Tạo ngày 10/03/2007 15:33 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 04/05/2010 00:54 bởi
Vanachi Lương Cẩm Giang (2/5/1931 - 29/6/1989) tên khai sinh là Lê Gia Hợp, bút danh Cầm Giang, Bạc Văn Ùi, Cầm Vĩnh Ui, sinh tại thôn Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cha ông là Lê Gia Tượng trước là một địa chủ giàu có, nên ông được học hành tử tế, có học vấn khá, từng dịch thơ văn của Victor Hugo và Honoré de Balzac. Ông được gia đình cho kết hôn từ năm 12 tuổi, người vợ này sau này ông đã ly dị.
Năm 15 tuổi còn đang học trung học, ông bỏ nhà ra Hà Nội đi bán báo kiếm sống. Ông được ông Lương Hữu Ca (quê ở thôn Khách Nhi, xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, vợ con chết đói, ra Hà Nội đạp xích lô) cưu mang. Sau 3 năm vừa tròn 18 tuổi ông xin phép ông Ca cho vào Vệ Quốc Đoàn. Ông tự đặt cho mình cái tên Cẩm Giang (một địa danh ở quê Thanh Hoá) và lấy họ của cha nuôi là họ Lương.
Tháng 2-1950 ông làm y tá ở F.335 (Tây Bắc). Thời kỳ này ông bắt đầu sáng tác thơ văn với bút danh Cẩm Giang nhưng do sơ xuất cô đánh máy đánh nhầm là Cầm Giang (họ Cầm là một họ phổ biến ở Tây Bắc). Với lý lịch là con địa chủ học trường Pháp cùng ảnh hưởng thơ mới, e rằng sáng tác ký tên thật sẽ khó được in ra, đặc biệt là trong hoàn cảnh báo chí cách mạng thời bấy giờ rất kỵ kiểu thơ tình lãng mạn; ông chọn giải pháp lấy bút danh tên dân tộc thiểu số để tác phẩm không gặp khó khăn khi kiểm duyệt. Hai bài thơ nổi tiếng của ông là Nhớ vợ và Em tắm được in dưới các bút danh Cầm Vĩnh Ui và Bạc Văn Ùi.
Ông thông thạo ngôn ngữ Thái và phong tục Thái, không những thế, những thứ tiếng khác như Mường, Puộc, Lự… ông đều thạo. Những năm kháng chiến Tây Bắc, ông đã có khá nhiều tập thơ mang âm điệu của các đồng bào dân tộc như: Gió núi biên phòng, Thành rồng – thành hổ, Rừng trắng hoa ban, Núi Mường Hung, Dòng sông Mã, Quê tôi Điện Biên, Du kích bản Mo…
Năm 1958 ông xuất ngũ, xin về phục viên và định cư ở Khách Nhi chứ không về Thanh Hoá. Một thời gian ông xin lên Mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) làm đủ nghề ở công trường này như dạy bổ túc, làm y tá và cả công nhân mỏ. Khi người vợ thứ hai mất, ông xin về Vĩnh Phúc dạy học và hành nghề y. Sau đó ông đi bước nữa và sống cùng vợ con tại đây đến khi qua đời năm 1989.
Lương Cẩm Giang (2/5/1931 - 29/6/1989) tên khai sinh là Lê Gia Hợp, bút danh Cầm Giang, Bạc Văn Ùi, Cầm Vĩnh Ui, sinh tại thôn Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cha ông là Lê Gia Tượng trước là một địa chủ giàu có, nên ông được học hành tử tế, có học vấn khá, từng dịch thơ văn của Victor Hugo và Honoré de Balzac. Ông được gia đình cho kết hôn từ năm 12 tuổi, người vợ này sau này ông đã ly dị.
Năm 15 tuổi còn đang học trung học, ông bỏ nhà ra Hà Nội đi bán báo kiếm sống. Ông được ông Lương Hữu Ca (quê ở thôn Khách Nhi, xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, vợ con chết đói, ra Hà Nội đạp xích lô) cưu mang. Sau 3 năm vừa tròn 18 tuổi ông xin phép ông Ca cho vào Vệ Quốc Đoàn. Ông tự đặt cho mình cái tên Cẩm Giang (một địa danh ở quê Thanh Hoá) và lấy họ của cha nuôi là họ Lương.
Tháng…