☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
148 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 06/08/2008 12:58 bởi
Vanachi Lâm Tuyền kỳ ngộ 林泉奇遇 là một truyện dài bằng thơ, gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một bài thơ tứ tuyệt và một bài Thạch Tuyền ca khúc theo thể hát nói (hai bài này đều ở cuối tác phẩm). Hoàng Xuân Hãn trong Thi văn Việt Nam cho rằng tác phẩm này gồm 150 bài thơ Đường luật.
Tác phẩm này hiện vẫn chưa ai tìm ra được tên tác giả, có một số giả định là tác phẩm được viết vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Còn có nơi cho rằng tác giả là hoàng giáp Nguyễn Ðăng, một nho sĩ tài hoa ở Ðại Toán, Bắc Ninh khoảng thời Trịnh Tạc (1657-1682), từng được cử đi sứ nhà Minh năm 1673.
Nội dung tác phẩm dựa vào Viên thị truyện 猿氏傳 của Cố Quýnh 顧炯 đời Đường, Trung Quốc, gắn liền với chùa Phi Lai. Truyện miêu tả cuộc tình duyên giữa một nho sinh và một con vượn trắng đã hoá thành người (con vượn vốn là tiên giáng trần). Tính chất lãng mạn, tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, chống những hạn chế của tôn giáo, mạnh dạn biểu lộ những yêu cầu hạnh phúc của con người, của phụ nữ, đã làm nên giá trị chủ yếu của tác phẩm.
Tác phẩm đã được Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San phiên âm từ bản chữ Nôm và xuất bản vào năm 1964 (NXB Văn hoá, Hà Nội).
Lâm Tuyền kỳ ngộ 林泉奇遇 là một truyện dài bằng thơ, gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một bài thơ tứ tuyệt và một bài Thạch Tuyền ca khúc theo thể hát nói (hai bài này đều ở cuối tác phẩm). Hoàng Xuân Hãn trong Thi văn Việt Nam cho rằng tác phẩm này gồm 150 bài thơ Đường luật.
Tác phẩm này hiện vẫn chưa ai tìm ra được tên tác giả, có một số giả định là tác phẩm được viết vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Còn có nơi cho rằng tác giả là hoàng giáp Nguyễn Ðăng, một nho sĩ tài hoa ở Ðại Toán, Bắc Ninh khoảng thời Trịnh Tạc (1657-1682), từng được cử đi sứ nhà Minh năm 1673.
Nội dung tác phẩm dựa vào Viên thị truyện 猿氏傳 của Cố Quýnh 顧炯 đời Đường, Trung Quốc, gắn liền với chùa Phi Lai. Truyện miêu tả cuộc tình duyên giữa một nho sinh và một con vượn trắng đã hoá…