Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Lê Trinh 黎貞 tự Ngạn Hối 彥晦, cuối đời hiệu Thuật Pha 秫坡, không rõ năm sinh và mất, sống cuối đời Nguyên đầu đời Minh, người thôn Đô Hội 都會, Tân Hội 新會, Quảng Đông, thuở nhỏ theo học thân phụ làm Học chánh châu phủ ngoài, đọc thuộc Tứ thư, Ngũ kinh. Sau ông theo học Tôn Phần 孫蕡, bác thông kinh sử, giỏi thơ văn, chịu ảnh hưởng của sư phụ, tu dưỡng đức hạnh, phân biện cổ kim hưng suy, thị phi được mất, có những kiến giải độc đáo. Năm Hồng Vũ thứ nhất (1368), đỗ tú tài tại quận, đến 1375, được tiến lên kinh làm việc, chiếu lệ phải trình diện Bộ Lại để khảo tài trước. Bất mãn thủ tục làm việc nên ông lấy cớ chân bị ngã không đến được, tình cờ gặp quan viên Bộ Lại, phát biểu thảo luận, lời ngay ý thẳng, về mọi phương diện chính trị, kinh tế, quân sự đều rõ ràng mạch lạc, quan viên công nhận là người có tài, giữ tại kinh để bàn luận lo liệu việc lễ nghi điển nhạc. Được vài tháng cho xuất kinh, nhậm chức Huấn đạo tại huyện Tân Hội quê nhà. Về quê nhưng ông không nhận chức, xây trước nhà một điếu ngư đài, lấy việc câu cá và học hành làm vui.
Năm 1385, nhân hoà giải những vụ phân tranh trong làng, ông bị quyền tộc vu cáo, đày đến Liêu Dương 遼陽 sung quân làm lao dịch 13 năm. Tuy là tù phạm nhưng ông rất được quan ngục coi trọng, gặp thầy Tôn Phần trong tù, sau Tôn Phần bị vu tham dự âm mưu làm phản, giết bỏ xác trần, Lê Trinh cởi áo phủ xác, đem chôn ở chân núi, làm văn tế rất cảm động. Năm Hồng Vũ thứ 30 (1398), được tha, ông trở về quê cũ dạy học, viết văn làm thơ nổi tiếng. Ông chết năm 59 tuổi tại quê nhà, được nhập vào từ đường các bậc hiền trong làng và được cúng tế hàng năm. Trước tác có Thuật Pha tập 秫坡集 7 quyển, Cổ kim nhất lãm 古今一覽 2 quyển, Gia lễ cử yếu 家禮舉要 4 quyển.
Lê Trinh 黎貞 tự Ngạn Hối 彥晦, cuối đời hiệu Thuật Pha 秫坡, không rõ năm sinh và mất, sống cuối đời Nguyên đầu đời Minh, người thôn Đô Hội 都會, Tân Hội 新會, Quảng Đông, thuở nhỏ theo học thân phụ làm Học chánh châu phủ ngoài, đọc thuộc Tứ thư, Ngũ kinh. Sau ông theo học Tôn Phần 孫蕡, bác thông kinh sử, giỏi thơ văn, chịu ảnh hưởng của sư phụ, tu dưỡng đức hạnh, phân biện cổ kim hưng suy, thị phi được mất, có những kiến giải độc đáo. Năm Hồng Vũ thứ nhất (1368), đỗ tú tài tại quận, đến 1375, được tiến lên kinh làm việc, chiếu lệ phải trình diện Bộ Lại để khảo tài trước. Bất mãn thủ tục làm việc nên ông lấy cớ chân bị ngã không đến được, tình cờ gặp quan viên Bộ Lại, phát biểu thảo luận, lời ngay ý thẳng, về mọi phương diện chính trị, kinh tế, quân sự đều rõ ràng mạch lạc, quan viên công nhận là người…