Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về tình yêu, đôi lứa » Cây quế Thiên Thai mọc nơi khe đá
Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về lịch sử » Cây quế Thiên Thai mọc nơi khe đá
Vì nghĩa giao bang, hiếu trung đôi đàng;Tháng 6 năm Bính Ngọ 1306, nàng công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông em vua Trần Anh Tông rời Thăng Long lên đường đi Champa kết duyên với vua Chế Mân. Nàng được phong làm Hoàng hậu Paramesvari. Sính lễ của vua Chăm dâng vua Trần là vùng đất Uli, tức Ô Lý hay Ô Rí, còn gọi Việt Lý (sách Tàu chép Niao Li), đổi thành hai châu Thuận và Hoá, làm bàn đạp cho cuộc Nam tiến, đã sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt mà không mất một mũi tên, không tốn một viên đạn.
Thân ngọc vàng đem vùi cát bụi,
Cho rảnh nợ Ô Ly, ngậm ngùi kẻ ở người đi.
(Hàn Phương, Bài ca Nam ai)
Nước non ngàn dặm ra đi, cái tình chi?Ở Huế còn thấy có nhiều đền miếu tưởng để thờ cúng nàng Huyền Trân nhưng có người tìm ra những đền miếu nầy thật ra thờ phụng bà chúa Ngọc, hiện thân của thần Uma, vợ thần Siva, tức là Thiên Y Ana, trừ phi người ta muốn đồng hoá hai bà với nhau. Nhân dân một phần nào đã trách nàng công chúa họ Trần không biết sống đúng tam cương ngũ thường là hệ thống Nho giáo một thời chế ngự phong tục nước ta? Ngày nay hệ thống đạo đức nầy hết còn được đề cao và không thể quên ơn nàng nên những người yêu Huế mới xướng lên một phong trào xây dựng tượng đài kỷ niệm nàng công chúa họ Trần. Riêng trong tờ Nhớ Huế xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ 2001 đến nay, đặc biệt số 12, đã có trên dưới 10 bài đề cập đến vấn đề nầy. Thật ra, vào thời nhà Trần, việc công chúa Huyền Trân đẹp duyên với vua Chăm đã được bàn tán xôn xao, mặc dù vị vua ấy không phải là một người tầm thường. Từ năm 1283, trước cuộc tấn công Champa của Toa Đô với 5 ngàn quân, 250 chiến thuyền và 100 thuyền biển, sau còn thêm 15 ngàn quân nữa, thái tử Bổ Đích tức Sri Harijit Po Devada Svor (hay Po Devitathor), sách Tàu chép Pou Ti, con vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi, là người có tài thao lược, được cử ra chỉ huy quân đội kháng chiến. Điều khiển 2 vạn quân Champa, được Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên, chàng chống cự lại được quân xâm lăng trong nhiều năm liền và sau đó quân Nguyên bỏ mộng xâm lược Champa.
Mượn màu son phấn đền nợ Ô Ly.
Đắng cay vì đương độ xuân thì, độ xuân thì!
Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết.
Vàng lộn theo chì!
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình lai láng như hoa quỳ...
Dặn một lời Mân Quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân, đắng cay muôn phần!
Tiếc thay hột gạo trắng ngần,Có những người nặng óc kỳ thị chủng tộc, cho người Chăm là dân man di không khác gì những người mọi rợ sống trong rừng và với lời lẽ khiếm nhã than vãn thân phận nàng công chúa.
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm.
Tiếc thay cây quế giữa rừngDù sao, người được đề cao trong những câu hát nầy là công chúa Huyền Trân. Nàng được ví với hột gạo trắng ngần hay với cây quế là một cây thuốc quý, hương xạ đậm đà không kém gì mùi trầm.
Mặc cho thằng Mán thằng Mường nó leo.
Cây quế Thiên Thai mọc nơi khe đáQuế có nhiều loại mang tên la tinh chung (cinnamomum), thuộc họ long não (lauraceae). Trên thế giới, loại quế đứng đầu thị trường nhờ chất lượng của nó là c. zeylanicum nees hay blume mà ta thường gọi là quế quan, được trồng nhiều ở nước Sri Lanka (tên cũ Ceylan). Nó cũng còn mang tên c. verum presl. Ở Việt Nam cũng có nhưng ít, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hoá), Co Ba (Nghệ Tĩnh), dọc đường Nha Trang đi Ninh Hoà và ở các vùng ẩm ướt Côn Đảo, Bà Rịa, Tây Ninh. Đứng sau cây nầy là cây quế Trung Quốc c. cassia blume hay presl hay nees et berth (người Pháp gọi canelle de Chine) tức quế nhục, quế đơn, quế bì, ngọc thụ của ta, rou gui của người Tàu. Nó chủ yếu được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và mọc rải rác ở Việt Nam. Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều khắp vùng rừng núi nước ta, đặc biệt dọc dãy Trường Sơn, từ bắc Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh tới Quảng Nam, Quảng Ngãi là cây quế thanh, quế quỳ c. lourerii nees (người Pháp có tên canelle d’Annam hay canelle royale) (*). Cây quế nầy ở nước ta dường như được thưởng thức hơn mấy cây quế kia:
Trầm hương Vạn Giả hương toả sơn lâm
Đôi lứa mình đây như quế với trầm
Trời xui gặp gỡ sắt cầm trăm năm.
Lên non đón gió tìm trầm,[...]
Đốt lò hương xạ em lầm quế thanh.
Huyền Trân sái tận u sầu lệ,
Hoá tác xuân mai dạ vũ thanh.
(Tích vũ Huyền Trân)