Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưa khô trên tượng đá.
Thà như mưa gió đến ôm tượng đá, có còn hơn không, có còn hơn không (2 lần)
Người từ trăm năm về như dao nhọn, người từ trăm năm về như dao nhọn.
Dao vết ngọt đâm, ta chết trầm ngâm. Dòng máu chưa kịp tràn (2 lần)
Người từ trăm năm về khơi tình động, người từ trăm năm về khơi tình động.
Ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi, nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời..

Đó là ca từ trích trong bài nhạc Boston quen thuộc, nổi tiếng, bất hủ, phổ từ thơ của thi sỹ Nguyễn tất Nhiên, sáng tác vào năm 1972 của nhạc sỹ PHẠM DUY, bài THÀ NHƯ GIỌT MƯA.

Một chút câu chuyện về bài hát này, nhiều người yêu nhạc như chúng ta biết nhạc phẩm ‘Thà Như Giọt Mưa’ của nhạc sỹ Phạm Duy là phổ từ bài thơ ‘Khúc Tình Buồn’ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thế nhưng có đọc bài thơ và nghe nhạc thì mới thấy lời bài hát có nhiều điểm khác với bài thơ. Cụ thể trong bài hát chúng ta nghe “Người từ trăm năm về ngang trường Luật” hay “Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu”. Những ý này hoàn toàn không có trong bài thơ ‘Khúc Tình Buồn’, tiếp tục trong đoạn kết bài hát có nhắc đến một người con gái tên Duyên thế và trong bài thơ cũng không có chi tiết này. Tất cả những chi tiết hơi khác biệt so với bài thơ gốc trên, thật ra n/s chúng ta đã lấy dữ liệu ở một bài thơ khác của thi sỹ, đó chính là bài thơ “Duyên Tình Con Gái Bắc” viết cho cô bạn học chung phổ thông (trung học Ngô Quyền, T/p Biên Hoà) cùng lớp tên Duyên gốc bắc di cư, cô cũng là mối rung động đầu đời của n/s, nhưng sau khi ngõ ý qua việc trao tặng tập thơ và nhận hồi âm, cô chỉ xem n/s như là bạn bè không sinh tình ý gì khác. Một thời gian sau thi sỹ nhà ta lại một lần nữa yêu một cô gái gốc bắc khác và cô này mới làm ông si tình chạy vòng vòng, mệt mỏi, mòn hơi với nhiều sáng tác lồng nỗi đau khổ, buồn than..(trong Khúc Tình Buồn) và nhạc sỹ PD khi lấy thơ ông phổ nhạc nào biết thi sỹ đào hoa, có đến hai cô gái gốc bắc nên mới sinh ra sự nhầm lẫn thú vị khi gắn cô bạn học tên Duyên là người tạo nên sự đau khổ muôn niên, đau khổ trăm năm…mà lời lẽ ca từ dường như muốn bảo chính “Duyên” là người đã phụ tình tác giả.


Nguồn: Sưu tầm
Một giọt ngọc lệ vỡ.
Một mảnh đời thắm hoen.
Một hơi thở nghệ thuật đã lấp lánh vàng.