Trang trong tổng số 2 trang (11 bình luận)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 11/04/2008 09:32
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 11/04/2008 09:38
1. Nam Trân trong dòng thơ tả chân của phong trào thơ mới
Hoài Thanh đã dùng khái niệm tả chân để định danh một nhóm các tác giả Thơ mới tương đối gần nhau về bút pháp.
Tác giả Thi nhân Việt Nam đã nhận xét về lối thơ tả chân của họ như sau: “Thơ mới vốn ưa tả chân hơn thơ cũ, nhưng làm những bài thơ tả chân biệt hẳn ra một lối chỉ có Nam Trân, Đoàn Văn Cừ và Anh Thơ. Cũng có thể kể cả Bàng Bá Lân và Thu Hồng.”(1) Hoài Thanh sử dụng khái niệm này với cách hiểu đơn giản của thời ông: Lối viết gần sự thật, tả đúng như sự thật. Khái niệm sự thật trong thơ tả chân được hiểu là những cảnh vật có thật, đang hiện hữu, được con người cảm nhận trực tiếp bằng thị giác. Trong quá trình miêu tả hiện thực cụ thể ấy, nhà thơ thường tôn trọng tối đa sự tồn tại độc lập, khách quan của đối tượng miêu tả. Sự miêu tả ở đây rất ít khi kèm lời bình luận hoặc bộc lộ cảm xúc cá nhân. Giai đoạn sau này, khi vận dụng lý thuyết thi pháp học hiện đại vào việc nghiên cứu Thơ mới, Giáo sư Trần Đình Sử đặc biệt chú ý tới cái nhìn hướng ngoại trong thơ tả chân và coi đó là một trong những cách tân về nghệ thuật cho thơ hiện đại Việt Nam: “Cùng với câu thơ mới và thi nhân mới, là một nhãn quan tạo hình mới trong thơ với cái nhìn hướng ngoại; cái nhìn hướng ngoại trong thơ Anh Thơ (tập Bức tranh quê), Đoàn Văn Cừ (các bài Chợ tết, Đám cưới mùa xuân, Đám hội...), Bàng Bá Lân (Trưa hè, Cổng làng), Nam Trân (Huế đẹp và thơ), là một hiện tượng hiển nhiên, có lẽ không cần phải chứng minh.”(2)
Các tác giả tiêu biểu của dòng thơ tả chân, với người đại biểu tiên phong là Nam Trân đã tập trung khắc hoạ những “bức tranh quê” tươi mới, sinh động với dáng vẻ riêng. Những bài thơ này đã cuốn hút người đọc bởi nó thoả mãn nhu cầu được khám phá và thưởng ngoạn cảnh quan của một vùng đất mới. Mặc dù lối thơ tả chân có vẻ “kém thanh thế hơn” so với một vài khuynh hướng thơ khác nhưng Hoài Thanh cũng đã khẳng định rằng tả chân là một khuynh hướng thi ca mà “thơ xưa chưa hề có.” Dòng thơ tả chân đã có những đóng góp riêng vào tiến trình hiện đại hoá nền thi ca dân tộc. Giá trị của nó đã phần nào được giới nghiên cứu phê bình quan tâm chú ý.
Các bộ phận văn học trước cách mạng ở cả hai khu vực hợp pháp và bất hợp pháp đều thể hiện lòng yêu nước và in đậm tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, ở mỗi bộ phận văn học, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc ấy có những cách biểu hiện riêng. Đối với các nhà thơ của phong trào Thơ mới, biểu hiện sâu sắc, nổi bật của tình cảm dân tộc là sự gắn bó thiết tha với quê hương, nặng tình với đất nước. Tình cảm ấy được cụ thể hoá bằng những bức tranh miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, những vùng đất, những con người... đã tạo nên hồn cốt của xứ sở này. Gắn bó với quê hương xứ sở là một “biến tướng” (chữ dùng của Huy Cận) của lòng yêu nước. Do đó, dù có tìm đến bao đề tài mới lạ thì từ trong sâu thẳm tâm hồn Việt, các nhà Thơ mới vẫn có một nguồn cảm hứng đặc biệt đối với quê hương. Có thể nói chính tình yêu đối với đất nước, quê hương là căn nguyên sâu xa và cũng là nguồn động lực thôi thúc các nhà thơ hướng về đó, để tìm nguồn thi hứng.
Như chúng ta đã biết, tác giả của Thi nhân Việt Nam đã có những nhận xét nồng nhiệt và ưu ái dành cho Nam Trân ngay từ khi tập Huế, Đẹp và Thơ mới ra đời: “Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. Đây đó rải rác cũng nhặt được đôi câu, nhưng đến Nam Trân mới biến thành một lối. Nam Trân đã tìm ra một khoảng đất mới và ở đó người đã dựng lên - ý chừng để sát nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương... lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ.”(3) Những lời đánh giá dường như đã sớm khẳng định vị thế đặc biệt của Nam Trân trong làng Thơ mới.
Nhắc đến Nam Trân, người đọc nhớ ngay đến Huế, Đẹp và Thơ. Ấn tượng về cảnh sắc và con người xứ Huế đã trở thành một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nam Trân. Phong cảnh thiên nhiên Huế làm thành nét riêng độc đáo của hồn thơ Nam Trân và thơ của ông cũng góp phần làm phong phú và bồi đắp thêm hồn Huế. Phải chăng cũng do bởi ấn tượng đậm nét đó mà sau này, các nhà nghiên cứu khi nói đến mảng thơ viết về làng quê - phần đặc sắc nhất của dòng thơ tả chân trong phong trào Thơ mới, ít nhắc đến trường hợp Nam Trân. Tất nhiên nếu so với Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ..., Nam Trân không có nhiều bài thơ miêu tả trực tiếp phong cảnh và con người thôn quê như họ. Khảo sát qua 3 tập Tiếng thông reo, Bức tranh quê và Thôn ca... có thể thấy số lượng những bài thơ thể hiện cảnh thôn quê trong muôn mặt đời thường khá đậm đặc. Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét: “Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân là những hoạ sĩ vẽ cảnh quê bằng những cây bút “tả chân”. Bức tranh làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện lên trong nhiều dáng vẻ, lúc bình dị, đơn sơ mộc mạc, khi rực rỡ sắc màu của hội hè đình đám. Góp vào bức tranh làng quê Việt Nam thời quá vãng, nhà thơ Nam Trân có bài Cảnh quê. Bài thơ được in lần đầu trên báo Tràng An ngày 2/4/1935. Trong lúc Thơ mới đang chú trọng vào mô tả những trạng thái cảm xúc muôn mặt của tình yêu thì Nam Trân hướng vào đồng quê với một cách thể hiện riêng. “Bức tranh quê” của Nam Trân với không khí u trầm tĩnh lặng, mang hơi hướng cổ điển của Đường thi. Cảm nhận một cách thấm thía không gian đồng quê trong cõi tĩnh mịch mờ sương, thi sĩ như đã chớp được cái thần thái của làng quê Việt Nam từ ngàn năm trước:
Khao khát đồng chiêm uống giọt sươngKhám phá vẻ đẹp đồng quê từ những hình ảnh đơn sơ, quen thuộc và thể hiện nó bằng bút pháp tả thực, nhưng ở đây Nam Trân vẽ cảnh quê không chỉ bằng cái nhìn quan sát mà còn kết hợp cả tâm cảm. Đằng sau bức tranh quê tĩnh lặng ấy, xôn xao mối liên thông giao hoà giữa cảnh sắc thiên nhiên và những trạng thái cảm xúc của con người. Đây là điều không dễ gặp trong thơ tả chân. Một khuynh hướng thơ chú trọng tới việc miêu tả khách quan đối tượng mà ít chú ý tới việc biểu lộ thế giới nội tâm của chủ thể sáng tạo. Đoạn kết của bài thơ Cảnh quê có vẻ như “tách” ra khỏi mạch thơ chung, những câu thơ có cấu trúc giãi bầy với kiểu lời trần thuật:
Sương pha mầu sữa dưới trăng mờ
Lều tranh xám xịt bâu sườn núi
Sau dãy rào tre khúc rậm, thưa.
Gió cao. Vòi trúc uốn thành cung
Bắn... Ổ cò non khóc lạnh lùng...
Khúc khuỷu, cành giơi, đường mắc cửi
Đưa qua, đưa lại khoảng không trung.
Như đứa trẻ con nhọc ngủ mêCó thể đây là lúc cái tôi của nhà thơ được giải phóng, cảm nghe mỗi bước chuyển mình lặng lẽ của thời gian và tạo vật. Nó ngỡ ngàng như lần đầu tiên nhận biết được mối dây liên hệ khác lạ trong thế giới quen thuộc này.
Lòng ta yên lặng dưới trăng khuya
Ấy giờ Thần mộng thông tin tức
Những sự vui mừng, sự gớm ghê.
Hát bài hát ngô nghê và êm ái,Tuy không trực tiếp miêu tả cảnh lao động của người dân quê, nhưng qua việc thể hiện hình ảnh của họ trong vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hiện thực, Nam Trân đã gợi được một cảm quan lao động khoẻ khoắn, đầy thơ mộng.
Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về,
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.
Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh.
Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt
Rồi ố lần trong giây khắc nhá nhem.
Âm thầm cảnh vật vào đêm:
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt.
Van vái trời cho nồm thổi, mưa saNhững mong ước đơn sơ và bình dị ấy càng trở nên đặc biệt khi nó được bộc lộ trong tâm thế của một vị quan lại trong chính phủ Nam triều đã từng giữ tới chức Tham tá toà Khâm sứ Huế. Dường như ở đây khoảng cách giữa quan - dân đã bị xoá nhoà, chỉ còn lại sự hoà điệu giữa tâm hồn thi nhân và tạo hoá.
Để thoát nạn đồng khô và cỏ cháy,
Mỗi khi nhắc đến làng tôi, tôi nhớ
Cảnh êm đềm của cuộc dân sinh:
Trăng rằm lên, những cô gái xinh xinh
Vai gánh nước, miệng nhai trầu, lòng hớn hở
Phải những phút hoàng hôn, buồn, tôi nhớ
Đến làng tôi và đến nhà tôi,
Tôi ước mong sao được suốt đời
Nơi quê ấy với dân quê cùng ở.
(Tôi và ta)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Thôn Vĩ Dạ nằm ngay bên bờ sông Hương nổi tiếng bởi những khu vườn cây trái xanh tươi bốn mùa; với cảnh sông nước trời mây thật quyến rũ lòng người. Dường như ở chốn đây luôn luôn có sự hoà hợp da diết giữa cảnh và người khiến cho thi nhân dù chỉ một lần qua đây cũng thấy lòng đắm say, ngây ngất:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thônNhà thơ tiêu biểu của khuynh hướng tượng trưng siêu thực trong Thơ mới đã tái hiện khung cảnh nên thơ của thôn Vĩ Dạ bằng một cách nhìn vừa hiện thực vừa mơ hồ, khiến cho cái địa danh nổi tiếng của xứ Huế lại thêm một lần nữa lung linh sống động trong cảm nhận người đọc.
Biếc xanh cần trúc không buồn mà say
Non xa trăng đã tràn đầy
Em ơi để mặc lòng ngây lên mùa
(Bích Khê)
Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sươngỞ đây dòng sông Hương quen thuộc - như một biểu tượng đặc trưng của Huế đã được tác giả bài thơ gọi theo tên cổ của nó là dòng Tiêu Kim Thuỷ. Đó là nơi chứng kiến sự gặp gỡ và ly biệt của hai tâm hồn nghệ sĩ mang nhiều nét đồng điệu chia sẻ.
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thuỷ gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương
Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh
Một đêm mờ lạnh ánh gương phaiHuế trong thơ có thể nhận diện trong từng câu chữ nhắc đến tên sông, tên núi quen thuộc đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt, kiểu như cách nói của Bùi Giáng: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ/ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” hoặc có thể tìm thấy ở những hình ảnh con người chỉ riêng có ở vùng đất kinh kỳ này trong thơ Quỳnh Dao: “Một hàng Tôn nữ cười trong nón/ Sông mở lòng ra đón bóng yêu”. Mỗi nhà thơ, bằng vốn sống và cảm nhận của riêng mình đã thổi hồn vào cảnh vật và con người xứ Huế, đem lại cho nó những vẻ đẹp lung linh, nhiều màu sắc. Thiên nhiên và nỗi niềm xứ Huế đã trở thành nguồn cảm hứng cho bao người. Trong đó có nhà thơ Nam Trân, người con xứ Quảng - vùng đất liền kề với kinh đô Huế mộng mơ. Sức thu hút và lan toả của vùng đất này đã in đậm dấu ấn trong đời thơ của ông. Nó chi phối hầu hết những nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà thơ trong thời kỳ Thơ mới. Tên tuổi Nam Trân gắn liền với Huế, Đẹp và Thơ và vị trí của ông càng được khẳng định chắc chắn qua nhận xét của Hoài Thanh: “Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân”(4). Thiên nhiên xứ Huế với sông núi, cỏ cây, trời đất, chùa chiền, thành quách cùng với con người Huế, tâm hồn Huế, nghệ thuật dân gian Huế... đã được soi chiếu dưới góc nhìn của thi nhân. Cảm xúc của nhà thơ bao trùm trong từng bức tranh, gợi thức bao suy tư, liên tưởng trong lòng người đọc. Có thể thấy một bức tranh liên hoàn về cảnh vật, thiên nhiên xứ Huế với những nhận xét tinh tế, đặc sắc trong thơ Nam Trân. Đúng là chưa có ở tác giả nào, những địa danh nổi tiếng của xứ Huế lại xuất hiện với tần số đậm đặc như ở Nam Trân. Chúng ta gặp trong thơ ông từ Cô gái Kim Luông đến Cánh đồng An Cựu, từ Vườn cau Nam Phổ đến Tiếng chuông Diệu Đế, từ Núi Ngự, Sông Hương đến Chùa Thiên Mụ, từ Hồ Tịnh Tâm đến Khúc hát Nam Ai. Rồi Huế ngày hè, đêm hè, khi trời nắng lúc mưa dầm... Tất cả đã hiện lên dưới nét vẽ chân thực và tài tình của người nghệ sĩ. Không gian và cảnh vật xứ Huế đã hoà nhập với tâm hồn thi nhân để tạo nên những vần thơ không dứt. Bởi vì:
Suốt dải sông Hương nước thở dài
Xào xạc sóng buồn khua bãi sậy
Bập bềnh bên mạn chiếc thuyền ai
Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước
Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng
Hương trăng quấn quýt hơi sương ướt
Ngân dội lời tình điệu hát xuân.
Huế tôi, cảnh đẹp như mơCũng chính bởi những sắc màu phong phú đa dạng ấy, nên Huế hiện lên trong thơ Nam Trân với nhiều dáng vẻ khác nhau: lúc mơ mộng trầm tư:
Đế đô là một bài thơ muôn vần.
Theo trăng bóng vạc về rừngChúng ta gặp trong thơ Nam Trân hình ảnh rất đẹp của cô gái chèo thuyền trên sông Hương:
Sương thu phủ kín mấy từng thành xưa
Bến sông thuyền ngủ lưa thưa
Tiếng chuông Diệu Đế gió đưa lại gần.
Khi lại xác thực đến từng chi tiết nhỏ nhất:
Trời nóng băm bốn độ
Đèn, sao khắp đế đô
Mặt trăng vàng trỏn trẻn
Nấp sau nhành phượng khô
Ba dịp cầu Trường Tiền
Đứng dày người hóng mát
Ngọn gió Thuận An lên
Áo quần kêu sột soạt
Đủng đỉnh chiếc thuyền nan
Qua, lại bến sông Hương...
Tiếng đờn chen tiếng hát
Thánh thót điệu Nam Bường.
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượngVà cũng gặp cả những cảnh đời rất thực, lam lũ lầm than nhưng không kém phần đặc sắc, đáng ghi nhớ:
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Hai tay xách hai vịmSự độc đáo và đa dạng trong mảng thơ viết về Huế của Nam Trân đã được các nhà phê bình cùng thời ghi nhận, đánh giá cao. Ông đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà thơ đương thời. Nữ sĩ Thu Hồng, tác giả của tập Sóng thơ, một cô gái Huế chính gốc, có lẽ là người chịu tác động khá rõ lối thơ của Nam Trân, khiến cho Hoài Thanh đã nói rằng: “Xem thơ Thu Hồng, tôi cứ nghĩ đến vài người nữa, nhất là Nam Trân. Thu Hồng đã học được của Nam Trân cái lối ghi chép những hình sắc xứ Huế và ngòi bút của nữ sĩ đã vẽ nên đôi bức tranh nho nhỏ, có lẽ chưa được nổi nhưng có một vẻ linh hoạt riêng”(5). Qua đó có thể thấy trường lực ở mảng thơ viết về Huế của Nam Trân có sức hút không nhỏ.
Một vài mụ le te
Tiếng non rao lảnh lói
Chốc chốc: “Ai ăn chè”.
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 04:02
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/04/2008 07:23
Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá toà Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay Huế, Đẹp và Thơ đã được các tác giả Thi nhân Việt Nam trân trọng đánh giá: “...tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân.”
Huế, Đẹp và Thơ xuất bản năm 1939, gồm gần 40 bài thơ, phần lớn là những bài viết về con người và cảnh vật xứ Huế: Cô gái Kim Luông, Vườn cau Nam Phổ, Huế mưa dầm, Núi Ngự sông Hương, Trước chùa Thiên Mụ, Mùa đông cánh đồng An Cựu... Đầu đề các bài thơ và tên bạn bè mà tác giả ghi tặng - những học giả, văn nghệ sĩ lừng danh như Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh, Tạ Quang Bửu, Thế Lữ, Nguyễn Lân, Phan Khôi, Đào Đăng Vỹ, Đoàn Phú Tứ..., gợi chúng ta nhớ đến Huế một thời là nơi thu hút, đào luyện nhân tài. Có thể nói đây cũng là một vẻ đẹp của Huế. Chính từ vẻ đẹp này, một tài thơ xứ Quảng đã thành của Huế, đã tôn vinh Huế bằng nghệ thuật thơ “biệt thành một lối” - như nhà phê bình Hoài Thanh đã ghi nhận.
Quả thực, Huế, Đẹp và Thơ rất phong phú về giọng điệu, chứng tỏ tác giả đã thật công phu tìm tòi sáng tạo để hình thức thơ diễn đạt những điều muốn nói một cách có hiệu quả nhất. Bài Đẹp và Thơ (hoặc là Cô gái Kim Luông), mấy câu đầu, ông dùng thể “thất ngôn” để tả vẻ đẹp bên ngoài một cách khách quan:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượngBốn câu cuối bài, điệu thơ lục bát thật hợp với sự xao lòng của nhà thơ:
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo
Thuyền qua đến bến cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo.
Đăm đăm mỏi mắt vì chèoTrong bài Mùa đông cánh đồng An Cựu, những câu thơ chỉ một hai chữ như là những nốt lặng buồn:
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng
Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao!
Như lá bàngThơ Nam Trân trung thực với lòng mình, không chiều theo khuôn mẫu nào, khi cần ông dám viết những điều làm người khác bất bình. Đó là khi ông viết Giận khúc Nam Ai. “Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy vẫn đã lạ.” (Thi nhân Việt Nam) Nhưng đọc thơ, ta hiểu ông:
Rụng.
Ôi! Đìu hiu
Cảnh chiều
Đông!
Ruộng ngập: mênh mông
Nước phẳng.
Cò bay, yên lặng,
Quang đồng.
Đừng kể nữa những mảnh tình tan tác.Bài thơ báo hiệu sự chuyển mình của nhà thơ và cũng là sự chuyển mình của Huế trước khi cách mạng bùng nổ. Quả nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông đã sớm tham gia vào công cuộc kháng chiến, giữ nhiều chức vụ ở Quảng Nam và Liên khu V. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục sự nghiệp văn học bằng những công trình dịch thuật nhiều tác phẩm lớn, trong đó có tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai tập Thơ Đường. Nhờ học vấn uyên thâm kết hợp với tài thơ sẵn có, cho đến nay, nhiều bài thơ dịch từ chữ Hán của ông vẫn là mẫu mực chưa ai vượt qua, nên đã được dùng trong nhiều sách giáo khoa. Ví như bài thơ Ngắm trăng (Nhật ký trong tù) mà nhiều người biết là bản dịch của Nam Trân:
Hãy đứng lên, Nhạc sĩ, với tôi, đi!
Tôi ghét anh mê giọng hát sầu bi
Và tung mãi tâm hồn thừa truỵ lạc
Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm ảo não!
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng...
Trong tù không rượu cũng không hoa,Trân trọng những đóng góp về nhiều mặt của nhà thơ-dịch giả Nam Trân, tháng 10/1997, lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 30 năm ngày mất của ông đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Có một chi tiết, với riêng Huế, kể cũng là điều đáng kể: Từ một năm trước, chuẩn bị tái bản tập thơ Huế, Đẹp và Thơ vào dịp kỷ niệm, nhưng gia đình nhà thơ Nam Trân không tìm đâu ra bản in ngày trước; cho đến lúc chị Nguyễn Thị Lệ - em gái nhà thơ, một cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế viết thư cho tôi và tôi đã nhờ anh Hồ Tấn Phan tìm được tập thơ in lần đầu. Nhờ đó, Huế, Đẹp và Thơ đã được tái bản rất đẹp với trang bìa màu tím Huế, kịp đến với bạn đọc cả nước đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Nam Trân.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 04:09
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/04/2008 07:04
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa đại diện gia đình nhà thơ Nam Trân!
Hôm nay, Viện Văn học, Hội nhà văn Việt Nam và gia đình phối hợp tổ chức Lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ - dịch giả Nam Trân.
Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15 tháng Hai năm 1907 trong một gia đình khoa bảng nhiều đời tại làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ học chữ Hán đến 12 tuổi, rồi ra học Trường Quốc học Huế, Trường Bưởi ở Hà Nội. Sau khi đỗ Tú tài, ông nhận chức Tham tá Toà Khâm sứ Trung kỳ tại Huế. Từng làm Án sát Bình Định rồi lần lượt trải qua các chức vụ quan trọng của Nam triều như: Tá lý Bộ Lại, Thị lang Bộ Lại, đứng vào hàm Tam phẩm...
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Trân trở về quê hương Quảng Nam. Ông tham gia chính quyền cách mạng ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, trải qua các công tác trong Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Đại Lộc, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, Chánh văn phòng Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu V, Đại diện văn hoá Trung ương tại Liên khu V.
Hoà bình lập lại, 1954, Nam Trân cùng gia đình tập kết ra Bắc, công tác tại Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Hoà bình thế giới tại Việt Nam, là Uỷ viên Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá I. Năm 1959, Viện Văn học thành lập, ông là một trong số các nhà Hán học có uy tín được điều về bổ sung vào đội ngũ cán bộ, chuyên gia đầu tiên của Viện, nhận nhiệm vụ Trưởng phòng tư liệu thư viện. Tại đây, ông đã cùng các đồng nghiệp - mà ông vẫn thường gọi là “đồng chí”- bắt tay bổ sung, sắp xếp, phân loại, kiện toàn hệ thống sách báo tư liệu, đồng thời tổ chức công việc biên dịch, dịch thuật khối lượng sách báo tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung... cung cấp nguồn tư liệu cho công việc nghiên cứu của các tổ chuyên môn.
Cuối năm 1959, Nam Trân được giao nhiệm vụ đặc biệt: làm Trưởng Tiểu ban và là người dịch chính tập thơ Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Việt. Bằng vốn tri thức uyên thâm và xúc cảm thẩm mỹ văn chương mạnh mẽ, ông đã cùng các cộng sự hoàn thành công việc một cách khẩn trương và xuất sắc để tập thơ kịp ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Hồ Chủ tịch, tháng Năm 1960. Nhật ký trong tù ra đời là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị văn hoá và văn học nghệ thuật của đất nước, đem đến cho các thế hệ công dân Việt Nam nguồn năng lượng tinh thần mới, bầu nhiệt huyết cách mạng mới khi đất nước vừa bước vào giai đoạn xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây là một công việc thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc trong suốt cuộc đời đi theo cách mạng và đứng trong đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ cách mạng của ông. Nhật ký trong tù ra mắt đã nhanh chóng được đông đảo quần chúng hào hứng đón nhận, được dịch ra tiếng Anh, Nga, Pháp..., in nguyên văn tiếng Trung tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phổ biến rộng rãi tại các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Cho đến nay, tập thơ đã được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới.
Ngoài bản dịch Nhật ký trong tù để đời, Nam Trân còn chủ trì biên dịch hai tập Thơ Đường (NXB Văn hoá, 1962), dịch và duyệt tập Thơ Tống (NXB Văn học, Hà Nội, 1968), dịch giả chính tập truyện ngắn Người Xô - viết chúng tôi của nhà văn Bôrit Pôlêvôi (quyển 1, 2, Hà Nội, 1961), Thơ và từ Mao trạch Đông v.v. Các bản dịch của ông đều được người đọc ưa thích, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua đó có thể thấy ở ông một cây bút tài hoa, giàu bản sắc, với năng lực cảm thụ tinh tế, cách sử dụng ngôn từ cẩn trọng, với trình độ am hiểu các tri thức Hán học, Pháp học sâu rộng, và trên hết, ông là một dịch giả giàu tâm huyết trong việc truyền bá văn hoá các dân tộc anh em cho bạn đọc trong nước.
Thưa quý vị đại biểu,
Đối với độc giả yêu thơ, tên tuổi Nam Trân đã xuất hiện khá sớm trên văn đàn từ những năm 30-40 đầu thế kỷ XX. Thơ ông xuất hiện thường xuyên trên các báo: Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Phong Hoá, Tràng An, Sông Hương, Tân Tiến (Sa-đéc) v.v… Tập thơ đầu tay, cũng là tập thơ duy nhất Nam Trân góp vào thi đàn là Huế, Đẹp và Thơ (NXB Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1939). Huế, Đẹp và Thơ gồm 37 bài, chủ yếu là những sáng tác về con người và cảnh vật xứ Huế bình dị mà trữ tình. Nhà thơ sớm nhận ra sự phóng túng cởi mở của thơ tự do Pháp cả về phương diện nội dung cũng như hình thức, ông ngay lập tức thể nghiệm một lối Thơ Mới cho ngòi bút của mình và là một trong những người đầu tiên bước vào địa hạt của một thể loại thơ ca rực rỡ bậc nhất trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam với “lối thơ tả chân biệt thành một lối” (Hoài Thanh). Sự xuất hiện của thơ Nam Trân, đặc biệt là của Huế, Đẹp và Thơ vào thời điểm những năm đầu của Thơ Mới đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý rộng rãi của độc giả. Năm 1942, Huế, Đẹp và Thơ vinh dự được Hoài Thanh, Hoài Chân trích tuyển 7 bài vào Thi nhân Việt Nam, số lượng bài tuyển chỉ đứng sau Chế Lan Viên, Nguyễn Bính 1 bài. Cùng Lưu Trọng Lư đứng hàng thứ sáu trong tổng số 46 tác giả có thơ tuyển.
Thưa quý vị đại biểu,
Không chỉ là nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm; từng trải qua công tác tư liệu thư viện, từng kế tục nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phụ trách Ban Văn học Cổ cận đại, góp phần vào việc dịch Thơ văn Lý -Trần..., từ năm 1965, Nam Trân còn tham gia giảng dạy Kinh thi và Đường thi tại lớp Đại học Hán học đầu tiên do Nhà nước uỷ nhiệm cho Viện Văn học tổ chức (1965-1968). Ông cùng các bậc túc nho như Cao Xuân Huy, Phạm Thiều, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình... góp nhiều tâm sức trong việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ Hán học, có kiến thức Đông phương cho đất nước. Sau này, nhiều người đã thành danh trên các lĩnh vực khoa học xã hội Việt Nam. Nhưng thật đáng tiếc, thày Nam Trân đã không thể cùng học trò theo đuổi cho đến cùng khoá học, cũng như ông đã không thể đi tiếp con đường dịch thuật, nghiên cứu... vốn là niềm say mê lớn của chặng cuối đời ông. Ông mắc trọng bệnh và từ giã gia đình, bè bạn, học trò... vào một ngày Đông tháng 12 năm 1967, tính đến nay đã vừa chẵn 40 năm.
Thưa quý vị,
Đóng góp của Nam Trân cho sự nghiệp thơ ca, dịch thuật nói chung, cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của Viện Văn học nói riêng, có ý nghĩa quan trọng, nhất là vào thời điểm đặt nền móng cho một nền văn hoá học thuật đa dạng mở ra trên miền Bắc. Để tôn vinh những đóng góp quý báu của ông, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, hồi ức về một Nam Trân - nhà thơ, dịch giả, một người thày yêu kính của chúng ta. Sự hiện diện của các nhà nghiên cứu, nhà văn, học trò, đồng nghiệp và người thân trong Lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ, thêm một lần nữa xác nhận những cống hiến quan trọng của ông cho lịch sử văn chương, học thuật nước nhà. Thành quả lao động khoa học và sáng tạo nghiêm túc của ông mãi mãi sẽ còn là món quà tinh thần cho các thế hệ đi sau.
Xin trân trọng cảm ơn.
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 04:17
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/04/2008 07:05
(Toquoc)- Tập thơ Huế, đẹp và thơ của nhà thơ Nam Trân vừa được tái bản lần thứ ba nhân 100 năm ngày sinh của ông. Sách do NXB Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây phối hợp ấn hành.
124 trang sách khổ 13.2x20cm được chia làm 2 phần. Đầu tiên là lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm Huế, đẹp và thơ của Nam Trân. Phần hai là toàn bộ tập thơ đúng nguyên dạng cuốn Huế, đẹp và thơ của Nam Trân in tại nhà in Trung Bắc tân văn, phố Hàng Buồm, Hà Nội năm 1939.
Theo nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn, Nam Trân vốn là người hiểu sâu sắc thơ cổ Trung Quốc, nhưng thơ Pháp đã giúp ông thoát khỏi sự gò bó của luật thơ “chuyên chế” đời Đường để hướng tới vần thơ rộng rãi của phong trào Thơ Mới. Có thể nói Huế, đẹp và thơ là một gương mặt đặc sắc trong phong trào Thơ Mới, và chỉ đến Nam Trân, “lối thơ tả chân mới biệt thành một lối”, với những bài thơ như tiếng rao quà, niềm tự đắc của anh chài, nỗi thương cảm cô thiếu nữ trầm mình dưới đáy sông và những cuộc khiêu vũ phương Tây mới du nhập cùng tiếng nhạc chát chúa đang phá vỡ nét trầm mặc của xứ Huế mộng mơ.
Đào Thái Tôn khẳng định, với Huế, đẹp và thơ Nam Trân đã khắc hoạ được cảnh, tình của một vùng đất cố đô, cũng như giờ đây chỉ với một “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”… ta tưởng như Trịnh Công Sơn là người của đất Hà Thành.
Hầu hết các bài thơ trong tập thơ này đã đăng trong các báo như An Nam tạp chí, Văn học tạp chí, Tràng An báo, Phong hoá, Sông Hương và Tây tiến (Sadec)… Bạn yêu thơ có thể thấy ở đây từ những câu thơ lung linh nét đời của thời trai trẻ đến đến câu nhiều tiên cảm lúc sắp đi xa. Tất cả, đều được Nam Trân viết ra từ trong cõi mộng, như vừa khắc khoải ưu tư trước cái vô lực chủ quan của đời người, vừa như an nhiên tự tại trước công việc và cái tất yếu của thiên quy địa luật không một ai cưỡng nổi.
Đặc biệt, Trung tâm Đông Tây cho in theo lối ảnh ấn để bạn đọc có trong tay thi phẩm gần như trung thành tuyệt đối với bản in đầu. Ngoài mục đích lưu lại một kỷ vật của nhà thơ, người đọc còn có thể hình dung tại đây từ kỹ thuật in ấn, việc trình bày bìa, dàn trang… cho đến chính tả Quốc ngữ với lối viết những từ ghép mà lớp người sinh ra những năm cuối thế kỷ XIX đầu XX vẫn quen dùng (Tràng An, Phong hoá, thi ca, đủng đỉnh, lờ đờ, nước non, cô độc, rè rè, xơ xác…).
Với giá bìa 20.000 đồng, bạn yêu thơ lại có dịp sở hữu một ấn phẩm từng gây tiếng vang trên thi đàn vào buổi bình minh của Thơ Mới của một ông thầy dạy Kinh thi, thơ Đường, dịch giả tập Nhật ký trong tù và hai tập thơ Đường nổi tiếng.
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 04:25
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/04/2008 07:03
Quan niệm về thơ và sáng tạo thơ đã được Nam Trân thể hiện thành công phần nào qua cảnh và tình của Huế, Đẹp và Thơ. Trở lại với tập thơ hôm nay, ta hình dung được phần nào sự khiêm nhường của vị trí tập thơ, cái ánh sao le lói trên bầu trời “Một thời đại trong thi ca” dân tộc ngày ấy.
Sự xuất hiện trở lại của Huế, Đẹp và Thơ sau hơn nửa thế kỷ ít được người đọc biết đến là một động thái đáng trân trọng của NXB Hội nhà văn nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ cùng với lời giới thiệu trân trọng, công phu của Đào Thái Tôn, vừa với tư cách là học trò cũ dâng nén tâm hương tưởng nhớ thầy, vừa ôn lại nhiều kỉ niệm một thời với cả những “bão giông” của khách quan lịch sử và lòng người. Tác phẩm gồm 37 bài, với nhiều “xô lệch” về thể thơ, câu thơ có khi chỉ trong nội bộ một bài, đã thể hiện những nỗ lực cách tân thơ và cả cái nhìn nhiều cảm mến của Nam Trân đối với cuộc đời. Bài viết đi vào tìm hiểu quan niệm sáng tác thơ, hiện thực và vẻ đẹp của Huế từ những miêu tả qua con mắt nhà thơ.
1. Quan niệm sáng tác thơ
Nếu coi cả tập thơ là một “bài thơ lớn” về Huế, thì mỗi bài cụ thể trong tập là một “câu thơ” đẫm chất Huế, chất thơ trước cái Đẹp của cố đô cổ kính. Mỗi “câu thơ” đó là một thử nghiệm về hình thức: từ 1, 2, 3, đến... 7 chữ/dòng, hoặc thuần lục bát, thất ngôn, hay có khi trộn lẫn, đan xen các thể thơ trong cùng một bài. Chỉ riêng về hình thức thơ đã có thể cho thấy những trăn trở, “phản kháng” của tác giả trước lối mòn của sáng tác thơ.
Nội dung của mỗi bài ít nhiều đều kín đáo hoặc trực tiếp đối thoại về thơ hoặc về cuộc sống và đều có đề tặng một ai đó, như: ông bà Thiollier, Tạ Quang Bửu, Ưng Quả, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đào Đăng Vỹ, Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ, Trần Thanh Mại...
Đáng chú ý là những “tuyên ngôn” thơ của tác giả. Bài Bỏ quách lối thơ xưa đượm vẻ gay gắt, quyết liệt và khó tránh khỏi hơi bị thô: “Theo mãi lối thơ Đường/Hỏng, hỏng đã thấy chưa?/Nhả ra đừng nhai nữa/Những bã cặn còn lưa”. (Ngay đây cũng cần nói luôn: thơ Nam Trân thường dễ hiểu, “thật thà”, một mặt từ “định hướng” đưa hiện thực thời sự vào thơ; phần khác, quan trọng hơn, đó là do cấu trúc ngôn ngữ thơ của cả tập hầu như vắng bóng những ẩn dụ, hoán dụ - cái chủ yếu làm nên tính thơ).
Song, bên cạnh sự bộc trực, trần trụi của bài trên hay ở một số bài khác, vẫn có những bài là thơ.
Mùa đông (Cánh đồng An Cựu) là một bài hay không chỉ ở hình thức vắt dòng khớp với nội dung, mà còn hay ở tình, cảnh đọng, cô đúc và hàm súc: chiều đông đìu hiu lạnh lẽo, ruộng nước ngập mênh mông, phẳng lặng: hiệu quả gây ra tất yếu là nỗi buồn. Khoảng cách ngôn ngữ giữa tác phẩm và người đọc gần như bị triệt tiêu. Nói như thế không có nghĩa là tác giả không có dụng công về ngôn ngữ, mà thực ra, đó chính là từ tâm hồn đến với tâm hồn. Trường từ vựng với những “đìu hiu”, “mênh mông”, “nước phẳng”, “cò đói”, “yên lặng” và kết cục bằng “đồng không” hô ứng, tạo ra trường ngữ nghĩa hàm ẩn sự thiếu vắng âm thanh cuộc sống. Chính sự đan cài dày đặc tần suất của chúng đã chỉ ra cái nhìn của nhà thơ và liên hệ với thực hành thơ ở mấy dòng cuối bài: “Thi-tứ viển-vông:/Thần Tưởng-Tượng/Như đàn cò đói lượn/Đồng không.”. Ở đây, “đói” không chỉ của đàn cò mà cả của thi nhân trên cánh đồng-thơ: quá trình săn tìm cảm xúc. Bài thơ hoà quyện giữa tình, cảnh, từ đó dẫn tự nhiên đến quan niệm sáng tác lại được viết dưới hình thức thơ tự do, “chao liệng” của các con chữ cho thấy quan niệm thơ không chỉ trong nội dung mà cả ở hình hài tác phẩm.
Cả bài Giận khúc Nam Ai hừng hực khí thế với nhiều chấm than cùng những ngựa với gươm “tuốt mạnh như luồng bão” và những mệnh lệnh thức kêu gọi “Hãy đứng lên,...”, “Hãy đứng dậy!” để vứt bỏ “giọng sầu bi” của “Những câu ca không Đẹp lại không Thi” và lời khuyên đượm chút mỉa mai vào khổ cuối: “Hãy cung-kính nhượng các ngài tuổi-tác/Những bản đờn, dịp hát thiếu tinh-thần./Hãy ra nghe sóng vỗ, ngắm mây vần/Rồi sáng chế cho tôi vài điệu khác”.
Nhà thơ đối thoại với người “Nhạc-sĩ” đồng thời tự nói và giác ngộ.
Thơ hôm nay đã vắng đi những “tuyên ngôn”, “nói chí” trực diện như của Nam Trân. Nhưng bên cạnh những tâm sự “cách mạng thơ” mãnh liệt đó, người đọc chúng ta còn gặp lại những miêu tả Đẹp và Thơ của Nam Trân. Tôi cho rằng, đó chính lại là những thành công thực sự của tập thơ và mới là thơ thực sự.
2. Cảnh và tình
Trong Huế, Đẹp và Thơ có một vài “phác hoạ” đẹp về cảnh và tình của xứ Huế bằng ngôn ngữ rất thực. Tính chất đơn âm trong thơ Nam Trân được bù lại bằng sự sinh động của cảnh và tình xứ Huế. Những từ ngữ-chìa khoá “đặc sản” của Huế trở đi trở lại nhiều lần: với sông, (qua đó là những “sóng lòng” của thi nhân), với thuyền, bến, trăng (ẩn dụ cho sự trôi nổi, bấp bênh của người phụ nữ cũng còn về những số phận, tình yêu), còn chính người phụ nữ lại được gọi qua những đồng vị ở nhiều cấp độ: cô, giai nhân, cô gái mỹ miều, Tây Thi (điển tích được nhắc đến ít nhất 3 lần), mỹ nữ, nàng, tình nhân, các chị em, cô thiếu nữ, chị, cô em, em, kỹ nữ,...
Bên cạnh đó, chất thơ được cộng hưởng với những phương ngữ và cả cách phát âm của Huế, những điển tích cổ, những điệu ca Nam Ai, Nam Bường... đã tạo nên trường ngữ nghĩa tràn ngập, xôn xao mà trầm lắng của Huế trong “bài thơ lớn” về Huế, Đẹp và Thơ.
Những địa danh của Huế xuất hiện khá dày đặc: Kim Luông, Hương Giang, giải Trường Giang, giòng Hương Thuỷ, Nam Phổ, Trường Tiền, Thuận An, sông Hương, Núi Ngự, Ngự Bình, chùa Thiên Mụ, Hương Thuỷ, Núi Ngự, Ngự Bình, Diệu Đế, Bích Thuỷ, Lam San, hồ Động Đình, núi Thái, Huế, trong đó “Hương Giang” và “sông Hương” mỗi cụm từ 3 lần. Gắn bó với cảnh chung dẫn đến tình riêng: lấy ngay bài đầu tiên Đẹp và Thơ - một kiểu “phi lộ” cho toàn tập thơ làm ví dụ. Trường từ vựng để dựng cảnh: “thuyền nan”, “hàng phượng”, “thuyền cô”, “thuyền”, “vẫy chiếc chèo ngang” dẫn đến tình: “giọt nước gieo”, “đủng đỉnh”, “yểu điệu”, “quấy nước trong veo”, “sóng lòng còn xao”. Trong bài Sóng bạc tình nhà thơ cũng thực hiện một thao tác tương tự, sau cảnh là tình với những “sóng Hương Giang”, “lòng ai oán”, “sóng nước”, “sóng tình”.
Nước, thuyền, trăng, chị Hằng, hoa (Hồng), mưa và người nữ như những giai điệu âm tính nổi trội trong thơ Nam Trân.
Một vài dẫn chứng về âm tính trong miêu tả của Nam Trân gắn với “trăng”, “thuyền” và “nước” mà đôi chỗ dục tính ám ảnh từ Hàn Mặc Tử: “Ánh lướt da cau phô vẻ trắng:/Thoạt trông còn ngỡ chiếc đùi non”; “Đêm thu trăng tỏ nước mờ,/Chiếc thuyền bé-tí bên bờ cỏ hoen;”; chỗ khác: “Trăng lên xoá đốm sao mờ,/Sông Hương thuyền đậu còn chờ khách xuân;” - cảnh đối lập giữa “đốm sao mờ” trên dòng-sông-trời biến mất để soi tỏ hơn đám thuyền đậu ế khách dưới trần gian; đôi chỗ cổ kính, trang trọng từ hình ảnh đến từ vựng: “Theo trăng bóng vạc về rừng,/Sương thu phủ kín mấy từng thành xưa.”; “Đũa tiên gạt đổ thành Sầu/Hãm người kỹ-nữ nhạt mầu phấn hương”, như có chút gì đó Kiều hay Độc Tiểu Thanh ký,...
Bên cạnh những bức tranh “lả lướt” đó là những hiện thực với: “Thiếu-nữ vô-danh khóc duyên tàn”; những tiếng rao: “Chốc-chốc: ‘Ai ăn chè?’” trên những nhịp cầu Tràng Tiền nóng nực; hay trong những cơn mưa sụt sùi, có “Rải-rác, chú phu-xe/Co-ro thân mèo ướt/Lóng-ngóng các ngã ba,/Lù-xù như gà xước” - “chú phu xe” liên tiếp được so sánh với hai đối tượng không chốn nương thân, yếu đuối; ở một bài khác, cảnh Khiêu vũ 1935: “Bốn cặp xôn-xao nhảy,/(Một cô nũng-nịu cười)” và kết thúc bằng lời của một nhân vật: “Ôi! Phong-hoá suy đồi!” mà thực ra là tiếng nói nội tâm của nhà thơ cùng với sự tha thiết nguyện ước: “Tim ta như sợi đờn tranh/Trời sinh ra để đồng-thanh với trời,/Với mây, với nước, với đời./Những người phận hẩm là người ta yêu”.
Rải rác trong tập còn những phát ngôn “gân guốc” như thế, nhưng cũng có bài đã phảng phất chút gì đó chán nản, hư vô - Tôi và ta: bài thơ dài tâm sự về cái “tôi” khi còn trên quê hương và cái “ta” mải miết trên đường đời mệt mỏi, buồn bã và mong quên lãng... Từ không gian cội rễ, hướng tâm đến không gian hành trình, vượt thoát, li tâm ở đây như diễn tả, triết lí về mọi cuộc đời giống như những “cát bụi Kinh thành” trong thơ Nguyễn Bính hay cái day dứt đầy tâm trạng trong văn xuôi Nam Cao...
3. Kết luận
Quan niệm về thơ và sáng tạo thơ đã được Nam Trân thể hiện thành công phần nào qua cảnh và tình của Huế, Đẹp và Thơ. Trở lại với tập thơ hôm nay, ta hình dung được phần nào sự khiêm nhường của vị trí tập thơ, cái ánh sao le lói trên bầu trời “Một thời đại trong thi ca” dân tộc ngày ấy. Mỗi thời đại có thi pháp của riêng mình; cái đáng quý của Huế, Đẹp và Thơ là sự trong trẻo, một cái nhìn nhân hậu, đằm thắm của nhà thơ đối với những mảnh đời và bên dưới đó là những tâm sự, gửi gắm mà một số miêu tả đan bện giữa cảnh với tình của ông đã rất thơ và mộng. Chúng không phải thông qua một “ma trận âm thanh” mà là “sự trình diễn cái hiện thực mà tác giả đã thừa hưởng vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời” (David Gullentops).
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 19:40
Đã sửa 6 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 15/04/2008 23:27
Tác giả: Đào Thái Tôn
Huế, Đẹp và Thơ ra đời (1939) đã gây một tiếng vang trên thi đàn vào buổi bình minh của Thơ Mới. Tản Đà ưu ái ngợi khen. Trước đó ba năm, năm 1936, khi Nam Trân in những bài thơ đầu trình diện làng thơ trên báo, Phan Khôi cũng đã có bài viết tán thưởng. Tuy nhiên, hai bậc cựu nho đều trách Nam Trân "chưa dụng công về vần".
Nam Trân nhũn nhặn nói với bạn bè: "Ông Chương Dân và ông Tản Đà trách tôi không dụng tâm về vần, lời trách ấy thật xác đáng. Nhưng xin thú thật, đối với thơ, tôi trọng nhất là nhạc điệu, thứ hai là ý tưởng, thứ ba là vần. Có lẽ vì thế mà tôi không phải là một thi gia, nhất là một thi gia theo luật thơ chuyên chế đời Đường".
Chúng ta cần phải hiểu ý của câu trả lời mềm mỏng nhã nhặn của Nam Trân: vốn là người hiểu sâu sắc thơ cổ Trung Quốc nhưng thơ Pháp đã giúp ông thoát khỏi sự gò bó của luật thơ "chuyên chế" đời Đường đã đến buổi suy tàn để hướng tới vần thơ rộng rãi của phong trào Thơ Mới; câu trả lời ẩn chứa sự mẫn cảm của người đã nhận ra và thể nghiệm thành công sự chuyển mình mạnh mẽ về bút pháp để hoà nhập vào "một thời đại trong thi ca". Huế, Đẹp và Thơ là một trong những tiếng chim gọi đàn. Còn việc có phải là một thi gia hay không thì đâu phải tự nhận mà được.
Hoài Thanh rất hiểu Nam Trân. Ông lập tức nhận ra Huế, Đẹp và Thơ như một gương mặt đặc sắc trong phong trào Thơ Mới, và chỉ đến Nam Trân "lối thơ tả chân mới biệt thành một lối", nên đã xếp Nam Trân làm "trùm xóm" thơ xứ Huế; bởi, với Huế, Đẹp và Thơ, Nam Trân đã khắc hoạ được cảnh, tình riêng của vùng đất cố đô, cũng như giờ đây chỉ với một "Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"... ta tưởng đâu như Trịnh Công Sơn là người của đất Hà Thành.
*
Thi nhân Việt Nam cho biết: "Nam Trân chính tên là Nguyễn Học Sỹ. Sinh ngày 15 février 1907 ở làng Phú Thứ thượng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Học chữ Hán đến 12 tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học trường Quốc học Huế, trường Bảo hộ Hà Nội. Có bằng tú tài bản xứ. Hiện làm tham tá toà Khâm sứ Huế".
Trong bản in Huế, Đẹp và Thơ năm 1997, Nxb. Văn học có ghi: theo "lời chú in lần thứ hai Thi nhân Việt Nam thì Nam Trân đã được cải bổ vào chính phủ Nam triều, hiện giữ chức Tá lý bộ Lại" (1). Nhưng trong nhà thờ ở quê ông, hiện còn hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng. Tấm thứ nhất do Bố chánh Nguyễn Tiến Lãng tặng; tấm thứ hai là bài thơ chữ Nôm, do Nguyễn Hữu Tú tặng, cho thấy năm 1944 Nam Trân được thăng chức Thị lang bộ Lại.
Như vậy đúng là khi đưa in Huế, Đẹp và Thơ, Nam Trân làm Tham tá toà Khâm sứ Huế. Khi xưa, Tham tá là quan chức cao cấp, phải có bằng Tú tài, nhưng sau đã được cải bổ sang ngạch quan lại của Nam triều và làm đến Thị lang bộ Lại.
Chúng ta đã có thêm tư liệu mới, bổ sung vào tiểu sử nhà thơ. Nhưng sinh thời, nhà thơ Nam Trân không quan tâm gì đến việc này vì làm quan triều Nguyễn không phải là việc đáng tự hào một khi đã đi theo Cách mạng. Vì thế, trước đây hơn 40 năm, từ 1965 đến 1967, chúng tôi chỉ biết ông là thầy dạy Kinh thi, Thơ Đường, là dịch giả tập thơ Nhật ký trong tù và hai tập Thơ Đường nổi tiếng. Ông sống cuộc sống giản dị ở Viện Văn học với gần ba chục học trò, cùng ở nhờ nhà dân trong những năm chiến tranh tại khu sơ tán. Ông luôn gọi học trò là "đồng chí". Nhưng các "đồng chí" của ông cũng không ai biết đến Huế, Đẹp và Thơ.
Điều này cũng dễ hiểu. Thời đại mới đòi hỏi nền văn học mới. Sau cách mạng Tháng Tám là chín năm kháng chiến. Từ sau 1954, ngay khi hoà bình lập lại trên miền Bắc là những cơn lốc về xã hội, tinh thần: Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm; cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; phong trào Hợp tác hoá, thi đua xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa...
Từ 1965 bắt đầu bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp thanh niên lại ra trận, hát vang "đường ra trận mùa này đẹp lắm"... "ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình"... nghĩa là gần bốn thập kỷ, không ai còn tâm trí nào để ngoái lại một thời văn học đã xa hay lục tìm "Thơ Mới" mà nhâm nhi thưởng thức nữa.
Trong hoàn cảnh khách quan (và cả chủ quan) ấy, Huế, Đẹp và Thơ cũng như nhiều thi phẩm hay khác đành phải nằm dưới lớp bụi của thời gian, trước tâm thế thời cuộc. Đến như trong lĩnh vực phê bình, Hoài Thanh cũng đã phải công khai phủ nhận một cách thành thực Thi nhân Việt Nam, tác phẩm làm nên văn nghiệp của đời ông (2). Chúng tôi không được biết đến Huế, Đẹp và Thơ cũng phải.
Thơ Nam Trân được tuyển qua các giai đoạn, như sau:
- Năm 1942, Thi nhân Việt Nam tuyển 7 bài:
1. Đẹp và thơ;
2. Huế, ngày hè;
3. Huế, đêm hè;
4. Trước chùa Thiên Mụ;
5. Mùa đông;
6. Giận khúc Nam Ai;
7. Nắng thu.
- Năm 1976 cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1920 – 1945 tuyển 4 bài;
- Năm 1995 cuốn Một thế kỷ thơ Việt 1900 - 2000 tuyển 2 bài;
- Năm 2005 cuốn Một trăm năm thơ đất Quảng tuyển 5 bài.
Hình như cuốn năm 1976 và 2005 đã tuyển thơ từ Thi nhân Việt Nam. Bản in 1995 thêm được 1 bài mới: Cánh cửa. Như vậy, suốt hơn 60 năm, người đọc tiếp nhận thơ Nam Trân chỉ qua 8 bài từ các tuyển tập.
*
Sau công cuộc Đổi mới, nhân kỉ niệm 80 năm sinh nhà văn Hoài Thanh (1909-1989), lần đầu tiên Nxb. Văn học in lại Thi nhân Việt Nam. Số lượng in 15.000 bản.
Nam Trân thì muộn hơn. Phải sau 30 năm ông qua đời, nhân dịp Hội Nhà văn tổ chức lễ tưởng niệm 90 năm năm sinh và 30 năm năm mất (1997), Huế, Đẹp và Thơ mới được in lại. Đề là 1.000 bản. Nhưng "do sơ suất ở khâu sửa bài", Nxb. Văn học phải dán thêm tờ đính chính mà đính chính chưa hết. Điều băn khoăn nữa là Nhà xuất bản không cho biết in theo bản nào, có sửa chữa, thêm bớt gì so với bản in đầu - trong khi Nam Trân cho biết, "hầu hết thảy những bài trong tập thơ này đã đăng trong các báo chí: An-nam tạp-chí, Văn-học tạp-chí, Tràng-an báo, Phong-hoá, Sông-hương và Tân-tiến (Sadec) v.v..." nhưng khi so các bài thơ in năm 1997 với các bài in trên mặt báo, thấy có những chữ khác biệt. Một số từ ngữ Huế trên báo, vào tập thơ biến thành từ ngữ Hà Nội. Tiêu đề bài thơ đôi khi cũng có chút thay đổi. Vậy tác giả hay biên tập sửa?
Ai cũng biết rằng với thơ, một dấu phảy (,) cũng đủ "sai một ly đi một dặm". Vì thế, chúng tôi chú tâm tìm bản in lần đầu. Rồi mong ước cũng đến. Tháng 4 năm nay, qua nhà văn Quang Hà, chúng tôi được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân gửi cho tập Huế, Đẹp và Thơ ông còn lưu giữ được. Tại trang 5, có ba dòng thông báo:
ĐƯƠNG SOẠN
HUẾ, ĐẸP Và THƠ
(Tập thứ hai) (3)
Trang cuối ghi rõ:
"SÁCH NÀY IN XONG NGÀY 15 Février 1939 TẠI NHÀ IN TRUNG-BẮC TÂN-VĂN, 107 PHỐ HÀNG BUỒM, HANOI, SÁCH IN RA 1000 CUỐN BẰNG GIẤY BOUFFANT
Và 5 CUỐN BẰNG GIẤY VERGÉ BAROQUE (4) ĐÁNH SỐ TỪ I ĐẾN V"
Nhận thấy tập thơ đến nay đã trở nên rất hiếm, chúng tôi cho in theo lối ảnh ấn để bạn đọc có trong tay thi phẩm gần như trung thành tuyệt đối với bản in lần đầu. Ngoài mục đích lưu lại một kỉ vật của nhà thơ, người đọc còn có thể hình dung tại đây từ kĩ thuật in ấn, việc trình bày bìa, dàn trang... cho đến chính tả chữ Quốc ngữ với lối viết những từ ghép mà lớp người sinh ra những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vẫn quen dùng (Tràng-an, Phong-hoá, thi-ca, đủng-đỉnh, lờ-đờ, nước-non, cô-độc, rè-rè, xơ-xác)...
Trong tập thơ có nhiều câu vắt dòng, nhưng sau dấu phảy (,) của câu trên, câu dưới vẫn viết hoa, như vô thức, hoặc kín đáo diễn tả sự "chuyên chế" của một thời thơ chưa xa. Người đọc cũng còn thấy ở đây "màu thời gian" qua độ mòn của những con chữ chì sắp rời, những vết chèn chữ, kiểu chữ... Tuy kém sắc nét, khôn ngoan so với con chữ vi tính ngày nay, nhưng thời gian tính của ấn phẩm xưa lại chính là vẻ đẹp không bao giờ trở lại.
*
Như đã trình bày, do hoàn cảnh lịch sử, một thời gian khá dài Huế, Đẹp và Thơ đã không được tiếp nhận trong chỉnh thể tác phẩm nên mọi người chỉ biết đến Nam Trân qua Thi nhân Việt Nam, chưa có điều kiện tìm hiểu đặc sắc thơ ông một cách toàn diện. Vậy Huế, Đẹp và Thơ ở vào vị trí nào trong phong trào Thơ Mới ? Chúng tôi đặt ra câu hỏi này khi lần đầu đọc Huế, Đẹp và Thơ với một ấn tượng sâu sắc trong buổi tưởng niệm năm xưa.
Hôm ấy, nhà thơ Tố Hữu được mời lên phát biểu đầu tiên. Ông ôn lại kỉ mệm với vài nhà "thơ mới", rồi chậm rãi nói trong niềm xúc động: "Tôi kém anh Nam Trân 13 tuổi. Khi anh đã là nhà thơ nổi tiếng thì tôi mới bắt đầu làm thơ". Ông dừng lâu ở bài Sơn còn ướt mà theo ông, là bài thơ không chỉ lạ trong phong trào Thơ Mới mà lạ cho đến tận bây giờ. Ông thong thả đọc hết bài thơ, nhưng không bình luận gì. Cuối cùng ông nói những câu vô cùng ấn tượng:
"Tôi xin chắp tay lạy anh Nam Trân hai lạy. Cái lạy thứ nhất là tôi lạy tài thơ của anh Nam Trân. Ngày đó chưa ai viết về cảnh thiên nhiên, sông nước Huế hay đến như thế. Song lúc đó mà chỉ tả Huế với lời thơ dìu dịu đèm đẹp như thế thì tôi không chịu được. Tôi viết bài Dửng dưng với lời đề tặng tác giả Huế, Đẹp và Thơ, thì khác nào cái đá của chú thanh niên là tôi - trót đá vào chân ông già nhà thơ! Cái lạy thứ hai của tôi là đã "ngạo mạn" nói thẳng với nhà thơ già. Tôi vẫn giữ cái "dửng dưng" của tôi, thậm chí cái khinh ghét của tôi đối với cái "Huế của vua quan và bọn ham danh lợi" trong lúc Huế đang khổ đau với những Cô gái Sông Hương...".
Tôi hiểu rằng, khi ông nói, "tôi xin chắp tay lạy anh Nam Trân hai lạy", thì đó chỉ là một cách nói: ngoài việc đánh giá tài thơ Nam Trân, Tố Hữu muốn thể hiện sự tôn trọng một nhà thơ đàn anh đã thực lòng nhất tâm theo Cách mạng từ những ngày đầu, và có nhiều đóng góp cho nền văn học mới... Nhưng riêng với Sơn còn ướt, tôi cảm thấy như Nam Trân đã hé lộ tuyên ngôn: một tác phẩm nghệ thuật chân chính, bao giờ cũng đủ sức vượt lên thời gian, luôn tinh khôi như thuở ban đầu, rất cần sự nâng niu, trân trọng. Tác phẩm nghệ thuật không ưa cái nhìn cận thị, tọc mạch. Đó là những bức tranh sơn còn ướt. Xin đứng xa... Với một ám ảnh như vậy, khoảng tháng sau, nhân có việc gặp Tố Hữu, tôi muốn hỏi ông thêm về bài thơ.
Đó là hôm tôi mang hai trang bản thảo viết về Nam Trân. Vì trong bài có viết lại những lời Tố Hữu phát biểu trong buổi tưởng niệm, nên tôi muốn nhờ ông xem lại hộ. Ông vui vẻ nhận lời. Hôm sau, khi trao lại cho tôi ông dặn, "T. giữ làm kỉ niệm nhé. Mình chưa biên tập cho ai kĩ vậy đâu". Dĩ nhiên là ông không dặn, tôi cũng giữ.
Tôi đã đưa in đúng những gì ông biên tập. Nhưng có một câu băn khoăn, tôi đành bỏ. Đó là, sau khi dẫn đoạn thơ:
Ai bảo thiên đường sao lấp lánh
Tài hoa tinh kết, ngọc long lanh
Tôi chỉ thấy nơi đây mồ lạnh
Chôn linh hồn đắm đuối hư danh
Tố Hữu viết tiếp: "Tôi ngờ rằng ông Nam Trân cũng đã chôn mình trong cái mồ ấy chăng?".
Sách in xong, tôi đến thăm ông cũng cốt lựa lời nói lý do bỏ câu biên tập ấy:... "vì bài viết này là để kỉ niệm Thầy em, e rằng đưa câu của anh vào, không tiện". Ông cười rất hiền, khen phải. Nhân đà vui vẻ tôi toan trình bày cách hiểu bài thơ:
- Thưa Anh, Sơn còn ướt dường như biểu hiện một cái gì đó như nỗi khát khao, như quan niệm trước cái Đẹp...
Không đợi tôi nói hết câu, Tố Hữu giảng: Nam Trân là nhà thơ có cỡ. Sơn còn ướt chính là tâm trạng thực của ông. Khi là một nhà thơ, hình như ông ấy đã cảm nhận được một cái gì là đẹp, là hay đang nhú lên trong xã hội. Giận khúc Nam ai là một ví dụ. Nhưng chỉ thế thôi. Ông không đến gần hiện thực xã hội hơn nữa được. Tôi phản ứng với tác giả Huế, Đẹp và Thơ chẳng phải vì văn chương. Ông là Nhà thơ nhưng lại là một "ông quan", một viên chức cao cấp ở giới thượng lưu cho nên dù có thấy "cái đẹp" của phong trào xã hội đang lên lúc đó cũng không dám đến gần sợ nó "dính" vào mình thì nguy hiểm lắm! Bi kịch của ông là ở đấy (5).
Nhắc lại chuyện này để thấy việc tiếp nhận một bài thơ, một tác phẩm văn học bao giờ cũng là tiếp nhận từ nhiều ngả. Cách tiếp cận "xã hội học" của Tố Hữu cũng là một cách tiếp cận rất cần tham khảo.
*
Từ tìm hiểu một bài thơ chúng tôi mong đến với Huế, Đẹp và Thơ sao cho thơ nhất, bởi trước đây tôi cũng chỉ hiểu ang áng Thơ Mới là thơ lãng mạn, nhưng nay trở nên lúng túng: biết xếp vào khung nào đây những bài thơ đậm "lối tả chân" như tiếng rao quà, niềm tự đắc của anh chài, nỗi thương cảm cô thiếu nữ trẫm mình dưới đáy sông và những cuộc khiêu vũ phương Tây mới du nhập cùng tiếng nhạc chát chúa đang phá vỡ nét trầm mặc của xứ Huế mộng mơ? Nếu xem đó là những bài thơ bắt nguồn từ hiện thực thì tỉ lệ hiện thực và lãng mạn trong tập thơ ra sao, đó là chưa kể vài bài rất "tây" nhưng khó hiểu? Còn điều mà các nhà phê bình thơ rất hay quan tâm là: tư tưởng của nhà thơ - ông quan Nam Trân thể hiện đậm nhạt ra sao trong Huế, Đẹp và Thơ?
May thay, như một run rủi tình cờ, vừa qua gia đình nhà thơ đã sưu tầm được 15 trang viết tay ngày 10/10/1962, Nam Trân gửi Hoàng Xuân Nhị (6) trình bày một số tìm tòi trong Huế, Đẹp và Thơ. Chẳng hạn:
Về kĩ thuật thơ và nói riêng về kĩ thuật thơ tả cảnh, nhà thơ dẫn bài Mùa đông (cánh đồng An Cựu) cho thấy việc "vận dụng câu 6 tiếng, 7 tiếng v.v..." một cách sinh động, để lồng thêm vần vào đã tăng chất nhạc của thơ:
Lá bàng như lá vàng rụng (câu 2 vần)
Ôi! đìu hiu cảnh chiều đông (câu 3 vần)
Hoặc:
Thi tứ viển vông: thần Tưởng tượng
Như đàn cò đói lượn đồng không (2 câu có 6 vần, 2 vần chéo)
Nhưng khi đã lồng vần rồi, cắt ra thành những câu từ 1 tiếng đến 5 tiếng đọc lên nhẹ nhàng, khác hẳn với câu viết nguyên mỗi câu 6 tiếng. Nhạc điệu và sắc thái câu thơ đều khác trước. Như vậy vừa đẹp tai, vừa đẹp mắt.
Lá bàng,
Như lá vàng
Rụng.
Ôi. Đìu hiu
Cảnh chiều
Đông.
....
Thi tứ viển vông
Thần tưởng tượng
Như đàn cò đói lượn
Đồng không.
Đọc lên khác hẳn với câu viết nguyên mỗi câu 7 tiếng".
Thậm chí Nam Trân đã sáng tạo ra những dấu mới (=) trong "Đời người II" để nói lên hai cái giống hệt nhau, "đều là gỗ trầm hương cả. Thế mà trầm hương này bị bỏ ri xuống đất đen làm bạn với mối mọt, trầm hương kia thì được đưa lên bàn thờ..."
Vốn là người theo nghiệp khoa cử, trong bài này, Nam Trân cũng không ngần ngại dùng điển cố trong những câu thơ hiện đại: Ông cho biết, "ý đoạn này là: Người sống ở đời như chiếc thuyền vượt sóng cả. Cũng là hiền triết như nhau nhưng nếu là Bá Di, Thúc Tề thì thuyền chúc xuống. Nếu là Y Doãn, Chu Công thì thuyền êm mà đi... Cho nên vinh hoa hay nhục nhã đều không phải vì bản thân con người... Đứng trước hiện tượng như vậy ta có nên khóc lóc thở than không? Trả lời: Cóc họ! Cứ cười lên khinh bỉ".
Đây cũng là một trong vài bài rất "tây", nhưng khó hiểu.
Về tả cảnh, Nam Trân chẳng những tả màu sắc, đường nét, ánh sáng mà còn tả âm thanh, hương vị, như trong bài Trước chùa Thiên Mụ:
Tiếng hát ngư ông đẫm bóng cây
Như làn khói nhẹ lên lên mãi...
Việc phối hợp hương vị và âm thanh được Nam Trân dẫn Huế, chiều hè (trong Huế, Đẹp và Thơ tập II):
Gọi nhau như gọi hoa hồ Tĩnh
Ríu rít trăm hoa ngát dặm đường
Ông cho biết đây là câu thơ tả "những em học sinh trường Đồng Khánh Huế đi học về. Tên các em toàn là tên hoa: Kim Cúc, Bạch Liên, Hương Liên, Tú Anh, v.v... cho nên khi các em gọi nhau ta nghe như các thứ hoa hồ Tịnh Tâm gọi nhau, ríu rít và thơm ngát".
Theo Nam Trân, nhiều khi tả cảnh còn phải phối hợp với màu sắc và âm thanh, như trong bài Nắng thu:
...Âm thầm cảnh vật vào đêm:
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cùng tắt
vì "nhà thơ tả cảnh phải cao hơn nhà hoạ sĩ rất nhiều. Hoạ sĩ không thể nào tả thanh âm và hương vị. Nhà thơ phải tận dụng", nên ông đã có gan là chê hai câu của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Ông cho rằng câu thơ trên "thì hoạ sĩ cũng vẽ được vì toàn là màu sắc, ánh sáng và đường nét!" Chứ câu của ông: "Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cùng tắt" thì "hoạ sĩ đành chịu lối tả cảnh cao cấp đó!"...
*
Sau Đổi mới, nếu như trong dịp đưa in lại Thi nhân Việt Nam, Từ Sơn đã làm được một việc có ích khi đưa những chi tiết rất đắt từ trong tư liệu còn lưu giữ được tại gia đình, như bản khai trong dịp học tập bảo vệ Đảng ngày 21/5/1970 hoặc những dòng ghi chép trong sổ tay, lời tâm tình của Hoài Thanh trước phút lâm chung vào Lời cuối sách, giúp bạn đọc hiểu ông hơn thì, với Nam Trân, 15 trang viết tay ngày 10/10/1962, cuốn vở ghi chép công việc trong thời gian dịch Ngục trung nhật ký..., cũng đều là những tài liệu rất cần thiết trong việc tìm hiểu Nam Trân cùng Huế, Đẹp và Thơ.
Tại phần đầu bài viết này, khi dùng hai chữ thành thực nói về việc Hoài Thanh phủ nhận tác phẩm đã làm nên văn nghiệp của đời ông, chúng tôi nhớ đến một kỉ niệm buồn. Trong lớp học chữ Hán ngày ấy, anh bạn H. của tôi là người rất mê Thơ Mới. Chúng tôi vẫn lén đọc cho nhau một số bài. Rồi một cô thôn nữ đã hút hồn anh. Họ cưới nhau. Mau mắn có đứa con trai. Ngày ấy chúng tôi được Đội tự vệ Viện Văn học cấp súng CKC để tập xạ kích. Một đêm, tiếng súng chát chúa đã báo sự chẳng lành: H. đã kết thúc đời anh một cách thảm thương ngay trong tổ ấm nhà vợ! Tôi được lớp cử đạp xe về Hà Nội lựa lời báo tin cho gia đình. Hôm sau, thay vì việc đưa tiễn H, chúng tôi phải tập trung nghe thầy Hoài Thanh từ Hà Nội lên giảng về tác hại của "thơ mới". Sau đó là dự cuộc họp Chi đoàn để nghe quyết định khai trừ anh. Ngày đó có lẽ bài giảng cuốn hút của nhà phê bình văn học nổi tiếng đã khiến nhiều người tưởng rằng Thơ Mới là nguyên nhân sâu xa trong cái chết của H., nên không mấy ai cảm thấy việc khai trừ anh là căng cứng gì. Vì theo lời giảng của Hoài Thanh, cái "tội" của Thơ Mới là ở chỗ "không đau mà rên" nên những người đã nhiễm phải thứ thơ ấy mà lại không có lẽ sống vững vàng thì, khi vỡ mộng rất dễ tìm về cái chết.
Nhưng thực tế đã càng ngày càng khiến Hoài Thanh phải "suy nghĩ rất nhiều" về việc tự phủ nhận Thi nhân Việt Nam của ông. Ngẫm lại việc này, thấy có cái gì đó hơi tồi tội: Nếu Thơ Mới không đau mà rên thì Hoài Thanh không khảo mà xưng! Ông hoang mang? Vì thế mới có bài "thơ chân dung" nổi tiếng: "Vị nghệ thuật nửa cuộc đời/ Nửa đời sau lại vị người ngồi trên/ "Thi nhân" còn một chút duyên/ Lại vò cho nát lại lại lèn cho đau!" (thơ của Xuân Sách, chú thích của Diễn Đàn).
Phải là người đọc kỹ Hoài Thanh, rất ngưỡng mộ ông, mới viết được mấy câu thơ "châm" đau như thế. Nhưng Hoài Thanh không giận. Ngược lại, trước phút lâm chung, còn thành thật nhận lại đứa con tinh thần một thời bị ông ruồng rẫy (7). Điều này có thể hiểu được: Hoài Thanh và Nam Trân đã sống trong giai đoạn có nhiều bão giông nên các ông luôn phải trăn trở về cái đúng cái sai trong suốt quá trình hoạt động của cuộc đời mình trước mỗi khúc quanh lịch sử.
Bây giờ tác phẩm của các ông thảy đều đã in lại, lấp dần những khoảng trống trong nền văn học hiện đại nước ta. Vì thế, tư liệu của nhà văn, tiếng nói của người cùng thời bao giờ cũng là những tài liệu rất cần thiết cho việc nghiên cứu tiểu sử và thơ văn của họ.
Về việc nghiên cứu sự nghiệp và thơ văn Nam Trân, từ sau năm 1997 đến nay tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, cán bộ giảng dạy trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã biên soạn được 260 trang tài liệu gồm việc chụp lại các bài thơ của Nam Trân in trên các báo từ trước 1939; những bài viết của Nam Trân trên Báo Văn học (Văn nghệ), Tạp chí Văn học; các bài phê bình thơ Nam Trân từ 1936, các bài viết về Nam Trân từ sau 1997... Ngoài ra Hồng Minh còn sưu tầm gần 200 trang, tập hợp các bản dịch thơ Đường của Nam Trân (có những bài ký Tương Như...) trên sách báo. Gần đây, bà Trần Thị Hường, con dâu nhà thơ cũng đã sưu tầm được hai tài liệu quý về Nam Trân: a) cuốn vở ghi công việc trong thời gian dịch Nhật ký trong tù, do Viện Văn học cung cấp; b) 15 trang thư ngày 10/10/1962, Nam Trân gửi Hoàng Xuân Nhị (GS Phan Cự Đệ cung cấp).
Trong những tài liệu đó, chúng tôi quan tâm nhiều đến cuốn vở của Nam Trân ghi về công việc dịch Nhật ký trong tù với nhiều chi tiết: "...8/2 gặp đ/c Tố Hữu – làm việc từ 16 giờ đến 18 giờ. Sửa chữa tập dịch thơ. Dịch thêm bài Tây phong lĩnh, lấy lại bài Chiết tự...."; ý kiến Hoài Thanh; làm dự trù 150 đ để trả tiền dịch vụ Pháp văn; chú thích 1932-1933? 1942-1943? Những ghi chép đó một lần nữa chứng tỏ công lao của Nam Trân trong việc dịch Nhật ký trong tù. Nhà thơ Tố Hữu từng có lần nói: "Việc dịch tập Nhật ký trong tù là cực khó. Vì ngoài kiến thức uyên thâm về Hán học ra, người dịch phải là nhà thơ thì mới mong dịch thơ Bác thành thơ cho có hồn được. Chỉ có anh Nam Trân có đủ hai mặt này nên anh được giao chủ trì công việc. Bác đã xem. Tôi thấy bản dịch đó là rất tốt. Gần đây, một số người đem dịch lại nhưng xem ra cũng chỉ đảo câu văn, thay chữ nọ bằng chữ kia thôi chứ chả hơn được tí nào"! (8)
Còn Chế Lan Viên thì viết: "Chỉ một việc anh dịch xong tập thơ của Bác, Anh đã coi là có thể làm xong nhiệm vụ của Cách mạng. Hàng triệu độc giả cũng cảm ơn Anh vì nhờ Anh, họ đã thưởng thức được Nhật ký trong tù... Gần đây có nhiều bạn nước ngoài muốn dịch thơ Bác ra ngoại ngữ đã tìm đến gặp Nam Trân... Một nhà thơ bạn bảo tôi: Thi sĩ Nam Trân giúp tôi hiểu được thơ Hồ Chủ tịch hơn đồng thời hiểu văn học cổ Việt Nam và phương Đông hơn. Chẳng có lời khen nào xứng đáng bằng" (9).
Trước Cách mạng tháng Tám Nam Trân tự hào về Huế, Đẹp và Thơ. Hai mươi hai năm đi theo cách mạng (1945-1967), niềm tự hào nhất của ông là đã dịch thành công Nhật ký trong tù. Sinh thời, trong câu chuyện tâm tình trên lớp, một hôm ông bỗng nói, tôi chết cũng được rồi các đồng chí ạ vì đã dịch thơ Bác và được Bác mời cơm. Vậy là Nhật ký trong tù đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê duyệt, trở thành một di vật lịch sử. Cần hết sức tôn trọng bản quyền dịch phẩm.
*
Sẽ là thiếu sót nếu chúng tôi, một trong những học trò của nhà thơ Nam Trân không nhắc lại ở đây đôi điều để tưởng niệm nhà thơ Nam Trân, người thầy dạy chúng tôi Kinh thi, thơ Đường trong hơn hai năm. Thầy không chỉ dạy cách thưởng thức cái hay cái đẹp, ý tại ngôn ngoại của câu thơ mà còn rất chú ý phân tích những hóc hiểm, những cái bẫy ngôn từ. Và nhiều khi trên lớp, ông như một mình thầm thì, nhấm nháp câu thơ mà độc thoại thành lời... Chúng tôi say theo cái say của ông...
Một hôm, nhân giảng đến bài có câu Quân vấn quy kỳ vị hữu kỳ...(thơ Đường), ông liên hệ với hai câu trong bài Ức hữu ở Nhật ký trong tù: "Tích quân tống ngã chí giang tân/ Vấn ngã quy kỳ chỉ cốc tân". Nếu bám vào mặt chữ, phải dịch Ngày nào bạn tiễn tôi đến bên sông, hỏi tôi bao giờ về, tôi... chỉ tay vào "cốc tân" (!).
Thế nhưng để học trò hiểu câu thơ này, Nam Trân giảng: chữ chỉ ở câu thơ không có ý nghĩa là dùng ngón tay để chỉ. Ở đây, tác giả đã vận dụng thành ngữ "chỉ nhật nhi đãi" của Trung Quốc, nghĩa là không lâu nữa, có thể thực hiện được (một việc gì đó). Vậy ba chữ chỉ cốc tân hàm nghĩa ước hẹn. Thành ngữ "chỉ non thề biển" của ta đã dùng chữ chỉ này. Chỉ cốc tân mang ý hẹn đến mùa sau. Vì thế Nam Trân dịch nghĩa: "Ngày nào bạn tiễn chân tôi đến bờ sông, hỏi tôi bao giờ về, tôi hẹn đến khi có lúa mới", rồi dịch thơ:
Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng
Vậy mà, do không hiểu chữ chỉ, Quách Tấn "dịch lại" là: "Trước đây anh tiễn tôi đến bên sông, anh hỏi tôi ngày về, trỏ mùa lúa mới", rồi dịch thành thơ:
Đưa nhau đến tận bờ sông
Ngày về?
- Hẹn bạn lúa đồng trĩu hương
Như thế, Quách Tấn lại phải lấy chữ hẹn của Nam Trân, không thể... trỏ vào mùa lúa mới được nữa (10).
Nam Trân là một nhà thơ có cỡ. Năm 1964, trong tiệc rượu tại Bắc Kinh, khi rượu đã ngà say, các bạn Trung Quốc mang mực Tàu giấy bản ra,... thách đấu thơ! Thi hứng đang nồng, ông phóng bút liền hai bài. Chữ ông rất đẹp. Bạn bè trầm trồ khen ngợi. Nhưng họ khen chữ hay khen thơ? Nhưng đến khi ông khoái bút, viết đến bài thứ ba, Nam hạ một câu thơ với văn khí rất hào sảng: Hồng kỳ nhật nhật tân thiên địa (Ngọn cờ hồng hàng ngày hàng ngày đổi mới đất trời Trung Hoa!) thì không ai còn xuýt xoa nữa. Họ ùa vào nâng bổng ông lên, "vác" quanh bàn tiệc! Ngay sau đó Tạp chí Thơ của Trung Qnốc (Thi san) số 10/1964 in "Thi tam thủ [Việt Nam] Nam Trân" (Ba bài thơ của Nam Trân – nhà thơ Việt Nam). Vì thế, tôi tin rằng Nam Trân đáng ra sẽ là một nhà thơ chữ Hán, nhưng nền Tây học đã kịp biến ông thành "tú tài bản xứ" và thơ Pháp đã cho ông góp Huế Đẹp và Thơ vào phong trào Thơ Mới đang mùa.
Nam Trân còn có dịp ứng tác hai bài tuyệt cú nữa. Nhưng lần này không phải một Nam Trân hào sảng bên chiếu rượu mà là Nam Trân của ba năm sau, trên giường bệnh. Ông không thể ngờ rằng trong phút buồn đau cô quạnh ấy, sự xuất thần đã cho ông viết rất nhanh, như từ trong cõi mộng những câu thơ buồn đến nao lòng!
Ngâm bãi phương từ ý dĩ xuyên,
Viện trung trách nhiệm khởi điềm nhiên.
Chỉ hiềm thoái bệnh vô thư phục,
Do thử hô lai bất thượng thuyền
Sau hôm ông mất, 21/12/67, thầy Đào Phương Bình tâm sự trước lớp có nhắc đến hai bài thơ này (11): Anh Nam Trân mất đi, tôi đau như mất một cánh tay. Từ nay không còn ai thù tạc nữa. Tôi nhận được bài thơ anh gửi cho từ lâu. Chả là tôi cũng sốt ruột, có viết thư về thăm anh nói là vào năm học rồi, rất mong anh khoẻ để lên dạy anh em. Câu Ngâm bãi phương từ ý dĩ xuyên, anh đã hiểu hết ý tôi rồi. Chữ phương từ hiểu là lời đẹp cũng được mà hiểu là lời thơ của Phương Bình cũng được. Hai câu sau, anh đâu có thể điềm nhiên trước trách nhiệm Viện giao, nhưng vì bệnh ở chân không khỏi... Nhưng đọc đến câu cuối, tôi giật mình: Do thử hô lai bất thượng thuyền. Viết thế này là sái rồi. Lý Bạch thì vì rượu, thiên tử gọi không đến (Thiên tử hô lai bất thượng thuyền). Nhưng anh đang ốm nặng, sao lại viết thế này. Sái quá!
Bài gửi cho các anh chị cũng sái.
Huỷ là 30. Địch Nhân Kiệt đời Đường có rất nhiều học trò nên người sau dùng điển "đào lý mãn thiên hạ", chỉ người nhiều học trò. Viết "Đào lý phương viên thắng huỷ đa" là thầy Nam Trân đã dùng hai chữ "đào lý" để chỉ hơn 30 người trong lớp ta (12). Hai câu đầu, hai năm qua thầy Nam đã hết lòng giảng dạy cho lớp. Câu thứ ba, nay lực bất tòng tâm, hết sức rồi (vô lực truyền xuân sắc). Nhưng câu thứ tư Trường hướng thu phong thán nhất ta! Gở quá. Mùa thu là mùa tiêu sái, mùa của hình quan. Hướng mãi ra gió thu mà than! thì câu thơ khác nào tiếng thở hắt ra! Thơ viết như thế là thơ viết để chết đấy, các anh chị ạ! Nghe thầy Bình giảng, chúng tôi sực nhớ câu tâm sự của thầy Nam Trân trước đây: "tôi chết cũng được rồi...". Đích thị là câu "nói gở"!
(Đào lý phương viên thắng huỷ đa,
Tiểu tâm bồi ủng nhị niên qua
Như kim vô lực truyền xuân sắc
Trường hướng thu phong than nhất ta!)
*
Nhà thơ, Dịch giả, Thầy Nam Trân ra đi từ bấy đã bốn mươi năm và năm nay cũng là kỉ niệm 100 năm năm sinh của ông. Từ Huế, Đẹp và Thơ với những câu thơ lung linh nét đời của thời trai trẻ đến những câu thơ nhiều tiên cảm lúc sắp đi xa đều được Nam Trân viết ra như từ trong cõi mộng, vừa như khắc khoải ưu tư trước cái vô lực chủ quan của đời người, vừa như an nhiên tự tại trước công việc và cái tất yếu của thiên quy địa luật không ai cưỡng nổi.
Nhưng vẫn còn đây nhà thơ của cái Đẹp, và của những cảnh đời bên sông Hương núi Ngự một thời.
Xin trân trọng gửi đến bạn đọc"nguyên bản" cái nhìn nhiều âu yếm của Nam Trân trước cảnh và người của kinh thành Huế của những ngày xa...
Hà Nội, 14/6 – 10/8-2007
Đào Thái Tôn
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 19:51
ND - Huế đẹp và thơ, người xưa, người nay đều cảm nhận như thế. Có thể người xưa đã nói ở đâu đó như thế. Nhưng tôi chỉ biết cụm từ ấy qua tên tập thơ của Nam Trân được xuất bản năm 1939 (Huế, Ðẹp và Thơ). Ðược cái tên để người đời nhắc nhớ, thật là một may mắn lớn, một vinh hạnh lớn của Nam Trân!
Trong tập thơ này có bài Ðẹp và Thơ viết về cảnh tình Kim Luông. Kim Luông là một làng nhỏ phía bắc sông Hương, phía tây thành Huế, nổi tiếng về các món ăn ngon và con gái đẹp, từng có câu thơ, đồn là của vua Thành Thái: Kim Luông nhiều ả mỹ miều; Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi. Còn thơ của Nam Trân cũng từng được chép tím trong nhiều trang vở học trò:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượngTản Ðà khen thơ Nam Trân “ý rất hay, lời cũng thật đẹp”; Phan Khôi đánh giá là “một thi nhân đáng biểu dương”, còn Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1941) từng viết: “Tả cảnh Huế chưa ai bằng được Nam Trân”. Viết thế có lẽ hơi quá vì thời ấy còn có Hàn Mặc Tử, Thu Hồng, Nguyễn Ðình Thư, Thúc Tề, Mộng Huyền và nhiều nhà thơ khác với “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”; với “Một hàng tiên nữ cười trong nón/ Sông mở lòng ra đón bóng yêu”; và “Xào xạc sóng buồn khua bãi sậy/ Bập bềnh trên mạn chiếc thuyền ai”, v.v... Nhưng quả thật, Nam Trân là người có tình yêu, có hiểu biết Huế thật sự sâu sắc, thật sự máu thịt, dù ông là người xứ Quảng.
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy, Ðẹp phải tìm theo
Thuyền qua đến bến; cô lui lại
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo...
Ðào lý phương viên thắng huỷ đaTôi xin được tạm dịch là:
Tiểu tâm bồi ủng nhị niên qua
Như kim vô lực truyền xuân sắc
Trường hướng thu phong thán nhất ta!
Vun đắp lâu rày, dạ chứa chanCác học trò của ông, những cành đào lý ngày ấy giờ đã thành cổ thụ, những giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành. Tiếp bước ông, họ đã và đang truyền thụ kiến thức, tình yêu văn học cho các thế hệ trẻ. Xin ông hãy an vui cùng Lý - Ðỗ chốn vườn thơ bất tuyệt!
Vườn thơm đào lý, nhựa đang tràn
Buồn nay vô lực truyền xuân sắc
Trước gió thu dài, một tiếng than!
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 20:57
Huế - đẹp và thơ - nhiều người hay nói và hay nghĩ như thế về Huế. Nhưng ai là người đầu tiên, ai đã nói về Huế như thế? Chỉ biết Huế - đẹp và thơ là tập thơ đầu tay của thi sĩ Nam Trân (1907-1967) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939.
Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sỹ, người xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, thời thanh niên là học sinh Quốc học Huế. Sau khi đỗ tú tài ở Hà Nội, ông về lại Huế, làm tham tán tại Toà khâm sứ Huế, về sau làm Tá lý ở Bộ Lại của Nam triều.
Nam Trân thuộc lớp những nhà thơ mới, từng có mặt trong Thi nhân Việt Nam của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh.
Đã là thi nhân của làng thơ mới, điều dễ hiểu là nhà thơ trẻ tuổi Nam Trân cũng có những khoảnh khắc rung động tự nhiên, không gò bó, khách sáo, cầu kỳ:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét thơ Nam Trân là thơ “tả chân” và Nam Trân đã “sáp nhập cái cảnh núi Ngự sông Hương” vào làng thơ Việt.
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết,
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến, cô lui lại,
Vẫy chiếc chèo ngang giọt nước gieo.
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng
Biết không? Cô hỡi biết không?
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao!
(Cô gái Kim Luông)
...Tôi ghét anh mê giọng hát sầu biHoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam có nhận xét rằng không ai tả cảnh Huế như Nam Trân. “Nam Trân không rơi vào khuôn sáo, không mơ màng, không buồn vẩn vơ. Ở Huế mà ghét “Nam ai”, nội chừng ấy cũng đã là lạ”. “Nam ai” là một loại hình nghệ thuật cần cho người nghiên cứu, là một phần tâm tư dù là rất nhỏ của Huế trong quá khứ, là một loại hình văn hoá phi vật thể không ai muốn đánh mất. Và Nam Trân chẳng phải bực tức gì với “Nam ai”. Có điều là ở thập kỷ 30 của thế kỷ XX, khi cả dân tộc đang tìm đường vùng dậy vì quyền sống của mình thì “Nam ai” không thể là khúc nhạc động viên, cổ vũ.
Và tung mãi tâm hồn thừa truỵ lạc.
Hãy đứng dậy vứt chiếc cầm ảo não
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng
Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân
Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão...
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 14/04/2008 20:58
Tác giả: Vân Trình
Đến mùa xuân này, Nam Trân đã đi xa tròn 40 năm, nhưng những dấu ấn để đời của nhà văn hóa, nhà thơ, dịch giả tài hoa ấy vẫn còn đậm nét.
Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sỹ, sinh ngày 15-2-1907 ở làng Phú Thử Thượng, nay thuộc thôn Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc. Thiếu thời, học chữ Hán, sau đó Nam Trân theo học Trường Quốc học Huế rồi Trường Bảo hộ Hà Nội. Đỗ tú tài, ông làm Tham tá Tòa Khâm sứ Huế, tiếp đó làm Tá lý Bộ Lại của chính phủ Nam triều.
Sống và làm việc ở xứ sở sông Hương, núi Ngự, năm 1939, ông cho xuất bản tập thơ đầu gồm 37 bài (tập hợp các bài thơ đã đăng trên các báo). Dụng ý của tác giả là muốn "tỏ chút lòng thành đối với thi ca nước nhà", nhưng không ngờ chính tập thơ - với tên gọi rất ấn tượng : Huế đẹp và thơ - đã ghi tên ông vào lịch sử văn học Việt Nam ngay ở những thập niên đầu của thế kỷ XX với vị thế độc đáo.
Thơ Nam Trân mỗi bài là một bức tranh nhỏ, trong đó ít nhiều đều có những nét tinh tường, đặc sắc, âm điệu thơ khá dồi dào và trước mỗi cảnh, tình đều có một điệu thơ thích hợp. Câu thơ biến hóa, số chữ có khi là 1 và đôi lúc lên đến 10.
Nam Trân là một thi sĩ lãng mạn và nhiệt thành cổ súy cho phong trào "Thơ mới". Thế nhưng, đôi khi ta bắt gặp những ý thơ "rất lạ", lóe sáng trong bầu không khí khá u buồn của dòng thơ này:
Đừng kể nữa những mảnh tình tan tác
Hãy đứng lên, nhạc sĩ, với tôi, đi !
Tôi ghét anh mê giọng hát sầu bi
Và tung mãi tâm hồn thừa trụy lạc
Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm ảo não!
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng
- Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân -
Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão...
(Giận khúc Nam ai)
Đặc biệt, Nam Trân đã sáng tạo ra một phong cách lạ cho thơ - một dấu ấn khó quên trên thi đàn Việt Nam nửa đầu thế kỷ trước. Đó là một lối thơ mà Hoài Thanh - đồng tác giả Thi nhân Việt Nam gọi là thơ tả chân. Hoài Thanh nhận xét: “ Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. Đây đó rải rác cũng nhặt được đôi câu; nhưng đến Nam Trân mới biệt thành một lối. Nam Trân đã tìm ra khoảnh đất mới và ở đó người ta đã dựng lên - ý chừng để sáp nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương".
Một đóng góp nữa của Nam Trân trước Cách mạng Tháng Tám cần được hậu thế trân trọng: ông là người quảng bá nhiệt thành hình ảnh hai Di sản Văn hóa thế giới (Huế và Hội An) qua ngôn ngữ thi ca. Ngay từ bài mở đầu tập Huế đẹp và thơ, người đọc có thể tìm thấy những tình cảm trong trẻo, những khoảnh khắc của cái đẹp đất Thần kinh:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo.
Thuyền qua đến bến, cô lui lại,
Vẩy chiếc chèo ngang: giọt nước gieo
Đăm đăm mỏi mắt vì chèo,
Chèo cô khuấy nước trong veo giữa dòng.
Biết không? Cô hỡi, biết không
Chèo cô còn khuấy, sóng lòng còn xao?
(Cô gái Kim Luông)
Còn sinh hoạt của phố Hội xưa cũng được Nam Trân lột tả bằng những đường nét rất thực, hóm hỉnh đậm chất Quảng Nam:
Ai eng chè đậu dóng?
Ai eng đậu hảu không?
Ai eng hột dịt lộn?
Bánh ít ngọt ? Xôi hông...?
Đến Faifao, khách lạ,
Ai nấy cũng dửng dưng:
Quảng Nam đất văn vật
Sao lắm bợm “eng hung”?...
(Eng)
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công. Từ một viên chức, một quan lại Nam triều, Nam Trân nhanh chóng đến với cách mạng, với kháng chiến và hòa mình vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, công tác tại Ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Đại Lộc, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, rồi làm Chánh Văn phòng Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 5.
Hòa bình lập lại (1954), ông tập kết ra Bắc và trở lại nghề viết văn, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1959, Nam Trân về công tác tại Viện Văn học, phụ trách Tiểu ban dịch tập thơ chữ Hán Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng trí tuệ uyên bác và sự cảm nhận sâu sắc về con người và cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, Nam Trân và các cộng sự đã thành công trong việc dịch tập thơ Nhật ký trong tù ra tiếng Việt. Đầu năm 1960, tập thơ được in đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác, tiếp tục ghi thêm dấu ấn của Nam Trân trong lịch sử văn học hiện đại của nước nhà. Nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận định: Phải là bậc cao thủ mới làm được như vậy. Có rất nhiều bản dịch đã chuyển dịch đầy đủ ra tiếng Việt cái hồn, cái thần thái, xúc cảm, tư tưởng và nhịp điệu của nguyên tác một cách nhuần nhị, hồn nhiên; thật sự là một sự quyện chặt văn hóa và hồn thơ. Mặt khác, những bản dịch thơ Bác cũng là những bản dịch mẫu mực với những yêu cầu nghiêm ngặt nhất của nghệ thuật dịch văn học.
Vượt qua thời gian và không gian, Nam Trân - con người tài hoa, luôn sống mãi trong lòng người mộ điệu!
Đăng bởi MinhAnh&PhuongLinh vào 25/06/2008 09:50
Tác giả: Lê Văn Hân
Danh từ Huế một thời thanh bình trước đây với thi sĩ Nam Trân đã được thăng hoa với tĩnh từ cổ điển "Đẹp và Thơ"mà người đời quen nhắc tới! Một cô gái bình dân với tà áo dài chiếc nón lá giản dị trên sông Hương cũng đã trở thành yểu địêu thục nữ trong mắt người thơ xứ Quảng rồi!
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo!
Huế: Đẹp và Thơ! Điều này không ai cãi nhất là chúng ta xem lại cuốn Album lưu niệm hay xem lại những guồng phim mầu đầu tiên quay về cảnh đẹp tại Cố đô Huế chiếu tại rạp Richard Việt nam Film đường Ngã Giữa năm xưa.
Nhưng tôi thiết tưởng vẫn còn nhiều cái Huế khác đã phản ánh qua thơ văn mà ký ức thơ ấu của tôi khó có thể nhạt nhoà!
Như lớp học sinh Huế tha hương nay đã tra nậy, họ vẫn còn để lòng tương tư về Huế của phượng vĩ, Huế của mùa hè:
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã đến!
Đàn chim non hớn hở rủ nhau về
Chín mươi ngày bay nhảy nhảy ở đồng quê
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ
(thơ Xuân Tâm)
Họ vẫn nhớ Huế của mùa thi với Đỗ kim Bảng mà ngộ nghĩnh hát rằng:
Thi ơi là thi, sinh mi là chi, „bay"nghẹn ngào, „bám ồn ào", buồn vui vì mi!
Còn lớp người cao niên mái tóc kim sinh đã úa vàng thì họ lại muốn ngậm ngùi nhìn về một Huế của sự cổ kính huy hoàng từ chín đời chúa mười ba đời vua với kinh thành, phủ đệ, với lăng tẩm u trầm, với những bóng cung tần nhang khói trước những khám thờ Tiên đế chạm trổ sơn son!
Ngậm ngùi giai nhân khẽ thở dài,
Nắng chiều ngủ úa sắc lâu đài,
Gượng cười trong nét vàng son cũ,
Như ả cung tần tuổi nhạt phai.
(Đông Hồ)
Đôi lúc, họ không thể không có lại cảm giác ớn lạnh về một Huế trong sương mù bảng lảng của không khí Liêu trai:
Dịp cầu Bạch hổ mấy bóng ma,
Biến mất vì nghe giục tiếng gà,
Trăng tỉnh giấc mơ lười biếng dậy,
Động lòng lệ liễu, giọt sương sa...
(Thúc Tề)
Họ khó quên nổi về một Huế của nhiều am miễu vào ngày rằm hay mồng một với đồng cô bóng cậu ban phát bùa linh thuốc dấu, về một Huế của niềm tin phong thuỷ... Tất cả đã toát ra từ cảnh vật u uất của cây cao bóng cả với những rồng linh nằm trong mạch đất hay những rắn thiêng đầu có mồng làm ngựa cưỡi cho mấy ngài khuất mày khuất mặt thường đu về đêm trên những cành cổ thụ! Họ còn mang trong trí nhớ về một Huế của linh thiêng huyền bí với bùa yêu thuốc dấu, với thần đá, với ngọc rắn... như đã được mô tả trong cuốn "Huế: la mystérieuse" của Louis Chochod từng ở Huế nhiều năm vào đầu thế kỷ. Ngay một nàng đầm cha Pháp mẹ Việt cũng chôn sâu trong ký ức về một Huế mà huyền linh pha hoà với thực tại:
Rồi một hôm, niềm mơ tôi thành sự thực:
Tôi bước về, lạc rừng thơ nhung nhớ
Trời đầy sao - khung cảnh ảo huyền thay!
Bao thần linh cùng rồng thiêng xứ Huế
Nhảy tưng bừng như canh giữ thành xưa!
(thơ của Monique Leverset do Lê văn Lân chuyển Việt ngữ)
Sống ở Huế lâu, hầu như tất cả người ngoại quốc ít nhiều nhiễm pha giòng máu Huế cũng thấy rằng đất Huế quá nặng về dĩ vãng và là nơi con người dương thế luôn luôn tưởng nhớ đến những hồn ma như trường hợp điển hình của Giáo sư Henri Cosserat. Ông coi Huế cổ kính của lăng tẩm như:
Huế: tam đại bài vị thiên thu yên ngủ
Giữa bảo châu từ quá khứ truyền kỳ.
Tôi, bé mọn: bái tôn hồn linh đế.
Đứng trước cảnh tà dương với vầng mặt trời đỏ rực lặn ở sau dãy Trường sơn phía tây, Henri Cosserat đã hoài vọng thâm trầm về quá khứ của kinh thành:
Ôi đế đô...kìa vầng dương đỏ ráng
Lặn phương đoài trong lửa rực vinh quang
Huế: dĩ vãng hồi sinh từ lăng mộ!
Nhưng rất nhiều người Việt ở Bắc và Nam đã thắc mắc không hiểu nổi về một đặc thù lớn nhất về tâm tình của những con người xứ Huế:
Người xứ Huế trang nghiêm và trầm lặng,
Thường hay sầu giữa lúc thế nhân vui,
Tâm sự nhiều mà ít hé trên môi...
(thơ của Bích Lan)
Tại sao vậy? Nét tương phản này phải chăng vì Huế là sản phẩm của tang thương, của những giòng nước mắt chảy vào trong, của những ngấn lệ lưng tròng, Huế là hình ảnh của nàng quả phụ sầu muộn muôn đời, Huế là địa bàn của những oan khiên trên giòng lịch sử gây ra bởi những ách nước tai trời. Henri Cosserat đã tinh tế nhận ra cái đặc thù tương phản này trong cái đẹp cực kỳ nên thơ nhưng sao buồn u uất về đất Huế
Tôi thấy Huế ngủ mơ bên bờ mộng
Miền Cố đô khoác phủ ngoc xanh lam!
Thành luỹ oai, cao dầy trông ngạo nghễ
Tôi đã nhìn tỉnh giấc Huế hừng đông!
Tôi lại chọn - giống tay sành cổ ngoạn,
Tranh bình minh mịn phấn rộn lòng tôi
Để ngắm Huế: nàng goá chồng tim rạn
Vén khăn sô màn sương trắng tháng tư
"Vành khăn sô cho Huế" mà Nhã Ca sau này dùng làm tựa cho cuốn sách về Huế sau tết Mậu Thân của bà phải chăng đã từng được quấn trên đầu người dân Huế từ rất lâu rồi vì vùng đất này đã từng chịu bao nhiêu tang tóc vì ách nước tai trời. Nói đến ách nước, thì vùng đất Phú xuân đã từng là sân khấu của nhiều cuộc giao tranh tiếp nối đẫm máu lịch sử trong vòng vài trăm năm cận đại: Trịnh ào ạt vô tiếp thu, Nguyễn vội vàng bôn tẩu, Tây sơn vô khống chế, rồi Nguyễn lại về để rồi đến nạn Pháp ngoại xâm để giòng Hương giang êm đềm thơ mộng bỗng biến thành "Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết" và làm mặt đất Huế thấm đẫm máu của người dân dày xéo lên nhau mà chạy ngày Thất thủ Kinh đô...[Đây là cái Huế" nước loạn canh tàn khóc biển dâu" mà tiến sĩ học giả Thái văn Kiểm đã viết kỹ.]
Hương khói ngây ngấy từ miễu Ngã tư Âm hồn, từ những giàn cúng ngày 23 tháng năm âm lịch hay hình ảnh chập chờn ma quái của những bè chuối đựng bỏng nếp, cháo thí trong lá đa thắp nến thả trên sông, những tiếng tụng niệm trong hồi chuông tiếng mõ cầu siêu thoát từ hàng trăm cảnh chùa chính là những cái gì mà con dân Huế đã nhập tâm khiến họ "thường hay sầu trong lúc thế gian vui!"
Ách nước còn đè nặng trên đất Huế với bao nhiêu cuộc can qua, chính biến ngút ngàn khói lửa trong lòng thế kỷ 20: những cuộc thủ tiêu về đêm ghê rợn bằng mã tấu, bằng cán cuốc hận thù hồi Cách mạng Việt minh cộng với hàng ngàn thây ma chết bằng đạn AK giữa ngày tết Mậu thân lấp vùi rải rác từ đồng bằng Phú thứ đến khe núi Đá mài, với bao nhiêu thây người chạy di tản trên bờ biển Thuận An dưới cơn mưa pháo 75 là những cái gì làm cho nụ cười Huế dù sau này có khuây khoả với thời gian bao nhiêu cũng khó tươi vui nếu không nói là khô môi đắng họng vì oan cừu còn ấp ủ trong lòng trong những ngày kỵ giỗ. Tâm hồn Huế là trong héo ngoài tươi vậy. Lịch sử Huế khẳng định là những giòng lệ chảy vào trong. Còn nói đến tai trời thì câu chuyện thời sự thương tâm mới đây là cơn lũ tháng 11 năm Kỷ Mão(1999) khiến hàng trăm thân xác Huế cuốn theo giòng nước bạc. Ta tự hỏi riết rồi ông trời kia ác nghiệt cũng phá cái lệ truyền thống "bão năm Thìn, lụt năm Tị"? Hay phải chăng lần này yếu tố phá hoại của tay người ta đã góp thêm vào làm nguyên nhân gây ra điều thảm khốc?
Người ta phải thừa nhận rằng đọc bài thơ sau của Nguyên Phương khó mà cầm được mắt lệ rưng rưng:
Huế ơi! Cơn lũ lại về
(Gửi Huế trong niềm đau cơn lụt tháng 11 năm 1999)
Không thể nào quên - mà mãi nhớ
Trời hành cơn lụt hàng năm
Huế một đời oan khiên- nghiệt ngã
Tội cho người lại trắng khăn tang!
Bốn mươi năm quay về lụt cũ
Thế kỷ buồn nhớ lũ năm ba
Đón năm hai ngàn bằng hung tin dữ
Huế đắm chìm bão tố phong ba!
Ông tha mà bà chẳng tha
Bà cho cái lụt hăm ba tháng mười!
Huế chưa kịp nở nụ cười
Ông cho cơn lụt ngập trời đầu Đông.
Nước ngập đồng, nước tràn sông
Nước trào khoé mắt tuôn dòng lệ đau
Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Bãi Dâu
Đâu còn thấy Huế - nhuộm màu nước đen!
Nếu làm được phép tiên mầu nhiệm
Xoay chuyển vòng quay nửa địa cầu
Cho Huế thoát cơn nguy truyền kiếp
Cho tia nắng hồng đẹp Huế mai sau!
Chẳng còn bao lâu thay thế kỷ
Huế đã trăm năm lắm đoạ đầy
Mưa gió từ đâu gieo hệ luỵ
Huế nghèo thêm nỗi khổ oằn vai
Phải Huế, mới thấm đau lụt Huế,
Của xa người oà vỡ giữa mênh mông
Da xanh loang loáng trên giòng nước
Níu kéo nhau đi nỗi hãi hùng!
Phải Huế, mới đau từng đoạn ruột
Mới nghe gió buốt lạnh mềm xương
Mới đảo điên cửa xiêu nhà dột
Nước đầy nhà, cơm chẳng còn cơm
Không Huế, cũng mềm lòng về Huế
Màn trời, đất chiếu khổ nào hơn
Buông tay, chồng vợ xa nhau mãi
Nước chảy tuôn tràn, mẹ bỏ con
Tha phương - lụt Huế - theo từng bước
Nhịp Huế trong tim - Huế thổi bùng
Nhói đau cơn lũ ngàn năm trước
Tin về - lụt mới - nỗi đau chung!
Nguyên Phương đã nhắc lại cơn lũ lụt khủng khiếp ở Huế năm 1953 tức là năm Quí Tị như dân Việt vẫn mang niềm tin rằng "lụt năm Tị. bão năm Thìn" là những năm lụt bão nặng nề! Tôi lại bất giác liên tưởng đến nhiều cơn bão cuồng phong mà chính đất Huế từng thê thảm chịu trong những năm Thìn lịch sử:
năm Canh Thìn (1820) tức năm Vua Minh mạng mới lên ngôi, mưa to gió lớn làm đổ sụp 300 trượng đất (1200 mét) của bờ thành luỹ Huế;
năm Giáp Thìn (1904), cơn bão khủng khiếp đã thổi bay bốn vài sắt của cây cầu Thành Thái xuống sông Hương.
Có vài giai thoại tôi xin nói trong dấu ngoặc: Cầu này -về sau quen gọi là cầu Trường tiền- dài 400 mét do hãng thầu Eiffel khởi công xây năm 1897 với vài sắt nhưng còn lót ván gỗ được vua Thành thái khánh thành năm 1900. Lúc ăn lạc thành, viên Toàn quyền Pháp đã. kiêu căng ngạo mạn nói với nhà vua rằng cây cầu bằng sắt sẽ vững bền kiên cố như sự cai trị bảo hộ của Pháp vậy, nhà vua mỉm cười nói chưa chắc đâu. Quả nhiên, bốn năm sau - 1904-, cầu bị bay bốn vài vì bão, nhà vua bấy giờ lại nói vào mặt tên Toàn Quyền: "Vous" nghĩ sao? Ta đâu có nói sai!
Thi sĩ Tam Xuyên Tôn thất Mỹ đã cảm hoài về sự kiện lịch sử này như sau:
Năm Thìn tháng tám bữa mồng hai
Một trận phong tai thực khuấy đời
Vững vàng cầu sắt còn bay nổi
Cứng cáp lầu vôi cũng tả tơi!
Cầu này sau được sửa lại và đúc sàn bằng xi măng, xong năm 1906 nên dân Huế có câu hát:
Chợ Đông ba đem ra ngoài dại
Cầu Trường tiền đúc lại xi -moon
Ngẫm lại, tôi thấy thấm thía cho hình ảnh cuộc tang thương mà đất Huế phải oằn vai chịu qua lịch sử của cây cầu sắt Trường tiền kiên cố này: nó đã bao lần phải đổi tên nào là cầu Thành thái, nào là cầu Clémenceau, nào là cầu Nguyễn Hoàng; nó lại bao lần bị hư sụp khiến nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy - vốn trứ danh qua câu "Núi Ngự không cây, cu đậu đất, Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời - cũng châm biếm mà cảm tác bài thơ sau:
Sông Hương thường rộng nước thường sâu,
Thành thái năm xưa mới có cầu.
Ngã lại, ngã qua luôn sáu nhịp
Bên am, bên thẳng khác hai đầu
Trời xô một độ năm Thìn trước
Người phá ba vài tháng Hợi sau.
Cái dại Trường tiền còn đó mãi,
Đố ai biết dại ở từ đâu?
"Trời xô" tức là thiên tai bão lớn năm Giáp Thìn (1904), còn "Người phá" tức là nạn nước khiến Việt Minh phá sập ba vài vào năm Đinh Hợi (1947)- chưa kể chuyện cầu lại bị Cộng quân đánh sụp Tết Mậu Thân (1968). Mỗi lần trời xô, mỗi lần người phá là mỗi lần dân Huế lại bị chít thêm vô số vành khăn sô tang tóc, và mắt Huế lại đòi phen đẵm lệ!:
Phải Huế, mới đau từng đoạn ruột
Mới nghe giá buốt lạnh mềm xương
Mới đảo điên cửa xiêu nhà dột
Nước đầy nhà, cơm chẳng còn cơm.
(Nguyên Phương)
Tại sao Huế thường dễ lụt vào tháng 10 âm lịch hằng năm để khiến:
"nước ngập đồng, nước tràn sông,
Nước trào khoé mắt tuôn dòng lệ đau"?
Hãy nghe tiến sĩ Thái Công Tụng lấy khoa học mà giải thích:
... Trời hành cơn lụt mỗi năm...Các giòng sông chảy qua các đồng bằng Bình Trị Thiên thường ngắn và có một lưu vực hẹp. Sông Giang, sông Nhật lệ ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng trị, sông Bồ, sông Hương ở Thừa Thiên là ví dụ điển hình...Lũ lụt thường đến bất thình lình và thay đổi tuỳ năm. Có lúc mưa bão gây ra một lượng mưa lớn, có thể vài trăm millimét trong 24 giờ. Ảnh hưởng của dãy núi cũng gây ảnh hưởng. Một phần thì rặng núi gần đồng bằng, mặt khác thì núi có triền dốc rất lớn, nên vận tốc của dòng chẩy cũng rất mạnh. Do đó, nước sông lên rất nhanh. Mùa lụt đi sát với mùa mưa lớn. Ở miền châu thổ sông Hồng lũ lụt cao nhất vào tháng 8 dương lịch, vào đến Thanh Hoá là tháng 9, Nghệ Tĩnh thánh 10, đồng bằng Bình Trị Thiên vào tháng 11.
Câu tục ngữ của dân gian cũng nói lên điều ấy: "Ông tha mà bà chẳng tha, làm cho cái lụt hăm ba tháng mười" (tính theo âm lịch) [Thái công Tụng - Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên _ Tiếng Sông Hương TX, 1997]
Tại sao vua Gia long lại không dự trù điều trên mà chọn kinh đô tại Huế?
Đương nhiên nhà vua đã chọn vị trí trung ương giữa Bắc và Nam mà cai trị, nhưng cũng vì lý do tình cảm lưu luyến vùng đất Phú Xuân với nhiều ưu điểm về phong thuỷ địa lý huyền bí mà các Chúa Nguyễn tổ tiên từng dấy nghiệp sau dẫy "Hoành sơn vạn đại dung than" như lời khuyên bảo của Trạng Trình! Tình cảm thường chi phối con người như ông Ngô Đình Diệm mặc dù làm tổng thống ăn cơm chỉ thích cá bống thệ kho. Một bằng chứng khác nói lên tình cảm trong quan niệm của nhà Nguyễn chọn kinh đô Huế, đó là cửa biển Tư Hiền ở huyện Phú lộc. Cửa này ngày xưa sâu rộng nên tầu thuyền ra vào tiện lợi, nhưng đầu đời Gia long lại hẹp, cát lấp nước nông có thể lội bộ qua, nhưng đến đời Gia long thứ 10, lụt to cửa biển vỡ, sau lại nông cạn, đến năm Minh mạng quí mùi thì nước cạn đến nỗi thuyền lớn không qua được; đến năm Thiệu trị thứ 4, lụt lớn, cửa Tư Hiền lại vỡ nhưng sau lại bồi lấp như trước. Ý của vua Minh mạng về cửa Tư Hiền như sau trong Thánh chế thi tập như sau:
"Sự lấp mở cửa sông biển là tự tay trời, không phải dựa vào sức người....Xét ngược lại, bản triều năm Giáp ngọ vận nước gian nan, quân Trịnh lấn vào, vua Duệ tông ta do cửa này vào Nam, Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng ta (tức là vua Gia Long Nguyễn Ánh) mới có 13 tuổi cũng cùng theo hầu; đến năm tân dậu, đại binh lấy lại thầnh kinh cũng do cửa này tiến vào. Lúc ấy trẫm mới 11 tuổi cũng đi theo hầu. Thế là cái cơ thịnh suy trước sau na ná như vậy, tựa hồ có số mệnh định sẵn. Nay cửa biển vô cố nông cạn, có lẽ ý trời giúp ngầm bản triều, muốn cho cơ nghiệp bền vững, không để cho người ngoài nhòm ngó, cho nên chuyển biến như thế chăng ?"
Qua sự kiện trên, ta thấy yếu tố tình cảm đã chi phối ý kiến của nhà vua vì nó nhắc ông nhớ lại tuổi ấu thơ 11 tuổi. [Nói chí tình, "dân Huế mình" bây giờ cũng vậy, tha hương vạn dặm trùng dương, dù đang ở tai những thành phố lớn huy hoàng của quốc tế, mỗi khi họ gặp nhau hay đặt bút viết, đều có luận điệu:" nhứt Huế, nhì Sịa"]
Qua chuyện cửa Tu Hiền, ta lại thấy đất Huế đã từng bị lụt lớn nhiều lần trong nhiều thế kỷ trước đến nỗi cửa biển Tư Hiền phải vỡ rồi sau lại bồi lấp!
Tuy rằng kinh đô Huế nằm vào địa thế bất lợi dễ lụt hằng năm, nhưng ta không nên hồ đồ trách cứ nhà Nguyễn! Đọc lại sử ta thấy các vua nhà Nguyễn cũng gia công trị thuỷ bằng cách đào nhiều sông nhân tạo để dẫn nước hay làm đập ngăn nước mặn có lợi cho nhà nông ví dụ các sông Lợi nông (tức An cựu), sông Thiên lộc, sông Xuân hoà, sông Phổ lợi...
Ta thường nghe người ta nói về "mưa Huế", mưa buồn thúi ruột thúi gan, buồn đến nỗi thi sĩ Nguyễn Bính phải than:
Trời mưa ở Huế sao buồn thế
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Gia hội thuyền kia nằm bát úp
Chính vì cái "mưa Huế" dầm dề nên học trò đi học phải mang tơi cá, tơi đọt tùm lụp kín mít nên các chàng trai xứ Huế theo gái chẳng thấy gì ngoài các "gót son" của mấy o mà cả tá chàng còn đem ca tụng trong những vần thơ:
Theo em mô dám theo gần quá
Xa khoảng đủ bưa "nghễ gót chân"
Trắng mịn pha hồng như sáp nặn
Hồn thơ ngùn ngụt, tứ lâng lâng
(LVL) [Nếu những cái mưa dầm, lụt lội ở Huế làm người lớn lo âu đói kém thì tụi con nít ngây thơ lại có dịp lội nước thích thú và được ăn những bữa cơm lạ miệng với cá lúi, cá cấn kho sung với tương. Nghĩ lại tôi thấy mặc cảm tội lỗi len lén trong hồn trước cái đau buồn của người lớn mà tôi dửng dưng không chia xẻ!]
Ở Huế vốn là cái đất gió mưa truyền kiếp nên các ôn mệ ở đây đương nhiên đã thu thập nhiều kinh nghiệm về khí hậu trong năm trong sự canh tác nên có những danh từ ngộ nghĩnh về gió, về mưa:
- về mùa xuân giêng hai thì khí trời ôn hoà ấm áp nên cây cỏ trổ hoa, cau bắt đầu ôm bẹ thì ngọn gió xuân là "gió cau chửa" tựa như danh từ "lúa con gái" lúa có mang, lúa trổ đòng đòng";
đến tháng 3, trời nóng dần, thỉnh thoảng có gió mạnh từ phương nam gọi là "bão Nồm Nam" thì dân đi sông nước phải đề phòng;
tháng 4 tiết tiểu mãn, thỉnh thoảng có lụt;
tháng 5, tháng 6, tháng 7 gió nồm thổi mạnh; trước ngày 7 tháng 7, có mưa lớn tục gọi là "mưa rửa xe";
tháng 8,tháng 9 khí trời mát dần, thường có mưa lũ, lại thỉnh thoảng có dông vài ba ngày mới tắt. Mùa này gió mát thổi từ sông vô nên gọi là
"gió bến";
tháng 10 trong những ngày mồng 3, 13, 23 thường bị lụt, ngạn ngữ có câu: "Ông tha mà bà chẳng tha, làm cho cái lụt hăm ba tháng mười". Sau lụt thì bùn đóng dơ bẩn nhưng lại có mưa mà dân Huế gọi là "mưa rửa bùn";
về mùa đông, thì có mưa nhỏ, sắc nước tối nên gọi là "mưa tro"
Đại khái, trong một năm, nửa mùa thu sang mùa đông thì thường mưa nhiều; còn nửa mùa xuân về sau thường nắng nhiều.
Một năm thường có hai vụ lúa:
1) Vụ hạ: tức là tháng 10 cấy thì tháng 3 gặt;
2) Vụ thu: tức là tháng 5 cấy thì tháng 8 gặt.
Nếu lụt sớm vào tháng 7, tháng 8 thì hỏng lúa, cho nên vụ thu được dân nhà nông Huế gọi là "đánh bạc với trời", nghĩa là có cấy mà chưa chắc được ăn!
Dân miền núi rừng thì mỗi năm chỉ cấy một mùa.
Triều đình Huế ngày xưa cũng có tục thu góp những kinh nghiệm dân gian mà soạn ra 11 bài thơ ngắn ngũ ngôn tứ tuyệt gọi là Nông ngạn để phổ biến trong ngành canh tác. Ví dụ tục coi trời đêm trừ tịch 30 Tết, mà đoán mùa màng năm tới thất bát hay được mùa: như ngày Nguyên đán trời trong sáng thì được mùa gấp mười, còn mưa dầm lạnh thì mất mùa; mùa hè măng tre mọc đầu hướng vào bụi thì năm ấy gió to nên bất lợi cho lúa. Về tháng 6, khó có mưa; nếu có mưa thì giọt nước rất quí cho lúa nên mưa tháng sáu là "mưa máu rồng", mưa này càng nhiều thì thóc gạo bội thu.
Qua những điều trên, ta thấy nhà nông Huế không những phải "trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm" như những nơi khác mà còn phải liều lĩnh "đánh bạc với trời":
Phải Huế- mới thấm đau lụt Huế!
Của xa người oà vỡ giữa mênh mông
Da xanh loang loáng trên giòng nước
Níu kéo nhau đi nỗi hãi hùng!
Phải Huế - mới đau từng khúc ruột
Mới nghe giá buốt lạnh mềm xương
Mới đảo điên, cửa xiêu nhà dột
Nước đầy nhà, cơm chẳng còn cơm!
Có hiểu Huế, mới hiểu thấm thía tại sao dân Huế:
Thường hay sầu trong lúc thế nhân vui,
Tâm sự nhiều mà ít hé trên môi.
Bên cạnh đặc tính về địa lý, thiên văn, người dân Huế trong vùng dân cư nói chung Bình Trị Thiên còn phải chịu ảnh hưởng về nạn nhân mãn như tiến sĩ Thái công Tụng giải thích:
Hệ sinh thái đất hẹp mà người đông. Mật độ dân cư trên đất trồng trọt thì quá lớn. Người dân xứ này phải di dân vào Sàigòn, Đà nẵng, Nha trang, Bình tuy, Phước long. Nhưng đến một lúc thì di dân chẳng hiệu quả vì tài nguyên đất là một hằng số có hạn.
Dân số càng ngày càng đông thì nẩy sinh ra một số nhu cầu căn bản: nhu cầu chất đốt, về gỗ xây cất, diện tích đất canh tác càng ngày càng nhỏ; trâu bò, dê không đủ cỏ ăn, cỏ không mọc lên kịp lại làm đất thêm một phen bị xói mòn, chưa kể dê thả lang thang vì đói ăn luôn các đọt cỏ non...Các rừng miền núi trong vài thập niên gần đây bị đốn cây toàn bộ, cả cây lớn lẫn cây con nên rừng bị huỷ diệt không còn cây mẹ để tái sinh. Càng phá rừng bừa bãi thì càng dẫn đến xói mòn, càng dễ lụt to trong khi chính quyền không có kế hoạch kiểm soát lại thêm nạn tham nhũng dung túng thêm. Rốt cuộc, người dân chịu một cổ nhiều tròng thắt siết đến le lưỡi.
Tại sao dân Huế mình thường hay hóm hỉnh nói đùa về một sự tương phản sau:
"Đất Huế không phải là nơi ở để mà thương, nhưng là chốn ra đi để mà nhớ" như mối tình nghịch lý: "De près, je te fuis mais de loin je te suis!" mà tôi tạm dịch:
Gần em chạy trốn em hoài,
Xa em dõi nhờ rạc rầy xác ve!
Phải chăng dân Huế đối với đất Huế - cũng như cặp chồng già ở với nhau gần mãn đời - đi ra đi vô trong một mái nhà chật hẹp, hằng ngày cũng nhìn khuôn mặt của nhau khủng khẳng muốn bắt gây gổ,
- "Ôn hay bà hãy đi mô khuất mắt cho tui khoẻ cái than" -! Ấy rứa mà thử đi vài bữa coi, chao ôi là dớ, là thương, là thiếu vắng te te đi năn nỉ trở về thiệt tội chưa tề.
Hãy nói đúng đắn thì phải chăng đất Huế là một môi trường khép kín khiến con người dễ chia xẻ với nhau một mẫu số chung về nếp sinh hoạt, về kỷ niệm ký ức, về những nét tình cảm và tư duy. Tha hương ngộ cố tri, tha hương gặp nhau là muốn nhận" bà con Huế mình" một cách thoải mái như dân Bắc trước đây gặp nhau, điều gì cũng kể lể: ngoài ta thế nọ, ngoài ta thế kia!
Đất Huế mang một sắc thái tương phản lạ lùng: Huế tuy rằng rất đẹp, rất thơ, rất cổ kính và có một chiều dầy về lịch sử và văn hoá nhưng lại giới hạn vì diện tích sinh thái, vốn hẹp lại càng ngày càng hẹp thêm, tài nguyên không đủ dung dưỡng những con dân, cọng thêm ách nước tai trời, nhân tài đào tạo ra cũng nhiều nhưng không có môi trường dụng võ, thi thố, thăng tiến...như những con rồng nằm nước cạn bị gò bó khó có dịp bay bổng! Nhưng khi xa Huế thì dân Huế lại muốn gần nhau, muốn nhớ đến quê nghèo, càng nghèo lại càng nhớ một cách dị hợm:
Những kỷ niệm thời xa xưa bừng dậy
Âm thanh ấy thoát từ câu mái đẩy
Tiếng "hò ơ"nghe đứt ruột buồn sao.
Biết mấy đau thương, cũng biết mấy ngọt ngào
Lưu luyến ngàn đời như chưa muốn dứt
(Nhớ Huế của Tô Kiều Ngân)
Không phải là chỉ dân Huế chay chính gốc có cái nét tương phản "ở giận đi thương" mà ngay cả những ai ngụ cư, thậm chí những người Pháp lai Huế bỏ Huế đi về Pháp cả gần nửa thế kỷ cũng muốn làm một thứ tù nhân của dĩ vãng để nhớ về Huế như bà Monique Liverset năm nay hơn thất tuần ở Paris:
Rồi một hôm, niềm mơ tôi thành sự thực:
Như lời kinh, miệng nhẩm buổi bình minh,
Tôi hân hoan - không trông mai chưa tới
Thích làm tù ôm ấp tuổi hoa niên
Để sống lại ân tình dâng đất Huế.
(- Un jour, mon rêve deviendra réalité
Comme une prière au petit matin
Ma joie n'aura pas de lendemain
Pour rester prisonnière du temps
Et revivre ce bonheur renaissant
De mon enfance près de toi: Huê!...)
Hãy nghe bà đầm lai Monique ni điện thoại nói với Nguyễn Cúc (Tiếng sông Hương Texas) sau khi bà gởi bài thơ Pháp "Peut- être des retrouvailles!" rằng:
Je les ai écrits sans aucune prétention, mais avec mon coeur, car Hué est ma ville natale et le Vietnam est aussi mon pays...
(Tôi làm thơ này chẳng có tham vọng chi mà chỉ viết ra với tất cả tấm lòng tôi, vì Huế là nơi tôi chào đời và Việt nam cũng là quê hương của tôi nữa)
Các bạn nghe thấy tội chưa!
Huế chính là những trang sử dệt bằng những đau thương của nước loạn canh tàn khóc bể dâu, của những thiên tai. Người dân Huế không thể không nhớ về Huế với những mắt lệ lưng tròng!
Trước cơn lụt Kỷ Mão vừa, "Không Huế - cũng mềm lòng với Huế", huống hồ chi là những tâm hồn Huế chay thường đa cảm, đa sầu, thường nhớ về quê nghèo với mắt lệ rưng rưng. Nếu họ không làm được điều chi to tát như "cho Huế thoát cơn nguy truyền kiếp, cho tia nắng hồng đẹp Huế mai sau" chắc ít ra họ cũng ít nhiều xẻ áo, nhường cơm cho bà con xứ Huế ngõ hầu làm vơi nỗi khổ chung hiện tại!
Trang trong tổng số 2 trang (11 bình luận)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối