Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 15/10/2010 17:17 bởi
hongha83, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 15/10/2010 17:19 bởi
hongha83 Ngô Nhân Tịnh 吳仁靜 (còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh hay Ngô Nhơn Tịnh, 1761-1813) tự Nhữ Sơn 汝山, hiệu Thập Anh 拾英, là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ có tiếng trong nhóm Bình Dương thi xã 平陽詩社. Ông là người Minh Hương, quê gốc ở Quảng Đông (Trung Quốc), khi nhà Thanh vào Trung Quốc thì tiên tổ ông sang Gia Định lập nghiệp.
Ông sinh tại Gia Định, nổi tiếng thông minh và là học trò giỏi của Võ Trường Toản (?-1792). Ông là đồng môn với Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu và Thiền sư Viên Quang (sư tổ chùa Giác Lâm). Trong khoảng những năm đầu dựng nghiệp dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, ông được lãnh chức Thị độc viện Hàn Lâm. Năm Kỷ Sửu 1789, ông làm Hữu tham tri bộ Binh, được cử đi sứ sang nhà Thanh với nhiều mục đích, trong đó có việc dò xét tình thế và truy tìm tin tức của vua Lê Chiêu Thống. Năm Canh Thân 1800, ông theo hộ giá Nguyễn Phúc Ánh cứu viện Quy Nhơn. Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, ông được phong làm Giáp phó sứ theo Trịnh Hoài Đức và Hoàng Ngọc Uẩn sang Trung Quốc lần hai, để trình quốc thư và nộp trả ấn sách mà nhà Thanh đã phong cho nhà Tây Sơn.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh, ông trở về đảm nhiệm chức vụ cũ. Năm Đinh Mão 1807, ông được sung làm Chánh sứ cùng với Phó sứ Trần Công Đàn sang Chân Lạp (Campuchia), đem sắc ấn đến thành La Bích phong Nặc Ông Chân làm vua ở nước này. Năm Tân Mùi 1811, Gia Long năm thứ mười, ông ra làm Hiệp trấn tỉnh Nghệ An. Ông làm quan thanh liêm, mẫu mực, không dung túng kẻ tham lam, hết lòng lo cho dân. Khi đời sống của người dân gặp khó khăn, ông dâng sớ về kinh xin hoãn nộp thuế, đều được vua Gia Long chuẩn y. Cũng trong thời gian này ông cùng Đốc học Nghệ An là Bùi Dương Lịch soạn ra tập Nghệ An phong thổ ký. Năm Nhâm Thân 1812, ông được thăng làm Thượng thư bộ Công kiêm Hiệp hành tổng trấn tỉnh Gia Định và được phong chức Tinh Viễn hầu, thuỵ là Tuế Giản.
Năm Quý Dậu 1813, ông cùng Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt (1764-1832) đem binh hộ tống Quốc vương Nặc Ông Chân về nước Chân Lạp. Cùng năm này, sau khi đi hội đàm cùng Xiêm La (Thái Lan) bàn việc Chân Lạp, ông bị người cùng triều vu tội tham ô, ăn của đút lót của Chân Lạp và Xiêm La. Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin thực đem việc ấy tâu lên, vua Gia Long cho không thực, bỏ đi, không quở trách gì, nhưng từ đó vua có ý không tin dùng nữa. Cũng từ đó lòng của Tinh Viễn hầu sầu não không được yên và cũng không thể nào giải bày được sự trong sạch của mình. Ông thường than thở: “Vẽ rắn thêm chân, ai khiến cho ta mang cái oan không giải tỏ được ư?” Dần dà nỗi uất ức khiến ông phát sinh bệnh nặng rồi mất cùng năm ấy. Ông được an táng tại làng Chí Hoà, tổng Dương Hoà Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Tác phẩm:
- Thập Anh đường văn tập 拾英堂文集: gồm 187 bài kinh nghĩa, lấy đề tài từ Kinh thi và Kinh thư, dùng làm mẫu cho những người đi thi tham khảo.
- Thập Anh đường thi tập 拾英堂詩集: gồm 81 bài thơ chữ Hán làm trong thời gian đi sứ, lúc làm quan và khi xướng hoạ với bạn bè.
- Nhất thống dư địa chí 一統輿地志: do Lê Quang Định soạn, Ngô Nhân Tịnh nhuận chính.
- Gia Định tam gia thi tập 嘉定三家詩集: gồm một số bài thơ, in chung với thơ của Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định.
Ngô Nhân Tịnh 吳仁靜 (còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh hay Ngô Nhơn Tịnh, 1761-1813) tự Nhữ Sơn 汝山, hiệu Thập Anh 拾英, là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ có tiếng trong nhóm Bình Dương thi xã 平陽詩社. Ông là người Minh Hương, quê gốc ở Quảng Đông (Trung Quốc), khi nhà Thanh vào Trung Quốc thì tiên tổ ông sang Gia Định lập nghiệp.
Ông sinh tại Gia Định, nổi tiếng thông minh và là học trò giỏi của Võ Trường Toản (?-1792). Ông là đồng môn với Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu và Thiền sư Viên Quang (sư tổ chùa Giác Lâm). Trong khoảng những năm đầu dựng nghiệp dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, ông được lãnh chức Thị độc viện Hàn Lâm. Năm Kỷ Sửu 1789, ông làm Hữu tham tri bộ Binh, được cử đi sứ sang nhà Thanh với nhiều mục đích, trong đó có việc dò xét tình thế và truy tìm tin tức của vua Lê Chiêu Thống.…