã Đông Lâm, nay là xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù gia tộc ông có truyền thống học hành nhưng chưa có ai đỗ đạt đại khoa. Tổ phụ ông là cụ Nguyễn Xuân Hưởng, cha ông là cụ Nguyễn Xuân Thị đều chỉ là những vị Tú kép (2 lần đậu tú tài).
Theo tư liệu của gia đình, sau khi thi đậu, ông được bổ làm trợ giảng Quốc Tử Giám một thời gian, sau đó lại ra làm tri các phủ Đông Sơn (Thanh Hoá), Tam Kỳ, Thăng Bình (Quảng Nam),... trải qua 4 lần cải nhậm. Sang đời Bảo Đại, ông được vua triệu vào làm Ngự tiền văn phòng, sau được thăng đến chức Hữu tham tri bộ Lễ. Quan nghiệp của ông kéo dài đến năm 1943, lúc mới 54 tuổi, ông đã xin về quê trí sĩ. Lúc về hưu, ông được vua ban cho một tấm biển với mặt trước khắc 4 chữ “Đại khoa xuất thân”, mặt sau khắc 4 chữ “Nhị phẩm trí sự”.
Trong Cách mạng tháng 8 nổ ra, mặc dù tuổi cao, hoàn cảnh binh loạn, nhưng ông vẫn hăng hái tham gia hoạt động cho công tác cứu quốc. Ông được cử làm Chủ tịch Hội binh sĩ bị nạn huyện Can Lộc (1948), Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Can Lộc, Uỷ viên Mặt trận Liên Việt tỉnh Hà Tĩnh.
Sinh thời, Nguyễn Xuân Đàm trước tác thơ văn khá nhiều nhưng hồi cải cách ruộng đất bị tiêu huỷ, thất lạc hầu hết. Đến nay, qua ký ức và ghi chép của nhiều thế hệ, con cháu ông còn sưu tầm được một số, gồm 8 bài thơ (4 bài chữ Hán, 4 bài chữ Nôm) thất ngôn bát cú, 5 câu đối chữ Hán, một bài văn bia làng Quần Ngọc và một bài văn mừng thọ cha mẹ (đều bằng chữ Hán).
Nguyễn Xuân Đàm (1889-1953) hiệu Tùng Lâm, là một danh sĩ Việt Nam cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20, đỗ phó bảng khoa thi Kỷ Mùi (1919), kỳ thi Nho học cuối cùng của Việt Nam. Ông quê ở làng Quần Ngọc, xã Đông Lâm, nay là xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù gia tộc ông có truyền thống học hành nhưng chưa có ai đỗ đạt đại khoa. Tổ phụ ông là cụ Nguyễn Xuân Hưởng, cha ông là cụ Nguyễn Xuân Thị đều chỉ là những vị Tú kép (2 lần đậu tú tài).
Theo tư liệu của gia đình, sau khi thi đậu, ông được bổ làm trợ giảng Quốc Tử Giám một thời gian, sau đó lại ra làm tri các phủ Đông Sơn (Thanh Hoá), Tam Kỳ, Thăng Bình (Quảng Nam),... trải qua 4 lần cải nhậm. Sang đời Bảo Đại, ông được vua triệu vào làm Ngự tiền văn phòng, sau được thăng đến chức Hữu tham tri bộ Lễ. Quan nghiệp của ông kéo…