Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ cổ-cận đại khuyết danh » Hồng Đức quốc âm thi tập
Đăng bởi Vanachi vào 28/02/2007 03:42
Vế trái bảy mươi hai nốt ruồi,
Gươm thiêng ba thước tuốt cầm chuôi.
Sục rào núi Trĩ hươu chùn cổ,
Đuổi đến sông Ô, khỉ ướt đuôi.
Cho tước, chẳng quên người chực giỏ,
Phong hầu, còn nhớ kẻ cầm muôi.
Bốn trăm nghiệp Hán dài lâu bấy!
Quá Lỗ, vì chưng chút đãi buôi.
Vế ‡ tả bảy mươi hai ‡ nút ruồi,
Gươm thiêng ba thước tuốt cầm chuôi.
‡ Trông sang Hàm Cốc hươu ‡ co cổ,
‡ Ngoảnh lại Ô Giang khỉ ‡ cúp đuôi.
‡ Bái tướng không hề anh nhủi háng,
Phong ‡ hầu còn nhớ ‡ chị cào môi.
Bốn trăm Hán nghiệp ‡ sao dài ‡ bấy?
Quá ‡ Lỗ vì chưng ‡ chén bãi buôi.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 11/12/2018 15:35
Thơ vịnh cổ dù chê dù khen, lời văn thường trang nghiêm. Ở đây câu nào cũng pha giọng hí hước.
Hán Cao là một ông vua rất có danh trong Bắc sử. Nghe đến tên, ai chẳng tưởng là người tướng mạo đường đường, uy phong lẫm lẫm. Thế mà có gì đâu! Chỉ khác người ở chỗ nhiều nút ruồi nơi vế tả, và hơn người do sẵn có ba thước gươm thiêng! Song thử xem ba thước gươm thiêng đó có làm cho con người nhiều nút ruồi thêm vẻ uy nghi? Không! Vì con người ấy tuốt gươm ra chỉ để mà cầm nơi chuôi! Cầm nơi chuôi như mọi kẻ khác chớ không có chi lạ!
Tướng mạo tầm thường, khí phách tầm thường.
Còn đức nghiệp?
Dẹp nước Tần, thắng được Hạng, gồm thâu non sông Trung Quốc vào một tay. Công nghiệp xưa nay ít người sánh kịp. Lại không nệ chuyện luồn trôn của Hàn Tín mà trao tướng ấn cho, ấy là kiến thức rộng. Không thù bà chị dâu cào nồi lúc hàn vi vào xin ăn bữa cơm, mà phong hầu cho người con, người cháu, đó là độ lượng. Sử sách đều khen.
Tác giả cũng nêu những đức nghiệp kia ra. Song lại điểm những chữ “hươu co cổ, khỉ cúp đuôi, anh nhủi háng, chị cào môi” để giễu dợt những nhân vật quan trọng ở quanh mình Hán Cao, khiến người đọc cảm thấy những kẻ đó không có giá trị gì cao quí. Hán Cao nên danh nên phận là nhờ công người nhiều hơn công mình. Thế mà bọn người quanh Hán Cao không ra gì thì công đức của Hán Cao có ra sao!
Chê bằng cách khen! Thật mới mà cũng thật thâm!
Vô học như Hán Cao, không nhận thấy thâm ý của tác giả, chắc mừng rằng mình được người Việt Nam ca tụng!
Nhưng khi đọc đến câu:
Bốn trăm Hán nghiệp sao dài bấy?hẳn là tỉnh ngộ. Vì nếu khen sao lại trở hỏi: “sao dài bấy?” và rồi tự trả lời: “Ấy là nhờ lễ thái lao tế đền đức Khổng Phu Tử”, nghĩa là nhờ Đạo Nho chớ không phải vì tài an bang tế thế của Hán Cao cùng các vua nối tiếp.
Cáp tiếu thủ đề tam xích kiếmChuyện Lưu Bang chém rắn lúc dấy binh, chuyện Lữ Hậu can dự việc chánh mà sách gọi là “tẫn kê tư thần” tức gà mái gáy sáng, là chuyện cũ ai ai cũng biết. Thế mà đọc câu thơ, chúng ta thấy mới mẻ lạ thường! Đó là do chuyện cũ mà nghĩa mới, ý cũ mà tứ mới. Cho nên cổ nhân khen là “phiên trần xuất tân”, tức lật ngược cái cũ để lộ cái mới.
Trảm xà dung dị cát kê nan
(Nực cười tay nắm gươm ba thước
Chém rắn như chơi khó mổ gà!)
Thi thư hà khổ tao phần kiếpThôi Niêm Lăng vịnh:
Lưu Hạng đô phi thức tự nhân
(Kiếp kinh Thi kinh Thư sao lại gặp cái nạn lửa đốt?
Như vậy thật là oan, bởi vì họ Lưu họ Hạng là hai họ đứng lên diệt nhà Tần đều là những người không biết chữ)
Hạng Lưu sanh trưởng Trường thành lýLa Lưỡng Phong có câu:
Uổng dụng dân cao trúc vạn lý.
(Họ Hạng họ Lưu là kẻ sanh trưởng ở bên trong Vạn Lý Trường Thành.
Cho nên dùng mỡ dân để đổ đầy muôn dặm hầu mong tránh nạn mất ngôi thì thật là uổng phí.)
Phần thư tảo chủng A Phòng hoảChâu Khâm Lai có câu:
Thầu thiết hoàn lưu Bát Lãng chuỳ.
(Đốt sách là sớm gieo giống lửa để đốt cung A Phong;
Thu hết đồ kim khí trong nước nhưng vẫn còn sót lại mũi chuỳ Bát Lãng.)
Bồng lai mích đắc trường sinh dượcPhê phán như thế đều là mới mẻ và sắc bén.
Nhãn kiến chư hầu tận nhập quan.
(Nếu tìm được thuốc trường sanh nơi Bồng Lai,
Thì mắt đã trông thấy chư hầu léo nhau vào ải Hàm Cốc.)
Lánh Tần may có nguồn đào nữaĐể ghẹo một anh chàng trông dáng nho nhã mà trong bụng không có một chữ cả Á lẫn Âu, người Bình Định có câu:
Tìm Tống e không mảnh đất nào.
Kiếp xưa gặp phải đời Tần ThuỷTrong Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu có câu:
Chung số nhà nho oan biết bao!
Tiếc thay cái én ba nghìnVà sau đây là một đoạn nhỏ trong bài Tần Cung Nữ oán Bái Công:
Một cây cù mộc biết chen cành nào.