Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?


Tiêu đề có bản chép là Ông tượng sành đứng trên núi non bộ.

Tương truyền khi nhà thơ ngồi dạy học ở nhà Hoàng Cao Khải, một hôm dạo chơi ngoài vườn, thấy ông phỗng đá bên hòn non bộ, liền tức cảnh mà làm bài này.


[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Ông Phỗng Đá

Có bài hát miễu Ông Phỗng Đá như sau mà tôi không nhớ hết

Xin Ban Điều Hợp bổ túc cho:

Thấy phỗng đá lạ lùng muốn hỏi,

Cớ sao mi len lỏi tới chi đây.....

Phần sau tôi không nhớ.

103.80
Trả lời
Ảnh đại diện

Xuất xứ bài thơ " Ông phỗng đá -1"

Khoảng năm 1891-1893 cụ Tam nguyên Yên Đổ được Quan Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải "mời" đến dinh riêng của Quan để ngồi dạy học...một hôm Nhà thơ dạo chơi ngoài vườn,thấy ông phỗng đá bên hòn non bộ,liề tức cảnh hạ bút :
  Ông đứng làm chi đó hỡi ông ?
  Trơ trơ như đá,vững như đồng.
  Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
  Non nước đầy vơi có biết không ?
           (bài 1 )    
Lại nữa ,một hôm nhà Hoàng Cao Khải có tiệc mừng thọ.Bọn quan lại Bắc Kỳ đều được mời đến dự đủ mặt,hôm đó Nhà thơ cũng được mời dự...nhưng ông chỉ mặc thường phục xuềnh xoàng,ngồi im một goc,chẳng nói năng gì.Một viên Quan thấy vậy mới thầm thì với bạn đồng liêu"Ai mà ngồi như phỗng đá vậy ?" Nhân đó Nhà thơ tức cảnh làm bài"phỗng đá-2":
   
   ÔNG PHỖNG ĐÁ

Người đâu tên họ là gì ?
Khéo thay chích chích chi chi nực cười
giang tay ngửa mặt lên trời
Hay còn lo tính sự đời chi đây ?
...
...
còn 12 câu nữa...
   Thơ văn Nguyền Khuyến-nxb văn hoc 1971,trang 89-90.

63.67
Trả lời
Ảnh đại diện

ong phong da

Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi (1) nực cười.
Dang tay ngửa mặt lên trời,
Hay còn lo tính sự đời chi đây?
Thấy phỗng đá lạ lùng muốn hỏi.
Cớ làm sao len lỏi đến chi đây?
Hay tưởng trông cây cỏ nước non này,
Chí cũng rắp dan tay vào hội lạc (2)
Thanh sơn tự tiếu đầu tương hạc,
Thượng hải thùy tri ngã diệc âu. (3)
Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu,
Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác.
Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,
Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác,
Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu.
Nên chăng đá cũng gật đầu!

183.94
Trả lời
Ảnh đại diện

Thơ trào phúng

Bài thơ trào phúng trình bày một hình ảnh sâu sắc về một người có lòng trung hiếu và lòng yêu nước cao cả. Đây không chỉ là một bức tranh tưởng tượng mà còn chứa đựng sự tôn vinh và ca ngợi cho những phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Từ đầu đến cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng những từ ngữ tượng trưng, mô tả sâu sắc để thể hiện sự trung thành và nhẫn nại của người được ca ngợi. Ông được miêu tả như một hình tượng “đá”, tượng trưng cho sự vững chãi, kiên định và không bao giờ lay động. Đồng thời, hình ảnh “đồng” cũng nhấn mạnh sự bền bỉ, kiên trì và sức mạnh ổn định. Thi sĩ cũng đặt câu hỏi tới người đọc về người được ca ngợi, người đã vì ai mà gìn giữ non nước, làm việc vất vả mà ít khi được công nhận. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ đất nước, cũng như sự hy sinh và cống hiến không đợi đến lời khen ngợi hay sự công nhận. Tác phẩm văn học này không chỉ tập trung vào việc ca ngợi một người mà còn tạo ra một không khí tôn vinh những phẩm chất đạo đức và lòng yêu nước cao đẹp, khuyến khích người đọc nắm bắt và học hỏi từ những hình mẫu tốt đẹp trong xã hội.

124.50
Trả lời