Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 23/10/2005 01:15 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 24/06/2006 03:53 bởi
Vanachi Bích Câu kỳ ngộ 碧溝奇遇 nghĩa là cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu (có nghĩa là ngòi biếc), là truyện Nôm dài 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có một toà nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa.
Về tác giả, các học giả trước đây (Dương Quảng Hàm, Thanh Lãng) cho là khuyết danh. Tuy nhiên, theo một số học giả gần đây hơn (Trần Văn Giáp, Nguyễn Phương Chi, Hoàng Hữu Yên, Phạm Ngọc Lan) thì tác giả là ông Vũ Quốc Trân người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ 19, cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát. Ông đi đỗ mấy khoa tú tài nên thường được gọi là “cụ (ông) Mền Đại Lợi”.
Về nội dung, Dương Quảng Hàm chia làm 4 hồi:
- Hồi I: Tú Uyên gặp Giáng Kiều, về ốm tương tư
- Hồi II: Tú Uyên kết duyên cùng Giáng Kiều
- Hồi III: Giáng Kiều giận Tú Uyên bỏ đi, sau lại trở về
- Hồi IV: Tú Uyên và Giáng Kiều lên cõi tiên
Bích Câu kỳ ngộ 碧溝奇遇 nghĩa là cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu (có nghĩa là ngòi biếc), là truyện Nôm dài 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có một toà nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa.
Về tác giả, các học giả trước đây (Dương Quảng Hàm, Thanh Lãng) cho là khuyết danh. Tuy nhiên, theo một số học giả gần đây hơn (Trần Văn Giáp, Nguyễn Phương Chi, Hoàng Hữu Yên, Phạm Ngọc Lan) thì tác giả là ông Vũ Quốc Trân người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ 19, cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát. Ông…