Thơ » Việt Nam » Lý » Lý Thường Kiệt
南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.
南國山河南帝居,Ngoài ra, bài thơ còn có khoảng hơn 30 dị bản được chép trong các sử và sách khác nhau. Tiêu đề bài thơ do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thêm.
皇天已定在天書。
如何北虜來侵掠,
白刃翻成破竹餘。
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
‡ Hoàng thiên dĩ định ‡ tại thiên thư.
Như hà ‡ Bắc lỗ lai xâm ‡ lược,
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
(Sông núi nước Nam thì vua Nam ở.
Thượng đế đã định như vậy trong sách trời.
Cớ sao giặc phương Bắc lại tới đây xâm lược,
Gươm sáng sẽ chém hết các ngươi tan tành như chẻ tre.)
Trang trong tổng số 3 trang (28 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Vanachi ngày 01/07/2005 21:17
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 30/06/2008 12:00
Có 1 người thích
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Gửi bởi Vanachi ngày 30/06/2008 12:01
Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành.
Cớ sao giặc dám hoành hành?
Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.
Gửi bởi Vodanhthi ngày 09/01/2009 07:27
Có 1 người thích
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận thiên thành phá trúc dư.
Gửi bởi 101 ngày 10/01/2009 20:58
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi 101 ngày 10/01/2009 21:01
Có 2 người thích
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Gửi bởi Boylovehistory ngày 19/03/2010 19:07
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử ngày 11/11/2015 06:31
Từ trước Cách mạng Tháng Tám cho tới nay, không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Có thể kể ra đây một vài công trình tiêu biểu như: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1), Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn (2), Việt Nam cổ văn học sử (3) của Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam văn học sử yếu (4) của Dương Quảng Hàm, Tổng tập văn học Việt Nam (5) của Văn Tân, Lịch sử văn học Việt Nam (6) của Đinh Gia Khánh... và một số bộ tổng tập lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (7), Thơ văn Lý - Trần (8), Tổng tập văn học Việt Nam (9) v.v...
Gần đây, đã có thêm những ý kiến mới về tác giả cũng như thời điểm ra đời của bài thơ. Có lẽ người đầu tiên đặt lại vấn đề tác giả của bài thơ này là Hà Văn Tấn. Ông cho rằng: “Không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó chỉ là “đoán” thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt”(10). Bùi Duy Tân trong bài: Truyền thuyết về một bài thơ “Nam quốc sơn hà” là vô danh không phải của Lý Thường Kiệt (11), cũng đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn hà là khuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt như chủ thuyết trước đây, mặt khác dựa vào truyền thuyết và huyền tích còn lại, ông cũng nêu lên những dự đoán về thời điểm ra đời của bài thơ, cho rằng “truyền thuyết trong có bài thơ không thể xuất hiện muộn hơn năm ra đời sách Việt điện u linh (VĐUL) của Lý Tế Xuyên: 1329”. Và phỏng đoán “Truyền thuyết có thể xuất hiện từ thời Ngô và sau đó là thời Đinh Lê, tức đầu thời tự chủ” (12).
Như chúng ta đã biết, bài thơ Nam quốc sơn hà nằm trong truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát (13), loại truyền thuyết anh hùng thường thấy trong lịch sử dân tộc. Truyền thuyết này được văn bản hoá sớm nhất ở sách VĐUL (1329). Ngoài ra, truyền thuyết còn được ghi lại trong các bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) và các sách sử khác như Việt sử tiêu án (VSTA), Việt sử tiệp kính (VSTK), trong các bộ sách khác như Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC)... Mặt khác, truyền thuyết này cũng sớm được lấy lại trong Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) (tương truyền của Trần Thế Pháp, biên soạn ở thời Trần) và các sưu tập truyện cổ dân gian khác Thiên Nam vân lục liệt truyện (TNVLLT), Mã lân dật sử (MLDS), các sách sử như Việt sử diễn âm (VSDA), Việt sử quốc âm (VSQA), Thiên Nam ngữ lục (TNNL) và các bộ sách khác như ĐNNTC và các bản thần tích sưu tầm trước đây và hiện nay. Với một khối lượng văn bản khá phong phú, có thể thấy truyền thuyết có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhiều thế hệ độc giả. Ở các văn bản, truyền thuyết luôn được trình bày với tư cách là truyền thuyết dân gian thành văn. Tuy mang mầu sắc thần quái nhưng lại được hư cấu dựa trên các chi tiết lịch sử có thật nên truyền thuyết mang tính chất của loại hình tự sự dân gian sơ khai. Do được trình bày với tư cách là truyền thuyết dân gian thành văn nên ngay cả khi đã được định hình, nghĩa là đã bị đóng khung trong một nội dung cố định thì tính linh động do bản chất là truyền khẩu dân gian vẫn làm cho truyền thuyết không ngừng vận động và phát triển, vì vậy tính đa dị là phổ biến. Để có thể tìm hiểu thời điểm ra đời của bài thơ, tìm về “bản lai diện mục” của nó, việc thống kê, phân loại và xác định nguồn tư liệu gốc (đối tượng khảo sát của chúng tôi là tư liệu thành văn) là rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt vấn đề trên thì mọi sự phân tích, đánh giá đều khó tiếp cận sự thật.
Theo thống kê ban đầu, có khoảng 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích (14) về truyền thuyết trong có bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hiện còn lưu trữ tại các thư viện ở Hà Nội. Dựa vào sự thay đổi về nội dung truyền thuyết và thời điểm ra đời của bài thơ, chúng tôi chia nguồn tư liệu trên thành hai nhóm. Hai nhóm này gắn với hai giả thiết về thời điểm ra đời của bài thơ(15). Giả thiết thứ nhất (nhóm Một): Bài thơ ra đời gắn với truyền thuyết thần đọc thơ ngầm giúp Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt vào năm Bính Thìn, niên hiệu Thái Ninh thứ 5 (1076) trên sông Như Nguyệt. Giả thiết thứ hai (nhóm Hai): Bài thơ ra đời gắn với truyền thuyết thần đọc thơ ngầm giúp Lê Đại Hành trong công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của dân tộc, năm Tân Tị, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2 (981).
Để có thể tìm về bản xưa nhất ghi chép truyền thuyết qua hai nhóm tư liệu trên, việc xác định bản gốc, bản có đủ độ tin cậy về mặt văn bản là thao tác không thể thiếu trước khi đi vào nghiên cứu tư liệu.
Trong nguồn tư liệu thuộc nhóm Một, chúng tôi chọn bản VĐUL, ký hiệu A.751 của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) làm bản nền. Xem lại truyền thuyết trong có bài thơ ở các dị bản của sách VĐUL, chúng tôi thấy không có sự khác nhau giữa chúng. Do truyền thuyết được chép tương đối thống nhất nên việc tìm ra bản nào là bản cổ nhất của sách này là hết sức khó khăn. Sở dĩ chúng tôi chọn bản trên bởi bản này chép truyền thuyết tương đối thống nhất (tỉ lệ tương đồng có xê xích) với sách ĐVSKTT, bản Chính Hoà 18 (1697). Ngoài ra, trong nhóm Hai, chúng tôi cũng chọn bản LNCQ A.2914 (VNCHN, 16) làm bản gốc. Bản này được sao lại từ bản có niên đại khá sớm (1554), do Đoàn Vĩnh Phúc sưu tầm từ bản hiệu chỉnh của Vũ Quỳnh và là bản không có gì thay đổi nhiều so với cuốn Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Đây cũng là bản được Phan Huy Chú mô tả trong LTHCLC (17), và là bản được Quốc sử quán triều Nguyễn sử dụng khi biên soạn ĐNNTC (18) và Ngô Thì Sĩ giới thiệu trong ĐVSTTB (19). Với hai bản VĐUL và bản LNCQ trên, (trong khi chưa tìm được tư liệu đáng tin cậy hơn) có thể coi đây là tư liệu ghi chép xưa nhất về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát trong có bài thơ Nam quốc sơn hà.
Theo sách VĐUL, kí hiệu A.751, truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát ra đời gắn với nhân vật lịch sử Ngô Nam Tấn. Truyền thuyết tóm tắt như sau: “Theo Sử ký của Đỗ Thiện, Ngô Nam Tấn đánh giặc Lý Huy ở Long Châu đóng quân ở cửa sông Phù Lan nằm mộng thấy thần nhân. Thần nhân đến trước vua bái lạy và thưa rằng họ là hai anh em, anh là Trương Hống, em là Trương Hát là tướng của Triệu Việt Vương. Sau Triệu Việt Vương bị Lý Nam đế cướp ngôi, Nam đế cho vời ra làm quan, hai anh em không theo, ẩn vào núi Phù Long. Nam đế thuê người lùng bắt, hai anh em uống thuốc độc chết. Thượng đế cho hai người làm thuỷ thần, xin được giúp vua phá giặc. Sau đó quả nhiên giặc tan. Sau khi Long Châu được dẹp yên, vua Nam Tấn cho lập đền thờ và phong thưởng cho hai thần. Một là Đại đương giang đô hộ quốc thần vương, đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt. Một là Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương, đền thờ ở cửa sông Nam Bình.
Thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) quân Tống sang xâm lấn. Vua sai Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm thần hiển hiện đọc bài thơ Nam quốc sơn hà:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước.” (20)
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam đã có vua nước Nam ở,
Tại sổ trời đã ghi địa phận rõ ràng,
Sao bọn giặc kia lại xâm phạm,
Chúng bay sẽ thấy bị thua to.)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Quân Tống nghe bài thơ đó đánh giết lẫn nhau rồi mạnh ai người nấy chạy tháo thân về nước. Vua phong thưởng tướng sĩ rồi truy phong công lao hai thần. Một là Khước Địch đại vương, lập đền ở ngã ba sông Long Nhãn. Một là Uy Linh đại vương, lập đền ở ven sông Như Nguyệt.”
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư,
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm,
Hội kiến thịnh trần tận tảo trừ.
(Núi sông nước Nam vua Nam ở,
Trời xanh đã định trong sách trời,
Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm,
Sẽ gặp cuồng phong đánh tơi bời.)
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 10/05/2010 10:32
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt gắn liền với chiến thắng sông cầu năm 1076 của quân dân Đại Việt đánh bại giặc Tống xâm lược.
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,Hai câu thơ đầu nói về núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi Nam đế cư (vua Nam ở). Hai chữ Nam đế đối sánh với Bắc đế. Nam đế hùng cứ một phương chứ không phải chư hầu của Thiên triều. Vua Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao cho Đại Việt, cho nhân dân ta. Núi sông nước Nam thuộc chủ quyền của Nam đế, có kinh thành Thăng Long, có nền độc lập vững bền... Không những thế, núi sông nước Nam đã được định phận, đã được ghi rõ ở sách Trời, đã được sách Trời chia xứ sở, nghĩa là có lãnh thể riêng, biên giới, bờ cõi riêng.
Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt căm thù lên án hành động xâm lược đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Chúng âm mưu biến sông núi nước Nam thành quận, huyện của Trung Quốc. Hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời, đã xúc phạm đến dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc dã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ:
Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư).
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?Vị anh hùng dân tộc đã nghiêm khắc cảnh cáo lũ giặc phương Bắc và chỉ rõ, chúng sẽ bị nhân dân ta đánh cho tơi bời, chúng sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã:
(Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?)
Chúng mày nhất định phải tan vỡHai câu 3, 4 với giọng thơ đanh thép hùng hồn dã thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta quyết tâm giáng trả quân Tống xâm lược những đòn chí mạng để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng sông cầu – (sông Như Nguyệt) năm 1076 là minh chứng hùng hồn cho ý thơ trên. Triệu Tiết, Quách Quỳ cùng hơn 20 vạn quân Tống đã bị quân dân Đại Việt đánh bại, quét sạch khỏi bờ cõi.
(Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư)
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 10/05/2010 10:54
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cưCâu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: “Nam quốc sơn hà - Nam đế cư”. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thưSông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmThật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 10/05/2010 13:12
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí - Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cưDịch:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Sông núi nước Nam vua Nam ởSông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Lê Thước và Nam Trân dịch)
Như nước Đại Việt ta từ trướcNhư vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmDám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ)
Gửi bởi Anh hùng & mỹ nhân ngày 27/06/2010 01:24
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi canhcuarooc ngày 30/10/2024 01:54
Có 1 người thích
Sông núi nước nam vua nam ngự
Đời đời đã định tại thiên thư
Cớ sao giặc cỏ sang xâm phạm
Rước hoạ vào thân chuốc bại ư
Gửi bởi Phụng Hà ngày 18/08/2011 06:18
Có 2 người thích
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời chia bờ cõi rõ ràng
Cớ nào giặc đến chiếm ngang?
Chờ xem bay sẽ tan hàng bại vong.
Trang trong tổng số 3 trang (28 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối