Tạo ngày 08/03/2014 22:06 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 14/03/2014 14:45 bởi
hongha83 Nguyễn Trọng Định (12/12/1942 - 26/8/1968) nhà báo, liệt sĩ, sinh tại làng Thổ Khối, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội, là anh cả trong một gia đình có nhiều con. Khi còn là học sinh phổ thông, anh được thầy yêu bạn mến vì học giỏi lại lễ phép, hiền lành lại hay giúp đỡ mọi người. Ngoài thời gian học, anh tranh thủ trồng rau, nuôi lợn, gà, kiếm củi giúp đỡ bố mẹ và chăm sóc, bảo ban các em.
Từ năm 1961 đến 1965, anh là sinh viên Khoa Ngữ - Văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội). Vốn có năng khiếu làm thơ từ nhỏ, lại ham mê sáng tác nên những năm tháng học tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, anh đã có một số bài thơ được đăng báo, cùng một số bạn học viết tập sách về anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và xuất bản tại NXB Thanh niên. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh về nhận công tác tại náo Nhân dân và được phân công làm phóng viên thường trú tại Hà Bắc một thời gian. Ở báo Nhân dân, anh viết các bài báo phản ánh về cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống cuộc chiến tranh bắn phá bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Anh có mặt ở phố Nguyễn Thiệp, Hà Nội ngay sau trận bom của Mỹ để viết bài ghi nhanh, ngợi ca những người trẻ tuổi dũng cảm trong chiến đấu, vào Thanh Hoá để viết về đội lão dân quân Hoằng Hoá bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Cùng những bài báo ghi nhanh, tường thuật về chiến sự, về tấm gương chiến đấu của quân và dân ta, Anh còn làm thơ và viết những bài viết về đề tài văn học nghệ thuật, như các bài viết về tập thơ Hãy nhớ lấy lời tôi, giới thiệu về nhà văn Xécvăngtéc.
Đầu năm 1968, anh nhận quyết định của báo Nhân dân cử đến Ban Tổ chức Trung ương Đảng nhận nhiệm vụ mới. Sau một thời gian ngắn học tập và chuẩn bị, anh lên đường vào Quảng Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất, làm phóng viên chiến trường. Cùng đi với anh còn có các nhà báo trẻ: Trần Mai Hạnh, Nguyễn Trọng Quyền... Ngày 10-4-1968, trước khi lên đường vào chiến trường, anh việt thư cho mẹ: “Hôm nay, con tập trung học. Học xong là đi luôn. Con vẫn khoẻ và sẵn sàng lên đường. Chuyện riêng của con cũng đã ổn thoả. Con và cô ta đã thề sẽ chờ đợi nhau...”
Tháng 7-1968, anh cùng các đồng đội hành quân vào đến mặt trận Quảng Đà. Vào đến chiến trường, anh viết ngay bài Qua quê hương anh Trỗi gửi ra báo Nhân dân. Đó cũng là bài báo cuối cùng của anh. Ngày 26-8-1968, khi thực hiện nhiệm vụ phản ánh cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân chống sự kìm kẹp của quân đội Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn, chuẩn bị tài liệu tuyên truyền cho chiến dịch xuân – hè 1968, tổ công tác của anh vừa dừng chân ở thôn Hạ Nông, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thì bị pháo bắn tới dồn dập. Anh bị trúng nhiều mảnh đạn, hy sinh ngay tại chỗ, khi chưa đầy 26 tuổi. Những dòng cuối cùng trong nhật ký chiến trường của anh dành gửi lại người yêu đã như một dự cảm về sự hy sinh, cũng là thể hiện một lý tưởng sống cao đẹp, một tình yêu trong sáng đến tuyệt vời: “... Em thương yêu! Anh đã xuống đồng bằng và ra mặt trận. Đã hiến thân cho cách mạng thì anh cũng đã hiểu rõ tất cả những gì cần thiết mà mình phải làm trong trận đánh quyết liệt này. Mong em Kim của anh trên đường đời luôn hạnh phúc. Và luôn trong sáng, đẹp đẽ như mối tình giữa đôi ta. Nếu anh có không may... nhưng chắc chẳng bao giờ có chuyện đó đâu phải không em thân yêu. Nhưng dù anh có hy sinh thì em hãy coi đó là một niềm vinh dự, tự hào. Bởi lẽ anh thương yêu của em đã sống trọn vẹn với trách nhiệm một người con của Đảng. Hôn em. Anh ra mặt trận đây!”
Sau này, bạn bè đã tập hợp các bài thơ của anh in thành tập thơ Sắc cầu vồng do NXB Văn học ấn hành năm 1993. Bộ Biên tập báo Nhân dân đã truy tặng anh Huy chương Vì sự nghiệp báo Nhân dân. Hội Nhà báo Việt Nam đã truy tặng anh Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Nguyễn Trọng Định (12/12/1942 - 26/8/1968) nhà báo, liệt sĩ, sinh tại làng Thổ Khối, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội, là anh cả trong một gia đình có nhiều con. Khi còn là học sinh phổ thông, anh được thầy yêu bạn mến vì học giỏi lại lễ phép, hiền lành lại hay giúp đỡ mọi người. Ngoài thời gian học, anh tranh thủ trồng rau, nuôi lợn, gà, kiếm củi giúp đỡ bố mẹ và chăm sóc, bảo ban các em.
Từ năm 1961 đến 1965, anh là sinh viên Khoa Ngữ - Văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội). Vốn có năng khiếu làm thơ từ nhỏ, lại ham mê sáng tác nên những năm tháng học tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, anh đã có một số bài thơ được đăng báo, cùng một số bạn học viết tập sách về anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và xuất bản tại NXB Thanh…