Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nguyễn Tông Mại 阮宗邁 (1708-1761) tên thật là Điều, hiệu Thận Trực, thuỵ Phụng Chính, sinh tại thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lí Nhân, nay là thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Ông là hậu duệ của Quang Lượng hầu, một võ tướng thời nhà Mạc, quê gốc ở Nghệ An, được triều đình cử về dẹp loạn cướp, rồi mất tại Cầu Ghéo, huyện Bình Lục. Nguyễn Tông Mại nhà có 4 anh em, cả là Tôn Hán, thứ hai là Tôn Mại (sau đổi thành Tông Mại) thứ ba là Bá Phấn, út là Nguyễn Thị Hồ. Ông là tổ phụ 4 đời của thi hào Nguyễn Khuyến.
Ông đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đời Lê Ý Tông, nhậm chức Hàn lâm viện đại chế. Ông vốn tính kiên trực, vì vậy làm quan lâu năm nhưng không thăng tiến, bổng lộc ít ỏi. Về sau ông làm tri phủ Khoái Châu (Hưng Yên) được dân tin yêu, được thăng làm Hiến sát sứ Thanh Hoa (Thanh Hoá). Bấy giờ có em vợ của Chúa Trịnh là Ba Trà, cậy thế chị làm càn, thường đến các thôn ấp đánh người, cướp của, hiếp dâm. Ông đã thẳng tay trừng trị bắt và đánh 30 roi rồi cho về. Trịnh Vương biết chuyện, nhưng hành động của Nguyễn Tông Mại là chính đáng, nên Chúa không có cơ sở nào để bắt tội được. Ông mất ngày 14 tháng 2 năm Tân Tỵ (1761), thọ 55 tuổi.
Nguyễn Tông Mại là người thanh liêm, chính trực, giỏi thơ văn, có tập Nam châu dật ký còn truyền lại. Thi hào Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng nhiều cốt cách và thơ văn ông.
Nguyễn Tông Mại 阮宗邁 (1708-1761) tên thật là Điều, hiệu Thận Trực, thuỵ Phụng Chính, sinh tại thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, phủ Lí Nhân, nay là thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Ông là hậu duệ của Quang Lượng hầu, một võ tướng thời nhà Mạc, quê gốc ở Nghệ An, được triều đình cử về dẹp loạn cướp, rồi mất tại Cầu Ghéo, huyện Bình Lục. Nguyễn Tông Mại nhà có 4 anh em, cả là Tôn Hán, thứ hai là Tôn Mại (sau đổi thành Tông Mại) thứ ba là Bá Phấn, út là Nguyễn Thị Hồ. Ông là tổ phụ 4 đời của thi hào Nguyễn Khuyến.
Ông đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đời Lê Ý Tông, nhậm chức Hàn lâm viện đại chế. Ông vốn tính kiên trực, vì vậy làm quan lâu năm nhưng không thăng tiến, bổng lộc ít ỏi. Về sau ông làm tri phủ Khoái Châu (Hưng Yên)…