Nguyễn Trọng Oánh (1/11/1929 - 24/12/1993) còn có bút danh Nguyễn Thành Vân, sinh tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia Cách mạng Tháng Tám, hoạt động thanh niên ở địa phương, sau nhập ngũ vào Đại đoàn chủ lực 304, chiến đấu trên nhiều chiến trường phía Bắc. Ông từng là cán bộ tuyên huấn, tham gia làm báo trung đoàn và đại đoàn. Năm 1955, ông được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Năm 1957, là thành viên đầu tiên của ban biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Trong những ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, công tác ở tuyến lửa Khu IV, ông từng sống với các chiến sĩ cao pháo ở Cầu Cấm, Bến Thuỷ, sông Gianh và đảo Cồn Cỏ. Năm 1967, ông vào Nam chiến đấu, thoạt đầu vào Tây Nguyên, về sau vào B2 làm biên tập và tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Khi thống nhất đất nước, ông trở ra Hà Nội tiếp tục công việc sáng tác. Đầu năm 1980, là phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Tác phẩm
- Thơm hương bốn mùa (thơ, 1961)
- Ngày đẹp nhất (thơ, 1974)
- Lời người cầm súng (thơ, 1977)
- Nhật ký chiến dịch (ký sự, 1977)
- Đất trắng (tiểu thuyết, 2 tập, 1979,1984)
- Con tốt sang sông (tiểu thuyết, 1989)
Giải thưởng
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1977
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng năm 1984 bộ tiểu thuyết Đất trắng
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001
Nguyễn Trọng Oánh (1/11/1929 - 24/12/1993) còn có bút danh Nguyễn Thành Vân, sinh tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia Cách mạng Tháng Tám, hoạt động thanh niên ở địa phương, sau nhập ngũ vào Đại đoàn chủ lực 304, chiến đấu trên nhiều chiến trường phía Bắc. Ông từng là cán bộ tuyên huấn, tham gia làm báo trung đoàn và đại đoàn. Năm 1955, ông được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Năm 1957, là thành viên đầu tiên của ban biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Trong những ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, công tác ở tuyến lửa Khu IV, ông từng sống với các chiến sĩ cao pháo ở Cầu Cấm, Bến Thuỷ, sông Gianh và đảo Cồn Cỏ. Năm 1967, ông…