Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 24/06/2005 19:14, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 17/09/2017 14:13

Anh đi chẳng hẹn ngày về,
Chỉ thề ao buộc, tóc thề ai chôn?
Muốn gì, em muốn gì hơn!
Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày.
Môi khô tóc liễu thân gầy,
Anh xa, em kẻ lông mày với ai?
Thơ không làm trọn một bài,
Đàn không gượng gẩy một vài khúc ngâm.
Ông tơ già lắm nên nhầm,
Ai cho sum họp, ai làm chia phôi.
Chẳng thà đừng kết duyên đôi,
Có cho đoàn tụ để rồi xa nhau.
Tính năm tính tháng thêm rầu,
Ấy hai con én ngang lầu bay bay.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Theo em biết !!!

Theo em biết thì bài này Nguyễn Bính sáng tác riêng cho 1 người con gái nào đó mà Ông yêu ,đoạn 2 phải như thế này :

  Môi khô tóc liễu thân gầy
  Em xa, anh kẻ đôi mày cho ai ?
  ....
  ....
Như thế mới đúng vì ngụ ý của Ông là nói với người ấy bằng những chữ đầu của các câu thơ trong cả Bài thơ, như vầy :
   
        " Anh_Chỉ_Muốn_Hôn_Môi_Em_Thơ_Đàn_Ông_Ai_Chẳng_Có_Tính_Ấy"


Theo em biết là như thế ..........em đọc được ở đâu quên tiêu rùi ...... hi hi hi ....
... Tình Yêu Thương,chẳng hề hư mất bao giờ ...
                    (1Côr 13:8)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đính chính một giai thoại

Thưa rằng tác giả Nguyễn Bính làm bài thơ này tặng một người là rất chính xác ạ! Và người đó chính là nữ sĩ Anh Thơ.
Truyện kể rằng một hôm thi sĩ Nguyễn Bính có lên nhà thi sĩ Anh Thơ chơi. Hồi đó thi sĩ anh Thơ còn ở phủ Lạng Thương, tức Bắc Giang bây giờ. Và sau một hồi nói chuyện tương đắc. Anh thơ quyết định thử thách Nguyễn bính bằng một đề văn. Nếu bây giờ Nguyễn bính có thể làm được một bài thơ tình, diễn tả được mong muốn của mình thì muốn cái gì Anh Thơ cũng chịu.
Nguyễn bính tiện giấy bút chép xuống luôn không cần nháp.  Sau  khi đọc xong, Anh Thơ đỏ bừng mặt  ghé tai Nguyễn bính và đề nghị được hôn vào má của tác giả.
Sự thể thế nào thì trên bài tham khảo trước đã viết rồi ạ!
Quả là Nguyễn bính thông minh. và rất 'khôn'. Vì nếu ông chỉ đề nghị "anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ" thì quả thật quá xuồng xã, và chả thể nào được như nguyện. Nhưng tác giả của Truyện Cổ Tích, đã nhấn thêm một câu rất trọng lượng. "đàn ông ai chả có tính ấy".
Nội một câu đó thôi, đã đủ tôn vinh vẻ đẹp của người con gái của ông lên rất nhiều rồi. Vâng cô rất đẹp nên đàn ông ai chả.... Và tôi đương nhiên là mong muốn điều đó, vì tôi cũng là một đấng mày râu đàng hoàng.
Thật thú vị phải không các thi hữu!

lúc túng tiền lên bán cả trời
trời cười :"thằng bé, nó hay chơi"!
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguyên tác

Trong quyển Thơ và giai thoại Nguyễn Bính, Vũ Nam, NXB Lao động, 1999 ghi có đôi chỗ khác biệt so với bản trên:

Anh đi chẳng hẹn ngày về,
Chỉ thề ao buộc, tóc thề ai chôn ?
Muốn gì, em muốn gì hơn!
Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày.
Môi khô tóc liễu thân gầy,
Anh xa, em kẻ lông mày với ai?
Thơ không làm trọn một bài,
Đàn không gượng gẩy một vài khúc ngâm.
Ông tơ già lắm nên nhầm,
Ai cho sum họp, ai làm chia phôi.
Chẳng thà đừng kết duyên đôi,
cho đoàn tụ để rồi xa nhau.
Tính năm tính tháng thêm rầu,
Ấy hai con én ngang lầu bay bay.

Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Dấu son trên má

Hồi Nguyễn Bính yêu A.T, một lần sôi nổi Bính ôm hôn người yêu. A.T con gái tỉnh nhỏ, tỏ vẻ ngây thơ sợ sệt, ngượng ngùng. Bính bèn rút luôn giấy bút làm một bài thơ tặng:

Anh đi chẳng hẹn ngày về,
Chỉ thề ao buộc, tóc thề ai chôn?
Muốn gì, em muốn gì hơn!
Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày.
Môi khô tóc liễu thân gầy,
Anh xa, em kẻ lông mày với ai?
Thơ không làm trọn một bài,
Đàn không gượng gẩy một vài khúc ngâm.
Ông tơ già lắm nên nhầm,
Ai cho sum họp, ai làm chia phôi.
Chẳng thà đừng kết duyên đôi,
Có cho đoàn tụ để rồi xa nhau.
Tính năm tính tháng thêm rầu,
Ấy hai con én ngang lầu bay bay...


Bài thơ tiên đoán được những khó khăn khó thành công. Riêng A.T khi nhận ra những chữ đầu câu là: “Anh chỉ muốn hôn môi A.T. Đàn ông ai chẳng có tính ấy” thì vừa yêu mến, vừa cảm phục, bèn ôm hôn vào má Nguyễn Bính một cái. Đôi môi son in đấu đỏ tươi!

Về đến Hà Nội, Nguyễn Bính vẫn giữ dấu son trên má ấy. Các bạn thơ như Hồ Tăng Ấn, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm xúm vào đùa chế. Nguyễn Bính mặc kệ, còn tuyên bố:

- Ngày xưa vua Tự Đức khóc Bàng Phi, có câu:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi...


Mình không có gương mà tìm bóng, không có quần áo cũ để tìm hơi, chỉ có dấu đôi môi son của nàng, còn gì quý hơn, phải giữ gìn trân trọng chứ.

Không biết sẽ giữ bao lâu, nếu không có Vũ Hoàng Chương phê phán:

- Dấu son trên má thì quý cái nỗi gì? Hoặc là ccô ta chưa yêu cậu say đắm, hoặc là cô ta quê kiểng quá, không dám hôn môi. Giữ làm gì?

Tuy vậy, Bính cũng giữ được đến ngày thứ bảy.

Tô Hoài còn kể hồi đó đến khổ vì hai anh bạn thơ là Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Bính. Có lần Tô Hoài đi giữa, hai người khoắc tay đi hai bên. Hai chàng thi sĩ đa tình, rượu say chếnh choáng vừa đi vừa ngâm thơ tình oang oang. Vũ Hoàng Chương thì rền rĩ:
Tố của Hoàng ơi! Tố của ta

Nguyễn Bính thì nghêu ngao:
Trai cười: Bữa ấy mình toan giữ
Mãi mãi dấu son trên má mình


Kể cũng là những cuồng sĩ!


Nguồn: Thơ và giai thoại Nguyễn Bính, Vũ Nam, NXB Lao động, 1999
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Dấu son trên má

Diệp Y Như viết đúng rồi! Mình cũng đang có "Giai thoại Nguyễn Bính" của Vũ Nam, NXB Lao động, 1991, trang 60-62 nói điều này.
Anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ đàn ông ai chẳng có tính ấy. A.T ở đây chính là thi sĩ Anh Thơ:
http://vi.wikipedia.org/w...40;nh%C3%A0_th%C6%A1)
Vậy đề nghị BQT sửa nhan đề và những từ sai trong bài thơ

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản in khác

Bản in trong Giai thoại Nguyễn Bính (1989):

Anh đi không hẹn ngày về
Chỉ thề ai buộc, tóc thề ai chôn?
Muốn gì anh muốn gì hơn
Hôn hoàng nay, lại hoàng hôn mai ngày
Môi khô vóc liễu thêm gầy
Anh xa, em kẻ lông mày với ai
Thơ không làm trọn một bài
Đàn không gảy trọn một vài khúc ngâm
Ông tơ già quá nên nhầm
Ai làm sum họp, ai làm chia phôi
Chẳng thà đừng kết duyên đôi
Có cho sum họp để rồi xa nhau
Tính năm tính tháng thêm sầu
Ấy hai con én ngang lầu bay bay...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời